1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Tác giả Luong Minh Phuong
Người hướng dẫn TS. Nguyen Thi Thu Hien
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 32,89 MB

Nội dung

Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra những đánh giá về thực trạng, những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nướ

Trang 1

LUONG MINH PHUONG

QUAN LY XAY DUNG NONG THON MOI NANG CAO TAI

HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ

Trang 2

LUONG MINH PHUONG

QUAN LY XAY DUNG NONG THON MOI NANG CAO

TAI HUYEN LAM THAO, TINH PHU THQ

Chuyén nganh: Quan ly kinh té

Mã số: 8310110

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS NGUYEN THI THU HIEN

Trang 3

Tôi xin cam đoan đề án tốt nghiệp thạc si “Quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ ” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua Mọi số liệu sử dụng phân tích trong đề án và kết quả nghiên cứu là

do tôi tự tìm hiệu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và

chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu

có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này

Tác giả đề án

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành đê án tôt nghiệp thạc sĩ, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em

đã nhận được sự quan tâm, động viên, sự góp ý tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn

bè trong suốt quá trình học tập, công tác

Trước tiên em xin gửi đến các quý thầy, cô giáo trường Đại học Thương Mại lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

Đặc biệt, em xin gửi đến cô giáo TS Nguyễn Thị Thu Hiền - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sĩ này lời cảm ơn sâu sắc nhất

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ, nhân viên của Ủy Ban nhân dân huyện Lâm Thao Phú Thọ, UBND xã Tiên Kiên đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế, tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp cũng như khóa học cao học

Mặc dù đã có nhiều cố gắng đề hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sĩ bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên đề án không tránh khỏi những thiếu sót

Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành đề đề án được hoàn thiện hơn

Em xin tran trong cam ơn!

HOC VIEN

Luong Minh Phuong

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2222 2222222111222112221122 22222 eeeerreere i LỜI CẢM ƠN -22-2222222211222211222112211222122 222222210 eerrree ii MUC LUC oes cecceeccssesesssseeessvessssvesessecssseessieesesusesssscestesssseesssseesesteesesuesssnsesesseeseseeeseseeee iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTT -22-©22222E+E22EEE222E112221512711127112711122 Ceerre vi DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐÔ - 222-2222 22212271127112211211121121121121 2 re vii TÓM TẮT ĐỀ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ 22 22+EE£+2EEE2EEE22EEztEExrrree viii PHẦN MỞ ĐẦU -©22-22222221222112211222112711221112111211211121121121122 1E ee 1

1 Lý do lựa chọn đề án 22 22+2222+2EE22E1122112271127112111221121121112112.011 1e 1

2 Muc tiéu va nhiém vu cla dé Ane c ccc ceccccccccscccesecsececsecsesessesestesesestssestesessesteseeseseees 2

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 2-©222222222222E22272122274222222222222e2 3

6 Két cau ctta AS Ate ececcececcesesscssessessesuessessessessessessussusssesussuessessessessesstesecsseatseseeseesees 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM THUC TIEN VE QUAN LÝ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO CỦA ĐỊA PHƯƠNG CÁP HUYỆN 6

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao -2- 22 6 1.1.1 Khái quát về xây dựng nông thôn mới nâng cao 2: 22+zz+2zz+£zz+zzzz+e 6 1.1.2 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản lý nhà nước cấp huyện về xây dựng nông

1.1.3 Nội dung quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương cấp huyén 10 1.2 Cơ sở về mặt pháp lý về quản lý xây đựng nông thôn mới nâng cao 13 1.2.1 Các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1c 'rIồ 13 1.3 Kinh nghiệm quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao của một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - 25252 =+s+s+s+z>+>+zzzzezz>+ 16 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao của một số địa phương

Trang 6

900) 21

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ 21

2.1 Khái quát tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, 22 252222 52+2S+E+E+Ezz£z>zzzxzezs+ 21 2.1.1 Khái quát về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ -22-2222E2222E22z+2222zz+ 21 2.1.2 Thực trạng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao - - 5+ 22 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thhọ, Ả- 22 222 25 25 255 5 5 5 25 23 231250211 712112010010 01 0010011011111 HH HH 23 2.2 Phân tích thực trạng quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThỌ - -2- 2252 222E221232E2212121221212122212122212122112111221111111111.TLeE 25 2.2.1 Thực trạng quản lý lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao 26

2.2.2 Thực trạng quản lý tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

"6 IÙ8i iu 27 2.2.3 Đánh giá, giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao 37 2.3 Đánh giá chung về quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tim Pht Tho 1115 ad 48

2.3.1 Những mặt đạt được

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại

GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ VẺ QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ 2-©2+2z++2EE+2£zE+2zsczz 51

3.1 Bối cảnh và định hướng quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm

151

3.1.1 Bối cảnh xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 5 Ï

3.1.2 Định hướng quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú

3.2 Nhiệm vụ và tổ chức thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú 'Thọ 2 +22 S25 S2 €2 2 €5 2E E SE 25 25 25 25 25 232211231211 251 071011 g1 Hy 52 3.2.1 Nhiệm vụ quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú

Trang 7

3.3 Một số giải pháp, kiến nghị và đề xuất về hoàn thiện quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, - 2-2 25+ ++2+2+2£+EzE+Eze£z>zzzxzzzs+ 54 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý xây dựng nông thon mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan cấp trên 2-©22+2+++2EE+2EEE22712272122222222.222.ee 60 3.4 Điều kiện thực hiện đề án quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thhọ, Ả- 22 222 25 25 255 5 5 5 25 23 231250211 712112010010 01 0010011011111 HH HH 61

KẾT LUẬN . 2-©222+22222E122211221122112211221121121112111211121121121221 2e 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-2222 ©222+EEE92EE222212221122112271127112211127112112111.Eee 63

PHU LUC L -2-©2222222+2EE2SEE22221221122212271122112211221121112211211121111 2e 66

060000922 554 , ,.,.,., ,).),.,).),) , Ô.Ô Ô.ÔỎ 79

Trang 8

: Hiện đại hóa

: Hội đồng nhân đân

: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc : Xây dựng cơ bản

: Ban chỉ dao : Ban quản lý : Công nghiệp hóa : Chương trình mục tiêu quốc gia : Doanh nghiệp

: Hiện đại hóa

: Hội đồng nhân đân

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐÒ

Bảng 2 I Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao 21

Bảng 2 2 Kết quả các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao năm 2023 22 Bảng 2.3 Nguồn lực huy động thực hiện chương trình xây dựng NTMNC huyện Lâm I0 00202072 X010155 36 Bảng 2 4 Kết quả đánh giá tiêu chí quy hoạch của huyện Lâm Thao 39 Bảng 2.5 Kết quả đánh giá tiêu chí giao thông của huyện Lâm Thao 40 Bảng 2.6 Kết quả đánh giá tiêu chí thủy lợi của huyện Lâm Thao -.2 - 41 Bảng 2.7 Kết qua đánh giá tiêu chi dién cia huyén Lam Thao cece 42

Bảng 2.8 Kết qua đánh giá tiêu chí Y té - Van hoa — Giáo dục - 43

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá tiêu chí kinh tế của huyện Lâm Thao 22 44 Bảng 2.10 Kết quả đánh giá tiêu chí môi trường của huyện Lâm Thao 46 Bang 2.11 Kết quả đánh giá tiêu chí chất lượng môi trường sống -.2 - 47 Bảng 2.12 Kết quả đánh giá tiêu chí An ninh - Trật tự - Hành chính công của huyện

In 47

Trang 10

đề án chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế và đề xuấ một số giải pháp trong quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Cùng với kiến nghị với các cấp lãnh đạo, điều kiện thực hiện đề án tác giả hy vọng nội dung đề án sẽ được áp dụng và mang lại hiệu quả trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Để đạt được mục tiêu đòi hỏi với quyết tâm cao và ý thức trách nhiệm sẵn sàng tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của để xây dựng NTMNC của tất cả mọi người dân; đồng thời tổ chức chỉ đạo một cách khoa học, hiệu quả từ mọi lĩnh vực, tổ chức và cơ quan, don vi trén dia ban huyén.

