1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hoạt động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân
Tác giả Nguyễn Ngọc Thật, Hồ Thị Hồng Ngọc, Huỳnh Như Quỳnh, Phạm Thị Thảo Duyên, Hoàng Thị Vân Hà, Lăng Khánh Dương, Vũ Thị Thùy Trang
Người hướng dẫn Ths. Tăng Minh Hưởng
Trường học Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
Chuyên ngành Logistics thu hồi
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 8,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIỂU LUẬN (6)
    • 1.1. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO (6)
    • 1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (6)
    • 1.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI Ở NƯỚC TA (7)
  • CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT (7)
    • 2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ LOGISTICS THU HỒI (7)
    • 2.2. CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH LOGISTICS THU HỒI (8)
    • 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LOGISTICS THU HỒI (10)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG (12)
    • 3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA DUY TÂN (12)
      • 3.1.1 Sơ lược về công ty (12)
      • 3.1.2 Nhà máy tái chế nhựa Duy Tân (13)
    • 3.2. MÔ HÌNH LOGISTICS THU HỒI CỦA DUY TÂN (13)
      • 3.2.1 Quy trình của dòng logistics thu hồi (14)
    • 3.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN MÀ DOANH NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT (16)
      • 3.2.1 Thuận lợi (16)
      • 3.2.2 Khó khăn (17)
    • 3.3. SỐ LIỆU THỐNG KÊ VÀ DỮ LIỆU LIÊN QUAN (20)
    • 3.4. ĐÁNH GIÁ (21)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN CHO HỆ THỐNG LOGISTICS THU HỒI (22)
    • 4.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI (22)
      • 4.1.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển (22)
      • 4.1.2 Nâng cao nhận thức của các bên liên quan đến logistics ngược (23)
      • 4.1.3 Khuyến khích hợp tác và đầu tư cho hệ thống logistics ngược chính thức (26)
      • 4.1.4 Quy hoạch và phát triển các làng nghề tái chế nhựa (26)
      • 4.1.5 Giải pháp phát triển công nghệ, kỹ thuật tái chế (27)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (28)
    • 5.1. TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHÍNH (28)
    • 5.2. TẠI SAO VIỆC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI LẠI LÀ VẤN ĐỀ LỚN CẦN QUAN TÂM ĐẶC BIỆT? (30)
    • 5.3. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI CHO CÔNG CÔNG TY....................................................................................................................... 27 1 Những bài học thành công có thể vận dụng cho chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa (32)

Nội dung

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, báo cáo cần phải thựchiện các nhiệm vụ và hoàn thành các yêu cầu đề ra như sau: Thứ nhất hiểu rõ các khái niệm và lý thuyết: Định nghĩa logistics thu hồ

TỔNG QUAN VỀ TIỂU LUẬN

MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO

Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo là “Hoàn thiện hoạt động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân” Tìm hiểu, làm rõ những vấn đề về mặt khoa học và thực tiễn cũng như đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện hệ thống logistics ngược cho doanh nghiệp Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, báo cáo cần phải thực hiện các nhiệm vụ và hoàn thành các yêu cầu đề ra như sau:

Thứ nhất hiểu rõ các khái niệm và lý thuyết: Định nghĩa logistics thu hồi; Các lý thuyết và mô hình logistics thu hồi; Các yếu tố ảnh hưởng đến logistics thu hồi

Thứ hai phân tích hiện trạng: Đánh giá hiện trạng hoạt động logistics thu hồi tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân; Những thuận lợi khó khăn hiện tại; Các số liệu và dữ liệu liên quan

Thứ ba các giải pháp hoàn thiện: Đề xuất các giải pháp cải thiện hoạt động logistics thu hồi: vận tải, bao bì, kho bãi, vv ; Phân tích lợi ích và chi phí của từng giải pháp; Kế hoạch triển khai các giải pháp

Thứ tư là kết luận: Tóm tắt lại các nội dung chính; Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện hoạt động logistics thu hồi; Đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp.

Kết cấu của báo cáo: Ngoài phần Lời mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Kết luận, báo cáo dài trang và được chia thành 5 chương (30 trang) với nội dung như sau:

- Chương 1: Nói về tầm quan trọng và tình hình của hoạt động logistics thu hồi tại nước ta

- Chương 2: Tập trung vào định nghĩa, các lý thuyết và mô hình logistics thu hồi cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động logistics ngược

- Chương 3: Hiện trạng, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp

- Chương 4: Phân tích lợi ích, chi phí, kế hoạch và một số giải pháp đề xuất để tối ưu hóa hoạt động logistics ngược

- Chương 5: Tóm tắt bài báo cáo, nhấn mạnh các ý chính và tầm quan trọng của hoạt động logistics ngược.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Khi logistics ngược ra đời, các chuỗi cung ứng truyền thống vốn chỉ bao gồm dòng xuôi đã phát triển thành các chuỗi cung ứng vòng kín (Closed-loop Supply Chain – CLSC). Chuỗi cung ứng vòng kín đưa ra các nỗ lực phối hợp hoạt động theo chiều xuôi và ngược của sản phẩm nhờ đó đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đồng thời với mục tiêu hiệu quả và hiệu suất trong các chuỗi cung ứng Nói cách khác, sự ra đời và phát triển của logistics xuôi đã thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng ngược; từ đó kết hợp với chuỗi cung ứng truyền thống để tạo ra chuỗi cung ứng với vòng kín với nhiều ưu thế vượt trội Các lợi ích mà logistics ngược mang lại có thể kể đến như:

- Tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi

- Thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng

- Giúp tiết kiệm chi phí

- Tạo dựng hình ảnh xanh cho doanh nghiệp.

