Mẹo vặttrịhôi miệng: dễlàmlại hiệu quảĐể giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, bạn có thể làm theo những cách dùng thảo dược dưới đây, vừa hiệuquảlại an toàn. Hơi thở có mùi là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Nó khiến bạn mất tự tin mỗi khi giao tiếp, nghiêm trọng hơn, tình trạng hôimiệng còn có thể là do bạn đang bị bệnh nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hôimiệng như viêm nhiễm ở răng miệng, ở đường mũi họng, vệ sinh răng miệng không tốt. Thông thường, người bị hôimiệng rất ngại đi khám để được điều trị tận gốc bệnh tình của mình mà thường tự khắc phục theo kinh nghiệm của mình hoặc của người khác mách cho. Đó cũng chính là lý do tại sao rất nhiều người bị hôimiệng thường lâu khỏi và không khỏi triệt để, đó là còn chưa kể những hậu quả không tốt có thể xảy đến. Để giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, bạn có thể làm theo những cách dùng thảo dược dưới đây, vừa hiệuquảlại an toàn. - Rau mùi tàu: Lấy một nắm rau mùi tàu (ngò gai, ngò tàu) cho vào sắc với nước thật đặc, cho thêm một ít muối để lấy nước ngậm và súc họng. Ngậm vài phút trong miệng rồi mới nhổ ra. Làm như vậy nhiều lần trong ngày, liên tục 5-6 ngày bệnh sẽ đỡ hơn. - Húng chanh: Húng chanh (rau tần khô, rau thơm) có thể đem sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng trong ngày. Cũng giống như nước rau mùi, ngậm nước húng chanh trong miệng một lúc mới nhổ đi, ngày súc miệng vài lần và làm liên tục trong vài ngày thì hơi thở sẽ bớt mùi hôi. - Cây hương nhu: Hương nhu còn gọi là cây é (é tía và é trắng nhưng é tía tốt hơn). Lấy 40 gr hương nhu sắc với 200 ml nước và cô đặc lại lấy nước để ngậm và súc miệng. Súc miệng nước này thường xuyên vào buổi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Khi súc miệng nên ngậm trong miệng 1-2 phút rồi mới nhổ ra. Súc miệng liên tục như vậy trong nhiều ngày để cho hơi thở thơm tho hơn. - Mật ong và quế: Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng. - Hạt cỏ cà ri: Uống trà được làm từ hạt cỏ cà ri cũng là một biện pháp tuyệt vời cho hơi thở rau mùi. Lấy một thìa cà phê hạt cỏ cà ri và đun sôi chúng trong một lít nước trong khoảng 15 phút và dùng nước này để uống. - Cánh hoa hồng: Đun hoa hồng lấy nước để nguội ngậm như ngậm nước muối. Cũng có thể nhai cánh hoa trực tiếp, ngậm một lát rồi nhổ đi. - Cây hoa quế: Để chữa hôi miệng, lấy ba lạng hoa quế, một bình rượu gạo, một thìa cà phê muối. Pha nước muối rửa sạch hoa quế, vớt ra để ráo, để khô tự nhiên, cho hoa quế vào rượu gạo, đậy kín nắp, sau 30 ngày đem dùng dần. Bạn cũng có thể dùng nó đểtrị chứng lạnh bụng, giúp thông khí huyết, đổ mồ hôi. - Hoa hồi: Cứ mỗi ngày lấy vài cánh hoa hồi nhai và nuốt liên tục mấy ngày sẽ khỏi hôi miệng. - Dưa chuột: Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần. - Vỏ chanh: Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần. - Dưa hấu: Dưa hấu ép lấy nước uống. - Vỏ quýt: Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày. - Quả vải khô: Lấy 2-3 quả vải khổ, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày. - Uống nước: Để phòng ngừa chứng hôi miệng, bạn chỉ nên uống nước 15 phút sau bữa ăn. Không uống nước trong và trước khi ăn, sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị chứng hôimiệng “tấn công” nếu như hệ tiêu hóa gặp phải những rắc rối. . Mẹo vặt trị hôi miệng: dễ làm lại hiệu quả Để giảm hẳn mùi khó chịu của hơi thở, bạn có thể làm theo những cách dùng thảo dược dưới đây, vừa hiệu quả lại an toàn. Hơi thở. hơn, tình trạng hôi miệng còn có thể là do bạn đang bị bệnh nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng như viêm nhiễm ở răng miệng, ở đường mũi họng, vệ sinh răng miệng không tốt cô đặc lại lấy nước để ngậm và súc miệng. Súc miệng nước này thường xuyên vào buổi sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Khi súc miệng nên ngậm trong miệng 1-2 phút rồi mới nhổ ra. Súc miệng