"Sai mộtlyđimộtdặm” Những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng nếu bạn làm tốt, nó có thể sẽ quyết định đến vận mệnh của bạn. "Sai mộtlyđimộtdặm” Những năm gần đây, học sinh Việt Nam đua nhau học ngoại ngữ, nhất là tiếng Trung Quốc. Trong tiếng Hán có nhiều chữ có hai, ba cách đọc khác nhau, học sinh Việt Nam khi học thường hay bị nhầm lẫn, đọc sai. Bạn Lam là sinh viên năm thứ 4 của trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Khi thực tập ở Đài truyền hình trung ương, Lam rất vui, cô hy vọng sau này ra trường được về đây làm việc. Nhưng học sinh đến đây thực tập không chỉ có mình cô, mà còn mấy bạn nữa. Hàng ngày cô đến cơ quan đúng giờ, làm việc chăm chỉ. Cô được phân công làm ở ban khoa giáo. Vì có giọng đọc hay nên được ghi băng cho chương trình dạy tiếng Trung Quốc. Một lần ghi âm có một tên riêng, mà chữ ấy lại có hai cách đọc là “hao” và “gao”. Lam băn khoăn không hiểu chữ ấy đọc như thế nào. Hỏi các bạn thì ai cũng bảo đọc là “gao”. Thế là Lam cũng đọc là “gao”. Khi về trường Lam cứ băn khoăn không biết mình có đọc đúng hay không, có bạn lại nói là đọc “hao”. Lam tra từ điển thì từ điển giải thích khi dùng để chỉ địa danh thì đọc là “hao”, nhưng không chú thích khi là tên người thì đọc thế nào. Lam gọi điện thoại cho thầy giáo, thầy bảo phải đọc là “hao”. Lam lo lắng, mình lại đọc thành “gao”. Ghi âm để dạy trên truyền hình thì phải chuẩn xác. Nếu đọc sai chẳng phải làm trò cười cho mọi người hay sao, mà còn ảnh hưởng đến người đọc nữa chứ. Đang thực tập mà lại làm sai thì sẽ gây ấn tượng không tốt. Thế là Lam vội vàng đến cơ quan, cô chạy lên phòng ghi âm, lấy băng để ghi âm lại. Cô chờ cho chương trình phát xong rồi mới yên tâm ra về. Khi về xuống cầu thang Lam gặp anh trưởng phòng. Trưởng phòng liền hỏi: “Sao về muộn thế?”. Lam đã kể lại đầu đuôi sự việc cho trưởng phòng nghe. Trưởng phòng nói đùa: “Đọc sai một chữ thì cũng chẳng sao đâu”. Lam nói: “Em không thể yên tâm, đọc sai thì phải sửa, nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đài”. Trưởng phòng nghiêm giọng: “Em làm thế là đúng. Cảm ơn em”. Chính sự chu đáo cẩn thận này của Lam mà sau khi ra trường Lam đã được nhận về đây công tác. Một việc nhỏ mà làm tốt thì có thể khiến cả cuộc đời của bạn may mắn. Thế nhưng nếu bạn không coi trọng nó thì nó cũng sẽ gây ra cho bạn bài học đắt giá. Khi tàu cứu hộ đến vùng biển xảy ra sự cố, thì con tàu “Hoàn Tây Dương” đã mất tung tích, 21 thuyền viên không thấy đâu nữa, trên mặt biển chỉ thấy đài cứu sinh phát tín hiệu cấp cứu. Các nhân viên cứu hộ nhìn mặt biển lo lắng, không ai biết được tại vùng biển yên ả này đã xảy ra chuyện gì, khiến cho con tàu tiên tiến nhất bị đắm xuống đáy biển. Lúc này một người phát hiện thấy phía dưới cột đài cứu sinh có buộc một chiếc bình nắp kín, mở bình ra bên trong có một tờ giấy, với 21 bút tích của 21 thuỷ thủ, viết rằng: “Ngày 21 tháng 3 tôi