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI Ở NƯỚC TA

Việt Nam đã tồn tại một hệ thống quản lý và thu hồi chất thải rắn chính thức do nhà nước điều hành từ rất lâu Tuy nhiên, trong khi khối lượng chất thải rắn phát sinh trên cả nước ước khoảng 28 triệu tấn/năm với tốc độ tăng 10%/năm, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 83 -85% ở khu vực đô thị và 40 - 50% ở khu vực nông thôn thì tỷ lệ tái chế, tái sử dụng chỉ đạt khoảng 10 - 12% Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do các doanh nghiệp ViệtNam chưa nhận thức sâu sắc về vai trò của logistics ngược trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Không những thế, sự hạn chế về trình độ quản lý, sự yếu kém về hệ thống hạ tầng và công nghệ đã khiến cho các doanh nghiệp ViệtNam chưa tổ chức, triển khai và kiểm soát được hoạt độnglogistics ngược một cách bài bản,chuyên nghiệp Từ thực tế trên cho thấy, phát triển logistics ngược tại Việt Nam là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp, các ngành cũng như trên bình diện nước ta.

KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT

ĐỊNH NGHĨA VỀ LOGISTICS THU HỒI

Từ những tài liệu nghiên cứu cho thấy các vấn đề logistics thu hồi (logistics ngược) đã xuất hiện cách đây nhiều thập kỷ, tuy nhiên logistics ngược đã được biểu hiện một cách khá rõ từ những năm 1970 Lúc nãy các thuật ngữ như kênh ngược, dòng ngược đã xuất hiện trong các tài liệu khoa học và phần lớn liên quan đến các vấn đề tái chế (Gultinan & Nwokoye, 1975)

Tiếp sau đó cũng có khác nhiều định nghĩa logistics ngược và theo thời gian ít nhiều có sự thay đổi Trong thập niên 80, định nghĩa, khái niệm logistics ngược được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện các luồng dịch chuyển sản phẩm đi theo hướng ngược so với các luồng truyền thống trong chuỗi cung ứng, lúc này logistics ngược hiểu là đi theo đường sản phẩm hỏng (Lambert & Stock, 1980)

Stock (1992) cho rằng logistics ngược là một tập hợp các biện pháp nhằm thực hiện những hoạt động liên quan bao gồm tái chế, thay thế, tái sử dụng và xử lí phế thải

Pohlen & Theodore Farris (1992) đã khái niệm logistics ngược là sự chuyển động của hàng hóa từ người tiêu dùng hướng tới nhà sản xuất trong kênh phân phối

Vào cuối năm 1990, khái niệm về logistics ngược một lần nữa được đưa ra bởiRevLog (1998) và cảu Rogers và Tibben-Lembke (1999) Theo đó, logistics ngược được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng ngược của nguyên liệu thô,sản phẩm dở dang, bao bì đóng gói và thành phẩm từ sản xuất, phân phối hoặc sử dụng đến điểm phục hồi hoặc điểm xử lí thích hợp.

CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH LOGISTICS THU HỒI

Logistics thu hồi (reverse logistics) bao gồm nhiều mô hình khác nhau, mỗi mô hình có các đặc điểm và ứng dụng riêng Dưới đây là một số mô hình logistics thu hồi phổ biến hiện nay:

1 Mô Hình Trả Lại Sản Phẩm (Product Return Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi sản phẩm từ khách hàng vì các lý do như lỗi sản phẩm, không hài lòng, hoặc thay đổi nhu cầu Sản phẩm trả lại sau đó được kiểm tra, phân loại và quyết định tái sử dụng, tân trang, tái chế hoặc tiêu hủy

- Đặc điểm: Khách hàng trả lại sản phẩm cho nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất vì các lý do như lỗi sản phẩm, không hài lòng, hoặc thay đổi nhu cầu.

- Ứng dụng: Các công ty bán lẻ trực tuyến như Amazon và các nhà sản xuất điện tử như Apple thường áp dụng mô hình này để xử lý các sản phẩm trả lại từ khách hàng.

- Quy trình: Thu hồi sản phẩm từ khách hàng, kiểm tra chất lượng, phân loại và quyết định tái sử dụng, tân trang, tái chế hoặc tiêu hủy.

2 Mô Hình Tân Trang (Refurbishment Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi sản phẩm cũ hoặc bị lỗi, sau đó sửa chữa và nâng cấp chúng để bán lại như hàng tân trang Sản phẩm tân trang thường được bán với giá thấp hơn sản phẩm mới nhưng đảm bảo chất lượng.

- Đặc điểm: Sản phẩm cũ hoặc bị lỗi được thu hồi, sửa chữa và nâng cấp để bán lại như hàng tân trang.

- Ứng dụng: Các công ty công nghệ như Dell và HP áp dụng mô hình này để tân trang và bán lại các thiết bị điện tử đã qua sử dụng.

- Quy trình: Thu hồi sản phẩm, kiểm tra và sửa chữa, thay thế linh kiện, làm mới và bán lại với giá thấp hơn sản phẩm mới

3 Mô Hình Tái Chế (Recycling Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc không thể sửa chữa, sau đó tách rời các thành phần và tái chế nguyên liệu để sử dụng trong sản xuất mới Mô hình này giúp giảm lượng rác thải và tiết kiệm tài nguyên.

