- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được các mục tiêu trên, khoá luận có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: + Hệ thống hoá các vân dé ly luận về TNDS, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và điều
Trang 1
TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI
TRAN CHi ANH K20GCQ005
CAC DIEU KIEN PHAT SINH TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HẠI NGOÀI HỢP DONG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP
Hà Nội - 2024
Trang 2
TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI
TRAN CHi ANH K20GCQ005 CAC DIEU KIEN PHAT SINH TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP ĐÔNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS NGUYÊN HUY HOÀNG NAM
Hà Nội - 2024
Trang 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các kết luận, số liệu trong khoá luận tốt nghiệp là
trung thực, đảm bảo độ tin cậy./
Xác nhận của Tác giả khoá luận tốt nghiệp giảng viên hướng dân (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4VIET TAT TU DAY DU
BLDS : Bộ luật Dân sự
TNDS ; Trach nhiém dan su
Trang 5MỤC LỤC
1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm dân sự
1.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
1.2 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 10 1.2.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.3 Khái quát chung về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.4 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
theo quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới - 21
1.4.1 Bộ luật Dân sự Pháp 21 1.4.2 Bộ luật Dân sự Đức 22 1.4.3 Bộ luật Dân sự Nhật Bản 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG TAL 26
2.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
hành vi trái pháp luật gây ra 26 2.1.1 Có thiệt hại xảy ra 26
Trang 62.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
2.2 Vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 35
2.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
2.3.1 Có thiệt hại xảy ra 38 2.3.2 Có sự kiện tài sản gây thiệt hại trái pháp luật -‹.«« 39 2.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện tài sản gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra 47
CHUONG 3: THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT VE DIEU KIEN PHAT SINH TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐÒNG VA MỘT SÓ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .53
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng 53
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .cc-ecc+cccccceverrrrcccccerrree 65
3.2.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ‹- 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 2 s<©ccssssccsssecsse 74
Trang 71 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới, trách nhiệm pháp lý là một
trong những vấn đề cơ bản trong khoa học pháp lý và được tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau Theo cách hiểu thông thường, trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bắt lợi được pháp luật quy định trong bộ phận ché tài của quy phạm pháp luật khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật Pháp luật
cia bat kỳ quốc gia nào cũng đều quy định về trách nhiệm pháp lý của người có hành
vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho người khác Khi một quy phạm pháp luật không được chấp hành, không có nghĩa rằng quy phạm đó không có giá trị bắt buộc thi hành mà trái lại, nhà nước sẽ có những biện pháp thích ứng dé đối phó với những chủ thê vi phạm pháp luật đó Do đó, trách nhiệm pháp lý đã thể hiện thái độ, phản ứng của nhà nước đối với các chủ thể này Nhà nước với tư cách là người duy trì và bảo vệ trật tự xã hội sẽ có biện pháp để lên án, trừng trị và ngăn chặn những chủ thể
đã có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội
Trong hệ thống pháp luật thực định của quốc gia, trách nhiệm pháp lý đã phát
triển rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau,
ví dụ như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự (TND®), trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật Trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng thuộc phạm vi TNDS là một chế định quan trọng trong lịch sử pháp luật dân sự không chỉ trên thế giới mà còn của Việt Nam Hệ thống pháp luật quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng ở nước ta được quy định từ khá sớm, thể hiện trong các
bộ luật cổ như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long Cho đến khi Bộ luật Dân sự
(BLDS) Việt Nam năm 1995 ra đời (có hiệu lực từ ngày 1/7/1996), lần đầu tiên chế
định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được ghi nhận một cách cụ thể Hiện nay, chế định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định tương đối đầy đủ trong BLDS năm 2015, thể hiện bước đổi mới lớn trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật của nước nhà, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đến từ phía các quan hệ dân sự trong nước Nội dung quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp trong giao lưu dân sự, giúp bảo vệ quyên lợi và lợi ích chính đáng của các chủ thể khi bị chủ thể khác xâm phạm.
Trang 8trong việc luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước toà án muốn đạt
hiệu quả cao, đúng pháp luật đòi hỏi các chủ thé có thẩm quyền trong các lĩnh vực
trên cần phải nắm vững phương pháp luận cũng như vấn đề áp dụng các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Việc xác định điều kiện phát sinh trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là tiền đề và là yếu tố then chốt trong toàn bộ chế định này bởi trước hết cơ quan có thẩm quyền cần xác định chính xác vấn đề trách nhiệm
BTTH có được đặt ra ở đây hay không: sau khi có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, cơ quan có thâm quyền mới xét đến các yếu tô như ai phải bồi thường, mức bồi thường là bao nhiêu, hình thức cũng như phương thức bồi thường Trong BLDS năm 2015, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại
Điều 584 Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng Điều 584 BLDS năm 2015, hiện nay còn
nhiều vướng mắc và tranh cãi xoay quanh việc xác định và áp dụng các điều kiện phát
sinh loại trách nhiệm này Cụ thê, hiện nay còn tôn tại các vấn đề chưa được quy định
rõ ràng như yếu tô “lỗi” của người có hành vi gây thiệt hại có phải là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH hay không, hay việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra, hay vân đề xác định trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra như nguồn nguy hiểm cao độ, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng Như vậy, xuất phát từ thực tiễn cho thấy quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn
nhiều bất cập, mâu thuẫn trong cách hiểu và áp dụng Nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn và sẽ gây ảnh hưởng đến quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé
Vì những lý do nêu trên, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Cúc điều kiện phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, qua đó góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một chế định nhận được sự quan tâm từ
đông đảo các học giả cả trong và ngoài nước Sau đây là một số công trình nghiên cứu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng:
Về tình hình nghiên cứu nước ngoài, chế định này đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập, trong đó đã có những công trình đã được công bố như
Trang 9Vicodavarkallo
Về tình hình nghiên cứu trong nước, có thể kế đến một số sách chuyên khảo:
“Tìm hiểu về bôi thường thiệt hại ngoài hợp dong” của Luật sư Bùi Văn Thắm, NXB Chính trị quốc gia nam 2004; “Trach nhiém bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng -
Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn” của TS Trần Thị Huệ, TS Trần Thị Hải Yến và ThS Vũ Thị Hồng Yến, NXB Tư pháp năm 2000; “Luật Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án” của PGS.TS Đỗ Văn Đại, NXB Dai hoc quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh năm 2014
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Mai Anh năm 1997 với đề tài “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp dong
trong Bộ luật dân sự” (Luận án Tiến sĩ); tác giả Nguyễn Văn Hợi năm 2017 với đề
tài “7rách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” (Luận án Tiến si)
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, nghiên cứu đăng trên các tap chí pháp ly
như “Bàn về căn cứ phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo
Bộ luật dân sự năm 2015” cua tac gia Trinh Tuấn Anh (Tạp chí Kiểm sát số 19/2016);
“Lỗi, căn cứ phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đông ” của Đỗ Văn
Đại (Tạp chí khoa học pháp lý số 2/2010)
Nhìn chung, nội dung chế định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đã được các
học giả nghiên cứu, phân tích khá chỉ tiết, bám sát quy định pháp luật đồng thời gắn với thực tiễn qua đó phần nào giúp hoàn thiện pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng
Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn rất ít các công trình nghiên cứu một cách độc lập,
toàn điện và đầy đủ về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Chính
vì vậy, đề tài “Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” sẽ góp phần bỗ sung vào khoảng trống nghiên cứu này
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Mục tiêu của khoá luận là làm rõ nội dung quy định của
pháp luật hiện hành về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, chỉ ra
các điểm tiến bộ song song với các mặt hạn chế của quy định pháp luật hiện hành, từ
Trang 10BTTH ngoài hợp đồng
- Mục tiêu cụ thể: Để đạt được các mục tiêu trên, khoá luận có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Hệ thống hoá các vân dé ly luận về TNDS, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
và điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng;
+ Phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy
định của BLDS năm 2015, trong đó bao gồm điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra và điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tài sản gây ra;
+ Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, chỉ rõ các điểm tồn tại, bất cập trong quy định của pháp luật và đề xuất một số kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật đồng thời nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật trên thực tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu và làm rõ các van dé
lý luận về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Khoá luận cũng đi
vào nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật thực định và nghiên cứu thực
tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, từ
đó đưa ra những ý kiến đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật về vấn đề này
+ Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Khoá luận thực hiện nghiên cứu về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật trong phạm vi từ thời điểm có hiệu lực thi hành của BLDS năm 2015 (1/1/2017) và các văn bản pháp luật có liên quan cho tới nay
+ Về phạm vi không gian nghiên cứu: Khoá luận thực hiện nghiên cứu về điều
kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và thực tiễn áp dụng pháp luật trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam
Trang 11Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khoá luận đã vận dụng
và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau nhằm phân tích, làm
rõ các quy định của pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trong đó có thể đến phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp suy diễn lôgic
6 Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận bao gồm 03 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt Nam
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trang 12TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG
1.1 Khái quát chung về trách nhiệm dân sự
1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm dân sự
Để có thể đưa ra khái niệm “trách nhiệm dân sự”, trước hết cần xác định được khái niệm về các thuật ngữ: “trách nhiệm”, “trách nhiệm pháp lý” và “dân sự” Thứ: nhất, “trách nhiệm” là một thuật ngữ thông dụng, phổ biến trong đời sống
xã hội, tuy nhiên thuật ngữ có thẻ có nhiều cách hiểu khác nhau Theo Từ điển Tiếng
Việt, “trách nhiệm” là “phân việc được giao cho hoặc được coi như giao cho, phải
đảm bảo làm tròn bồn phận, nếu kết quả không tốt thì phải gánh một phân hậu qua.”
Trong lĩnh vực chính trị, đạo đức, “trách nhiệm” được hiểu là bồn phận, vai trò Nó mang hàm ý tích cực bắt nguồn từ sự nhận thức của con người về vai trò, vị trí của một chủ thể đối với một đối tượng cụ thé trong xã hội như trách nhiệm đối với tập thể, trách nhiệm đối với cha mẹ, trách nhiệm đối với môi trường Trong lĩnh vực
pháp lý, “trách nhiệm” có thể có hai cách hiéu:
Thứ nhất, “trách nhiệm” là nghĩa vụ, tức là những việc mà pháp luật quy định phải làm Một chủ thể có trách nhiệm tức là phải thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nào đó theo quy định của pháp luật
Thứ hai, “trách nhiệm” là hậu quả bat lợi hoặc sự trừng phạt khi một chủ thé không làm tròn bon phận, nghĩa vụ của mình Theo đó, trách nhiệm là hậu quả pháp
lý bat loi ma pháp luật buộc chủ thé phải gánh chịu vì những việc đã làm Nó thể hiện thái độ, phản ứng của nhà nước đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả xấu cho xã hội.” Tóm lại, “trách nhiệm” mang cả hàm ý tích cực
và tiêu cực, vừa được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận nhưng cũng có thể hiểu là hậu quả bất lợi hay sự trừng phạt
Thứ: hai, “trách nhiệm pháp lý” là khái niệm cơ bản trong khoa học pháp lý, được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Trách nhiệm pháp lý, một mặt, thê hiện chủ thể phải thực hiện một yêu cầu nào đó của pháp luật Mặt khác, trách nhiệm pháp lý
! Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 1020
? Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr
473
Trang 13luật Theo Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội, “trách nhiệm pháp lý” là “một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật ”? Đứng trước một tình huống nào đó, mỗi người có những hành vi, cách xử sự khác nhau Mỗi hành vi, cách xử sự thể hiện sự suy xét (lí
trí) và quyết định (ý chí) của họ, nghĩa là họ có đủ khả năng và nhận thức để lựa chọn
các cách xử sự khác nhau trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định Pháp luật đã đưa
ra trước những cách xử sự mà chủ thể chỉ được phép lựa chọn khi ở vào hoàn cảnh điều kiện đó Nếu chủ thể lựa chọn cách xử sự trái pháp luật mà đang hoàn toàn có thể xử sự phù hợp thì họ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm của mình Như vậy, thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” thể hiện sự phản ứng của nhà nước
đối với chủ thể vi phạm pháp luật, qua đó giúp bảo vệ trật tự xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của các chủ thể hoặc của chính nhà nước thông qua việc truy cứu trách
nhiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật Theo quan điểm truyền
thống, tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật là bốn loại trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật và TNDS Một hành
vi vi phạm pháp luật có thể đồng thời xâm phạm đến một hoặc nhiều khách thé va vi
vậy chủ thể có thể phải gánh chịu một hoặc nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau Tuy nhiên, nếu chủ thể đã gánh chịu trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hành chính nữa và ngược lại, vì đây đều là các loại trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật trước nhà nước
Thứ: ba, thuật ngữ “dân sự” chỉ các quan hệ dân sự Các quan hệ dân sự có các đặc trưng là: các chủ thê bình đăng về địa vị pháp lý, có sự tự do về ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm Các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống hàng
ngày, chủ yêu phục vụ nhu cầu của các chủ thể, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cũng như
hoạt động sản xuất kinh doanh, giao lưu các lợi ích với nhau
Tóm lại, TNDS có thể được hiều là một loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan có
thâm quyền áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), tlđd, tr 474
Trang 14Việt Nam từ khá sớm trong các bộ luật cổ như Bộ Luật Hồng Đức, Bộ Luật Gia Long với các nguyên tắc cơ bản như người nào gây ra thiệt hại cho người khác hoặc vi phạm nghĩa vụ sẽ bị trừng phạt bằng các hình thức như bắt buộc bồi thường bằng tài sản Tuy nhiên, TNDS trong giai đoạn phong kiến chưa là một chế định độc lập mà các quy định chỉ mang tính manh nha và chưa tách bạch rõ ràng giữa TNDS và các
chế tài hình sự khác Cho đến nay, TNDS đã phát triển và trở thành một chế định
độc lập trong pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và BLDS năm 2015 nói riêng Tuy nhiên, pháp luật chưa đưa ra một khái niệm cụ thể cho thuật ngữ TNDS Theo Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, TNDS là
“hậu quả pháp lý bắt lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ phải gảnh chịu khi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đây đủ nghĩa vụ, nhằm bảo đảm quyên lợi của bên
có quyên và bù đắp những tổn thất mà người có quyên phải gánh chịu "° Đây là cách
hiểu theo nghĩa hẹp bởi các chủ thể bị ràng buộc bởi thoả thuận về quyền và nghĩa vụ
theo hợp đồng Do đó, TNDS cần được hiểu theo nghĩa rộng, mang tính khái quát, không chỉ đối với các chủ thể có sự ràng buộc với nhau về hợp đồng mà còn cả trường hợp các chủ thể trước đó không có sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ Theo Từ điển Luật học của Bộ Tư pháp, TNDS được hiểu là “ách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tồn thất vật chất và tỉnh than cho người bị thiệt hại "Š hay “những hậu quả bắt lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vì vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hay giám hộ) "5 Như vậy, hiểu theo nghĩa
rộng, TNDS là các biện pháp cưỡng chế hay hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm Điều này có
nghĩa là Nhà nước đã có phản ứng trước các hành vi vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả xấu, qua đó giúp tạo điều kiện giúp xã hội ngày càng phát triển tích cực, đồng thời tuyên truyền, giáo dục các cá nhân, tổ chức có hành vi xử sự đúng đắn, tuân thủ pháp luật
# Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Dân sự Tập !I,NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 54
Š Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 800
® Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), tlđd, tr 803
Trang 15Là một loại trách nhiệm pháp lý, TNDS cũng có các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung, đó là:
~ TNDS là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm một thoả thuận
có hiệu lực giữa các bên Những hành vi tuy có thể gây ra thiệt hại nhưng nếu không
bị coi là vi phạm, chăng hạn hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, phòng vệ
chính đáng không làm phát sinh TNDS;
- TNDS thể hiện thái độ, sự phản ứng của nhà nước đối với chủ thé đã thực hiện
hành vi vi phạm Nhà nước với tư cách là người duy trì và bảo vệ trật tự xã hội phải
có biện pháp để bảo vệ quyên lợi của chủ thể bị xâm phạm;
- TNDS mang tính bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thông qua các biện
pháp chế tài được quy định trong các văn bản pháp luật;
- TNDS là một trong những phương thức có tính cưỡng chế của nhà nước; nhà
nước bằng quyên lực của mình, bắt buộc chủ thể phải thực hiện đúng đắn, nghiêm
chỉnh trách nhiệm pháp lý của mình.”
Bên cạnh các đặc điểm chung đã nêu, do có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh khác biệt so với các ngành luật khác cho nên TNDS trong pháp luật dân sự có các đặc trưng riêng giúp phân biệt với các loại trách nhiệm pháp lý khác như sau:
- TNDS luôn gắn liền với vi phạm pháp luật dân sự Vĩ phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm
đến quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản
- TNDS là trách nhiệm vật chất, mang tính tài sản Trên thực tế, lợi ích mà các bên hướng tới khi tham gia quan hệ dân sự có thể là lợi ích vật chất hoặc/và lợi ích tỉnh thần Do đó, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại của một bên có thể khiến bên còn lại phải gánh chịu các tốn thất về vật chất hoặc/và tinh thần Song, việc khắc phục ton thất luôn được biểu hiện thông qua việc áp dụng các chế tài như tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ hoặc bù đắp một khoản vật chất cho bên bị xâm phạm quyền lợi
? Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 430
Trang 16tương xứng với tính chất của sự vi phạm Nếu yêu cầu TNDS đối với bên gây ra thiệt hại quá thấp sẽ dẫn đến không đảm bảo quyền lợi cho bên bị thiệt hại, còn nếu TNDS quá cao thì cũng không đảm bảo quyên lợi cho bên gây thiệt hại Do đó, TNDS mang
tính chất đền bù, xác lập lại nhằm mục đích khôi phục lại các quyền, lợi ích bị xâm
phạm
- Hậu quả bắt lợi ma chu thé có TNDS phải gánh chịu là tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ hoặc BTTH hoặc các hậu quả khác nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của chủ
thể bị xâm phạm Theo Từ điển Luật học, TNDS bao gồm “buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc BTTH, phạt vi phạm "Š Như vậy, theo TNDS trong hệ thống pháp luật Việt Nam được hiểu là thuật ngữ chỉ chung các giải pháp pháp lý có thể được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật Điều này được thể hiện tại Mục 4, Chương XV, Phần III BLDS nam 2015, theo đó nội hàm của
TNDS không chỉ đề cập đến trách nhiệm BTTH mà còn bao gồm các giải pháp pháp
lý khác như “trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ” (Điều 352), “tu minh thực
Am? 66, hiện”, “giao người khác thực hiện”, chấm dứt việc thực hiện”, “khôi phục tình trạng
ban đầu” (Điều 358) hay trách nhiệm “trả lãi” (Điều 357)
99 «6,
>
- Chu thé chiu TNDS cé thé 1a người thực hiện hành vi vi phạm nhưng cũng có thể là người khác không có hành vi vi phạm như cha mẹ, người đại điện theo pháp luật phải chịu trách TNDS thay cho người chưa thành niên, pháp nhân, tô chức
~- TNDS bao gồm hai loại: TNDS do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và TNDS
ngoài hợp đồng (trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng) Việc so sánh hai loại TNDS
này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
1.2 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.2.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong thực tiễn, các cá nhân và tổ chức được nhà nước bảo hộ về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng như các quyên, lợi ich hợp pháp
khác Đây là một nguyên tắc hiến định, được ghi nhận tại Điều 20 Hiến pháp năm
2013 như sau: “Mọi người có quyên bắt khả xâm phạm về thân thể, được pháp
Š Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), tldd, tr 800
Trang 17bức, nhục hình hay bắt kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ” Đôi với tài sản của công dân, Khoản 2 Điều 32
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyên sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” Ngoài các nguyên tắc chung của Hiến pháp, các nguyên tắc trong BLDS năm 2015 cũng ghi nhận việc bảo hộ quyền tài sản, nhân thân hay các
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức Khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015
quy định: “Việc xác lập, thực hiện, cham dit quyén, nghĩa vu dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyên và lợi ích hợp pháp của người khác ” Theo đó, chủ thể không được xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, nếu xâm phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục hậu quả bất lợi về tài sản cũng như nhân thân đối với người bị thiệt hại do hành vi gây thiệt hại tạo ra
Đề bảo vệ các quyền về tài sản và nhân thân một cách hiệu quả, nhà nước đặt ra các chế tài để buộc người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả
đồng thời có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự xảy ra trong tương lai Khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tin, tai san, quyén, loi ich hop phap khac của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có quy định khác ” Hành vi gây thiệt hại là một sự kiện pháp lý, từ sự kiện gây thiệt hại đó đã làm phát sinh một quan hệ pháp luật giữa người gây thiệt hại và người
bị thiệt hại Theo đó, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại Tương ứng với trách nhiệm của người gây thiệt hại là quyền được yêu cầu bôi thường của người bị thiệt hại Do đó, sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Điều này là phù hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự, quy định tại Điều 275 BLDS năm 2015 Theo đó,
Ân «, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX,
Phần thứ ba BLDS năm 2015 ““Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ bồi thường tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương
Trang 18là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giáy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiêu chủ thể khác (sau đây goi chung là bên có quyên) ae,
Thiệt hại ngoài hợp đồng không những phát sinh từ hành vi trái pháp luật, mà còn có thé phát sinh do tài sản gây ra Tài sản của chủ sở hữu hoặc người đang chiếm hữu gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính mạng, sức khoẻ thì chủ sở hữu, người đang chiếm hữu cũng phải bồi thường Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu tài
sản không có lỗi nhưng vẫn có trách nhiệm bồi thường (BTTH do súc vật, nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra)
Tóm lại, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một quan hệ dân sự, trong đó
một bên phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra do hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác hoặc do tài sản mà mình sở hữu, chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại cho người khác và bên được nhận boi thường theo mức đã thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án
1.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về các yêu tô cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng: Với bản
chất là một quan hệ nghĩa vụ dân sự trong đó bên gây thiệt hại có trách nhiệm BTTH cho bên bị thiệt hại, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng chứa đựng các thành phần của một quan hệ pháp luật nói chung, bao gồm các yếu tố chủ thể, khách thé và nội dung:
- Về mặt chủ thê: trong BTTH ngoài hợp đồng, chủ thể bị thiệt hại (bên có quyền) và chủ thê gây thiệt hại (bên có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan
hệ, có thẻ là bắt cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, co quan nhà nước, tổ chức không
có tư cách pháp nhân Khi giải quyết các tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng, việc
xác định đúng tư cách ba chu thé sau đây là rất quan trọng: chủ thẻ gây ra thiệt hại, chủ thể bị thiệt hại và chủ thể chịu trách nhiệm BTTH Việc BTTH phải do người có khả năng bôi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành
vi gây ra thiệt hại có thể không phải do chính họ thực hiện Do đó, trách nhiệm bồi
Trang 19đối với chủ thể khác Ví dụ trường hợp cha mẹ chịu trách nhiệm thay con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân Ngoài ra, bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thê có một hoặc nhiều người tham gia Quyền, nghĩa vụ có thẻ là liên đới, riêng rẽ hoặc theo phần tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng bị xâm phạm Bên cạnh các loại chủ thể, năng lực chịu trách nhiệm BTTH của chủ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong xác định trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng BLDS năm 2015 quy định về năng lực chịu trách
