1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh An Giang Lớp 5.Pdf

49 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề tài liệu giáo dục địa phương tỉnh an giang lớp 5
Trường học sở giáo dục và đào tạo an giang
Chuyên ngành giáo dục địa phương
Thể loại tài liệu
Thành phố an giang
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 13,3 MB

Nội dung

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh An Giang – Lớp 5 sẽ đồng hành cùng các em trong các hoạt động giáo dục, giúp các em khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm về địa phương An Giang thông qua 5

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Lớp

5

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

Th áng 02 – 2024

Trang 2

Lớp 5

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Các em học sinh thân mến!

Trong mỗi chúng ta, quê hương luôn có một vị trí quan trọng, do vậy, tình cảm dành cho quê hương cũng mang một ý nghĩa thiêng liêng, cao quý Việc tìm hiểu những giá trị tốt đẹp, giàu sức sống của quê hương là điều cần thiết đối với mỗi người

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh An Giang – Lớp 5 sẽ đồng hành cùng các em trong các hoạt động giáo dục, giúp các em khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm về địa phương An Giang thông qua 5 chủ đề:

– Địa lí địa phương các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh An Giang;– Lịch sử An Giang qua các thời kì;

– Danh nhân địa phương;

– Giai điệu quê hương;

– Sản phẩm thủ công mĩ nghệ địa phương

Trong đó, các chủ đề Địa lí địa phương các đơn vị hành chính trực thuộc

tỉnh An Giang; Lịch sử An Giang qua các thời kì; Danh nhân địa phương còn thể

hiện cho mạch nội dung Địa phương em trong chương trình môn Lịch sử và

Địa lí lớp 5

Nhằm phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, mỗi chủ đề,

bài học được tổ chức thành các hoạt động: Khởi động; Khám phá; Luyện tập;

Vận dụng với những hình ảnh minh hoạ sinh động cùng lượng kiến thức

phù hợp, bổ ích

Chúc các em có những trải nghiệm thú vị với Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh An Giang – Lớp 5

CÁC TÁC GIẢ

Trang 4

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

KHỞI ĐỘNG

Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm

cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú,

Trang 7

vị trí nằm ở ngã ba sông Hậu và sông Châu Đốc, giữa ba khu kinh tế cửa khẩu lớn của tỉnh(1) Ngoài ra, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu, Tịnh Biên còn giáp với Cam-pu-chia, tạo thuận lợi cho giao thương hợp tác quốc tế

Địa hình của các thành phố và thị xã chủ yếu là đồng bằng, bị chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc Ở giữa thành phố Châu Đốc còn có Núi Sam tạo nên cảnh quan vô cùng độc đáo Một số sông, kênh lớn như sông Châu Đốc, Sông Hậu, kênh Vĩnh Tế, kênh Rạch Giá – Long Xuyên, Tài nguyên đất phong phú, đa dạng và màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp nhiệt đới,

(1) Ba cửa khẩu kinh tế của tỉnh An Giang: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (thị xã Tịnh Biên), cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (huyện An Phú) và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu).

Hoạt động 1 Tìm hiểu các thành phố và thị xã của tỉnh An Giang

? Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu:

– Xác định vị trí của các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh An Giang trên lược đồ.

– Trình bày những đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế tiêu biểu của các thành phố, thị xã tỉnh An Giang.

Trang 8

Hình 2 Sông Châu Đốc

Thị xã Tịnh Biên sở hữu phong

cảnh tươi đẹp, với hơn 10 ngọn núi

lớn nhỏ khác nhau cùng nhiều di tích

đã được xếp hạng, gắn liền với quá

trình mở mang bờ cõi và đấu tranh

cách mạng của quân và dân An Giang

qua các thời kì

Cảnh sắc thiên nhiên độc đáo vừa

có sông, vừa có núi, cùng nhiều di

tích lịch sử – văn hoá đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các thành phố và thị xã