- Đặc điểm: Sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc không thể sửa chữa được thu hồi để tái chế các nguyên liệu.

- Ứng dụng: Các công ty sản xuất điện tử và đồ gia dụng như Samsung và LG thường áp dụng mô hình này để tái chế kim loại, nhựa và các vật liệu khác từ sản phẩm cũ.

- Quy trình: Thu hồi sản phẩm, tách rời các thành phần, tái chế nguyên liệu và sử dụng trong sản xuất mới

4 Mô Hình Thu Hồi Vật Liệu (Material Recovery Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi các vật liệu và linh kiện có thể tái sử dụng từ các sản phẩm đã qua sử dụng Các linh kiện và vật liệu này sau đó được kiểm tra và tái sử dụng hoặc bán lại

- Đặc điểm: Thu hồi các vật liệu và linh kiện có thể tái sử dụng từ các sản phẩm đã qua sử dụng.

- Ứng dụng: Các ngành công nghiệp sản xuất như ô tô và hàng không sử dụng mô hình này để thu hồi các linh kiện và vật liệu đắt tiền.

- Quy trình: Thu hồi sản phẩm, tháo rời các linh kiện, kiểm tra chất lượng và tái sử dụng hoặc bán lại các linh kiện

5 Mô Hình Quản Lý Hàng Hoá Lỗi (Remanufacturing Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi sản phẩm lỗi hoặc cũ và tái sản xuất chúng để đạt chất lượng như mới Quá trình này bao gồm tháo rời, làm sạch, sửa chữa, lắp ráp lại và kiểm tra chất lượng trước khi bán lại

- Đặc điểm: Sản phẩm lỗi hoặc cũ được thu hồi và tái sản xuất để đạt chất lượng như mới.

- Ứng dụng: Ngành công nghiệp máy móc và thiết bị công nghiệp áp dụng mô hình này để tái sản xuất các thiết bị và phụ tùng.

- Quy trình: Thu hồi sản phẩm, tháo rời, làm sạch, sửa chữa, lắp ráp lại và kiểm tra chất lượng trước khi bán lại

6 Mô Hình Tái Sử Dụng Bao Bì (Reusable Packaging Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi bao bì và vật liệu đóng gói sau khi sử dụng, làm sạch và tái sử dụng nhiều lần trong chuỗi cung ứng Mô hình này giúp giảm chi phí và tác động môi trường từ bao bì

- Đặc điểm: Bao bì và vật liệu đóng gói được thu hồi và tái sử dụng nhiều lần.

- Ứng dụng: Các công ty như IKEA và các nhà sản xuất đồ uống sử dụng mô hình này để giảm chi phí và tác động môi trường từ bao bì.

- Quy trình: Thu hồi bao bì, làm sạch, kiểm tra và tái sử dụng trong chuỗi cung ứng

7 Mô Hình Thu Hồi Hàng Hóa (Return to Vendor Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi sản phẩm không bán được hoặc hết hạn từ các cửa hàng và trả lại cho nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất Sản phẩm thu hồi sau đó được kiểm tra và xử lý theo thỏa thuận với nhà cung cấp

- Đặc điểm: Sản phẩm không bán được hoặc hết hạn được trả lại cho nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất.

- Ứng dụng: Các nhà bán lẻ như Walmart và các chuỗi siêu thị thường sử dụng mô hình này để quản lý hàng tồn kho.

- Quy trình: Thu hồi sản phẩm từ các cửa hàng, trả lại cho nhà cung cấp, kiểm tra và xử lý theo thỏa thuận với nhà cung cấp

8 Mô Hình Tái Chế Công Nghiệp (Industrial Recycling Model)

- Định nghĩa: Đây là quá trình thu hồi phế liệu công nghiệp từ quá trình sản xuất và tái chế để sử dụng lại trong sản xuất Mô hình này giúp quản lý và tái chế phế liệu hiệu quả, giảm tác động môi trường và tiết kiệm tài nguyên

- Đặc điểm: Các phế liệu công nghiệp được thu hồi và tái chế để sử dụng lại trong sản xuất.

- Ứng dụng: Các ngành công nghiệp sản xuất kim loại và hóa chất áp dụng mô hình này để quản lý và tái chế phế liệu.

- Quy trình: Thu hồi phế liệu từ quá trình sản xuất, xử lý và tái chế để sử dụng lại trong quy trình sản xuất

Vai trò của logistics thu hồi (reverse logistics)

Logistics thu hồi hay logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics thông xuôi: Ở nhiều khâu của quá trình logistics xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu, lúc này logistics ngược sẽ giúp đưa các sản phẩm này quay lại thị trường một cách nhanh chóng và kịp thời nhất

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LOGISTICS THU HỒI

Logistics thu hồi hay logistics ngược, liên quan đến việc quản lý quá trình thu hồi hàng hóa từ khách hàng và xử lý chúng theo cách tối ưu Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến logistics thu hồi, bao gồm:

- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm kém chất lượng hoặc bị lỗi thường dẫn đến yêu cầu thu hồi cao hơn Đảm bảo chất lượng sản phẩm có thể giảm số lượng sản phẩm cần thu hồi.

- Chính sách bảo hành và đổi trả: Chính sách của công ty về bảo hành và đổi trả có thể ảnh hưởng lớn đến logistics thu hồi Chính sách linh hoạt và rõ ràng giúp quản lý quy trình thu hồi hiệu quả hơn hồi.

