Nhữngýtưởngvềhộihoạ Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tầm và dịch, riêng tặng Nguyên Hưng JASPER JOHNS: Đôi khi tôi thấy nó rồi tôi vẽ nó. Những lúc khác tôi vẽ nó rồi tôi thấy nó. Cả hai đều là những trạng huống không thuần khiết, và tôi chẳng chọn cái nào. Ở bất cứ điểm nào trong thiên nhiên cũng có cái gì đó để nhìn. Tác phẩm của tôi chứa đựng những khả thể giống nhau cho điểm nhắm luôn di chuyển của con mắt. Ba ýtưởng hàn lâm mà tôi yêu thích là điều mà một người thầy của tôi (tôi đang nói về Cézanne và chủ nghĩa lập thể) đã gọi là "điểm nhìn xoay." Gần đây Larry Rivers chỉ vào một một hình vuông màu đen cách nơi ông ta đang vẽ chừng non một mét, và nói: " giống như có cái gì đang xảy ra chỗ đó nữa." Marcel Duchamp muốn "chạm đến điều bất khả của một ký ức thị giác đủ để chuyển dịch từ một vật thể bên ngoài đến một vật thể giống như thế được ghi nhận trong ký ức"; và ýtưởng của Leonardo ("Vì thế, hỡihoạ sĩ, đừng dùng những đường kẻ để đóng khung những hình thể của bạn ") rằng giới hạn của một hình thể không tuỳ thuộc vào cái hình bị đóng khung, cũng không tuỳ thuộc vào bầu không gian chung quanh nó. Nói chung, tôi chống lại lối vẽ chuyên chú vào nhữngý niệm về sự giản dị. Mọi thứ đối với tôi đều có vẻ phức tạp. trong Dorothy C. Miller, ed., Sixteen Americans (New York: Museum of Modern Art, 1959), 22. ROBERT RAUSCHENBERG: Bất cứ động cơ nào thúc đẩy ta vẽ thì cũng đều tốt như nhau. Không có một đề tài nào là nghèo nàn. Hộihoạ luôn luôn mạnh mẽ nhất vào lúc, bất kể bố cục, màu sắc, v.v., nó xuất hiện như một sự kiện, hoặc một điều không thể tránh khỏi, chứ không phải như một kỷ vật hay một sự bày biện. Hộihoạ có quan hệ đến cả nghệ thuật và cuộc sống. Cả hai đều không thể được tạo ra. (Tôi cố gắng hành động ở khe hở chính giữa hai cái ấy). Một đôi tất cũng có thể dùng để làm thành một bức tranh, chứ không phải chỉ có gỗ, đinh, nhựa thông, sơn dầu, và vải. Một tấm bố vẽ thì chẳng bao giờ trống rỗng. trong Dorothy C. Miller, ed., Sixteen Americans (New York: Museum of Modern Art, 1959), 58. ANDY WARHOL: Nếu bạn muốn biết tất cả về Andy Warhol, hãy nhìn vào bề mặt của những bức tranh và những cuốn phim của tôi, và bề mặt của tôi, và bạn thấy tôi ở đó. Chẳng có cái gì ở đằng sau bề mặt ấy cả. * Tôi nhìn thấy mọi sự theo cách đó, bề mặt của mọi sự Tôi chỉ lướt hai bàn tay tôi trên bề mặt của mọi sự. trong Kynaston McShine, ed., Andy Warhol: A Retrospective (New York & Boston: Museum of Modern Art & Bullfinch Press/Little Brown, 1989), 457. . Những ý tưởng về hội hoạ Hoàng Ngọc-Tuấn sưu tầm và dịch, riêng tặng Nguyên Hưng JASPER JOHNS: Đôi khi tôi thấy nó rồi tôi vẽ nó. Những lúc khác tôi vẽ nó. một ký ức thị giác đủ để chuyển dịch từ một vật thể bên ngoài đến một vật thể giống như thế được ghi nhận trong ký ức"; và ý tưởng của Leonardo ("Vì thế, hỡi hoạ sĩ, đừng dùng những. nhau cho điểm nhắm luôn di chuyển của con mắt. Ba ý tưởng hàn lâm mà tôi yêu thích là điều mà một người thầy của tôi (tôi đang nói về Cézanne và chủ nghĩa lập thể) đã gọi là "điểm nhìn