trở thành trung tâm du lịch của tỉnh

An Giang Loại hình du lịch phong

phú và đa dạng, đặc biệt là du lịch

tâm linh – viếng Miếu Bà Chúa Xứ

(Núi Sam) tại thành phố Châu Đốc

hay Núi Cấm tại thị xã Tịnh Biên

Ngoài ra, các ngành dịch vụ khác

như thương mại, giao thông vận tải,

cũng rất phát triển Điển hình như

thành phố Long Xuyên khá phát triển

về thương mại và công nghiệp chế biến thuỷ sản Thành phố có cảng Mỹ Thới,

là một trong những cảng hoạt động hiệu quả cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 3 Miếu Bà Chúa Xứ ngày vía Bà

23 – 4 âm lịch hằng năm

Hình 4 Cảng Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên

Trang 9

? Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu:

– Xác định vị trí của các huyện trực thuộc tỉnh An Giang trên lược đồ.

– Trình bày những đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế tiêu biểu của các huyện ở tỉnh An Giang.

An Phú và Tri Tôn là những huyện biên giới của tỉnh An Giang Trong

đó, huyện An Phú là nơi có đường biên giới với Cam-pu-chia dài nhất tỉnh (khoảng 43 km) Vị trí địa lí rất thuận lợi cho các huyện phát triển ngành giao thông vận tải và thương mại, đặc biệt là với nước bạn Cam-pu-chia

Địa hình của các huyện đa dạng với nhiều dạng địa hình như đồng bằng, đồi núi thấp, Đặc biệt, trên địa bàn huyện Tri Tôn còn có nhiều ngọn núi đẹp như núi Cô Tô, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Nước, Đất phù sa, đất phèn

là những nhóm đất phổ biến ở các huyện Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều hồ chứa nước trên núi Diện tích rừng lớn, Tri Tôn và

An Phú là hai huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh, chủ yếu là rừng trồng với các loài tràm, bạch đàn, keo, tai tượng,

Hình 5 Núi Cô Tô, huyện Tri Tôn

Hoạt động 2 Tìm hiểu các huyện của tỉnh An Giang

Trang 10

Đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hằng năm nên có điều kiện phát triển về nông nghiệp, trong đó thế mạnh của các huyện là sản xuất lúa, hoa màu và nuôi cá.

Du lịch cũng là một thế mạnh của các huyện, với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như núi Cô Tô, Tà Pạ, hồ Soài So, đồi Tức Dụp, hồ Ô Tà Sóc, Núi Cấm, núi Ông Két, rừng tràm Trà Sư, các khu di tích lịch sử, căn cứ cách mạng xưa,

Các huyện Phú Tân, Chợ Mới, Thoại Sơn là những huyện cửa ngõ kết nối tỉnh An Giang với các tỉnh, thành khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, Phú Tân và Chợ Mới là hai huyện cù lao của tỉnh

Địa hình của các huyện Phú Tân, Chợ Mới và Thoại Sơn chủ yếu là đồng bằng Trên địa bàn huyện Thoại Sơn còn có nhiều núi thấp như Núi Sập, Núi Nhỏ, Núi Bà, Núi Cậu, Đất đai của các huyện phong phú, đa dạng với các nhóm đất phèn, đất phù sa, thuận lợi cho trồng cây lúa nước, cây ăn quả, hoa màu,

Hình 6 Cánh đồng Tà Pạ,

huyện Tri Tôn

Hình 7 Núi Sập (huyện Thoại Sơn) được mệnh danh là Vịnh Hạ Long thu nhỏ ở tỉnh An Giang

Trang 11

Huyện Phú Tân còn đặc biệt phát triển mạnh ngành giao thông đường thuỷ, bởi đây là điểm kết nối giữa ba con sông lớn (Sông Tiền, Sông Hậu và sông Vàm Nao) Thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hoá – lịch sử hào hùng giúp các huyện trở thành điểm đến độc đáo của tỉnh An Giang Một

số địa điểm du lịch nổi tiếng như Khu di chỉ Óc Eo, Di tích Quốc gia đình Thoại Ngọc Hầu, núi Ba Khê, Khu du lịch núi Sập,