- Không gian lưu trữ: kho bãi thường chỉ có một lượng không gian nhất định, nhưng khi bạn cần xử lí càng nhiều hàng trả lại, bạn cũng cần thêm không gian.

- Chi phí và thời gian xử lí hàng trả về: Các chi phí liên quan đến việc thu hồi, bao gồm chi phí vận chuyển, xử lý, và tiêu hủy hàng hóa, cần được cân nhắc kỹ lưỡng Quản lý chi phí hiệu quả giúp giảm thiểu tác động tài chính của việc thu hồi Chi phí vận chuyển hàng trả lại có thể tốn kém Chi phí vận chuyển, kiểm tra, và tái bán hàng có thể tiêu tốn tới 59% giá trị của sản phẩm có giá 50USD.

- Gian lận: Một số khách hàng không trung thực có thể lợi dụng chính sách trả hàng để nhận lợi ích không xứng đáng.

- Kỳ vọng của khách hàng: Ngày nay, người mua hàng trực tuyến mong đợi quy trình trả hàng dễ dàng và miễn phí Để giữ chân khách hàng, công ty cần hiểu rõ và đáp ứng kì vọng này, cung cấp một trải nghiệm sau mua sắm thuận tiện.

- Bảo vệ môi trường: Các công ty đang nỗ lực tái chế, tái sử dụng hàng trả lại và áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường trong quá trình này.

- Quản lý dòng hàng trả lại: Áp dụng công nghệ và lập kế hoạch tổng thể có thể giúp luồng hàng trả lại diễn ra mượt mà, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

- Quy trình và công nghệ: Sự hiệu quả của quy trình thu hồi phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ và hệ thống quản lý Các công cụ công nghệ như phần mềm quản lý logistics, hệ thống theo dõi và phân tích dữ liệu có thể giúp tối ưu hóa quy trình

- Chuỗi cung ứng: Sự phối hợp giữa các bên trong chuỗi cung ứng (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ) ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thu hồi sản phẩm Một chuỗi cung ứng linh hoạt và phối hợp chặt chẽ sẽ hỗ trợ quá trình thu hồi.

- Tuân thủ quy định pháp luật: Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, an toàn sản phẩm và quản lý chất thải có thể ảnh hưởng đến quy trình thu hồi Đảm bảo tuân thủ các quy định này là rất quan trọng để tránh rủi ro pháp lý.

- Kênh liên lạc với khách hàng: Cung cấp thông tin rõ ràng và kênh liên lạc hiệu quả với khách hàng giúp quá trình thu hồi diễn ra suôn sẻ hơn Khách hàng cần biết cách trả lại sản phẩm và quyền lợi của họ trong quá trình này.

- Tài nguyên và nhân lực: Sự chuẩn bị về nhân lực và tài nguyên cho việc xử lý các sản phẩm thu hồi cũng quan trọng Đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo và có đủ thiết bị cần thiết để xử lý hàng hóa một cách hiệu quả.

- Dữ liệu và phân tích: Phân tích dữ liệu liên quan đến các vấn đề sản phẩm và xu hướng

6 thu hồi giúp dự đoán và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai Việc thu thập và phân tích dữ liệu có thể cải thiện quy trình thu hồi

- Hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả giúp phát hiện lỗi và cải thiện sản phẩm, từ đó giảm thiểu số lượng sản phẩm cần thu hồi

Những yếu tố này cùng nhau ảnh hưởng đến hiệu quả của logistics thu hồi và đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình này.

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA DUY TÂN

3.1.1 Sơ lược về công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa tái chế Duy Tân được thành lập vào năm 1987, là thương hiệu nhựa uy tính hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm nhựa gia dụng, nhựa bao bì, nhựa công nghiệp chất lượng cao Năm 2021, Duy Tân chính thức trở thành thành viên của SCG Packaging (SCGP) và hướng đến mục tiêu trở thành nhà sản xuất nhựa hàng đầu ASEAN.

Hình 1: Công ty CPSX nhựa Duy Tân (nguồn nhựa Duy Tân).

Duy Tân hoạt động 36 năm trong ngành công nghiệp nhựa với nhiều thành tựu nối bật và nằm trong top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Với công nghệ tiên tiến, Duy Tân cam kết cung cấp sản phẩm với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Sản phẩm của Duy Tân đều trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt từ khâu thiết kế,sản xuất đến khâu hoàn thiện và giao hàng Công ty cũng đã xây dựng mạng lưới sản xuất và phân phối trên toàn quốc với lượng hàng lớn, đảm bảo khả năng cung ứng kịp thời.

Bên cạnh đó, nhựa Duy Tân cũng đặt ra những mục tiêu để bảo vệ môi trường Công ty đã đưa ra những công nghệ và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường Cũng như việc đầu tư vào dòng logistics thu hồi nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa.

3.1.2 Nhà máy tái chế nhựa Duy Tân

Cuối năm 2019, công ty TNHH nhựa Duy Tân thành lập nhà máy Nhựa Tái Chế Duy Tân nhằm đáp ứng nhu cầu xanh hóa của thế giới và đón đầu tiềm năng sử dụng nhựa tái chế ngày càng nhiều tại Việt Nam Nhà máy được đưa vào hoạt động vào năm 2020 tại tỉnh Long An, trở thành một trong những đơn vị đầu tiên, tiên phong trong lĩnh vực tái chế nhựa tại thị trường trong nước, hoạt động với sứ mệnh: "Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại Việt Nam."

