Làmsếpkhông dễ! Những nhân viên có quan hệ tốt với sếp thường làm việc lâu dài và trung thành với công ty. Nhưng để trở thành nhà quản lý tốt, bạn cần thận trọng, xác định rõ ranh giới trong quan hệ đó. Đây là lời khuyên từ các chuyên viên của Jobviet: Làmsếpkhông dễ! Làm rõ mối quan hệ Để duy trì sự tôn trọng của nhân viên mà không đánh mất hình ảnh một người bạn thân thiết với họ, bạn phải thẳng thắn về tính chất của mối quan hệ kinh doanh. Sự thẳng thắn có nghĩa là rõ ràng về những mục tiêu: nhân viên sẽ giúp bạn như thế nào để đạt được mục tiêu đó và họ mong đợi điều gì từ bạn? Thực hiện được những điều này một cách rõ ràng, bạn có thể tránh được nguy cơ nhân viên hiểu lầm mối quan hệ và cư xử không được chuyên nghiệp đối với bạ n. Hội đồng trong giới hạn Trong công sở luôn tồn tại rất nhiều sự phức tạp của xã hội, dù đó là bữa trưa ngày thứ sáu, nhân viên có thể rủ nhau đi ăn uống hay tổ chức họp mặt. Là sếp, đương nhiên bạn cũng nên tham gia những hoạt động đó. Hãy nhớ rằng bạn cần hòa đồng với mọi người, cẩn thận với rượu và đừng trở thành người cuối cùng trong bữa ti ệc. Tuy nhiên, tại văn phòng làm việc thì hãy giữ tính thân mật ở mức thấp nhất. Phải đảm bảo rằng nhân viên luôn tôn trọng bạn. Đừng thiên vị Một trong những lỗi tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải là đối xử đặc biệt với một vài nhân viên trong công ty. Điều này khiến những nhân viên khác không còn tin tưởng ở bạn và hiệu quả công việc cũng bị giảm sút. Nếu b ạn không chắc rằng liệu mình có đang cư xử thiên vị hay không, hãy nghĩ xem bạn quý mến từng nhân viên ở mức độ nào, mỗi cá nhân đã đóng góp được gì cho công ty? Rồi tự hỏi bạn nên đối xử với từng người như thế nào? Nếu cảm thấy còn mang nặng cảm tính chứ không khách quan, bạn cần phải thay đổi cách đối xử của mình. Giữ kín thông tin mật Cho dù rất thân thiết với ai đó trong công ty, bạn cũng phải tránh không cho họ tiếp cận những bí mật của công ty. Đó là những thông tin về lương bổng, quyết định tuyển dụng hoặc sa thải, thu nhập… Để lộ những thông tin này chẳng khác nào bạn tự đánh mất đi lòng tin của nhân viên đối với bạn. Đối mặt với khó khăn Khi một nhân viên cũng là bạn thân làm việc thiếu trách nhiệm. Dù không muốn như ng vì lợi ích công ty, bạn phải xem xét một cách nghiêm khắc về các hậu quả họ gây ra… Và quan trọng nhất là có cần phải sa thải họ không? Trong trường hợp đó, bạn phải hành động trước hết với tư cách người quản lý, sau đó mới là người bạn. Nếu có thể giúp nhân viên này trở lại làm việc hiệu quả như trước thì hãy cố gắng. Nếu không, buộc phải để họ ra đi trước khi thiệt hại xảy ra với công ty. . Làm sếp không dễ! Những nhân viên có quan hệ tốt với sếp thường làm việc lâu dài và trung thành với công ty. Nhưng để trở thành. đó. Đây là lời khuyên từ các chuyên viên của Jobviet: Làm sếp không dễ! Làm rõ mối quan hệ Để duy trì sự tôn trọng của nhân viên mà không đánh mất hình ảnh một người bạn thân thiết với họ,. này khiến những nhân viên khác không còn tin tưởng ở bạn và hiệu quả công việc cũng bị giảm sút. Nếu b ạn không chắc rằng liệu mình có đang cư xử thiên vị hay không, hãy nghĩ xem bạn quý mến