Huyện Châu Thành và Châu Phú nằm ở trung tâm của tỉnh An Giang Địa hình tương đối thấp, bằng phẳng

và bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới kênh rạch dày đặc Một số sông, kênh rạch lớn như sông Hậu, rạch Thầy Phó, rạch Hoá Cù, kênh xáng Cây Dương, rạch Phù Dật, rạch Voi, Điều kiện

tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp Một số cây trồng nổi bật của các huyện như lúa, cây ăn quả,

Ngành công nghiệp của các huyện cũng khá phát triển Trên địa bàn huyện Châu Thành có hai khu công nghiệp lớn là Bình Hoà và Bình Long Trong tương lai, các huyện tiếp tục đẩy mạnh mở rộng đô thị, thu hút đầu

tư công nghiệp, dịch vụ,

Hình 8 Thu hoạch lúa thu đông

tại huyện Châu Phú

Hình 9 Khu công nghiệp Bình Hoà, huyện Châu Thành

Trang 12

LUYỆN TẬP

Hoạt động 1 Chọn và xác định vị trí địa lí của các thành phố, huyện,

thị xã trên lược đồ hành chính tỉnh An Giang.

Hoạt động 1 Thực hiện một áp phích nhằm tuyên truyền việc bảo vệ

môi trường tại địa phương.

Hoạt động 2 Hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm tự nhiên của

các đơn vị hành chính của tỉnh An Giang.

Hoạt động 2 Vẽ sơ đồ về một chuyến tham quan địa phương nơi em

đang sinh sống.

Hoạt động 3 Vẽ sơ đồ thể hiện các hoạt động kinh tế tiêu biểu của

các thành phố, huyện, thị xã trên lược đồ hành chính tỉnh An Giang.

Đơn vị hành chính Đặc điểm tự nhiên

VẬN DỤNG

Trang 13

Hình 1 Hố khai quật tại sân chùa Linh Sơn Cổ Tự – khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê,

huyện Thoại Sơn

? Dựa vào hình ảnh và thông tin trong bài, cho biết vùng đất An Giang trong

lịch sử từng thuộc nền văn hoá nào

LỊCH SỬ AN GIANG QUA CÁC THỜI KÌ

a) Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ kinh Vĩnh Tế, vía Bà Núi Sam.

b) Tri Tôn có hội đua bò Vàm Nao có hội đua đò sang sông.

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1 Tìm hiểu An Giang trước năm 1757

Thời kì trước Công nguyên,

tỉnh An Giang là một trong

những khu vực nằm trong

văn hoá Óc Eo Đây là nền

văn hoá khảo cổ nổi tiếng ở

Nam Bộ, gắn liền với lịch sử

của Vương quốc Phù Nam,

Trang 14

khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo, dưới chân núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh

An Giang

Vùng đất An Giang trước khi người Việt đến khai phá vốn mang tên gọi là Tầm Phong Long thuộc Thuỷ Chân Lạp của Vương quốc Chân Lạp Theo tập quán sinh sống và cư trú của người Khơ-me, họ không ở, gần như bỏ hoang Cũng như các vùng đất khác ở Nam Bộ khi đó, nơi đây vẫn hoang vu, rậm rạp, sình lầy, vắng bóng con người, là nơi trú ngụ của côn trùng, thú dữ, rắn rết, cá sấu,

Hình 2 Bản đồ vùng đất Tầm Phong Long giữa thế kỉ XVIII

Người Việt bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào thì cho đến nay, chưa thấy tài liệu nào ghi chép rõ ràng Tuy nhiên, đã có một số nhóm người Việt gốc từ miền Trung vào đây từ rất lâu Do điều kiện sống khắc nghiệt nên dân cư còn thưa thớt Cuộc sống của lưu dân bấy giờ luôn bị

đe doạ:

Chèo ghe sợ sấu cắn chưn, Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma.