Hoạt động thu hồi nhựa tái chế tại Nhà máy nhựa tái chế Duy Tân đã đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai bền vững Nhà máy không chỉ đã giảm lượng chai nhựa bỏ đi và tạo ra nguồn cung cấp thứ cấp quý báu, mà còn đã tạo nên một ví dụ mẫu về sự cam kết của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường Hoạt động này đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên và giảm lượng rác thải nhựa.

Nhà máy nhựa tái chế Duy Tân cũng đã tạo ra cơ hội kinh doanh mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm thân thiện với môi trường Quá trình tái sử dụng và tái chế chai nhựa đã thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong ngành công nghiệp nhựa. Điều này đã mang lại lợi ích kinh tế và tạo nên giá trị bền vững cho doanh nghiệp.

Nhà máy nhựa tái chế Duy Tân đã chứng minh rằng việc thực hiện mô hình logistics ngược không chỉ là một cam kết đúng đắn về bảo vệ môi trường, mà còn là một chiến lược thông minh để tối ưu hóa tài nguyên và tạo giá trị cho tương lai Chúng ta hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ lan tỏa và truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác, giúp thúc đẩy một cuộc cách mạng tái chế và bảo vệ môi trường toàn cầu.

MÔ HÌNH LOGISTICS THU HỒI CỦA DUY TÂN

Hình 2: Mô hình minh họa hoạt động logistics thu hồi của sản phẩm (nguồn internet).

3.2.1 Quy trình của dòng logistics thu hồi

Thu gom: Đây là quy trình đầu tiên trong tổng quy trình thực hiện tái chế Thu gom các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng từ cá nhân người dùng, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, nhà máy sản xuất và các điểm thu gom công cộng Vì Duy Tân có mạng lưới cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào lớn, nên Duy Tân đã có sẵn đại lý thu gom nhựa.

Nhà máy nhựa Duy Tân đã xây dựng hơn 100 trạm thu gom vệ tinh đạt rải rác ở các địa điểm công cộng trên toàn quốc như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trạm xe buýt, các khu dân cư cùng với hơn 80 đại lý cung cấp khoảng 60 tấn vỏ chai nhựa đã qua sử dụng cho Duy Tân mỗi ngày, để làm nguyên liệu cho quá trình tái chế và sản xuất.

Các sản phẩm được hồi thường là các vỏ chai nhựa, bao bì nhựa, cùng với đó là một số vật dụng nhựa đã qua sử dụng như bàn ghế, thùng rác, đồ chơi,bát đĩa nhựa qua đó giảm thiếu được lượng nhựa nguyên sinh để sản xuất sản phẩm mới giúp tiết kiệm chi phí doanh nghiệp Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người dân trong nước…

Hình 3: Ảnh minh họa thu gom chai nhựa rác tái chế (nguồn internet). Phân loại:

Tất cả các loại nhựa qua bước thu gom sẽ được sắp xếp và phân loại riêng cho từng loại nhựa Ngoài ra, sau khi tái chế, các bộ phận tái chế cần được phân loại theo màu sắc,chức năng, độ dày, Nhà máy Nhựa Duy Tân có máy phân loại nhựa mang tên "Máy kiểm tra mắt thần" (Optical Sorting) giúp tiết kiệm thời gian và nhân công

Hình 4: Ảnh minh họa phân loại nhựa tái chế (nguồn internet).

Quá trình xay - bằm - nghiền:

Sau khi các sản phẩm nhựa được làm sạch sẽ được đưa vào máy băm để cắt thành các mảnh nhỏ, sau đó được đem đi nghiền mịn Trong quá trình nghiền này cũng sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm còn dơ trong quá trình làm sạch và sẽ được diễn ra trong môi trường nước nhằm giảm thiểu tối đa lượng bụi phát sinh trong khi nghiền -Các mảnh nhựa sau khi nghiền được sàng lọc để loại bỏ các mảnh quá lớn hoặc quá nhỏ, không đủ tiêu chuẩn, và phân loại dựa theo tính chất và chất lượng có thể tái sử dụng Nếu chất lượng tốt thì sẽ được trực tiếp đặc cách tái chế nhựa phế thải

Hình 5: Quy trình tái chế nhựa (nguồn nhựa Duy Tân).

Trong quá trình này, nhà máy sẽ kiểm tra tất các miếng nhựa đã được nghiền đảm bảo tất cả chúng đều đạt chất lượng để tái chế Trước tiên là theo độ tỉ trọng bằng cách bỏ chúng vào nước Sau đó đến phương pháp phân loại không khí (Air Classification) để tìm ra được độ dày của các hạt phế phẩm Và chúng sẽ được đóng bao trước khi bỏ chúng và khâu sản xuất sản phẩm tái chế.

Hình 6: Ảnh minh họa hạt nhựa tái chế (nguồn nhựa Duy Tân).

