1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chăm sóc gót chân nứt nẻ ngày đông pot

4 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 227,55 KB

Nội dung

Chăm sóc gót chân nứt nẻ ngày đông. Thời tiết lạnh giá và khô hanh, sẽ khiến cho vùng da ở gót chân trở nên dày cứng và nứt nẻ, thậm chí là rớm máu. Gót chân nứt nẻ không chỉ làm mất đi yếu tố thấm mỹ của đôi chân mà còn khiến cho bạn phải chịu đựng cảm giác đau đớn. Những chiếc “mặt nạ” và các cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình. Cách 1: Chăm sóc gót chân với bạc hà và đường. Thành phần: - Một vài giọt dầu bạc hà hoặc một vài nắm lá bạc hà - 4 thìa đường đỏ. - 4 thìa dầu quả hạn hoặc dầu oliu. Cách làm: Trộn đường đỏ với dầu của quả hạnh hoặc dầu oliu, sau đó thêm vài giọt dầu bạc hà. Nếu không có dầu bạc hà có thể dùng tay vò nát những nắm lá bạc hà để lấy nước thay thế. Đối với lá bạc hà không nên dùng dao hay chày để giã lấy nước mà hãy dùng tay. Sau đó dùng hỗn hợp dung dịch bôi lên gót chân, vùng bị khô nẻ, mỗi ngày từ 1- 2 lần. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận sự khác biệt. Cách 2: Lấy dầu oliu cọ xát vào những chỗ chai sần và những vết khô nẻ. Nên lưu ý mát xa kỹ vùng gót chân , đốt ngón chân, và những vùng nhạy cảm sẽ rất dễ bị chai. Cách làm này sẽ không chỉ giúp bạn khắc phục được những cục chai chân, mà còn giúp cho máu dễ lưu thông, tạo cảm giác thoải mái. Cách 3: Dùng vài quả chanh vắt vào một chậu nước ấm, sau đó ngâm chân vào trong chậu nước khoảng 10 phút. Chỉ 1 tuần sau, bạn sẽ bị bất ngờ vì hiệu quả tuyệt vời của nó. Cách 4: Rửa sạch chân hàng ngày bằng nước xà phòng ấm. Không nên ngâm chân quá lâu vì sẽ làm mất chất dầu tự nhiên trên da. Nhớ lau khô chân, đặc biệt là các kẽ bàn chân. Lưu ý: Hãy luôn đảm bảo đôi chân của bạn được giữ ấm, bằng cách hãy thường xuyên đeo tất. Đeo tất sẽ giúp bạn hạn chế những vết nứt nẻchân và bảo vệ “lá phổi thứ hai”. Nên sử dụng các loại kem dưỡng da chângót chân Không nên dùng tay cậy, bóc hoặc cắt lớp chai đi mà hãy loại bỏ chúng bằng đá bọt. Nếu dùng tay để loại bỏ các vết chai, về sau lớp da mới sẽ còn sần sùi, đau và dày hơn lớp trước. Không nên đi các loại giày dép quá chật, không vừa với kích cỡ của chân. Và cũng không nên, đeo giày nhiều giờ trong một ngày. . Chăm sóc gót chân nứt nẻ ngày đông. Thời tiết lạnh giá và khô hanh, sẽ khiến cho vùng da ở gót chân trở nên dày cứng và nứt nẻ, thậm chí là rớm máu. Gót chân nứt nẻ không chỉ. lau khô chân, đặc biệt là các kẽ bàn chân. Lưu ý: Hãy luôn đảm bảo đôi chân của bạn được giữ ấm, bằng cách hãy thường xuyên đeo tất. Đeo tất sẽ giúp bạn hạn chế những vết nứt nẻ ở chân và. dung dịch bôi lên gót chân, vùng bị khô nẻ, mỗi ngày từ 1- 2 lần. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận sự khác biệt. Cách 2: Lấy dầu oliu cọ xát vào những chỗ chai sần và những vết khô nẻ. Nên lưu ý mát

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w