5gợiý quản lýhiệuquả cấp dướilớntuổi Bản thân một người khi được đề bạt vào vị trí nhà quảnlý thông thường là nhờ năng lực vượt trội cũng như tầm nhìn đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà quản trị cũng có được sự thừa nhận và thái độ tôn trọng từ cấpdưới đặc biệt là những nhân viên "lão làng". 5gợiý quản lýhiệuquả cấp dướilớntuổi Không thể phủ nhận một thực tế là, tại các nước phương Đông, văn hóa cấp bậc thường gắn liền với thâm niên. Những người có kinh nghiệm lâu năm, bề dày kỹ năng sống và hiểu biết về doanh nghiệp sẽ lên làm "sếp", nhưng trong nhiều năm trở lại đây, khi hội nhập văn hóa Tây phương, người lãnh đạo có thể là người trẻ thậm chí rất trẻ. Trong bài viết dưới đây, tạp chí Enterpise.com sẽ đưa ra 5gợiý để giúp những vị "sếp" trẻ thoát khỏi tình huống khó xử trong quảnlý những vị "tiền bối" cấp dưới. Thẳng thắn với quan hệ "cha – con" Khá hài hước khi nói rằng sau một thời gian làm việc chung những người có tuổi sẽ tạo dựng mối liên hệ thân mật như người thân trong gia đình với những người trẻ hơn. Nhưng thực tế là đúng như vậy, chính bản thân những nhân viên trẻ cũng tự chấp nhận "luật bất thành văn" này và tự đặt mình vào vị thế "con" để vâng lời "cha" trong mọi vấn đề. Tương tự, dù bạn là cấp trên, nhưng đôi khi sự thiếu tự tin trong kinh nghiệm vô hình trung sẽ đẩy bạn vào tình huống không thể nào yêu cầu những đồng nghiệp lớntuổi của mình làm việc một cách nghiêm túc và hiệuquả được. Do đó, lời khuyên ở đây là bạn cần phải làm rõ trách nhiệm của bản thân là người quảnlý cả một nhóm, mang năng lực và trọng trách lớn. Không được xem thường "sự lạc hậu" Hầu hết những vị "sếp" trẻ cho rằng suy nghĩ và phương cách làm việc của những "tiền bối" là lạc hậu, lỗi thời và không mấy phù hợp với những chuyển động mới của doanh nghiệp. Nếu bạn cũng suy nghĩ như vậy tức là bạn đã là một nhà lãnh đạo thất bại. Cách suy nghĩ như vậy mang tính cào bằng và thiếu chính xác, nhiều nhân viên lớntuổi cũng rất năng động và nóng lòng tham gia các dự án, phát triển những ý tưởng mới. Chính "sự lạc hậu" về công nghệ hay cách thức của họ có thể lại là một kế hoạch dự phòng hiệuquả cho những rủi ro có thể xảy ra. Tôn trọng "tiền bối" Sự khác biệt về thế hệ giữa những người trẻ và già tạo nên sự khác biệt về nhận thức xã hội, văn hóa và sự khác biệt về đóng góp cho công việc, nếu không tính đến những khác biệt này, hoạt động của công ty có thể bị ảnh hưởng. Nếu như thế hệ lãnh đạo trẻ thường xuyên dùng email hoặc coi công nghệ mới như phương tiện liên lạc số một, thì thế hệ lớntuổi thích những cuộc họp và trao đổi trực tiếp hơn. Cũng như vậy, thế hệ trẻ hay dùng những từ ngữ tiếng nước ngoài, hay lên mạng và nghe nhạc trong giờ làm việc, cách ăn mặc thường thoải mái hơn thế hệ lớn tuổi. Làm người quản lý, bạn nên thích ứng với những sự khác biệt này và coi trọng những thói quen của họ: hãy nói chuyện thường xuyên với họ thay vì gửi mail, cố gắng quan tâm tới những sở thích đôi khi lỗi thời của họ, khuyến khích nhân viên làm quen với công nghệ thay vì phán xét sự yếu kém về năng lực của họ. Khiêm nhường dù là "sếp" Cách mà lãnh đạo trẻ chứng minh năng lực với cấpdưới thường là thể hiện sự quyết đoán, tuy nhiên nhiều khi nó lại trở thành độc đoán. Nhiều nhà quản trị non trẻ cố tỏ ra rằng mình có thể làm tất cả, hiểu tất cả, thấy tất cả nhưng lại vô tình làm đảo lộn "bộ máy" hoạt động sẵn có. Do đó, hãy tỏ ra khiêm nhường, sẵn sàng công nhận và đánh giá năng lực của cấpdưới đặc biệt là những nhân viên lớn tuổi, vốn có nhiều kinh nghiệm đáng quý cả về công việc lẫn cuộc sống. Không ngừng học làm "sếp" Hãy bù đắp những thiếu sót trong kinh nghiệm quảnlý bằng một khóa học ngắn cho nhà lãnh đạo, nó không hề lãng phí. Bởi lẽ đó là cơ hội để bản thân bạn được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo khác, trẻ có, già có, quan trọng hơn là kinh nghiệm trong quảnlý từ người này đều là bài học đắt giá cho người khác. Bạn cũng có thể xin sự "tư vấn" từ người tiền nhiệm, vốn đã có kinh nghiệm làm việc với cấpdướilớntuổi trong một thời gian dài. Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là hãy dùng chính những người trẻ khác để "trị", đừng hiểu lầm, ý của người viết là hãy gửi gắm những nhân viên mới vào tay người "cứng tuổi" để họ cùng hỗ trợ và phát triển lẫn nhau. Chúc bạn thành công! . 5 gợi ý quản lý hiệu quả cấp dưới lớn tuổi Bản thân một người khi được đề bạt vào vị trí nhà quản lý thông thường là nhờ năng lực vượt trội cũng. phải lúc nào nhà quản trị cũng có được sự thừa nhận và thái độ tôn trọng từ cấp dưới đặc biệt là những nhân viên "lão làng". 5 gợi ý quản lý hiệu quả cấp dưới lớn tuổi Không thể. Trong bài viết dưới đây, tạp chí Enterpise.com sẽ đưa ra 5 gợi ý để giúp những vị "sếp" trẻ thoát khỏi tình huống khó xử trong quản lý những vị "tiền bối" cấp dưới. Thẳng