Đến đây xứ sở lạ lùng, Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh.

Trang 15

Khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào phương Nam kinh lược, ông đã thấy có người Việt ở vùng Châu Phú, Châu Đốc và cù lao Ông Chưởng Tương truyền khi thuyền quân xuôi dòng Cửu Long (khoảng năm 1700), ông đã ghé lại những nơi có người Việt ở để thăm hỏi và khích lệ mọi người Ông cũng cho phép một số binh phu được ở lại nơi này tìm đất cày cấy làm ăn Họ sống rải rác theo ven sông ở vùng: Châu Phú, Châu Đốc, Tân Châu và Chợ Mới.

Hoạt động 2 Tìm hiểu An Giang thời phong kiến (1757 – 1867)

? Dựa vào hình ảnh và thông tin trong bài, cho biết vùng đất An Giang từng

có bao nhiêu tên gọi trong khoảng thời gian từ năm 1757 – 1867.

Năm 1757, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn lên ngôi vua ở Chân Lạp Sau đó, Nặc Tôn cắt đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn (thông qua Mạc Thiên Tứ) để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cư Trinh và Trương Phúc Du tiếp nhận và cho lệ vào dinh Long Hồ, rồi đặt ba đạo Châu Đốc, Tân Châu và Đông Khẩu để bảo

Trang 16

Hình 4 Bản đồ hành chính Nam Kỳ lục tỉnh, năm 1836

và các thành phần cư dân như dân nghèo, binh lính, địa chủ,… Ý thức cộng đồng và truyền thống đoàn kết, tương trợ của cư dân nơi đây được xem là điều kiện tiên quyết để thành công trong công cuộc chinh phục vùng đất mới

Năm 1780, Nguyễn Ánh đổi tên dinh Long Hồ thành dinh Vĩnh Trấn, sau

đó đổi thành dinh Trấn Vĩnh Sau khi Triều Nguyễn được thành lập, năm

1808, vua Gia Long lập thành Gia Định trên vùng đất Nam Bộ và chia thành năm trấn gồm: Biên Hoà, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên Tỉnh An Giang ngày nay nằm trong khu vực trấn Vĩnh Thanh Vùng đất này khi ấy có vùng biên giới quan trọng nên Triều Nguyễn đã cho đào các kênh như Thoại Hà, Vĩnh Tế,… để thuận tiện cho giao thông và phòng thủ biên giới

Năm 1832, trấn Vĩnh Thanh được chia thành hai tỉnh là An Giang và Vĩnh Long Trong thời gian này, An Giang trở thành khu vực biên giới trọng yếu, có liên quan đến các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân dân Triều Nguyễn

Trang 17

Hoạt động 3 Tìm hiểu An Giang thời Pháp thuộc (1867 – 1954)

? Dựa vào hình ảnh và thông tin trong bài, cho biết tỉnh An Giang trong

giai đoạn 1867 – 1954 đã có các phong trào kháng Pháp tiêu biểu nào.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, An Giang trở thành nơi trú ngụ của nhiều sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Sau khi ổn định việc cai trị ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, năm 1867, Pháp đánh chiếm

ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, trong đó có tỉnh An Giang Giai đoạn đầu, Pháp chủ yếu bình định, củng cố bộ máy cai trị, tạo điều kiện khai thác sau này.Sau năm 1867, nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ phất cao ngọn cờ kháng chiến Tại An Giang, các cuộc khởi nghĩa nổi bật có thể kể đến như: lãnh binh Lê Văn Sanh và Đỗ Đăng Tàu (vùng Châu Đốc), Trần Văn Thành

và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 – 1873), Ngô Lợi và đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa,