Trang 11

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xây dựng nông thôn mới nâng cao là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn dé cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp Căn cứ trên tinh

thần của Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 "Phê duyệt chương trình

MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025" với mục tiêu: "Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững: thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đầy bình đăng giới Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ

và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững."

Lâm Thao - dải đất ven sông Hồng, là một huyện tiếp giáp về phía Tây thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ Huyện Lâm Thao có có 12 đơn vị hành chính cấp xa, gom 10 xã và 02 thị tran Nam 2018 huyện Lâm Thao đã được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM và đang tiếp tục thực hiện xây dựng NTMNC giai đoạn 2021 - 2025 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTMNC tại huyện Lâm Thao vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như:

+ Quá trình làm đường giao thông, một số đoạn đường cây xanh bị chặt ngôn ngang, người dân phản đối, khiếu nại đến UBND huyện;

+ Phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa ở một số địa phương chưa thật sự

rõ nét, chưa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; tích tụ tập trung đất đai, thu hút đoanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp gặp nhiều khó khăn

+ Một số hạng mục bị chậm tiễn độ so với kế hoạch

Những tồn tại, hạn chế nêu trên một phần nguyên nhân do công tác quản lý xây dựng NTMNC tại huyện Lâm Thao

Trang 12

nêu trên, em xin lựa chọn đề tài “Quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ” làm đề án tốt nghiệp Thạc sỹ, chuyên ngành Quản

Đề đạt được mục tiêu đã nêu, đề án có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sơ pháp lý của quản lý xây dựng NTMNC cua địa phương cấp huyện

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng NTMNC tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2023, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong quản lý xây dựng NTMNC tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất một số giải pháp và cơ sở thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện quản

lý xây dựng NTMNC tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi của đề án

3.1 Đối trợng nghiên cứu của đề án

Đề án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý xây đựng NTMNC

của địa phương cấp huyện

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề án

- Về không gian: Đề án nghiên cứu tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng NTMNC trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2021 — 2023 Các giải pháp,

kiến nghị áp dụng cho đến năm 2025, định hướng đến 2030

- Về nội dung: Đề án nghiên cứu quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tập trung vào: Lập kế hoạch, lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao; Thành lập

Trang 13

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

Bước 1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu, hệ thống hóa lý thuyết Cơ

sở lý luận của đề án là các khái niệm, lý thuyết, các nghiên cứu trong và ngoài nước

về quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bước 2 Lên kế hoạch, lập đề cương nghiên cứu chỉ tiết Là việc xác định và xây dựng toàn bộ các bước nghiên cứu theo quy định của trường Đại học Thương mại

Bước 3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu Là việc thu thập các dữ liệu liên quan đến quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2023 theo các mục tiêu đã xác định Xử lý dữ liệu thứ cấp thu thập được

và phân tích dữ liệu thứ cấp theo các nội dung quản lý xây dựng nông thôn mới nâng

Cao

Bước 4 Triển khai đề án:

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao theo đề cương chỉ tiết đã được xây dựng và phê duyệt

Trang 14

nhân của hạn chế, tồn tại trong thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

- Dé xuat các giải pháp hoàn thiện hoàn thiện quản lý xây dựng NTMNC tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030

Sau khi hoàn thiện các bước trên, sắp xếp, trình bày nội dung nghiên cứu thành một bài viết hoàn chỉnh đúng theo quy định

4.2 Phương pháp thực hiện đề án

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Đề tài sử dụng tài liệu, số liệu thứ cấp

Các thông tin, dữ liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản của các cấp, các ngành có liên quan; từ các công trình khoa học liên quan đến đề tài; từ báo cáo tổng kết của huyện Lâm Thao liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng NTMNC của huyện trong giai đoạn 2021-2023

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:

Đề án đi từ tổng hợp, phân tích các tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan đến dé tài nhằm làm sáng tỏ hơn các nội dung xây dựng NTMNGC, quản lý nhà nước về xây dựng NTMNC, đến phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng NTMNC trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra những đánh giá về thực trạng, những mặt đạt được

và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về xây dựng NTMNC cấp huyện trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2021-2023 về: Lập kế hoạch, lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao; Thành lập

bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao; Thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao; Đánh giá, giám sát xây dựng nông thôn mới nâng cao

- Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, dùng phương pháp thống kê, mô ta dé tién hành thống

kê, mô tả và tổng hợp các dữ liệu thực hiện xây dựng NTMNC, quản lý nhà nước về xây dựng NTMNC của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở các bảng số liệu thống kê đề án sẽ mô tả trực tiếp từng bảng nhằm minh chứng cho các nhận định đưa

Trang 15

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Về lý luận: Đề án góp phần hệ thống hóa một số lý luận về quản lý xây dựng NTMNC trên địa bàn huyện Đề án cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quản

lý xây dựng NTMNC trên địa bàn huyện

Về thực tiễn: Trên cơ sở những luận cứ lý luận, thực tiễn, từ quan điểm và mục tiêu của huyện Lâm Thao, đề án trình bày một số giải pháp hoàn thiện quản lý xây dựng NTMNC huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 và những năm tiếp theo Kết quả nghiên cứu của đề án có thể làm tài liệu cho công tác quy hoạch, kế hoạch lãnh đạo, điều hành quản lý về xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện

ủy, UBND huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Bên cạnh đó, đề án có thể dùng làm tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy và vận dụng vào quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao

6 Kết cầu của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cảm ơn, lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, hình, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án được kết cấu 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương cấp huyện

Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Trang 16

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao

1.1.1 Khái quát về xây dựng nông thôn mới nâng cao

1.1.L1 Khái niệm về nông thôn mới nâng cao

Khái niệm "nông thôn" thường được hiểu là các khu vực nằm ngoài các thành phố và trung tâm đô thị, nơi mà hoạt động chính của dân số là nông nghiệp, nông dân

và các hoạt động liên quan đến nông làng Dưới đây là một số ý nghĩa cơ bản của khái niệm "nông thôn":

