1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Dễ thương, nhưng giá bớt caption… pot

9 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 480,17 KB

Nội dung

Dễ thương, nhưng giá bớt caption… Chị Minh rất sôi nổi nhiệt tình kể lại chuyện đời mình cho khách đến thăm triển lãm CHUYỆN NHỮNG BÀ MẸ ĐƠN THÂN Triển lãm ảnh về các bà mẹ đơn thân Khai mạc 15h, 7. 3. 2011 Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội Triển lãm Chuyện những bà mẹ đơn thân tại Bảo tàng Phụ nữ được khai mạc rất đúng lúc – một ngày trước ngày Quốc tế Phụ nữ. Gọi là triển lãm ảnh nhưng với tôi nó gần giống hơn với một phóng sự đa phương tiện về những bà mẹ đơn thân ở xã Tân Minh – có nhiều ảnh, nhưng cũng rất nhiều chữ để trình bày hoàn cảnh, diễn tả cảm xúc và những ước mơ, có cả một ít video và, một loạt những hiện vật được trưng bày mới nhìn hơi giống những món đồ của thời kỳ bao cấp (tổ chức ở bảo tàng có khác!). Gọi là triển lãm những bức ảnh do những bà mẹ đơn thân chụp nhưng phải có đến một nửa không gian của triển lãm được dành cho những dòng trình bày hoàn cảnh, những đoạn nhận xét đầy cảm thông của xã hội, đoàn thể. Xét về ý nghĩa xã hội, bằng sự kết hợp đầy đủ các thành phần nêu trên, tôi nghĩ triển lãm đã thành công trong việc đưa người xem tiến gần hơn tới thế giới cũng những hoàn cảnh éo le, những bươn trải, nghèo khó, những ước mơ và cả những tấm lòng của những người phụ nữ đơn thân ở Tân Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Đôi lúc tôi lại liên tưởng đến những người phụ nữ quanh mình, có thể không phải ai cũng là single-mom, nhưng họ đều là những siêu nhân về khả năng chịu đựng, về sự bền bỉ dẻo dai, về sức sống và về tình thương vô hạn với gia đình. Mỗi người trong số họ đều có một câu chuyện, một hoàn cảnh riêng đầy éo le, trắc trở. Nhưng xét về phương diện ảnh thuần túy thì tôi chưa thấy được nhiều bức có giá trị. Tôi không muốn sa đà vào việc thế nào là ảnh nghệ thuật, hay ảnh báo chí, rồi tiêu chí nào để đánh giá ảnh, v.v… nhưng có thể là vì thời gian có hạn, có thể là vì công tác chuẩn bị hay biên tập chưa kỹ nên tôi thấy phần lớn ảnh được chụp đều hoặc là có những lời giải thích (caption) rất dài, hoặc là caption không khớp. Có thể tôi hơi purist nhưng một bức ảnh hay với tôi phải có khả năng đứng riêng, người xem có thể say sưa ngắm, có thể giật mình, có thể gợi những băn khoăn, mà không cần caption hoặc nếu có cũng chỉ là một dòng ngắn. Đằng này, nhiều khi tôi thấy mình bị cuốn vào giọng văn trong caption nhiều hơn là bản thân bức ảnh. Ngoài ra, chính việc cố gắng tạo một câu chuyện hoàn chỉnh đầy đủ “gia vị”, đầy đủ “các cấp” thành phần nên tôi có cảm giác như được xem một tác phẩm “sắp đặt” quá kỹ, một bức tranh bố cục quá chuẩn – thiếu những ngẫu hứng, chiều sâu và sự gợi mở trong khi thừa những ép ý và lồng ghép hơi “lộ thiên”. Không hiểu sao tôi bị thu hút bởi cảnh những bức ảnh in lên cửa kính phòng triển lãm. (Phía bên dưới không phải là ảnh: là chỗ để đồ ăn nhẹ phục vụ các vị khách hôm khai mạc!” Bố cục của một poster ảnh được thực hiện bởi các phụ nữ đơn thân. Tôi rất thích đọc đoạn caption này, dễ thương Tôi thích xem những bức ảnh chụp với vật nuôi, ở đó nhân vật tự nhiên nhất, và không hiểu sao gợi cảm giác cô đơn Một buổi chiều nắng đẹp. Tôi thích bức này nhất, những nụ cười ^^ Tôi thích ảnh của Nguyễn Thị Tần, giản dị nhưng sâu sắc, tình cảm. Thích luôn cả những dòng caption. Cùng của tác giả Nguyễn Thị Tần. Những gương mặt, những ánh mắt khác nhau – một bức khác in trên cửa kính. * . Dễ thương, nhưng giá bớt caption… Chị Minh rất sôi nổi nhiệt tình kể lại chuyện đời mình cho khách đến. trở. Nhưng xét về phương diện ảnh thuần túy thì tôi chưa thấy được nhiều bức có giá trị. Tôi không muốn sa đà vào việc thế nào là ảnh nghệ thuật, hay ảnh báo chí, rồi tiêu chí nào để đánh giá. Quốc tế Phụ nữ. Gọi là triển lãm ảnh nhưng với tôi nó gần giống hơn với một phóng sự đa phương tiện về những bà mẹ đơn thân ở xã Tân Minh – có nhiều ảnh, nhưng cũng rất nhiều chữ để trình bày

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

w