Hình 5 Lễ giỗ Lê Văn Sanh tại Vệ Thuỷ miếu,

phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc Hình 6 Tượng Quản cơ Trần Văn Thành,

thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú

Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp bước vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, điều này làm thay đổi căn bản đời sống kinh tế – xã hội tỉnh An Giang Tháng 4 – 1930, Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Long Xuyên – Châu Đốc được thành lập ở Long Điền (Chợ Mới) Sau đó, nhiều chi bộ khác hình thành như Kiến An, Bình Thành, đánh dấu bước phát triển của tổ chức.Phong trào đấu tranh của nhân dân An Giang đã gây tiếng vang rộng lớn trong và ngoài nước, làm nòng cốt cho sự nghiệp cách mạng của miền

Trang 18

Hình 7 Toà bố tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang), nơi diễn ra cuộc mít tinh

của nhân dân tỉnh Long Xuyên ngày 26 – 8 – 1945

Hình 8 Quân dân An Giang chặn đánh quân địch

Tây Nam Kỳ trong thời điểm khó khăn, ác liệt Trong Cách mạng tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tỉnh An Giang đã lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và hàng nghìn năm phong kiến để đứng lên làm chủ quê hương, góp phần mở ra trang sử mới cho dân tộc

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các chính quyền cách mạng ở Long Xuyên, Châu Đốc được thành lập Ngày 09 – 01 – 1946, Pháp tái xâm lược, đánh chiếm tỉnh lị Long Xuyên Quân và dân An Giang đã đứng lên chiến đấu chống lại thực dân Pháp, bao vây nhiều đồn bót địch ở các khu vực như Bảy Núi, Châu Thành, Lai Vung, Trong cuộc kháng chiến, Đảng

bộ và quân dân trong tỉnh đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang

Trang 19

Hoạt động 4 Tìm hiểu An Giang thời kì chống Mỹ (1954 – 1975)

? Dựa vào hình ảnh và thông tin trong bài, cho biết quân dân tỉnh An Giang

đã có những hoạt động nổi bật nào từ sau Nghị quyết 15 (tháng 01 – 1959).

Sau khi Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam và dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, cả miền Nam, trong đó có tỉnh An Giang chìm trong khói lửa chiến tranh Từ đầu năm 1955, phong trào đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) diễn ra liên tục rộng khắp trong tỉnh, tạo tiếng vang khắp cả nước

Hình 9 Dân quân tải đạn, phục vụ chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trung ương ra Nghị quyết 15 (tháng 01 – 1959) hợp thức hoá việc vũ trang tự vệ Cách mạng An Giang cùng cả miền Nam chuyển sang giai đoạn mới Trong suốt 15 năm (từ năm 1960 đến năm 1975), quân dân An Giang đã chiến đấu và lập được nhiều chiến công anh dũng trên khắp các mặt trận, bảo vệ cuộc sống của nhân dân

Hình 10 Đội nữ pháo binh Châu Đốc Hình 11 Đội văn công An Giang

Trang 20

? Dựa vào hình ảnh và thông tin trong bài, cho biết một số hoạt động chính

của nhân dân tỉnh An Giang trong thời kì đổi mới.

Hình 12 Xe bọc thép M.113 của Mỹ

bị bộ đội An Giang phá huỷ Hình 13 Quân dân An Giang bắn rơi máy bay trực thăng địch

Ngày 30 – 4 – 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ Ngày 02 – 5 – 1975, tỉnh

An Giang được giải phóng Dù bị đàn áp khốc liệt, quân dân An Giang đã kiên cường vượt qua khó khăn, cùng quân dân cả nước làm thất bại hoàn toàn các chiến lược của đế quốc Mỹ

Hoạt động 5 Tìm hiểu An Giang thời kì từ năm 1975 đến nay

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh An Giang tập trung chuyển đổi mô hình lúa, khai hoang, rửa phèn, đào kênh dẫn nước phục

vụ sản xuất, Tuy nhiên, khi quân dân tỉnh nhà bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế – xã hội, nhiều khó khăn mới bắt đầu phát sinh và đe doạ đến đời sống như: tàn quân của chế độ cũ tổ chức móc nối, hoạt động trở lại và tập đoàn Pôn Pốt tiến hành các hoạt động gây rối, xâm lấn lãnh thổ từ tháng 5 – 1975