Khu vực địa lý: Nông thôn thường được định nghĩa như các khu vực nằm ngoài các đô thị và trung tâm dân cư lớn, với đặc điểm là dân số thưa thớt, nhiều không gian mở, và có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động nông nghiệp

Nền kinh tế: Nông thôn thường được liên kết với hoạt động nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất cây trồng, chăn nuôi, và các hoạt động liên quan Tuy nhiên, một số nông thôn cũng có thể có sự đa dạng trong hoạt động kinh tế, bao gồm cả du lịch, chế biến thực phâm, và sản xuất hàng thủ công

Đời sống và văn hóa: Nông thôn thường có nền văn hóa và lối sống truyền thống, với các giá trị và thực hành cộng đồng đặc biệt Đời sống ở nông thôn thường mang lại sự yên bình và gắn kết trong cộng đồng

Hạ tầng và dịch vụ: Nông thôn thường thiếu hạ tầng và dịch vụ so với các đô thị, bao gồm cơ sở hạ tang giao thông, điện, nước, giáo dục và y tế Điều này có thé gây ra những thách thức đặc biệt cho phát triển kinh tế và xã hội ở các khu vực này

Môi trường và bảo vệ: Nông thôn thường có môi trường tự nhiên và sinh thái

da dạng, và vấn đề bảo vệ môi trường thường được coi là quan trọng để bảo tồn và phát triển bền vững cho nông thôn

Xây dựng nông thôn mới: Là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng chung tay, góp sức xây dựng làng xã của mình khang trang, sạch đẹp; sản xuất phát triển toàn diện, thu nhập và đời sống vật chát, tinh thần của người dân được nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn; môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo

Nông thôn mới nâng cao: Theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM thì xây dựng NTM là nhiệm vụ

Trang 17

Theo Quyết đỉnh 320/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí huyện NTM nâng cao và Quyết

định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 quy định cụ thể xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, gồm: I- Là xã đạt chuẩn NTM (đáp ứng đầy đủ mức

đạt chuân theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025);

2- Đạt 19 tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, gồm: I- Quy hoạch; 2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Giáo dục; 6- Văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và Truyền thông: 9- Nhà ở dan cư; 10 -Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động: 13- Tổ chức sản xuất và phát

triển kinh tế nông thôn; 14- Y tế; 15- Hành chính công; 16- Tiếp cận pháp luật; 17-

Môi trường: 18- Chất lượng môi trường sống: 19- Quốc phòng và An ninh

Như vậy, có thê hiểu xế nông thôn mới nâng cao là xã trước hết phải đạt chuẩn

xã nông thôn mới và đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao là phát triển nông thôn mới một cách toàn diện, nâng cao hơn so với huyện nông thôn mới Huyện NTMNC là huyện đạt chuân NTM đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM giai đoạn 2021 — 2025 và phải đạt các tiêu chí huyện NTMNC giai đoạn 2021-2025

1.1.L2 Đặc trưng và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới nâng cao

a) Đặc trưng của xây dựng NTMNC

Xây dựng NTMNC là phải phải tạo ra những sản phẩm đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng của các làng quê nông thôn, phát triển làng nghề, tạo điểm nhấn thu hút du lịch nông thôn, xây dựng nông thôn thành nơi kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh than của cư dân nông thôn được nâng cao Nông thôn phát triển theo quy hoạch,

có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ

Xây dựng NTMNC bao gồm đa mục tiêu: Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTMNC; Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn; Chuyển đôi số trong xây dựng NTMNC, hướng tới nông thôn mới thông minh; Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTMNC giai đoạn 2021-2025; Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình

Trang 18

- XD NTMNC theo phương châm phát huy vai trò chủ thê của cộng đồng dân

cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ đề quyết định và tô chức thực hiện

- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư

- Được thực hiện gan với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và

cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch

- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao" do MTTQ chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động moi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng NTMNC

1.1.2 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản lý nhà nước cấp huyện về xây dựng nông thôn mới nâng cao

1.1.2.1 Khái niệm quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao cấp huyện

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyên lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác

là tính quyền lực của Nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước (Hà Văn Sự (2021), Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước trong xây dựng NTMNC cấp huyện là

sự tác động có tô chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước, được tiến hành trên

cơ sở pháp luật và dé thi hành pháp luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư, xây dựng,

hỗ trợ và sản xuất, kinh doanh có liên quan tới NTMNC nhằm tác động tới sự phát

triển kinh tế - xã hội của khu vực NTM, làm cho NTM phát triển toàn diện và đồng

bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ồn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ

Trang 19

Quản lý xây dựng NTMNC cấp huyện chính là việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý cấp huyện đối với: Lập kế hoạch xây dựng NTMNC; Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao; Tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTMNC; Đánh giá, giám sát chương trình xây dựng NTMNC

1.1.2.2 Sự cần thiết và vai trò của quản lý xây dựng NTMNC

a) Sự cần thiết quản lý nhà nước trong xây dựng NTMNC

- Việc phát triển nông thôn có mối quan hệ trực tiếp tới sự phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương cũng như của cả nước nói chung Đồng thời nó cũng chịu sự tác động, sự chi phối của nhiều yếu tố khác như luật pháp, kinh tế, văn hóa, xã hội,

sự tham gia của người dân Do đó nhà nước cần tiễn hành quản lý quá trình xây dựng

và phát trién NTMNC

- Xây dựng NTM nâng cao là một mục tiêu lớn có tác động trực tiếp trên mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội của người dân Do đó nhà nước cần sử dụng quyền lực và sức mạnh của mình để điều tiết và khống chế những hành vi không có lợi cho phát triển nông thôn, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, đoàn thể ở nông thông theo những mục tiêu đã định Quản lý nhà nước trong xây dựng NTMNC cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích dé moi người dân hiểu rõ mục tiêu của NTMNC là để phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội đồng bộ, theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và đời sống người dân Xác định nhân dân

là chủ thể xây dựng NTMNC, là người thụ hưởng thành quả đề từ đó nâng cao niềm tin, tích cực, tực giác tham gia xây dựng NTMNGC

- QLNN trong xây dựng NTMNC là điều kiện cần thiết, góp phần giúp cho Đảng Ủy, UBND huyện, xã, Ban chỉ đạo xây dựng NTMNC huyện phải sát sao, chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể cho từng tiêu chí, dựa trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nguồn lực đầu tư của cấp trên, tránh lãng phí, phát sinh nợ trong xây dựng cơ bản Trong đó xác định các nhiệm vụ ưu tiên, làm đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng thời làm tốt việc dân chủ, công khai, minh bạch “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

- QUNN trong xây dựng NTMNC nhằm đảm bảo cho các tiêu chí được thực hiện theo kế hoạch đã định, chủ động phối hợp theo mục đích riêng của từng xã nhằm đạt tới mục đích chung của huyện, tỉnh

b) Vai trò của quản lý Nhà nước trong xây dựng NTMNC cấp huyện

Trang 20

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTMNC góp phần phát triển nông thôn theo đúng mục đích, định hướng, đúng quy hoạch đề ra nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra tránh chệch hướng

- Việc ban hành các chính sách, các quy định áp dụng đối với nông thôn, xây dựng NTMNC tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng NTMNC đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia quá trình xây dựng NTMNC Kịp thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với thực tế góp phần đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống

- Giúp nắm bắt thường xuyên tiến độ thực hiện các tiêu chí, những khó khăn, thuận lợi, thậm chí những sai phạm, từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch, đôn đốc hoặc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nếu có, cùng với đó tìm

ra những mặt tích cực để phát huy, khuyến khích nhân rộng từ đó tạo môi trường minh bạch, lành mạnh trong xây dựng NTMNC

1.1.3 Nội dung quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương cấp huyện 1.1.3.1 Quản lý xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao

Quy hoạch xây dựng NTMNC là một trong những nội dung cơ bản và là bước đầu tiên, quan trọng trong tổng thê nhiệm vụ xây dựng NTMNC nói chung Quy hoạch NTMNC là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang, phát triển nông thôn Do đó, đề thực hiện thành công, chủ động xây dựng NTMNC thì công tác lập quy hoạch cần được quan tâm đặc biệt Quy hoạch đúng mức tạo ra sự thống nhất giữa tông thê phát triển KH-XH, quy hoạch xây dựng cơ sở

hạ tầng, sử dụng đất, gắn chặt với quy hoạch phát triển KH-XH vùng, ngành, địa phương, là công cụ quản lý xây dựng NTMNC theo hướng văn minh, hiện đại Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nông thôn nói riêng và xã hội nói chung

Ban chỉ đạo xây dựng NTM sẽ triển khai tới các đơn vị chức năng thu thập và phân tích dữ liệu về hiện trạng của lĩnh vực mình phụ trách, kinh tế - xã hội, kỹ thuật

và môi trường tại các xã trong huyện đề làm cơ sở cho việc lập quy hoạch Dựa trên các chỉ đạo của cấp trên và nhu cầu thực tế của địa phương, xây dựng đề án quy hoạch nông thôn mới nâng cao Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và sau khi được phê duyệt, tổ chức công bố, công khai quy hoạch đề nhân dân biết và thực hiện Giám sát việc thực hiện quy hoạch tại các xã, đảm bảo các công trình xây dựng

và phát triển hạ tầng tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch khi có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội hoặc yêu cầu phát triển mới, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế

1.1.3.3 Quản lý tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao

Trang 21

Chủ thê quản lý xây dựng NTMNC cấp huyện là UBND tỉnh Phú Thọ

Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTMNC cấp huyện gồm:

(1) Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định

(2) Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới cấp huyện được tô chức

và hoạt động đúng quy định

* Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cấp huyện được thành lập bởi Chủ tịch UBND huyện, trong qúa trình thực hiện nhiệm vụ Ban chỉ đạo thường xuyên được kiện toàn, bỗ sung cho phù hợp tình hình thực tế

Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cấp huyện do

đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND

huyện làm Phó Trưởng ban; Ủy viên thường trực là đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT và ủy viên là trưởng các phòng, ngành, các tổ chức đoàn thê của huyện Ban chỉ đạo ban hành Quyết định phân công thành viên; quy chế hoạt động

đề thực hiện tốt các nhiệm vụ:

- Chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên phạm vi địa bàn huyện đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định;

- Chỉ đạo việc ban hành cơ chế hỗ trợ thúc day các xã xây dựng nông thôn mới

và chỉ đạo thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;

- Chỉ đạo không đề xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và không huy động quá khả năng đóng góp tự nguyện của dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện;

- Chỉ đạo các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

- Hàng năm tô chức sơ tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, từ đó tiếp tục chỉ đạo xã triển khai hoàn thành tiêu chí, duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng tiêu chí

xã, huyện nông thôn mới

* Văn phòng Điều phối xây dựng NTM của huyện:

Văn phòng Điều phối NTM huyện được thành lập bởi Chủ tịch UBND huyện

do Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế làm Chánh văn phòng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện làm Phó Chánh văn phòng, thành viên là các chuyên viên của các phòng: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế va Ha tang với chức năng, nhiệm vụ: Giúp Ban chỉ đạo, Thường trực Ban chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá đồng bộ, toàn điện Chương trình trên địa bàn toàn huyện; theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình về thực hiện

Trang 22

Chuong trinh trén dia ban huyén; chuẩn bị nội dung, tổng hợp báo cáo, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình phục vụ hội nghị, hội thảo của Ban chỉ đạo huyện và các báo cáo cấp trên theo quy định; bố trí cán bộ chuyên trách, thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền; đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong thực hiện các nhiệm vụ được giao Văn phòng Điều phối có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên đảm bảo hoạt động thực hiện tốt công việc được giao

Do đó quản lý Nhà nước về xây dựng NTMNC chính là việc tô chức triển khai

thực hiện các nội dung xây dung NTMNC, trong đó trọng tâm là các nội dung sau:

a) Day mạnh chuyên dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tô chức lại sản xuất

và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

b) Tăng cường đầu tư xây dựng kết cau ha tầng ở nông thôn

c) Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn

d) Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới nâng cao

Đây là nội dung không thê thiếu để huy động, sử dụng nguồn lực vật chất và tài chính để thực hiện các mục tiêu cụ thé trong xây dựng NTMNG

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới vai trò của các tô chức đoàn thé trong huy động nguồn lực xây dựng NTMNC Quan tâm thu hút sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài thông qua việc xây dựng công khai, kế hoạch về các dự án cụ thể theo từng năm đề huy động nguồn lực cho xây dựng Chương trình NTM, NTMNC

1.1.3.4 Đánh giá, giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng NTMNC là việc Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng NTMNC; đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật trong tô chức triển khai thực hiện xây dựng NTMNC theo các quy định, tiêu chí đã đề ra Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ cần thiết để giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của nhà nước, kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các sai phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc; xử lý các vi phạm đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng NTMNC cần tiến hành:

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch

và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới;

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước và các nguồn lực khác;

Trang 23

- Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Về phát triển kinh

tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân; Về Giáo dục - Y tế - Văn hóa; Về Cảnh quan - Môi trường: Về an ninh trật tự - Hành chính công

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quan lý nhà nước về xây dựng NTMNC

Đi đôi với kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay và những điển hình trong xây dựng NTMNC; biêu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động lực cho phong trào thi đua chung sức xây dung NIMNC

1.2 Cơ sở về mặt pháp lý về quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao

1.2.1 Các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn moi nang cao

Chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao thường được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, và thúc đầy sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền Dưới đây là một số chủ trương, chính sách pháp luật phổ biến có thé được thấy trong các nước:

Nghị quyết 26/NQTW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát về mục

tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch sử

về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực đề tạo ra sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hop lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chat va tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao

Trang 24

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn NTM;

- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020;

- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;

- Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp

và PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM;

Trang 25

- Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020

- Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia

về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 20251.2.2 Các chủ trương, chính sách của tỉnh Phú Thọ về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tỉnh ủy Phú Thọ đã ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 24/5/2021 về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn

2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời chỉ đạo các chỉ bộ, đảng bộ cơ sở, UBND thành phó, Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tổ chức

quán triệt, học tập Nghị quyết của tỉnh, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã bé sung nội dung kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

Nghị quyết số 35-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) vào chương

trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm để tổ chức triển khai thực hiện Ban

Thường vụ Huyện ủy huyện Lâm Thao đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày

02/6/2020, xác định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt Huyện ủy đã chủ động xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động hằng năm

và toàn khóa đề triển khai đồng loạt ở các xã như: Chương trình số 09-CTr/HU ngày

24/10/2021 về xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa giai đoạn 2021-

2025, Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 14/6/2022 về công tác dồn điền đôi thửa giai

đoạn 2022-2023 Ban Thường vụ huyện ủy Lâm Thao đã ban hành 48 văn bản (06 chương trình, 07 kế hoạch, 14 kết luận, 21 thông báo) lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện Lâm Thao Ủy ban MTTQ và các tô chức chính trị - xã hội huyện, các chi bộ, đảng bộ trực thuộc thực hiện chương trình xây dựng NTMNC trên địa bàn huyện Kế hoạch

số 899/KH-UBND ngày 30/6/2020 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025

Đồng thời ban hành các Quyết định số: 1398A-QD/HU ngay 05/1/2022, sé 4283/QD-

HU ngày 19/9/2019 về việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” huyện Lâm

Thao; số 1819-QÐĐ/HU ngày 15/8/2021 về phân công các đồng chí Thường vụ Huyện

ủy, Thường trực HĐND&UBND, Huyện ủy viên, Trưởng ngành, lãnh đạo, cán bộ

Trang 26

huyện phụ trách các xã về xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa; số

1820-QĐ/HU ngày 15/8/2022 về việc thành lập các tổ kiểm tra công tác xây dựng

nông thôn mới và dồn điền đổi thửa các xã giai đoạn 2021-2025 Hàng năm Đảng bộ huyện, Huyện ủy đã kịp thời chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo và các tổ công tác, đồng thời chỉ đạo các xã kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý và các Tiểu ban quản lý xây dựng NTMNC tại các xã, thôn

1.3 Kinh nghiệm quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao của một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao của một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Lập Thạch là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam Huyện Lập Thạch có diện tích 173,10 km2, dân số năm 2008 là 123.664 người, mật độ dân số đạt 714,4 người/km Với cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện Lập Thạch đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn huyện và mang lại hiệu quả thiết thực Hiện, Lập Thạch có 3 địa phương được công nhận xã đạt chuân NTM nâng cao,

18 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đạt 6/9 tiêu chí huyện NTM Với mục tiêu đến năm 2025 có 13 xã đạt chuân NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn NTM kiêu mẫu và xây dựng 26 thôn ở các xã đạt chuân thôn NTM kiểu mẫu có kinh

tế phát triển, Ban chấp hành Đảng bộ huyện cùng cấp ủy chính quyền từ huyện đến

cơ sở tích cực triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể để chương trình thực sự đi vào chiều sâu, thực chất và phát triển bền vững

Cùng với đó, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của huyện và các xã cũng được thành lập và kiện toàn Công tác tuyên truyền về xây dựng

xã NTM nâng cao, thôn NTM kiêu mẫu được tăng cường, đổi mới nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, nhân dân về việc góp của, góp công trong quá trình thực hiện xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn

Nhờ đó trong 3 năm 2021 - 2023, các xã Triệu Đề, Thái Hòa, Bắc Bình, Xuân Lôi và Xuân Hòa đã huy động được trên 700 tỷ đồng xây dựng xã NTM nâng cao,

thôn NTM kiểu mẫu

- Đề có được thành công như hiện tại, trong quá trình xây đựng NTMNC với phương châm "Vừa làm vừa rút kinh nghiệm", huyện đã phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới", cuộc vận động "Toàn dân

Trang 27

đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" cùng nhiều phong trào thi dua nhằm phát huy sức mạnh, vai trò chủ thê của các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới

- Ngay sau khi có sự chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch đã khẩn trương triển khai công tác xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện Huyện đã hoàn thiện quy hoạch điều chỉnh NTMNC đề làm căn cứ triển khai thực hiện, cơ sở hạng tầng, kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ huyện đã xây dựng 8 đề

án gồm 2 Đề án củng cố sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp; 5 đề án lĩnh vực văn hóa-xã hội; 1 đề án ứng dụng công nghệ tin học tiến tới xây dựng nền hành chính hiện đại

- Làm tốt công tác tuyên truyền, đã giúp dân hiểu rõ và trả lời được các câu hỏi như: Xây đựng NTMNC là gì? Ai trực tiếp thụ hưởng? Trách nhiệm của người dân là gì? Huyện xác định đầy mạnh công tác tuyên truyền trong xây dựng NTMNC

dé tạo được sự đồng thuận, quyết tâm trong đội ngũ cán bộ và tầng lớp nhân dân, ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình NTMNC, Đảng bộ và chính quyền huyện, xã đã xác định, công tác tuyên truyền có vai trò rất quan trọng UBND huyện

đã tô chức quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động cho đảng viên, hội viên và nhân dân về NTMNC tại các hội nghị riêng và lồng ghép của Đảng, đoàn thể, chính quyền, các thôn, các chi hội, tổ chức xã hội về nội dung xây dựng NTMNGC

- Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện Lập Thạch đã làm rất thận trọng

và rút ra những kinh nghiệm, bao gồm cả những khó khăn vướng mắc, đặc biệt phát huy được vai trò thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, từ đó người dân có trách nhiệm hơn trong công cuộc xây dựng NTMNG, điền hình trong nhóm tiêu chí về tinh than, phát triển giáo dục văn hóa —

xã hội, giữ gìn bản sắc quê hương

- Công tác văn hóa — xã hội ngày càng phát triển rộng khắp trong các tang lớp nhân dân Xã đã triển khai thực hiện rộng rãi và có hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử trong cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động và nhân dân Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân cũng được đặt lên hàng đầu

1.3.1.2 Kinh nghiệm của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Dương là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, là một huyện trung

du, địa hình đồi thấp là chủ yếu Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã

trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Hợp Hòa (huyện ly), Kim Long và I1 xã Là huyện đã

hoàn thành các tiêu chí NMT năm 2021, xác định xây dựng NTM luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, không có điểm dừng, huyện Tam Dương chủ trương không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, nhất là các tiêu chí về sản xuất, văn

Trang 28

hóa, y tế, giáo dục và môi trường “Không chạy theo thành tích; không trông chờ, ỷ lại cấp trên, địa phương đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự thay đổi trong nhận thức, tạo ra những đột phá trong cách làm của cán bộ, đảng viên

và nhân dân về xây dựng NTM nâng cao Hiện Tam Dương đã có 3 xã đạt xã NTMNGC, Huyện Tam Dương đã chú trọng những hoạt động sau:

- Việc xây dựng và ban hành chính sách xây dựng NTMNC của huyện Tam Dương được xem xét kỹ càng, phân tích và đánh giá đúng thực trạng của từng xã, thị

trấn để có lộ trình, kế hoạch xây dựng các xã NTMNC khả thi

- Tuyên truyền phô biến chính sách: Huyện Tam Dương thực hiện đa dạng về hình thức tuyên truyền, phong phú về nội dung và gắn với lợi ích thiết thực của người dân Qua đó, quá trình thực hiện xây dựng NTMNC của Tam Dương luôn nhận được

sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các ban ngành đoàn thể, sự đồng thuận của người dân, các doanh nghiệp trên địa bàn Chính điều này đã mang lại cho huyện này những đổi thay mang tính toàn điện trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn Đồng thời, góp phần

dé Tam Dương trở thành đạt chuẩn NTMNC, tạo tiền đề cho các xã tiếp tục xây dựng NTMNC giai đoạn 2021 - 2025

- Thực hiện chính sách: Tổng huy động nguồn lực xây dựng NTMNC của huyện là trên 1.429,5 tỷ đồng; 100% đường xã, đường giao thông thôn, xóm đã được

bê tông hóa sạch sẽ, khang trang; 100% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đảm bảo các phương tiện sản xuất, đi lại thuận lợi Hệ thống điện nông thôn, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ được cải tạo, nâng cấp đạt chuẩn theo tiêu chí NTMNC

Nông nghiệp, nông thôn huyện Tam Dương phát triển theo hướng hiện đại; các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tăng cường liên kết sản xuất hàng hóa kết hợp với đây mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch; cơ cấu kinh tế có sự chuyền biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế, môi trường nông thôn của huyện Tam Dương ngày càng được nâng cao Các phong trào văn hóa văn nghệ, lễ hội truyền

Trang 29

théng, việc cưới việc tang tại huyện Tam Dương được người dân thực hiện đúng thuần phong mỹ tục

Trong nông nghiệp, áp dụng 100% cơ giới hóa trong làm đất và thu hoạch, thực hiện thành công nhiều mô hình, đề án phát triển cây trồng mới, cây trồng hàng hóa; môi trường được đảm bảo; ANTT xã hội được giữ vững

Công tác bảo vệ môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề

xử lý rác thải khu dân cư, tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp và từng bước làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của người dân

- Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách: Công tác kiểm tra giám được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công khai minh bach Ngoài sự kiểm tra, giám sát của các

cơ quan nhà nước thì người dân cũng được tham gia giám sát các hạng mục theo quy hoạch, kế hoạch được đặt công khai tại UBND các xã và nơi có hạng mục đầu tư 1.3.2 Bài học rút ra cho huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng NTMNC tại các địa phương, có thể rút ra một

số bài học kinh nghiệm mà huyện Lâm Thao có thể tham khảo và vận dụng, đó là:

Một là, trong quá trình triển khai phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tô chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng địa bàn; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị và người dân dé dat duoc su đồng lòng, đồng thuận và đồng hành của nhân dân

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTMNG, đã xác định rõ trách nhiệm đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội từ huyện đến cơ sở, đó là: rõ về trách nhiệm;

rõ về nội dung, nhiệm vụ; rõ về phương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện

và rõ về kết quả đạt được Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đây phong trào xây dựng NTMNC ngày càng đạt kết quả rõ nét hơn

Ba là, Chú trọng và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở cấp xã; đảm bảo sâu sát tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; sâu sát với thực tiễn địa bàn

cơ sở; sâu sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân để thực

Trang 30

hiện tốt công tác hướng dẫn, hỗ trợ tích cực nông dan phat triển sản xuất và nâng cao

thu nhập của người nông dân

Bốn là, Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo ở cơ sở phải ưu tiên tập trung giành thời gian, công sức đề lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; luôn gần gũi, tôn trọng, thấu hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, tạo sự lan tỏa nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

Năm là, Coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và chú trọng công tác dân vận chính quyền với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thê, ngắn gọn,

dễ hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn,

dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng” Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, cần phải huy động nguồn lực trong dân để xây dựng NTMNC theo hướng công khai, dân chủ, đồng thuận cao đề nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện.

Trang 31

7 năm 1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Phong Châu và Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ Huyện Lâm Thao có diện tích tự nhiên

9.769,11 ha, dân số tính đến hết năm 2023 là 107.989 người

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao

Bảng 2 1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao

nghê

5 | Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 91,7 93,6 953

nước sạch, nước hợp vệ sinh >

Tỷ lệ thu gom và xử lý chat thai rắn °

7 sinh hoat d6 thi va khu dan cu tap trung % 35 99,1 99,3

(Nguôn: UBND huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) Trong cơ cấu ngành công nghiệp, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, trong đó tập trung chủ yếu với số lượng lớn là các cơ sở chế biến thực phâm và đồ uống, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, sản xuất trang phục, sản xuất gường tử bàn ghế Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện bước đầu thu hút các dự án đầu tư sản xuất và nhiều lao động làm việc, tuy nhiên các cụm

Trang 32

công nghiệp chưa được quy hoạch tập trung gây khó khăn cho việc liên doanh, gây nên tình trạng lãng phí về đất đai

2.1.2 Thực trạng nông thôn mới nâng cao tại huyện Lâm Thao

Bảng 2 2 Kết quả các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

phát triên kinh tê nông thôn

Trang 33

lượng các tiêu chí NTM và giữ vững danh hiệu Huyện NTM, đồng thời lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTMNC giai đoạn 2021- 2025 2.1.3 Các yếu tổ ủnh hưởng đến quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.3.1 Các yếu tô khách quan

a) Cơ chế chính sách của Nhà nước

Chính sách hỗ trợ tài chính:

Đầu tư cơ sở hạ tầng: Nhà nước có thê cấp vốn và hỗ trợ tài chính để xây dựng

và nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, nước sạch, trường học, trạm y tẾ, góp phan cải thiện điều kiện sống của người đân nông thôn

Chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp: Các chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân, như trợ giá phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, và các chương trình vay vốn lãi suất thấp, giúp nông dân có nguồn lực phát triển sản xuất

Chính sách đất đai:

Quy hoạch và sử dụng đất: Chính sách quy hoạch và sử dụng đất hợp lý giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, đảm bảo đất nông nghiệp không bị xâm phạm bởi các hoạt động phi nông nghiệp không hợp lý

Hỗ trợ tích tụ và tập trung đất đai: Chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai

có thê tạo điều kiện cho sản xuất quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất

Chính sách khuyến nông và phát triển nguồn nhân lực:

Đào tạo và chuyển giao công nghệ: Các chương trình đào tạo nghề nông và chuyên giao công nghệ giúp nông dân nâng cao kỹ năng sản xuất, áp dụng khoa học

kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn: Chính sách khuyến khích khởi nghiệp, phát triên các mô hình kinh tế nông thôn như hợp tác xã, doanh nghiệp nông thôn, giúp tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân

Chính sách xã hội:

An sinh xã hội: Chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chương trình

hỗ trợ xã hội giúp người dân nông thôn có cuộc sống ôn định hơn, giảm bớt gánh nặng kinh tế và tâm lý

Trang 34

Giáo dục và y tế: Đầu tư vào giáo dục và y tế ở nông thôn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực nông thôn

Chính sách bảo vệ môi trường:

Quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường giúp phát triển bền vững, đảm bảo các nguồn tài nguyên như nước, đất, rừng được sử dụng hợp lý và bền vững

Ứng phó với biến đồi khí hậu: Chính sách hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu giúp người dân nông thôn thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bảo vệ mùa

màng và tài sản

Chính sách quản lý và điều hành:

Phân quyền và tăng cường vai trò của địa phương: Chính sách phân quyền, trao quyền tự chủ cho các địa phương trong việc quản lý và thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới giúp địa phương chủ động, linh hoạt hơn trong triển khai các kế hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng

Giám sát và đánh giá: Chính sách giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình giúp phát hiện kịp thời các vẫn đề, điều chỉnh chính sách và biện pháp triển khai cho phù hợp hơn

b) Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn

Người dân, nhất là cư dân nông thôn chính là chủ thê trong xây dựng NTMNC Thê hiện ở chỗ: người dân trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; chủ động xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH; tham gia vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTMNC; xây dựng và giữ gìn đời sống văn hóa; đảm bảo vệ sinh môi trường; duy trì ôn định về trật tự xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong xây dựng NTMNC là một trong những yếu tố cơ ban dé nang cao tính dân chủ ở nông thôn, từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình xây dựng NTMNC, phấn dau

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

2.1.3.2 Các yếu tổ chủ quan

a) Vai tro quan lý và năng lực của bộ máy của chính quyền các cấp

Trang 35

Việc triển khai xây dựng NTMNC mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính

trị, trong đó vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò nòng cốt,

cơ quan chức năng, địa phương và cộng đồng dân cư Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và tăng cường hỗ trợ cho các dự án và chương trình phát triển nông thôn mới Tạo ra một sự tham gia tích cực và tăng cường sự tự chủ trong phát triển nông thôn Ban chỉ đạo và Văn phòng Điều phối có thê đảm bảo việc giám sát và đánh giá các hoạt động xây dựng nông thôn mới diễn ra một cách hiệu quả Điều này giúp xác định các vấn đề, rủi ro và cơ hội đề có những điều chỉnh và cải thiện trong quá trình triển khai

b) Vai trò MTTQ và các đoàn thể quân chúng

Xây dựng NTMNC là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của MTTQ, các đoàn thê quần chúng là hết sức quan trọng Cùng với chính quyền, MTTQ

và các đoàn thể nhân dân chính là nơi tập hợp, đoàn kết, động viên các hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân tích cực tham gia thuc hiện tốt các chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động, trong đó có chương trình chung sức xây

dung NTMNC Do đó để xây dựng NTMNC thành công cần đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể theo hướng ngày càng đa dạng, thiết thực và hiệu quả

2.2 Phân tích thực trạng quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Trang 36

2.2.1 Thực trạng quản lý lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025; Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh Phú Thọ, trên

cơ sở khả năng cân đối nguồn lực và điều kiện thực tế tại địa phương, UBND huyện Lâm Thao đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, NTMNC trong giai đoạn 5 năm và hàng năm theo đúng các quy định, hướng dẫn để triển khai thực hiện trên địa bàn, bảo đảm phù hợp, sát tình hình địa phương và có tính khả thi cao

Huyện Lâm Thao đã ban hành kế hoạch số 899/KH-UBND ngày 30/6/2020 về

việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 Theo đó, tháng 8/2021, UBND huyện Lâm Thao đã phê duyệt xong quy hoạch, đề án xây dựng NTMNC các xã, đã công bố rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân nội dung quy hoạch, đề án xây dựng NTMNC: niêm yết bản đồ quy hoạch NTMNC tại các khu dân cư, tại Hội trường UBND và thông báo trên hệ thống truyền thanh các

xã Năm 2021 đã tiễn hành quy hoạch chung các xã giai đoạn 2021- 2030; quy hoạch chỉ tiết trung tâm 2 xã Cao Xá, Vĩnh Lại Tuy nhiên, kế hoạch quy hoạch công trình giao thông của xã Vĩnh Lại phải đề nghị điều chỉnh sau 6 tháng thực hiện; công trình thủy lợi của các xã Sơn Vi, Bản Nguyên cũng phải điều chỉnh do không phù hợp trong thực hiện cũng như không phủ hợp với quy hoạch của Tỉnh Phú Thọ Kế hoạch nêu rõ về thời gian mục tiêu hoàn thành chương trình xây dựng NTMNC, nêu rõ nhiệm vụ của từng đơn vị, xác định kế hoạch hoàn thành từng tiêu chí, ngân sách, nhân lực để thực hiện, với mục tiêu:

*Muc tiéu chung: Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuân nông thôn mới theo hướng xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu

và giữ vững danh hiệu huyện đạt chuẩn NTM Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, trọng tâm kết cầu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng đồng

bộ, hiện dai; bé trí cơ cầu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đăng, ồn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; hệ thống chính trị ổn định, an

Trang 37

ninh, trật tự được giữ vững; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao

đề ưu tiên thực hiện cũng như hình thức huy động lao động, vật tư và tiền trong nhân dân trong xây dựng NTMNC

- Theo Quyết định số 559/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTMNC huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực, thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy, UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; tham mưu giúp UBND huyện thấm định đề án xây dựng NTMNC xã; kiểm tra đôn đốc, giám sát, hỗ trợ các xã trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết và đột xuất khi có yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh

- Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTMNC huyện Lâm Thao do đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Tổ trưởng

- Huyện ủy chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo và các tổ công tác, đồng thời chỉ đạo các xã kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý và các Tiểu ban quản lý xây dựng NTMNC tại các xã, thôn

Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo xây dựng NTMNC của huyện duy trì nền nếp chế độ báo cáo, giao ban định kỳ hàng tháng, quý và sơ tổng kết hàng năm; tổ chức nhiều buổi làm việc tại các xã, có thông báo giao nhiệm vụ cụ thé dé chi đạo, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở nhằm đây mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTMNC theo tiến độ đề ra.

Trang 38

Cấp cơ sở: Thành lập BCĐ xây dựng NTMNC do Bí thư Dang ủy xã làm trưởng ban; Ban quản lý xây dựng NTMNC do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban

Các thôn, xóm: Thành lập Ban phát triên thôn mới nâng cao do Trưởng khu dân cư làm trưởng ban, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực

tổ chức triển khai Chương trình xây dựng NTMNC trên địa bàn thôn do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyết định công nhận (gồm

người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các đoàn thẻ chính trị và hội ở thôn và một số

người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng NTMNC)

- Đào tạo cán bộ các cấp, xây dựng đội ngũ lãnh đạo ở nông thôn làm nòng cốt cho chương trình Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTMNC ở các cấp phải được phải được đào tạo tập huấn trang bị những kiến thức thiết thực theo từng giai đoạn của chương trình Đội ngũ lãnh đạo thực hiện là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện chương trình xây dựng NTMNGC

- Phát huy dân chủ, đưa nhân dân tham gia vào quá trình đưa ra quyết định trong xây dựng NTMNC ở thôn, xã mình Mọi hoạt động của Chương trình đều được tiến hành thông qua các cuộc họp đề nhân dân tự đưa ra quyết định lựa chọn công việc, phương thức đóng góp, giải pháp xây dựng, tự chịu trách nhiệm quản lý giám sát thực hiện

2.2.2.2 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp

Huyện Lâm Thao đã chỉ đạo khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn luc dé phat triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng

- dịch vụ - nông lâm nghiệp, thủy sản; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo quy hoạch; gắn chuyên địch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động Theo đó các xã tập trung phát triển các hình thức tô chức sản xuất dé thúc đây

PT kinh tế như: đổi mới hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp, đảm bảo hoạt động hiệu quả; xây dựng các tổ hợp tác, các câu lạc bộ, các hiệp hội nghề nghiệp, các

hình thức liên kết, liên doanh

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển ngành, sản phâm chủ lực của huyện; phát triển các sản phẩm OCOP (phần đấu đến năm 2025 có 7-10 sản phẩm đạt 3 sao trở lên) Tiếp tục đây mạnh tích tụ ruộng đất, hình thành và xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn dé thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát trién các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Trang 39

- Phát triển, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đưa cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; tập trung các tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất nông sản sạch và công nghệ chế biến nông sản

- Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tô chức sản xuất nhất là hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, ưu tiên nguồn vốn đề hỗ trợ các hợp tác xã nông nghệp hoạt động hiệu quả Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thuê lại ruộng đất của người dân hoặc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đề hình thành vùng sản xuất tập trung, liên kết theo chuỗi giá trị với phương châm “Doanh nghiệp, hợp tác xã là trung tâm, hộ gia đình là hạt nhân”

- Phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái nhằm khai thác hiệu quả các hoạt động lễ hội và khu du lịch sinh thái cùng các tour du lịch, tuyến du lịch

- Huy động nguồn lực xây dựng và đầy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển kinh tế; ưu tiên hỗ trợ kinh phí và tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cầu hạ tang thủy lợi, giao thông nội đồng tại các vùng đồn đổi ruộng đất, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tăng cường chỉ đạo điêm mô hình đảm bảo phát triển bền vững và nhân rộng các mô hình trang trại, gia trại hoạt động có hiệu quả

2.2.23 Tăng cường đầu tư xây dựng kết cdu ha tang 6 néng thôn

a) Giao thông

Phối hợp đây nhanh tiến độ thi công đầu tư các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện Tiếp tục đầu tư đồng bộ, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, các tuyến đường huyện, đường trục xã, thị trấn như: Dự án cải tạo, nâng cấp đường nội thị đoạn từ dốc QL32C cũ đi QL2D, thị trấn Lâm Thao; Cải tạo, nâng cấp đường giao thông liên xã Vĩnh Lại đoạn ông Tình Tắn đến trạm bơm

Gối Gạo xã Vĩnh Lại, tổng mức đầu tư hơn 4,5 tỷ đồng, nhà thầu thi công là Công ty

TNHH thương mại sản xuất xây dựng và dịch vụ Thanh Hương (dự án 2); Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn (GTNT) xã Tiên Kiên đoạn từ TL325B đi thị trấn Phong Châu (huyện Phù Ninh), tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng, nhà thầu thi công là Công ty cổ phần thương mại xây dựng Mạnh Hùng (dự án 3); Nâng cấp, cải tạo đường GTNT từ trạm biến áp khu 10 đi cầu Thủy, xã Xuân Lũng, tổng mức đầu

tư hơn 5,8 tỷ đồng, nhà thầu thi công là Công ty cổ phần xây dựng và thương mại

Trang 40

Tatraco (du an 4); Xây dựng khu tập két rac thai tap trung trén dia ban huyén Lam

Thao, téng mire dau tu hon 11,1 ty déng, nhà thầu thi công là Công ty TNHH Một

thành viên Thương mại và Vận tải Thái Phong (dự án 5); Sửa chữa tuyến đường từ QL2D (cống tiêu Vĩnh Mộ) đến thôn Cao Lĩnh xã Cao Xá, tổng mức đầu tư gần 8 ty

đồng, nhà thầu thi công là Công ty TNHH Bình Nguyên (dự án 6); Cải tạo, nâng cấp đường GTNT từ QL32C đi khu 3 xã Tiên Kiên, tổng mức đầu tư hơn 4,7 tỷ đồng, nhà thầu thi công là Công ty TNHH Một thành viên Thanh Bình Phú Thọ (dự án 7); Khắc

phục, xử lý khan cấp sự cố sạt lở tuyến đê hữu ngòi Vĩnh Mộ xã Cao Xá, tổng mức đầu tư hơn 5,1 ty đồng, nhà thầu thi công là Công ty cổ phần Đạt Hưng (dự án 8)

Chỉ đạo, triển khai các khu đân cư tiếp tục chỉnh trang, nâng cao các tiêu chí khu đân cư NTM kiểu mẫu, rà soát, xây đựng các nội dung, tiêu chí theo hướng khu dân cư thông minh, lắp đặt tên đường, biển số nhà trên địa bàn khu rà soát, huy động kinh phí xây dựng mô hình, hệ thống camera giám sát, lắp đặt tại các điểm ra, vào khu dân cư, tô chức rà soát người dân trong độ tuổi lao động, tập huấn, phổ biến kiến thức

về kỹ năng số và an toàn thông tin cơ bản, tập huấn cho tô công nghệ số công đồng

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTMNC huyện Lâm Thao cũng đã đề xảy ra những tình huống đáng tiếc, như: Tại xã Cao Xá, vào thời điểm cuối tháng 4/2022 khi chính quyền xã Cao Xá đang tô chức chắn chỉnh hành lang giao thông để hoàn thành thêm một số tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

và một số khu dân cư kiểu mẫu, doc hai bên đường tỉnh lộ 324 đoạn chạy qua xã Cao

Xá vẫn còn ngồn ngang gốc của hàng trăm cây xanh hơn chục năm tuổi bị đốn hạ nằm chồng chất lẫn gạch, vữa, tôn, đất đá bị đào bới; hành lang đường chỗ thò ra, nơi thụt vào Bà con xã Cao Xá cảm thấy rất hoang mang bởi lẽ khi tiến hành, chính quyền không hề công khai tổ chức họp, bàn, thông báo và lấy ý kiến của người dân (https://congthuong.vn/chuyen-la-trong-xay-dung-nong-thon-moI-nang-cao-o-Xa-cao- xa-lam-thao-phu-tho)

b) Thủy lợi

Hàng năm, UBND huyện giao các phòng nông nghiệp, đơn vị chức năng và các xã xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi, thực hiện nạo vét kênh mương đảm bảo cho công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất và

Ngày đăng: 09/11/2024, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.10.  Kết  quả  đánh  giá  tiêu  chí  môi  trường  của  huyện  Lâm  Thao - Quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ
ng 2.10. Kết quả đánh giá tiêu chí môi trường của huyện Lâm Thao (Trang 56)
Bảng  2.12.  Kết  quả  đánh  giá  tiêu  chí  An  ninh  —  Trật  tự  -  Hành  chính - Quản lý xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện lâm thao tỉnh phú thọ
ng 2.12. Kết quả đánh giá tiêu chí An ninh — Trật tự - Hành chính (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w