1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Patricia Lay Dorsey: Không can đảm mà cũng chẳng đáng thương hại pdf

12 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 680,78 KB

Nội dung

Patricia Lay Dorsey: Không can đảm cũng chẳng đáng thương hại . Lần đâu tiên tôi ngã do mất kiểm soát là vào tuổi 45. Trước đó, tôi đã chạy marathon, đạp xe đạp dài 200 dặm cùng chồng vào cuối tuần, và chỉ vừa mới nghỉ học múa hiện đại và múa ballet. Cơ thể vẫn luôn làm theo những gì tôi yêu cầu cho đến khi đột nhiên nó trở thành phần khó bảo nhất trong đời tôi. Tám tháng sau cú ngã ấy, tôi bị chẩn đoán bệnh xơ cứng cơ kinh niên. Từ giây phút đó trở đi, tôi nhìn cơ thể mình như nhìn một người lạ. Tôi dần dần chuyển từ đi bộ sang đi bằng gậy, rồi từ gậy sang khung tập đi, và vào năm 2000, từ khung tập đi sang một chiếc xe lăn ba bánh. Trong suốt những năm đó, tôi dùng hội họa và thơ ca để diễn tả những thay đổi của bản thân, nhưng chỉ đến khi quyết định theo ngành nhiếp ảnh một cách nghiêm túc thì tôi mới dám dò xét cơ thể của mình. Trong dự án ảnh chân dung đầu tiên, tôi chụp những nếp nhăn đã khiến mình ngỡ nghàng mỗi lần nhìn vào gương. Dự án thứ hai, tôi chụp bộ ngực xệ và cái bụng nhăn nhúm bèo nhèo. Tôi tránh đụng đến căn bệnh khiến tôi bị liệt trong cả hai dự án đó. Nhìn lại, tôi nhận thấy rằng phô thân thể trần truồng còn dễ hơn phô ra sự thật về cái tôi phải đối mặt hàng ngày. Tôi không thoải mái lắm khi cho phép người khác nhìn thấy những cuộc vật lộn tôi phải kinh qua để làm những việc như: mở nắp hộp, cắt thức ăn, leo lên leo xuống giường, và nhặt những thứ tôi đánh rơi trên sàn. Tôi đặc biệt ghét khi bị nhìn thấy lúc bị ngã. Vậy tại sao tôi lại sẵn sàng chụp cảnh mình đang làm những thứ đó? . Khi ngồi trên bồn cầu vào một buổi sáng tháng sáu năm 2008, tôi thấy một dải nắng chiếu trên chiếc áo ngủ của mình. Tôi lấy máy ảnh và chụp một tấm. Rồi tôi nhìn xuống, thấy một cái bóng hình mắt lưới trên đôi chân trần, thế là tôi chụp cái đó luôn. Từ đấy trở đi, tôi luôn mang theo máy ảnh trên người. Tôi chụp cảnh chồng đánh đàn piano cho tôi hát, thậm chí còn chộp được vài tấm khi tôi bị té ngã khỏi xe lăn . Với tư cách của một họa-sĩ-chuyển-sang-nghề-chụp-ảnh, mỗi lần thấy phóng sự hay bài báo nói về người khuyết tật, tôi đánh giá chúng theo khía cạnh chuyên nghiệp lẫn cá nhân. Những tác phẩm nhìn chung thì rất đẹp, nhưng các phó nhòm không-tàn-tật thường rơi vào một cái bẫy, đó là miêu tả chủ thể như những người hoặc can đảm, hoặc đáng thương hại, hoặc pha trộn cả hai. Là một phụ nữ sống chung với bệnh tật, tôi biết tôi không dũng cảm cũng chẳng đáng thương hại; tôi đơn giản chỉ đang cố hết sức mình để sống một cuộc sống đầy đủ với số phận ông Trời đã an bài. Tôi tự nhủ rằng mọi nỗi đau tôi cảm nhận được đều có giá trị, vì những bức ảnh này sẽ cho mọi người hiểu rằng sống với thương tật là như thế nào. . Thế nhưng, làm sao để tôi lột tả được sự thật đó bằng chiếc máy ảnh? Hóa ra đấy là phần dễ nhất và cũng khó nhất. Chụp ảnh thì dễ thôi. Tất cả những gì tôi cần chỉ là một chiếc nút bấm có thể điều khiển được từ xa với chế độ hẹn giờ. Cái khó lộ mặt khi tôi nhìn kĩ vào từng phút giây của một ngày của mình, cái bản năng tự vệ tôi xây dựng qua năm tháng đều bị gỡ bỏ, làm những cảm giác yếu đuối và sự xấu hổ trỗi dậy khiến tôi kinh ngạc với sức mạnh dữ dội của chúng. Chụp người khác là một chuyện, chụp chính bản thân mình là một chuyện hoàn toàn khác. Chẳng có chỗ nào để trốn. Đáng giá hơn cả là việc cho người khác thấy rằng cuộc sống của tôi thật kì diệu khi tôi tự nhìn nó. Cảm xúc của tôi bị thử thách rất nhiều, nhưng chụp những bức chân dung tự họa này đã giúp tôi xem cơ thể của mình một cách chân thực. Nó là một chiến binh, một đồng minh, một người bạn thân nhất của tôi. Thay vì giữ vị trí lạ lẫm, nó trở thành một cộng sự tuyệt vời, nó làm việc không ngừng nghỉ để giúp tôi sống nốt cuộc sống tôi chọn. Đương nhiên, tôi phải tôn trọng những nhu cầu cũng như hạn chế của nó; ngược lại, nó cho tôi sự tự do để được làm chính mình. Tôi còn đòi hỏi được gì hơn nữa? * Patricia Lay Dorsey sinh năm 1942 tại thành phố Washington, Mỹ. Bà tốt nghiệp trường Cao đẳng Nghệ thuật Smith và từng là một họa sĩ, một giảng viên, và một nhà hoạt động từ thiện có cỡ. Năm 1988, khi bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng cơ kinh niên, bà mất dần hứng thú với nghề họa sĩ và chuyển hẳn sang nhiếp ảnh từ năm 2006. SOI xin giới thiệu bộ tác phẩm “Ngã đúng chỗ” (Falling into a place), cũng là tác phẩm mới nhất của bà . . . . . . . Patricia Lay Dorsey: Không can đảm mà cũng chẳng đáng thương hại . Lần đâu tiên tôi ngã do mất kiểm soát là vào tuổi 45. Trước. chung với bệnh tật, tôi biết tôi không dũng cảm cũng chẳng đáng thương hại; tôi đơn giản chỉ đang cố hết sức mình để sống một cuộc sống đầy đủ với số phận mà ông Trời đã an bài. Tôi tự nhủ. chung thì rất đẹp, nhưng các phó nhòm không- tàn-tật thường rơi vào một cái bẫy, đó là miêu tả chủ thể như những người hoặc can đảm, hoặc đáng thương hại, hoặc pha trộn cả hai. Là một phụ nữ

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

w