Hình 14 Lực lượng quân giải phóng vào tiếp quản thị xã Long Xuyên

Trang 21

Thực hiện phương châm “dựa vào sức mình là chính” cùng với sự chi viện của cấp trên và lực lượng từ tuyến sau tăng cường, quân dân tỉnh

An Giang vừa chiến đấu, vừa xây dựng phát triển lực lượng, tổ chức đánh địch xâm lấn biên giới, giành lại các khu vực bị chiếm đóng, tạo thế và lực cho cấp trên tiến công đánh bại quân xâm lược, hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, góp phần vào thắng lợi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam

Hình 16 Quân dân An Giang tham gia đào đắp tuyến kênh biên giới năm 1978

Hình 17 Quân dân An Giang

bám chốt ngăn chặn lính

Pôn Pốt xâm lượcHình 15 Chủ tịch Tôn Đức Thắng

về thăm An Giang

Trang 22

Năm 1986, đất nước bắt đầu công cuộc Đổi mới Nhờ đề ra những chính sách, chủ trương đột phá bắt đầu từ kinh tế nông nghiệp, tỉnh An Giang

đã tháo gỡ được mọi trở lực, giải phóng lực lượng sản xuất, giúp nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển nhanh

Sau gần 40 năm đổi mới, tỉnh An Giang đã khẳng định được vị thế, gặt hái nhiều thành tựu đáng tự hào, từng bước phát triển vươn lên trong thời

Sưu tầm các câu chuyện về những sự kiện, danh nhân lịch sử, của tỉnh

An Giang và kể lại cho thầy cô hoặc bạn bè

Trang 23

DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động 1 Tìm hiểu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng

? Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu:

– Trình bày những đóng góp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với cách mạng Việt Nam và thế giới

– Kể tên các huân chương, giải thưởng mà Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người Việt Nam đầu tiên được trao tặng

Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 – 8 – 1888 tại làng Mỹ Hoà Hưng (còn gọi là cù lao Ông Hổ), tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã

Mỹ Hoà Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh

An Giang) trong một gia đình nông dân Cha Bác Tôn là ông Tôn Văn Đề, mẹ là bà Nguyễn Thị Dị

Hình 1 Chủ tịch

Tôn Đức Thắng (1888 – 1980)

Trang 24

Thuở nhỏ, Tôn Đức Thắng qua Long Xuyên học chữ Hán với thầy Nguyễn Thượng Khách – một nhà nho yêu nước của phong trào Duy tân, sau

đó học Trường tiểu học Long Xuyên Năm 1907, Bác Tôn lên Sài Gòn học Trường Bá Nghệ và làm thợ máy

Hình 2 Bến đò Ô Môi – nơi Bác Tôn

thường đi qua lại xã Mỹ Hoà Hưng

và Long Xuyên thời niên thiếu

Hình 3 Trường Bá Nghệ Sài Gòn (nay là Trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng) – nơi Bác Tôn học nghề máy thời niên thiếu

Năm 1916, Tôn Đức Thắng bị bắt sang Pháp làm lính thợ ở quân cảng Tu-lông (Toulon)

Hình 4 Quân cảng Tu-lông (miền Nam nước Pháp) –

nơi Bác Tôn làm công nhân

Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi (07 – 11 – 1917), Pháp và các nước đế quốc liên minh chống lại nước Nga Xô viết Tôn Đức Thắng bị đưa xuống chiến hạm Phrăng-xơ (France) tiến về Biển Đen bao vây, bắn phá nước Nga Cùng với anh em thuỷ binh Pháp phản chiến, ngày 19 – 4 – 1919, Bác Tôn kéo lá cờ đỏ lên cột cờ chiến hạm để bày tỏ tình đoàn kết với giai cấp vô sản nước Nga mới Với hành động đó, năm

1920, Tôn Đức Thắng bị trục xuất về nước

Ngày đăng: 07/11/2024, 17:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN