Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
Ảnh củaPhan Quang: Mộtcách ghi nhậtkýNHẬTKÝ NGƯỜI NÔNG DÂN Triển lãm ảnhPhan Quang Từ 14 – 30. 10. 2010 Galerie Quỳnh 65 Đề Thám, quận 1, TP.HCM Giờ mở cửa: thứ Ba – thứ Bảy: 10h – 18h * Vào lúc 18h ngày 14. 10. 2010, tại phòng tranh Quỳnh (65 Đề Thám, Q.1, TP.HCM) triển lãm Nhậtký người nông dân củaPhan Quang đã khai mạc, với khá đông người tham dự, phần lớn là khách nước ngoài và nghệ sĩ thành thị. Tại gallery Quỳnh - một gallery thuộc hàng chỉn chu nhất trong trưng bày tác phẩm Có cả những đám mạ giả để tăng cảm giác nông thôn Hai mẹ con một người khách xem tác phẩm Công Cụ Còn đây là những trang nhậtkýcủa người nông dân Một vị khách đi ngang bức ảnh "Tượng" vừa xem tập vựng Càng về sau càng đông khách. Phan Quang là nhiếp ảnh gia báo chí và studio. Hẳn anh có nhiều bạn bè và người hâm mộ. Sinh năm 1976, gốc Bình Định, Phan Quang hiện sống và làm việc tại Sài Gòn Có thể nói Nhậtký người nông dân là một trong số ít triển lãm nhiếp ảnh ở Việt Nam thực hiện theo phong cách nhiếp ảnh ý niệm (concept photography). Điều này có thể gây thắc mắc và “đau mắt” cho những người xem nhiếp ảnh truyền thống, vốn quen với những chủ đề cũ, và phương pháp cũ là nắm bắt khoảnh khắc. Phần đông nhiếp ảnh gia tại Việt Nam vẫn quan niệm nhiếp ảnh là bắt gặp và chụp lại được những khoảnh khắc bằng ánh sáng. Với triển lãm này, Phan Quang dường như đi ngược lại điều đó, với một bố cục và kiểu ánh sáng đứng-ngoài-khoảnh-khắc, tức trước khi chụp anh đã phải hình dung từ khâu ý niệm, đến bài trí, rồi thực hiện bằng kỹ thuật chỉn chu như tại phòng chụp chuyên nghiệp. Mơ Có vài chi tiết nhìn là biết ngay lắp ghép, thật giả dễ phân biệt. Nói về chuyện thật giả này, Phan Quang cho biết: “Đối với tôi, thực và giả, ảo tưởng hay thực tế, hoặc ngược lại đều dựa trên quan điểm mỗi người và vào thời gian họ lựa chọn. Ví dụ: trong kịch nghệ thì người ta cố gắng xây dựng nhân vật trên sân khấu thật giống với nhân vật ngoài đời, ngược lại tôi thấy có nhân vật ngoài đời lại giống nhân vật sân khấu. Như vậy, thực và giả, giả và thực, những đảo lộn đều hợp lý cho từng mỗi cá nhân” Trước nhận xét củamột người giấu tên: “Tôi đọc được một số nội dung chính trị xã hội trong tác phẩm. Ví dụ, hình ảnhcủa những người đàn ông trong mũ bảo hiểm đỏ, đứng trong một cánh đồng trồng lúa rộng lớn có thể được hiểu như nỗi e sợ phục vụ nhà nước. Ngoài một người đàn ông, tất cả đều mặc quần trắng như mang đồng phục (gợi ý về sự tuân thủ và khúm núm) Hàng loạt “Rồi hình ảnh những người đàn ông trẻ tuổi cởi trần trong cánh đồng với công cụ canh tác, nhìn chăm chăm vào bầu trời có thể được hiểu như là sự tán dương củaanh với người lao động nhưng dường như họ đang bị mê hoặc bởi một cái gì đó vĩ đại hơn nhiều so với sức lao động của họ. Tôi không nghĩ rằng anh dự định tác phẩm sẽ được hiểu với nội dung như vậy nên tôi tò mò muốn biết suy nghĩ củaanh khi dàn dựng những cảnh này?” Công cụ Phan Quang đã trả lời: “Cô đã nói những điều rất gần với ý tưởng của tôi, tôi chỉ muốn bổ sung thêm là: đỏ và trắng là hai màu tượng trưng cho sự may mắn hoặc tang tóc của người Việt Nam. Còn tấm hình những đàn ông trẻ tuổi cỡi trần, có cũng có thể hình dung là họ đang cầu xin sự may mắn hoặc một phép lạ. Điều này cũng rất đúng theo phong tục của nông dân Việt Nam và theo như cô nói, điều này cũng có thể hiểu theo ý: sự mê hoặc của người nông dân trong một số vấn đề”. Nhiếp ảnh gia Phan Quang cũng tự nhận gốc tích của mình: “Tôi sinh ra từ nông thôn, dòng máu của nông dân chảy trong người tôi. Tôi biết có nhiều người khi đạt đến một vị trí nhất định trong xã hội thì tìm cách phủ nhận nguồn gốc của mình. Và thực tế, trong tâm khảm mỗi người Việt Nam nói chung từ chính phủ cho đến người dân, trong văn hóa cũng như chính trị, đều cho rằng nông dân xếp vị trí thứ hai”. Tượng Trong bài viết Quê lúa: Nghệ thuật về nơi Chốn củaPhan Quang, giám tuyển Việt Lê có đoạn viết, đại ý: Thay vì ngợi khen sự tiến bộ, Phan Quang lại phê phán những nỗ lực của cá nhân và xã hội cố loại trừ ‘những ảnh hưởng lạc hậu’, bởi vì cái gì bị coi là lạc hậu còn tùy thuộc vào khung cảnh chính trị và văn hóa. Phan Quang thách thức những giả định về tính hiện đại… Trong lúc ở Việt Nam, mộtkỷ nguyên mới về phát triển thị trường xuất hiện, thì đi cùng nó là những bất bình đẳng và [...]...bóc lột lao động Phía sau những lời hoa mĩ về sự phát triển, Việt Nam đã vươn lên mà không một lần ngoái lại cái quá khứ nghèo khổ và lầm than mới vừa gần đây thôi Giờ đây, “nếu thành thị là tương lai thì nông thôn là quá khứ” * Mời các bạn xem một số tác phẩm trong serie này (lưu ý: chất lượng trên web là rất tệ so với xem ngoài thực): Bao lúa Thở No Đói Nghe phát thanh . Ảnh của Phan Quang: Một cách ghi nhật ký NHẬT KÝ NGƯỜI NÔNG DÂN Triển lãm ảnh Phan Quang Từ 14 – 30. 10. 2010 Galerie Quỳnh 65 Đề. con một người khách xem tác phẩm Công Cụ Còn đây là những trang nhật ký của người nông dân Một vị khách đi ngang bức ảnh "Tượng" vừa xem tập vựng Càng về sau càng đông khách. Phan. Trước nhận xét của một người giấu tên: “Tôi đọc được một số nội dung chính trị xã hội trong tác phẩm. Ví dụ, hình ảnh của những người đàn ông trong mũ bảo hiểm đỏ, đứng trong một cánh đồng trồng