nhiệm BTTH của cá nhân (Điều 586) mà không quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của các chủ thể khác bởi năng lực chịu trách nhiệm BTTH được xác định trên cơ sở năng lực hành vi dân sự và khả năng kinh tế Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, BLDS quy định năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự, tình trạng tài
sản và khả năng bồi thường của cá nhân Đối với các chủ thể khác ngoài cá nhân (cơ
quan, tổ chức, pháp nhân ), về nguyên tắc được coi là có năng lực chịu trách nhiệm BTTH
- Về mặt khách thé: khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng
“hành động”, có nghĩa rằng bên gây thiệt hại phải thực hiện hành vi “bồi thường” cho
bên bị thiệt hại Việc bồi thường có thẻ tiến hành thông qua tiền, vật hoặc thực hiện
một công việc
- Về mặt nội dung: Trong quan hệ BTTH ngoài hợp đồng, người gây thiệt hại
có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại Tương ứng với trách nhiệm của người gây thiệt hại là quyền được yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại Thứ hai, về mục đích của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mang đặc trưng của TNDS, là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục thiệt hại của người bị thiệt hại hay tái lập lại trạng thái ban đầu do cơ quan có thấm quyền áp dụng Hậu quả của việc áp dụng là mang đến những bắt lợi về tài sản
cho người gây thiệt hại để bù đắp những tôn thất mà họ gây ra cho chủ thể khác Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng giúp bảo đảm việc đền bù tổn thất cũng như giáo
dục ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Tuy nhiên, trên thực tế, việc khôi phục bằng biện pháp BTTH của người gây thiệt hại không phải bao giờ cũng đem lại kết quả như mong muốn Trong trường
Trang 20gây thiệt hại khó có thể bồi thường cũng như “phục hồi lại tình trạng ban đầu” như trước khi bị thiệt hại Bởi vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khác để giúp việc khôi phục tình trạng ban đầu đạt hiệu quả cao hơn (các loại bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật)
Thứ: ba, đề làm rõ các đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, việc
so sánh giữa trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệm BTTH trong hợp đồng có ý nghĩa quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn
Trước hết, cả hai loại trách nhiệm đều có những điểm tương đồng, đó là:
- Cả hai đều có căn cứ phát sinh là các hành vi vi phạm pháp luật dân sự và đều
có thể áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó;
- Cả hai đều là hậu quả pháp lý bất lợi mang tính chat tai san đối với người có hành vi vi phạm nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên có quyền;
- Cả hai đều là các biện pháp cưỡng chế, được nhà nước bảo đảm thực thi bằng
quyền lực nhà nước
Tuy nhiên, mỗi loại TNDS có những đặc điểm riêng và việc phân biệt chúng có
ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ các đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng:
- Về nguồn gốc phát sinh trách nhiệm:
Trách nhiệm BTTH trong hợp đồng phát sinh do bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng nhưng đã không thực hiện, thực hiện không đúng những điều đã thoả thuận trong hợp đồng mà hai bên giao kết trước đó Trong khi đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi gây thiệt hại mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
- Vé tính ràng buộc về mặt pháp lý:
Các bên trong quan hệ hợp đồng có thể thoả thuận về trách nhiệm BTTH do vi
phạm hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Điều này là bởi pháp luật hợp đồng nói riêng và pháp luật dân sự nói chung tôn trọng sự tự do thoả thuận những
điều pháp luật không cắm khi giao kết hợp đồng Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH ngoài
Trang 21tiếp của quy phạm pháp luật, không có sự thoả thuận trước của các chủ thể Các bên chỉ có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức, phương thức bồi thường sau khi phát sinh trách nhiệm BTTH Khi có đầy đủ điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, bên gây thiệt hại bắt buộc phải thực hiện BTTH; nếu không
sẽ bị xử lý bởi các chế tài theo quy định
- Về hậu quả pháp lý:
Trong BTTH do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, việc hoàn thành nghĩa vụ BTTH không làm giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng một cách thực tế (giao vật, trả tiền, thực hiện công việc quy định tại
Điều 356, 357, 258 BLDS năm 2015), do đó không làm chấm dứt nghĩa vụ chính của
người phải BTTH Còn trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, việc hoàn thành
nghĩa vụ BTTH thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ của bên bồi thường đối với bên được bôi thường
- Về chủ thể chịu trách nhiệm BTTH:
Trách nhiệm BTTH trong hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba khác Nói cách khác, các chủ thề trong quan hệ hợp đồng không thể bắt bất kỳ ai không tham gia hợp đồng phải chịu trách nhiệm BTTH thay nếu không được sự đồng ý của họ Còn trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng có thể áp dụng đối với cả chủ thể không trực tiếp thực hiện
hành vi gây thiệt hại Đó là các trường hợp như cha mẹ phải chịu trách nhiệm thay cho con chưa thành niên, pháp nhân phải chịu trách nhiệm thay người của pháp nhân, người giám hộ đối với người được giám hộ
- Về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH:
Trách nhiệm BTTH trong hợp đồng có thể phát sinh từ các căn cứ theo luật định: (1) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (2) Có thiệt hại xảy ra; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra; (4) Hành vi vi phạm hợp đồng có lỗi Tuy nhiên, cơ sở phát sinh loại trách nhiệm này có thể do các bên thoả
thuận trước trong hợp đồng, bao gồm đầy đủ hoặc không đầy đủ các điều kiện phát
sinh trên Thứ nhất, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi vi phạm các thoả thuận, nghĩa vụ mà các bên cam kết trong hợp đồng và các hành vi này chưa chắc đã vi phạm
quy định của pháp luật Thứ hai, yếu tố thiệt hại không phải điều kiện bắt buộc làm
Trang 22gây ra thiệt hại trên thực tế nhưng TNDS của bên vi phạm hợp đồng vẫn có thé phat sinh Thứ ba, trách nhiệm BTTH trong hợp đồng thông thường phát sinh do lỗi có ý hoặc vô ý của chủ thể vi phạm hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Từ các đặc điểm trên, có thể phân biệt trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng với
BTTH trong hợp đồng Đó là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật phát sinh khi thoả mãn đủ các điều kiện do luật định: (1) Có thiệt hại xay ra; (2)
Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại; (4) Có lỗi của người gây thiệt hại (không bắt buộc) Các bên không thể thoả thuận về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng như
đối với trách nhiệm BTTH trong hợp đồng Thứ nhất, hành vi gây thiệt hại là hành vi
vi phạm quy định của pháp luật nói chung, những quy định do nhà nước ban hành, dẫn đến thiệt hại Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm pháp luật thuộc mọi lĩnh vực (dân sự, hình sự, hành chính, kinh té )
Thứ hai, thiệt hai, bao gồm cả thiệt hại về vật chất va tinh than, là yếu tố bắt buộc phải có đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Kế từ thời điểm có thiệt hại xảy
ra do hành vi trái pháp luật thì trách nhiệm BTTH mới phát sinh Thứ ba, yếu tó lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng có thể là lỗi có ý hoặc vô ý Tuy nhiên, người có hành vi vi phạm cũng có thê phải chịu trách nhiệm BTTH ngay cả khi không
có lỗi trong trường hợp pháp luật quy định Do đó, lỗi không phải yếu tố bắt buộc
trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
- Về phương thức thực hiện trách nhiệm BTTH:
Trong BTTH trong hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về phương thức bồi
thường kể từ khi giao kết hợp đồng Mức bồi thường có thẻ thấp hơn hoặc cao hơn
mức thiệt hại xảy ra, tùy vào thoả thuận của các bên trong hợp đồng Trong trường hợp không thoả thuận trước về phương thức bồi thường, mức bồi thường, khi giải
quyết tranh chấp thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, các bên không biết nhau và không biết trước sự việc sẽ xảy ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, do đó không thể thoả thuận trước một điều gì về phương thức hay mức bồi thường Sau khi có đầy đủ các điều kiện phát sinh trách nhiệm, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền
Trang 23lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Mức BTTH trong BTTH ngoài hợp đồng là bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra Mức BTTH chỉ được giảm trong một số trường hợp đặc biệt (người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ)
- Về thời điểm phát sinh trách nhiệm BTTH:
Trách nhiệm BTTH trong hợp đồng phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu
lực giữa các bên và có bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng Trong khi đó, trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh kể từ thời điểm thoả mãn đầy đủ các điều
kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do luật định: Có thiệt hại xảy ra; Có hành vi trái pháp luật; Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật; Có lỗi (không bắt buộc)
- Về tính liên đới trong xác định trách nhiệm BTTH:
Đối với trách nhiệm BTTH trong hợp đồng, nếu nhiều người cùng vi phạm gây thiệt hại thì họ phải chịu trách nhiệm BTTH liên đới nếu khi giao kết hợp đồng các
bên có thoả thuận trước trong hợp đồng về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm BTTH liên đới theo quy định cụ thể của pháp luật dân sự
1.3 Khái quát chung về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
1.3.1 Khái niệm về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo Từ điền tiếng Việt, “điều kiện” là “cái cần phải có đề một cái khác có thể
xảy ra ”9 Điều kiện là tổng hợp những căn cứ, cơ sở mà thông qua chúng, một sự kiện hay hậu quả nhất định sẽ chắc chắn Xảy ra Điều kiện có thể là số ít hoặc số nhiều nhưng chỉ khi nào các điều kiện xuất hiện cách đầy đủ thì mới nảy sinh ra một sự vật,
hiện tượng nhất định
Mục đích của việc truy cứu TNDS là buộc các chủ thể vi phạm pháp luật và gây ra thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả bắt lợi về tài sản dé bảo vệ quyền
* Viện ngôn ngữ học (2003), tlđd, tr 321
Trang 24năm 2015, trách nhiệm BTTH phát sinh khi có hành vi xâm phạm đến nhóm khách thể được pháp luật bảo vệ:
- Thứ nhất, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân; danh dự, uy tín của tổ chức;
- Thứ hai, xâm phạm đến tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác
Như vậy, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, quyên, lợi ích hợp pháp khác là nguyên nhân của thiệt hại thì chủ thể xâm phạm phải bồi thường (trừ trường hợp BLDS hoặc luật khác có quy định khác) Tuy nhiên, việc truy cứu TNDS không thê được thực hiện một cách tuỳ tiện, vô căn cứ Do đó, pháp luật dân sự và khoa học pháp lý quy định việc giải quyết trách nhiệm BTTH phải dựa trên các dấu hiệu mang tính điều kiện trong trường hợp một chủ thê có hành
vi xâm phạm đến các nhóm khách thể nêu trên Điều kiện phát sinh trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng là những yếu tố, những cơ sở mà khi hội tụ đủ chúng sẽ làm
phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng giữa bên có nghĩa vụ phải bồi thường, bên có quyền yêu cầu bồi thường
Tóm lại, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là những căn
cứ để xác định liệu có tồn tại hay không một trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng giữa các đối tượng chủ thể được xét đến Các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phải được xem xét trong một mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đầy đủ Việc xem xét khoa học, tỉ mỉ các điều kiện tạo thuận lợi cho việc giải
quyết đúng yêu cầu bồi thường đặt ra giữa các bên Từ định nghĩa trên, có thể rút ra
một só đặc điềm của điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng như sau:
Thứ nhất, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mang tính
pháp lý, không phải là một sự kiện tự nhiên Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định bởi pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của các bên liên quan Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phải được căn cứ theo quy định của pháp luật, nếu không căn cứ theo quy định của pháp luật, trách
nhiệm BTTH sẽ không phát sinh và bên bị thiệt hại sẽ không có quyền yêu cầu bồi
thường
Thứ hai, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mang tính thống nhất Các điều kiện phải liên quan đến nhau và trong cùng một vụ việc, có mối liên
Trang 25A bị trâu húc dẫn đến tử vong Nhưng nguyên nhân tử vong được xác định một phần
do anh A bị bệnh tim, do vậy chủ sở hữu trâu húc vào anh A chỉ chịu trách nhiệm BTTH do sức khoẻ bị xâm phạm
Thứ ba, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mang tính bao
trùm, tổng quát, thê hiện ở chỗ các điều kiện này được áp dụng cho mọi trường hợp Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có thể áp dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, thương mại, bảo hiểm, giao thông, môi trường, sở hữu trí tuệ
BLDS không quy định cụ thể tất cả các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
Xuất phát từ những quy định, nguyên tắc của pháp luật nói chung và pháp luật dân
sự nói riêng (Điều 584 BLDS năm 2015), trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành
vi trái pháp luật sẽ phát sinh khi và chỉ khi thoả mãn đủ các điều kiện sau đây: Có thiệt hại thực tế xảy ra; Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của con người với thiệt hại xảy ra; Có lỗi của người
gây thiệt hại (không bắt buộc)
Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại, trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra phát sinh khi thoả mãn đủ ba điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; Có sự kiện tài sản gây thiệt hại; Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện tài sản gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra
1.3.2 Khái quát quy định pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng qua các thời kỳ
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong giai đoạn phong kiến (trước 1945):
Ở Việt Nam, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định trong pháp luật
từ khá sớm, trong đó Quốc triều hình luật thời Lê sơ và Hoàng Việt luật lệ thời
Nguyễn là các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này tương đối rõ ràng Hai bộ luật đã quy định được các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH mặc dù vẫn còn sơ sài Căn cứ vào những quy định của hai bộ luật thì điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH được xác định gồm: Có thiệt hại xảy ra; Có hành vi gây thiệt hại; Có lỗi của
người gây thiệt hại Điều 29 Quốc triều hình luật quy định: “7iê» đên mạng - nhất
phẩm, tòng nhất phẩm được đên 15.000 quan; nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 2.000 quan; lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan; thất
Trang 26xuống 150 quan ” Điều 391 Hoàng Việt luật lệ quy định: “Các tai san ở kinh thành
hay tỉnh, các nơi cổng sảnh, thương khó, phòng xá hư hại, cần sửa chữa thì các quan cai quản phải xin sửa sang Nếu không sửa sang làm hư hại đến tài sản thì bị phạt và
phải bôi thường những vật hư hại ” Hai bộ luật không quy định cụ thể thiệt hại về tinh thần nhưng xét một số điều luật, có thể thấy BTTH về tinh thần cũng được áp dụng Ví dụ trường hợp nào lăng mạ hay đánh quan chức thì ngoài khoản tiền bồi thường, người có hành vi lăng mạ còn phải chỉ thêm một khoản tiền phạt gọi là tiền
tạ (Điều 472, 473 Quốc triều hình luật) Hai bộ luật cũng quy định người gây thiệt hại được giảm mức BTTH trong trường hợp hành vi gây thiệt hại là do lầm lỡ Trong
trường hợp hậu quả của sự lầm lỡ làm bị thương hay chết người, đều xét theo tình
trạng sự việc mà giảm tội (Điều 499 Quốc triều hình luật) Sự lầm lỡ xảy ra ngoài khả năng nhận biết của con người, sức người không chống nồi mà gây thiệt hại cho người khác Bộ luật cũng quy định điều kiện miễn TNDS trong hai trường hợp: thiệt hại xảy
ra do rủi ro hoặc hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong giai đoạn 1945
- 1995:
Trước khi BLDS năm 1995 được ban hành, ở Việt Nam dưới chế độ mới cũng có một số văn bản hướng dẫn giải quyết tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng Một trong số đó là Thông tư số 173-TANDTC ngày 23/3/1972 của Toà án nhân
dân tối cao hướng dẫn xét xử BTTH ngoài hợp đồng Theo Thông tư số 173- TANDTC, điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được xác định bao gồm bốn điều kiện: Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra Thiệt hại là thiệt hại về tài
san, chi phi, thu nhập bị giảm sút của người bị gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng Thứ hai, phải có hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật có thể phạm pháp về hình sự hay dân sự, vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội Thứ ba, có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại
và hành vi trái pháp luật Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái
luật Hành vi trái luật là nguyên nhân của thiệt hại Thông tư số 173-TANDTC đã phân biệt giữa hành vi là nguyên nhân trực tiếp với hành vi là nguyên nhân gián tiếp của thiệt hại: “Có /rường hợp tuy hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với thiệt
Trang 27gây thiệt hại: “Người gây thiệt hại phải nhận thức hoặc có thể nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây ra thiệt hại cho người khác:
có ý hay vô ý đêu là có lỗi ” Như vậy, Thông tư số 173-TANDTC đã xác định bốn
điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng một cách khoa học, hợp lý,
tạo điều kiện để các cấp toà án có căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường một cách chính xác, tạo tiền đề tiến tới pháp điển hoá BLDS năm 1995
- Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong giai đoạn 1995
- 2016 (trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực):
Điều 609 BLDS năm 1995: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyên, lợi ích hợp pháp khác của cả nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ
thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường ” Các căn cứ phát sinh trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005 và hướng dẫn
cụ thể tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP cũng tương tự như BLDS năm 1995, bao
gồm: Một -Có thiệt hại xảy ra; Hai - Có hành vi trái pháp luật; Ba - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; Bốn - Có lỗi của người gây thiệt hại
1.4 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo
quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới
1.4.1 Bộ luật Dân sự Pháp
Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Điều
1382 của BLDS Pháp: “Bát cứ ai làm việc gì gây thiệt hại cho người khác thì người
đó phải bôi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra "Ngoài ra, các nguyên tắc BTTH
cũng được quy định trong các điều luật khác như sau: Điều 1383 BLDS Pháp quy định: “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra, không những do hành vi mà còn do sự cẩu thả hoặc không thận trọng của minh.” Điều 1384 BLDS Pháp quy định: “Môi người phải chịu trách nhiệm không những về thiệt hại do mình gây ra mà cả thiệt hại do những người mà mình phải chịu trách nhiệm hoặc những vật mà mình coi giữ gây ra ” Theo đó, có ba điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH: Một - Có lỗi; Hai - Có thiệt hại xảy ra; Ba - Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện
gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra Thứ nhất, về điều kiện lỗi, theo quy định của BLDS
Trang 28sinh gây thiệt hại phải mang đặc tính có lỗi và có thể là lỗi có ý hoặc lỗi vô ý Khi so
sánh với khái niệm lỗi trong BLDS Việt Nam thì lỗi trong BLDS Pháp mang ý nghĩa
rộng hơn Nó dùng dé chi không những trạng thái tâm lý của con người đối với hành
vi của mình và hậu quả của hành vi đó mà còn chỉ chính hành vi có lỗi Do đó, yếu
tổ lỗi trong BLDS Pháp tương đương với hai điều kiện lỗi và hành vi trái pháp luật -
hai trong số những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS Việt Nam Như vậy, sự việc phát sinh gây thiệt hại chứa yếu tố
lỗi và lỗi được đặt ra trong các trường hợp sau: hành vi được thực hiện với ý định gây thiệt hại hoặc không có ý định gây thiệt hại nhưng do thiếu thận trọng; sự lạm dụng quyên dân sự, tức người nào đó sử dụng các quyền dân sự của mình với mục đích duy nhất để cản trở và gây thiệt hại cho người khác (ví dụ một người cho xây dựng trên phần đất của mình bức tường với mục đích che ánh sáng của nhà hàng xóm ); sự sơ
ý hay thiếu thận trọng hoặc thậm chí không hành động vào thời điểm những hành vi này gây thiệt hại Thứ hai, về điều kiện có thiệt hại xảy ra thì BLDS Pháp quy định giống với BLDS Việt Nam Trong đó, thiệt hại xảy ra có thể là vật chất hoặc tỉnh thần; thiệt hại cần phải chắc chắn, phải làm tổn hại đến lợi ích được pháp luật bảo vệ
và phải chưa được bồi thường Thứ ba, về điều kiện có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra thì BLDS Pháp quy định thiệt hại phải là kết quả tất yếu của sự kiện phát sinh và ngược lại, sự kiện xảy ra là nguyên nhân gây ra thiệt hại Nói cách khác, trách nhiệm BTTH chỉ được xem xét nếu có mối quan hệ trực tiếp giữa sự việc phát sinh và thiệt hại xảy ra và người bị hại phải chứng minh được mối quan hệ này Do đó, ở điểm này BLDS Pháp quy định có phần tương tự như BLDS Việt Nam
1.4.2 Bộ luật Dân sự Đức
Theo quy định tại Điều §23 của BLDS Đức: “Người có lỗi có ý hoặc vô ý xâm
phạm trái pháp luật đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, tự do, tài sản hoặc một quyên khác của người khác thì có nghĩa vụ bôi thường thiệt hại phát sinh cho người kia ” Theo đó, người yêu cầu BTTH phải chứng minh các điều kiện sau: Một - Có lỗi; Hai
- Có thiệt hại xảy ra; Ba - Có hành vi trái pháp luật; Bốn - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Theo quy định, lỗi là một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Tức là người yêu cầu BTTH phải chứng
Trang 29đoạn 2 Điều 823 BLDS Đức: “Mới vi phạm đạo luật cũng có thể xảy ra mà không do lỗi thì nghĩa vụ bôi thường chỉ xáy ra trong trường hợp có lỗi.” Còn ở Việt Nam, trước khi BLDS năm 2015 được thông qua, lỗi cũng được coi là một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Tuy nhiên, hiện nay BLDS năm
2015 không coi lỗi là điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng như trong quy định của BLDS năm 2005 Như vậy, dường như đã có sự khác biệt về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng giữa BLDS Việt Nam năm 2015
và BLDS Đức Ngoài ra, về các điều kiện còn lại gồm có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, có sự
tương đồng giữa BLDS Đức và BLDS Việt Nam
1.4.3 Bộ luật Dân sự Nhật Bản
Điều 709 BLDS Nhật Bản quy định: “Mội người vi phạm do cố ý hoặc do cầu
thả mà vi phạm quyên của người khác thì phải bôi thường thiệt hại phát sinh từ việc
vi pham dy.” Theo pháp luật dân sự Nhật Bản, có năm điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường: Một - có lỗi (có ý hoặc vô ý); Hai - chủ thể có năng lực trách nhiệm; Ba
- có hành vi trái pháp gây thiệt hại; Bón - có thiệt hại xảy ra; Năm - có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Như vậy, dường như có sự khác biệt giữa BLDS Nhật Bản và BLDS Việt Nam khi BLDS Nhật Bản quy định
năm điều kiện phát sinh trách nhiệm.Điểm khác biệt thứ nhất nằm ở yếu tố lỗi Như
đã phân tích ở trên, BLDS Việt Nam năm 2015 không quy định cụ thé yếu tổ lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Trong khi đó, điều kiện lỗi theo BLDS Nhật Bản
gồm lỗi có ý và vô ý Đối với một số trường hợp, pháp luật Nhật Bản quy định lỗi có
ý là điều kiện bắt buộc (gây thiệt hại do lừa dối, cưỡng ép) Trách nhiệm chứng minh
lỗi thuộc về nguyên đơn nhưng trong một số trường hợp người gây thiệt hại có nghĩa
vụ chứng minh lỗi vô ý của mình Điểm khác biệt thứ hai, BLDS Nhật Bản quy định người có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường bắt buộc phải là
người có năng lực trách nhiệm (có khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình)
Người không có khả năng trí tuệ bình thường thì không phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình gây ra Pháp luật dân sự Nhật Bản quy định người không có khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi của mình bao gồm hai trường hợp: hành vi gây thiệt hại người chưa thành niên và hành vi của người thực hiện không ở trong trạng
Trang 30hành vi phát sinh do lỗi có ý hoặc vô ý thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm) Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại xác định trách nhiệm BTTH dựa trên việc đánh giá và suy đoán năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân đối với người gây
thiệt hại, kể cả người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Theo đó, người thành
niên phải chịu toàn bộ trách nhiệm BTTH, người chưa đủ năng lực hành vi dân sự thì trách nhiệm được chuyền cho người giám hộ, cha, mẹ (Điều 586 BLDS nam 2015)
Ngoài ra, các điều kiện về có hành vi gây thiệt hại, có thiệt hại xảy ra và có mối quan
hệ nhân quả là tương đồng theo quy định pháp luật của hai nước
Tóm lại, qua một số cách xác định các yếu tố có tính điều kiện khi xác định
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của pháp luật dân sự của một số nước, có thể thầy rằng quy định điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng nhưng đồng thời cũng có những sự khác biệt,
thể hiện xu thế phat trién tất yếu của pháp luật dân sự hiện đại
Trang 31Chương 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về TNDS, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Chương
1 cũng đã trình bày điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật của một số quốc gia (Pháp, Đức và Nhật Bản), qua đó giúp chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa quy định pháp luật của các nước này với pháp luật dân sự Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong Chương 2
Trang 32TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG TAI
VIET NAM 2.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
hành vi trái pháp luật gây ra
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định:
“1 Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyên, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bôi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác
2 Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bắt khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác ” Quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hướng
dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của Hội đồng
thấm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết só 02/2022/NQ- HĐTP) Dựa trên quy định tại khoản I Điều 584 của BLDS năm 2015 và hướng dẫn
tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết só 02/2022/NQ-HĐTP, trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: Một
- Có thiệt hại xảy ra; Hai - Có hành vi trái pháp luật; Ba - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật
2.1.1 Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại thực tế xảy ra là tiền đề của trách nhiệm BTTH, bởi mục đích chính
của trách nhiệm BTTH khi được áp dụng là nhằm khôi phục tình trạng ban đầu hoặc
đề bù đắp những tốn that thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu Do đó, thiệt
hại là yếu tố không thể thiếu được trong việc áp dụng loại trách nhiệm này, không có
thiệt hại thì không đặt ra vấn đề BTTH cho dù có đầy đủ các điều kiện khác Chỉ khi
có thiệt hại thực tế xảy ra thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường đối với chủ thể
gây ra thiệt hại và chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu mới có thể xác định mức BTTH mà người gây ra thiệt hại phải gánh chịu Vì vậy, muốn áp dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và sau đó phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu
Trang 33ích vật chất và phi vật chất của một chủ thể xác định được trên thực tế bằng một khoản tiền cụ thể ”!0 Thiệt hại bao gồm các loại thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và của các tổ chức Theo khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP, “thiệt hại thực tế” có nghĩa là “thiét hai đã xảy ra” và “được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bi thường ”'' Vì vậy, có
thể hiểu thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do có việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức
Theo quy định của pháp luật Việt Nam được hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP, thiệt hại thực tế được xác định bao gồm hai loại:
thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần
Thiệt hại về vật chất được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 Nghị quyết
02/2022/NQ-HĐTP, được định nghĩa là “tổn thất vật chất thực tế xác định được của
chủ thể bị xâm phạm, bao gồm ton thất về tài sản mà không khắc phục được; chỉ phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mat hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín quyên và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm ” Theo quy định của BLDS năm 2015 (từ Điều 589
đến Điều 592) và Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP (từ Điều 6 đến Điều 9), việc xác
định thiệt hại về vật chất căn cứ vào bốn nhóm sau:
- Thiét hai về tài sản bao gồm các thiệt hại liên quan đến việc mắt, huỷ hoại, hư
hỏng, giảm sút tài sản, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng
của tài sản; những chỉ phí hợp lý để ngăn chặn, hạn ché, sửa chữa, khắc phục, thay
thế;
- Thiệt hại về sức khoẻ bao gồm những chỉ phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mat, bi giảm sút; thu nhập thực tế bị mắt,
bị giảm sút; những chỉ phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mắt, bị giảm sút của người chăm sóc người bị thiệt hại;
!9 Phùng Trung Tập (2017), Luật Dân sự Việt Nam, bình giải và áp dụng (Trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr 42
! Nghị quyét sô 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06 tháng 9 năm 2002 của Hội đồng thâm phán Toà án nhân dân tối đồng
Trang 34quan đến những chỉ phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người
mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng;
- Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín gồm những chỉ phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mắt, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm,
và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh goá bụa, mồ côi, sự xấu hổ Về nguyên tắc, giá trị tinh thần không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi hàng hoá Trong khi việc xác định thiệt hại về vật chất là khá rõ ràng, cụ thể thì việc nhận biết, xác định thiệt hại về tỉnh thần là rất khó khăn Bởi thiệt hại về tỉnh thần là những thiệt hại phi vật chất, tồn tại ở dạng vô hình,
không có các tiêu chí chung đề làm căn cứ xác định cho nhiều chủ thẻ, đồng thời điều kiện và hoàn cảnh của mỗi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trên thực tế là không giống nhau Với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại vé tinh thần, cũng như giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật, BLDS quy định người xâm
hại phải bồi thường một khoản tiền khác đề bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị
thiệt hại hoặc người thân thích của người đó phải gánh chịu.!? Tuy nhiên, BTTH về tỉnh thần chỉ được áp dụng trong một số trường hợp do pháp luật quy định, đó là các trường hợp mà khách thể bị xâm phạm là tính mạng, sức khoẻ, đanh dự, nhân phẩm,
uy tín Đó là những quyền về nhân thân của cá nhân như quyền được bảo đảm an toàn
về tính mạng, sức khoẻ, thân thê; quyền đối với bí mật đời tư; quyền được tôn trọng
và bảo vệ trước pháp luật về danh dự, nhân phẩm, uy tín Vì vậy, ngoài khoản tiền
BTTH về vật chất, người bị thiệt hại còn được bồi thường về tỉnh thần Trong khi đó, đối với trường hợp khách thể bị xâm hại là tài sản thì sẽ không đặt ra vấn đề BTTH
về tỉnh thần mà nếu có chỉ phát sinh trách nhiệm BTTH về vật chất
!* Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), tlđd, tr 482
Trang 35buộc phải có đề phát sinh trách nhiệm BTTH, nếu không có thiệt hại thì không phải bồi thường Bất cứ hành vi trái pháp luật nào xâm phạm đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín hay các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
tổ chức mà chỉ cần có thiệt hại xảy ra, cho lớn hay nhỏ, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, đều là một căn cứ quan trọng làm phát sinh trách nhiệm BTTH Trong
khi đó, đề làm phát trách nhiệm hình sự, một số tội có cấu thành tội phạm hình thức
nên không đòi hỏi có hậu quả vật chất mà chỉ đòi hỏi dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan cho nên không cần có dấu hiệu hậu quả, thiệt
hại mà vẫn phát sinh trách nhiệm hình sự Thậm chí, đối với một số tội có cầu thành
tội phạm vật chất, trong trường hợp cá biệt mặc dù chưa xảy ra hậu quả, thiệt hại nhưng do tính chất của hành vi có khả năng gây ra hậu quả lớn cũng đã cầu thành tội phạm Hoặc đối với một số tội như thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm các quy định
về an toàn giao thông thì phải có thiệt hại ở mức độ nghiêm trọng mới làm phát sinh trách nhiệm hình sự.!