mua một chiếc đèn bàn, dùng để chiếu sáng khi viết thư về cho vợ”. Tôi nhìn thấy anh ấy cầm chiếc đèn bàn vào trong boong tàu, liền nói: “Chiếc đèn này đế nhẹ, khi tàu lắc sẽ không đỗ được”. “Ngày 21 tháng 3 khi tàu rời cảng, phát hiện thấy cửa boong tàu khu thuỷ thủ bị hỏng khoá, bèn lấy dây sắt buộc lại”. “Khi tôi kiểm tra thiết bị phòng cháy, thấy bình khí CO2 bị gỉ, nhưng lại nghĩ còn mấy ngày nữa thì đến cảng, lúc đó sẽ thay cũng được”. “Khi tàu khởi hành, bận quá không kiểm tra báo cáo sự an toàn của boong tàu và tua-bin”. “Chiều 26 tháng 3 thiết bị phòng cháy trong boong tàu thuỷ thủ ở phát tín hiệu báo động, tôi vào kiểm tra không thấy dấu hiệu cháy, nghĩ là nó báo nhầm, bèn tháo ra yêu cầu đổi cái mới”. “Tôi đang bận chốc nữa tôi đổi cái mới cho”. “13 giừo nagfy 23 tháng 3 vào phòng của thuỷ thủ có chiếc đèn bàn điện, tiện tay bật chiếc đèn bàn lên”. “13 giờ 30 phút tôi cùng thuyền phó đi kiểm tra các phòng, nhưng không vào phòng của thuỷ thủ có chiếc đèn nữa, nói là các anh tự kiểm tra phòng mình”. “Tôi mỉm cười mà không đi vào phòng”. “Tôi cũng không vào phòng mình để kiểm tra, mà đi theo mọi người”. “14 giờ ngày 23 tháng 3 hoả hoạn xảy ra từ boong tàu có chiếc đèn bàn”. Xem xong bút tích của các thuỷ thủ, các nhân viên cứu hộ không ai nói gì, mặt biển im lặng đến lạnh lùng, mọi người dường như thấy quá rõ quá trình xảy ra sự cố. Cho rằng đó là bài học không bao giờ quên. Từ đó về sau không xảy ra vụ tai nạn nào tương tự như thế nữa. Chứng ta là người mới chập chững vào đời, mới bắt đầu cuộc hành trình đi tới tương lai, chúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ tác hại của việc “qua loa đại khái” . Đương nhiên có khá nhiều việc nhỏ nhặt dễ dàng bị bỏ qua, do vậy hàng ngày đòi hỏi chúng ta phải cố gắng khắc phục hiện tượng này. Chỉ có trong tiềm thức chúng ta có sự cảnh giác cao, thì chúng ta sẽ chú ý và khắc phục được thói xấu “qua loa đại khái”. Luôn luôn cảnh giác với nó, đồng thời tạo thói quen làm việc cẩn thận, lâu dần chúng ta sẽ có thói quen làm việc nghiêm túc, cẩn thận; chúng ta sẽ bồi dưỡng được tố chất cho mình, thói quen quyết định “thành bại” của mỗi người. Có một công nhân nói: ‘Tôi có tính đoảng, làm gì cũng “qua loa đại khái”, tôi cũng không muốn như vậy, nhưng cái tính này trời ban cho, thật khó sửa; biết làm thế nào bây giờ?” Thực ra không phải lo ngại, trên thế gian này chẳng có ai “thập toàn, thập mỹ”, cho dù là những vĩ nhân công thành danh toại, lúc đầu họ cũng có những khiếm khuyết, có những khiếm khuyết không đáng sợ, chỉ cần thay đổi là được, và họ đều đã làm được điều đó; cuối cùng đã làm nên sự nghiệp lớn. Bạn không nên nghĩ rằng mình không thể thay đổi được thói quen xấu của mình, nếu bạn cứ nghĩ như vậy thì nó sẽ trở thành cái cớ để bạn không từ bỏ thói quen xấu của mình. Nếu bạn không muốn và cũng không khắc phục thói xấu đó, bạn sẽ không thể thành đạt, vì “qua loa