Khử trùng và tiến hành phân phối sản phẩm tái chế: Đây chính là bước cuối cùng trong quy trình tái chế nhựa của Nhà máy Nhựa DuyTân Các sản phẩm sau khi tái chế thành sản phẩm mới sẽ được đưa đến tay khách hàng.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN MÀ DOANH NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT

- Nguồn cung nguyên liệu ổn đinh: Duy Tân là một trong những nhà sản xuất lớn tại Việt Nam, nên có nguồn cung cấp nguyên liệu tái chế ổn định

- Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng nhựa tái chế thay vì nhựa nguyên sinh giúp nhà máy nhựa Duy Tân có thể giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, do nhựa tái chế thường rẻ hơn. Hơn nữa còn tiết kiệm tài nguyên lao động và các chi phí khác để tạo ra các sản phẩm khác Thu hồi và tái chế nhựa còn gúp giảm lượng rác thải nhựa đổ vào bãi rác, từ đó giảm chi chi xử lý rác thải

- Giúp bảo vệ môi trường: việc tái chế các sản phẩm nhựa sẽ giúp giảm thiểu chất thải nhựa, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ con người

- Logistics thu hồi giúp tạo dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp: Khách hàng, các cơ quan quản lý chức năng và công chúng cũng thường đánh giá rất cao trước những hành vi thân thiện với môi trường của doanh nghiệp.

Nhìn chung, ngành nhựa đã có những bước phát triển mạnh trong 5 năm trở lại đây với tốc độ tăng trưởng cao (trung bình 15 - 18%/năm), chiếm 4,8-5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 3% GDP của Việt Nam; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia Ngành nhựa đ ợcƣ xem là một trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm đ ợcƣ chính phủ tập trung đầu tư Chính phủ cũng đã sớm xây dựng và thông qua kế hoạch phát triển ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2025 Đây là điều kiện thuận lợi để ngành nhựa phát triển một cách có định hướng.

3.2.2.1 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công bước đầu, logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam vẫn đang còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần khắc phục Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó bao gồm:

Hạn chế về tổ chức logistics ngược

Mặc dù ngành nhựa có đặc điểm và quy mô đủ lớn để khai thác rất tốt tiềm năng của logistics ngược nhưng tại Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức, điều hành hoạt động logistics ngược trong phạm vi toàn ngành nhựa Thay vào đó, hệ thống logistics ngược trong ngành nhựa đang được nhìn nhận như là một phần của hệ thống quản lý chất thải rắn mà chưa có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là logistics ngược chưa phát huy được hết vai trò của mình đối với sự phát triển của bền vững của ngành nhựa.

Các thành viên mạng lưới logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam không có năng lực tổng thể cho các hoạt động logistics ngược mà tăng cường năng lực của họ thông qua mối quan hệ với các thành viên khác trong mạng lưới Tuy nhiên, mức độ cộng tác giữa các thành viên đều dưới mức trung bình.

Tỷ trọng các doanh nghiệp tự tổ chức thay vì thuê ngoài logistics ngược cao, trong khi năng lực tự tổ chức của các doanh nghiệp lại thấp Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam mới chỉ tổ chức tốt các hoạt động logistics ngược chức năng đơn lẻ nhưng chiến lược, kế hoạch, chính sách cho hoạt động logistics ngược lại chưa được các doanh nghiệp hoạch định một cách bài bản.

Hạn chế trong triển khai các dòng và hoạt động logistics ngược

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhựa chỉ có khả năng triển khai dòng logistics ngược cho sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc phế phẩm, phụ phẩm

12 phát sinh trong nhà máy của họ mà chưa đủ năng lực cũng như không bị ràng buộc trách nhiệm để tổ chức thu gom và tái chế các sản phẩm kết thúc sử dụng từ người tiêu dùng.

Dòng logistics ngược cho sản phẩm kết thúc sử dụng từ người tiêu dùng hoàn hoàn phụ thuộc vào các cơ sở thu gom và tái chế phế liệu nhựa phi chính thức Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều có diện tích nhỏ hẹp; lực lượng lao động chủ yếu là trình độ thấp, tay nghề chưa cao; hoạt động theo quy mô gia đình nên năng lực quản lý của chủ cơ sở tái chế nhựa rất thấp Tỷ lệ thu hồi và tái chế, tái sử dụng đối với sản phẩm kết thúc sử dụng từ người tiêu dùng rất thấp; số còn được chủ yếu được chôn lấp tại các bãi rác thải. Thực tế này dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn phế liệu nhựa, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường. Đối với hoạt động tập hợp và thu gom, phế liệu nhựa được tập hợp, thu gom từ nhiều nguồn, có thành phần và chất lượng không ổn định; gây khó khăn cho hoạt động tái chế nhựa đồng thời ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm nhựa tái chế Nguồn cung cấp phế liệu không đảm bảo về số lượng và chất lượng cũng gây khó khăn cho các cơ sở thu gom, tái chế trong việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể và không dám mở rộng quy mô tái chế.

Công nghệ tái chế truyền thống mà các doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay phần lớn là công nghệ lạc hậu, thô sơ Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm nhựa tái chế thấp, chủng loại sản phẩm kém đa dạng; đồng thời mức tiêu hao năng lượng và mức phát thải ô nhiễm cao; không đảm bảo hiệu quả kinh tế - môi trường của hoạt động tái chế nhựa của các cơ sở này.

Sản phẩm nhựa tái chế được phân phối lại bao gồm hạt nhựa tái sinh và các sản phẩm được sản xuất từ hạt nhựa tái sinh Tuy nhiên, tại Việt Nam hạt nhựa tái sinh thường có chất lượng thấp, chỉ sử dụng để sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng phục vụ cho thị trường bình dân nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao.

3.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong việc tổ chức hoạt động logistics thu hồi của Nhựa Duy Tân nói riêng và trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam nói chung xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Các nguyên nhân có thể đến từ môi trường bên ngoài hoặc từ chính yếu tố bên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam.

SỐ LIỆU THỐNG KÊ VÀ DỮ LIỆU LIÊN QUAN

Theo nghiên cứu, Kế hoạch đầu tư cho hoạt động của Nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân được chia làm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2020 - 2021 với tổng đầu tư 20 triệu USD cho sản lượng 20.000 tấn/năm; giai đoạn 2 sẽ tiếp tục thực hiện vào năm

2022 - 2023 tổng đầu tư 20 triệu USD và đẩy mạnh sản lượng 60.000 tấn/năm; giai đoạn 3 từ năm 2024 với tổng đầu tư 20 triệu USD cho sản lượng 100.000 tấn/năm.

Hình 7: Nhà kho Nhựa Duy Tân (nguồn nhựa Duy Tân).

Theo đó, nhằm tăng cường quản lý, tái chế và giảm thiểu chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường và đại dương, DUYTAN recycling đã đầu tư và xây dựng một nhà máy cung cấp sản phẩm nhựa tái chế chất lượng cao với công nghệ “Bottle-to-Bottle” Mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp mới, qua đó, giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch -Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là hạt nhựa tái sinh rPET dùng cho bao bì thực phẩm và rHDPE dùng cho bao bì hóa mỹ phẩm, được sản xuất theo quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn cho bao bì Khi hoàn thành, nhà máy sẽ có công suất xử lý đạt 100.000 tấn nhựa/năm, tương đương với 7 tỷ chai nhựa được tái sinh mỗi năm -Với công nghệ tái chế chất lượng cao, trong 10 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã thu gom và tái chế 18.200 tấn (tương đương 1,6 tỷ chai) Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang

12 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và Châu Âu, với sản lượng xuất khẩu 9.100 tấn (chiếm 56%).

Nhờ những bước tiến quyết liệt trong chuyển đổi xanh, ngày 30/10/2023, DUYTANRecycling vinh dự nhận được Chứng nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao do Bộ Khoa học &Công nghệ cấp Đây được xem là một trong những bước tiến quan trọng của Công ty trong việc kiểm soát và nâng cao chất lượng sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh và là bước khởi đầu cho kế hoạch phát triển trong tương lai.

ĐÁNH GIÁ

Hoạt động thu hồi logistics của Nhựa Duy Tân trong lĩnh vực tái chế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Công ty đã đầu tư mạnh vào các dự án tái chế nhựa với mục tiêu xây dựng nhà máy có khả năng xử lý lên đến 100.000 tấn rác thải nhựa mỗi năm vào năm

2026, nhằm giảm thiểu rác thải nhựa xả ra môi trường biển Nhà máy này đã đưa vào sử dụng công nghệ tái chế từ chai nhựa cũ thành hạt nhựa mới, có khả năng tái chế nhiều lần

Công ty cũng đã nhận được sự quan tâm và đồng hành từ các doanh nghiệp lớn và các hiệp hội như Coca Cola, Nestle, Lavie, và Unilever, giúp thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn Tuy nhiên, Duy Tân cũng gặp phải thách thức về việc phân loại rác thải tại nguồn, công nghệ tái chế chưa được tiêu chuẩn hóa, và chi phí nhập khẩu công nghệ cao từ nước ngoài

Nhựa Duy Tân đã đầu tư vào công nghệ tái chế tiên tiến, nhập khẩu từ nước ngoài do công nghệ trong nước còn hạn chế Quy trình tái chế của họ bao gồm việc thu gom, phân

16 loại, làm sạch và xử lý phế liệu để tạo ra các sản phẩm mới Mặc dù gặp nhiều thách thức về chi phí và thị trường tiêu thụ, Duy Tân vẫn kiên định với mục tiêu bảo vệ môi trường

Tổng quan, hoạt động thu hồi logistics của Nhựa Duy Tân trong lĩnh vực tái chế nhựa là một bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Cuối cùng, chương 3 đã tóm lược những thành công và hạn chế trong tổ chức và triển khai hệ thống logistics thu hồi trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Duy Tân Đây sẽ là căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra những đề xuất, giải pháp phát triển hệ thống logistics ngược trong chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần nhựa Duy Tân ở chương 4.

GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN CHO HỆ THỐNG LOGISTICS THU HỒI

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS THU HỒI

4.1.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển logistics ngược Đến nay, Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn đặc thù về quản lý các dòng chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng cao như chất thải nhựa Hiệu lực thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế không cao, trở thành rào cản chính đối với phát triển logistics ngược

- Thực hiện nghiêm túc kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về nhập khẩu nhựa phế liệu theo thông báo số 405/TB-VPCP ngày 18/10/2018.

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu cùng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư và quản lý các dự án xử lý chất thải.

- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp xử lý chất thải đầu tư thiết bị, công nghệ thân thiện môi trường, lắp đặt các thiết bị/hệ thống xử lý để đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong kiểm soát các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải để phòng ngừa và xử lý các vi phạm.

Ví dụ: Việc ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó có quy định về việc nhà sản xuất phải thực hiện trách nhiệm thu hồi, tái chế sản phẩm sau khi hết thời gian sử dụng (Extended Producer Responsibility - EPR). Điều này đã giúp xây dựng khung pháp lý cụ thể cho logistics ngược tại Việt Nam.

Hình 9: Mô hình EPR (internet).