Tóm lại, thiệt hại trên thực tế Xảy ra rất đa dang và phong phú Việc xác định đúng thiệt hại là rất quan trọng trong xác định trách nhiệm bồi thường Cần phải xác định thiệt hại một cách khách quan, chính xác và có cơ sở; những thiệt hại xảy ra trên thực tế và những thiệt hại chắc chắn xảy ra, xác định được Những thiệt hại suy đoán
đều không được xem là thiệt hại
2.1.2 Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật được quy định tại điểm a khoản I Điều 2 Nghị quyết số
02/2022/NQ-HĐTP: “Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyên, lợi ích hợp pháp của người khác ” Mặc dù pháp luật dân
sự không quy định cụ thể khái niệm hành vi trái pháp luật, nhưng từ khoản 1 Điều
584 và điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP thì có thể hiểu hành vi
trái pháp luật là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyên, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức
'3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022) tlđd, tr 481
Trang 36được thực hiện một việc theo quy định của pháp luật nhưng người đó không thực hiện, hoặc vẫn thực hiện việc bị cấm thì bị coi là có hành vi trái pháp luật Hiểu theo nghĩa hẹp, hành vi trái pháp luật là hành vi đã có sự vi phạm đối với các quyền dân
sự của cá nhân, tổ chức Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi cá nhân, tổ chức Mọi người đều
phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành
vi nào xâm phạm đến các quyền tuyệt đối đó Điều này bắt nguồn từ các nguyên tắc
chung trong pháp luật dân sự được quy định tại khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015:
“Không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyên và lợi ích hợp pháp của người khác ” Bởi vậy, khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “Người nào xâm phạm mà gây thiệt hại thì phải bôi thường” Hành vi trái
pháp luật mà gây thiệt hại, xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể dân sự có thể là
hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự và kể cả các hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong cộng đồng dân cư !*
Tuy nhiên, xét về hậu quả pháp lý, không phải bất kỳ hành vi nào xâm phạm,
gây thiệt hại đến các khách thể nêu trên đều bị coi là hành vi trái pháp luật và đều
phát sinh trách nhiệm bồi thường Một số hành vi xâm phạm đến các loại quyền lợi tuyệt đối đó có thể được coi là hành vi hợp pháp, không trái pháp luật trong một số trường hợp mà pháp luật quy định như khi thực hiện hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó Do đó, hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi trái luật thì mới phải bồi thường còn hành vi gây thiệt hại không trái luật thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 BLDS năm 2015, những hành vi sau đây không bị coi là trái pháp luật liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể:
Việc gây mê, mồ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thẻ người; thực hiện kỹ thuật,
phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người
đó Nếu người thử nghiệm là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự
!4 Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật Dân sự Tập II, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr
217
Trang 37niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trong trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tuy nhiên, nếu một người lợi dụng hoàn cảnh, tình trạng của bệnh nhân mà cố ý gây thiệt hại cho họ thì hành vi đó là hành vi trái pháp luật, trách nhiệm bồi thường vẫn được đặt ra Hoặc trong trường hợp thực hiện phương pháp chữa bệnh mới, gây mê,
mồ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận cơ thể, mặc dù có sự đồng ý của chính người đó hoặc
người thân thích, nhưng vì trình độ non kém về kỹ thuật của người thực hiện mà gây thiệt hại thì hành vi này được xem là hành vi trái pháp luật Trách nhiệm dân sự được xác định thuộc về cơ sở khám chữa bệnh mà có người thực hiện các hành vi mà do trình độ nghiệp vụ yếu kém đã gây thiệt hại Ngoài ra, các trường hợp khác cũng có hành vi gây thiệt hại nhưng không bị coi là hành vi trái pháp luật, tức là vẫn nằm trong phạm vi pháp luật cho phép Ví dụ: nhân viên phòng cháy chữa cháy phá huỷ nhà đễ cháy xung quanh đám cháy; gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 594 BLDS năm 2015); gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết (khoản 1 Điều
595 BLDS năm 2015); người bị thiệt hại có lỗi có ý, mong muốn thiệt hại Xảy ra đối với mình Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải BTTH
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thê hiện thông
qua hành động hoặc không hành động mà trái với quy định của pháp luật Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác và đa phần được thê hiện dưới dạng hành động, có nghĩa rằng các chủ thể đã thực hiện hành vi mà lẽ ra không được thực hiện các hành vi đó Vấn đề hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng không hành động hiện nay còn nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều về việc liệu có phát sinh trách nhiệm BTTH hay không và sẽ áp dụng như
thế nào Về mặt lý luận, hành vi dưới dạng không hành động là việc chủ thê không
thực hiện một điều mà pháp luật yêu cầu và vẫn bị coi là hành vi trái pháp luật Thông thường hành vi không hành động được quy định trong Bộ luật hình sự và chủ thể có hành vi không thực hiện một hành động nào đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, ví
dụ hành vi không tố giác tội phạm (Điều 19), không cứu giúp người đang ở trong tình
Trang 38đặt ra đối với chủ thể có hành vi đó nhưng vấn đề BTTH rất khó đề xác định, xử lý
và hầu như không áp dụng trong thực tế bởi rất khó buộc người đó BTTH.!® Do đó,
khi xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi dưới dạng không hành động gây thiệt hại, cần phải xem xét một cách khách quan, có cơ sở mối quan hệ giữa thiệt hại thực tế với hành vi của người gây thiệt hại cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ
của họ đối với thiệt hại xảy ra
Tóm lại, hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là điều kiện bắt buộc đề phát sinh
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Đó là các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể Chỉ những quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ thì các hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích đó mới là hành vi trái pháp luật Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi hành vi xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của chủ thể đều là hành vi trái pháp luật, bởi vì trên thực tế cũng như dưới góc độ pháp lý, có những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác nhưng được pháp luật cho phép thực hiện hoặc bắt buộc phải thực hiện
2.1.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân còn thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái
pháp luật Điều này được quy định tại khoản I Điều 584 BLDS năm 2015: “Người
nào xâm phạm mà gây thiệt hại thì phải bôi thường ” Hành vi xâm phạm đến các
nhóm khách thể được pháp luật bảo vệ, các quyền tuyệt đối của công dân, tổ chức
như quyền được bảo đảm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra chính là kết quả của hành vi xâm phạm đó Mối quan hệ nhân quả, hay quan hệ nguyên nhân - kết quả, là một cặp phạm trù cơ bản của phép duy vật biện chứng trong triết học Mác - Lênin Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định
'S Bộ luật hình sự năm 2015
!9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), tlđd, tr 483
Trang 39hoặc giữa các sự vật với nhau !7 Mối liên hệ nhân quả có một số tính chất như sau:
- Tính khách quan: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật Nó ton tại ngoài
ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không, không tuỳ thuộc vào việc con người có có tiên đoán được về một hiện
tượng khi dựa vào một hiện tượng khác hay không Con người chỉ có thể tìm ra mối
liên hệ nhân quả trong thế giới tự nhiên khách quan, chứ không phải tạo ra nó từ suy nghĩ chủ quan
- Tính pho biến: Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định Không có hiện tượng nào không có nguyên
nhân cả Chỉ có điều nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được phát hiện mà
thôi
- Tinh tất yếu: Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện nhất định phải
gây ra kết quả nhất định Không thẻ có nguyên nhân mà không sinh ra một kết qua nào.!8
Tóm lại, mối quan hệ nhân - quả là mối liên hệ khách quan, tất yếu và phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm BTTH chính là xác định mối liên hệ khách quan, phổ biến và tắt yếu giữa giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra, ngoài ba đặc điểm chung đã nêu của quan hệ nhân - quả, cần thiết phải xác định
được những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, cần xem xét yếu tố thời gian trong mối quan hệ quan hệ nhân quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên, không chỉ nối tiếp nhau về mặt thời gian mà nguyên nhân
!? Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh (1999), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 246
!8 Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Những nội dung cơ bản của triết học Mác - Lênin, NXB Công an nhân dân, tr 92
Trang 40xảy ra và sinh ra thiệt hại đó
Thứ hai, cần phân biệt giữa nguyên nhân với điều kiện Khi xem xét mối quan
hệ quan hệ nhân quả, có thẻ thấy rằng kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào
những điều kiện nhất định Những điều kiện này là những hiện tượng cần thiết cho một biến cố nào đó xảy ra nhưng bản thân chúng không gây ra biến cố ấy Tuy nhiên, nếu không có chúng thì nguyên nhân không gây nên kết quả được Các điều kiện này
cùng với các hiện tượng khác khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh,
có ý nghĩa thúc đây hoặc kìm hãm quá trình nguyên nhân dẫn đến kết quả Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên cũng càng ít khác nhau bay nhiéu.'? Tom lại, điều kiện chỉ là hoàn cảnh mà trong
đó hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại Người có hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì phải BTTH còn người có hành vi chỉ được xác định là điều kiện đề thiệt hại xảy ra thì không chịu trách nhiệm BTTH Vì vậy, việc xác định hành
vi là nguyên nhân gây ra thiệt hại hay hành vi chỉ là điều kiện chứ không phải nguyên
nhân của thiệt hại là rất cần thiết
Thứ: ba, cần phân biệt các nguyên nhân của thiệt hại để có sự đánh giá, xác định hành vi nào là nguyên nhân của thiệt hại nhằm xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Thực tế là cùng một nguyên nhân có thẻ gây ra nhiều kết quả tuỳ vào từng điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể và ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây ra bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau, tác động một cách riêng lẻ hoặc tác động đồng thời trong
cùng một thời điểm Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình
thành kết quả, có thể phân chia nguyên nhân thành: Một - Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu: Nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân mà thiếu chúng kết qủa
sẽ không thê xảy ra Nguyên nhân thứ yếu là nguyên nhân mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ồn định, cá biệt của hiện tượng Hai
~ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên trong là sự tác
động lẫn nhau giữa những mặt hay yếu tố của cùng một kết cầu vật chất nào đó và
gây ra những biến đổi nhất định Nguyên nhân bên ngoài là tác động lẫn nhau giữa
® Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh (1999), tlđd, tr 250
34