đại khái” là sát thủ chí mạng của thành công, nó không những làm cho bạn không giành được thành công trong tương lai, mà thậm chí còn huỷ hoại thành tựu bạn đã đạt được trước đó, quá trình “qua loa đại khái” chỉ diễn ra trong chốc lát, còn thành tuuwj trước đây của bạn lại là kết quả của nhìêu năm vất vả. Vì “qua loa đại khái” mà bạn không thể tận tâm với công việc của mình, không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Cho dù về khách quan mà nói, bạn rất chăm chỉ, rất yêu nghề, nhưng thành quả lao động của bạn khiến người ta không hài lòng, thường có khoảng cách với mục tiêu, mà khoảng cách này chỉ cần bạn cẩn thẩn một chút, bỏ ra một chút sức lực là có thể rít ngắn được, vậy mà bạn lại không làm. Lâu dần “sếp” sẽ thất vọng về bạn, không tín nhiệm, không yên tâm khi giao công việc cho bạn. Bạn thử nghĩ xem bạn còn có cơ may phát trỉên ở công ty nữa không? Có lẽ bạn cho rằng điều này còn là một ẩn số. Vậy thì, bất luận “qua loa đại khái” là “trời ban” cũng được, là thói quen xấu cũng không sao, chỉ cần bạn theo đuổi thành công, bạn sống có lý tưởng, chỉ cần bjan hạ quyết tâm tin tưởng vào bản thân, bạn nhất định sẽ “chữa trị” được “căn bệnh” này. Tính cách của bạn, tác phong làm việc của bạn, ngoài yếu tố trời định thì nó còn được hình thành, được tích luỹ trong cuộc sống hàng ngày cùng với dòng chảy của thời gian, mà thói quen lại được tích luỹ từ những lời nói việc làm hàng ngày của bạn. Vì vậy chỉ cần bạn bắt đầu từ những việc làm hàng ngày, định ra kế hoạch và quy định tương ứng cho bảnt thân, đồng thời nghiêm túc thực hiện theo quy định và kế hoạch đó, tạo ra thói quen và thường xuyên giám sát kiểm tra. Lúc đầu có gặp khó khăn, hiệu suất làm việc có thể sẽ thấp, nhưng chỉ cần bạn duy trì liên tục, thì chẳng bao lâu nó sẽ thành thói quen. Một khi đã thành thói quen hàng ngày thì hiệu suất làm việc của bạn tự nhiên sẽ được nâng cao. Điều quan trọng là tỷ lệ chuẩn xác sẽ tiến bộ rất nhiều, đồng thời bạn có thể xoá bỏ được mặc cảm của đồng sự và của sếp đối với bạn, bạn sẽ xoá được biệt danh “chuyên gia” “qua loa đại khái”. Họ sẽ phải tin tưởng bạn, từ đó bạn sẽ thấy tự tin vào bản thân mình hơn, tài năng và thực lực của bạn sẽ dần được kiểm nghiệm qua thực tiễn làm việc thành công sẽ đến gần và mỉm cười chào đón bạn. Tiền đồ của bạn sẽ sáng lạn. . "Sai một ly đi một dặm” Những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng nếu bạn làm tốt, nó có thể sẽ quyết định đến vận mệnh của bạn. "Sai một ly đi một dặm” Những năm gần. nói là đọc “hao”. Lam tra từ đi n thì từ đi n giải thích khi dùng để chỉ địa danh thì đọc là “hao”, nhưng không chú thích khi là tên người thì đọc thế nào. Lam gọi đi n thoại cho thầy giáo, thầy. tiến nhất bị đắm xuống đáy biển. Lúc này một người phát hiện thấy phía dưới cột đài cứu sinh có buộc một chiếc bình nắp kín, mở bình ra bên trong có một tờ giấy, với 21 bút tích của 21 thuỷ