4.1.2 Nâng cao nhận thức của các bên liên quan đến logistics ngược

4.1.2.1 Nâng cao nhận thức của nhà sản xuất và nhà phân phối

Nhà sản xuất và nhà phân phối trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa cần nâng cao nhận thức về logistics ngược:

- Nâng cao hiểu biết về trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc thu hồi và tái chế sản phẩm nhựa Điều này sẽ giúp họ sẵn sàng tuân thủ luật pháp và chấp nhận trách nhiệm trong mô hình logistics ngược.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn theo đúng các quy định của pháp luật.

- Các cơ quan chính phủ nên hỗ trợ nhà sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhận thức được lợi ích từ việc đầu tư vào thiết kế sinh thái và công nghệ mới.

Chương trình tái chế nhựa của Unilever:

Unilever Việt Nam đã hợp tác với các đối tác địa phương để phát triển chương trình thu gom và tái chế bao bì nhựa Công ty này đã xây dựng các trung tâm tái chế và hợp tác với các nhà bán lẻ lớn như Coopmart và Big C để thiết lập các điểm thu gom tại siêu thị Điều này giúp giảm lượng rác thải nhựa đổ ra môi trường, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu tái chế cho sản xuất.

Hình 10: Dự án của Unilever (nguồn internet).

Chương trình thu hồi vỏ chai nhựa của Coca-Cola:

Coca-Cola Việt Nam đã triển khai chương trình "Tái sinh vỏ chai" nhằm thu hồi và tái chế vỏ chai nhựa Người tiêu dùng được khuyến khích mang các vỏ chai đã sử dụng đến các điểm thu gom để đổi lấy các phần quà Đây là một ví dụ điển hình của logistics ngược, nơi công ty thu hồi sản phẩm sau khi sử dụng và tái chế chúng để giảm thiểu chất thải nhựa và bảo vệ môi trường.

Hình 11: Chương trình của Coca-cola (nguồn internet).

4.1.2.2 Nâng cao nhận thức của người thu gom và tái chế phi chính thức

Những người thu gom và tái chế phi chính thức đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế địa phương Cần nâng cao nhận thức của họ và sự hỗ trợ từ chính phủ:

- Tổ chức các khóa tập huấn và giáo dục cho những người thu gom và tái chế phi chính thức.

- Phổ biến thông tin qua các tổ chức cộng đồng như hợp tác xã chất thải, Đoàn Thanh niên hoặc Hội phụ nữ.

- Nâng cao nhận thức của các cơ sở thu gom, tái chế tại các làng nghề thông qua chính quyền địa phương.

4.1.2.3 Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cuối cùng

Sự tham gia tích cực của người tiêu dùng là điều kiện cần thiết để vận hành hệ thống logistics ngược Các giải pháp bao gồm:

- Tuyên truyền cho người tiêu dùng qua nhiều kênh truyền khác nhau như tài liệu, áp phích, tờ rơi, chương trình truyền hình, website về phân loại chất thải nhựa tại nguồn, tái sử dụng hoặc thải bỏ sản phẩm nhựa một cách hợp lý.

- Đặc biệt, luận án đánh giá cao hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về 3Rs tại các cơ sở giáo dục, đào tạo ở mọi cấp học bởi vì đây là giải pháp này góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng từ gốc rễ, nhất là đối với thế hệ trẻ ở Việt Nam.

- Tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức quốc gia nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm thân thiện với môi trường và tham gia ngày thu hồi, tái chế.

4.1.3 Khuyến khích hợp tác và đầu tư cho hệ thống logistics ngược chính thức

Chính phủ cần hợp tác và kêu gọi đầu tư từ các đối tác khác nhau nhằm loại bỏ rào cản về cơ sở hạ tầng và phát triển các điểm thu gom, phương tiện vận chuyển, trạm lưu trữ, trung tâm tái chế:

Ngày đăng: 08/11/2024, 17:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Công ty CPSX nhựa Duy Tân (nguồn nhựa Duy Tân). - Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân
Hình 1 Công ty CPSX nhựa Duy Tân (nguồn nhựa Duy Tân) (Trang 12)
Hình  2 : Mô hình minh họa hoạt động logistics thu hồi của sản phẩm (nguồn internet). - Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân
nh 2 : Mô hình minh họa hoạt động logistics thu hồi của sản phẩm (nguồn internet) (Trang 13)
Hình 3: Ảnh minh họa thu gom chai nhựa rác tái chế (nguồn internet). Phân loại: - Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân
Hình 3 Ảnh minh họa thu gom chai nhựa rác tái chế (nguồn internet). Phân loại: (Trang 14)
Hình 4: Ảnh minh họa phân loại nhựa tái chế (nguồn internet). - Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân
Hình 4 Ảnh minh họa phân loại nhựa tái chế (nguồn internet) (Trang 15)
Hình 5: Quy trình tái chế nhựa (nguồn nhựa Duy Tân). - Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân
Hình 5 Quy trình tái chế nhựa (nguồn nhựa Duy Tân) (Trang 15)
Hình 6: Ảnh minh họa hạt nhựa tái chế (nguồn nhựa Duy Tân). - Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân
Hình 6 Ảnh minh họa hạt nhựa tái chế (nguồn nhựa Duy Tân) (Trang 16)
Hình 7: Nhà kho Nhựa Duy Tân (nguồn nhựa Duy Tân). - Tiểu luận logistics thu hồi Đề tài hoàn thiện hoạt Động logistics thu hồi cho các sản phẩm nhựa tại công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân
Hình 7 Nhà kho Nhựa Duy Tân (nguồn nhựa Duy Tân) (Trang 20)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w