Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
206,33 KB
Nội dung
MỹthuậtLýlàcổđiển Từ cái mạch lạc chung Một là, chúng tôi có ý đặt cho bài viết của mình một mong muốn cụ thể: thử tìm xem mỹthuậtLý chiếm vị trí nào trong cung bậc tiến triển của mỹthuật Việt Nam; nghĩa là nó ở thời điểm thẩm mỹ nào của các hình thái biểu hiện nói chung, cái mà ta vẫn quen gọi là "phong cách". Hai là, chúng tôi lại có ý đặt cho công việc của mình một cách làm cụ thể: thử định hình nó trong chính đường viền của nó; nghĩa là dùng ngay cái chất liệu bản thân của nó, cái cấu trúc tạo hình của nó, cái cấu trúc tạo hình của nó, lấy tác phẩm tiêu biểu làm căn cứ. Nhưng lại phải nói ngay rằng, làm thế không phải vì nó, không phải cốt tìm nó để rồi dừng ở nó, mà là vì hình tượng nghệ thuật, cái kết thành cuối cùng và cao nhất dấu mặt ở trong. Không bao giờ chúng tôi thấy có thể kéo tuột một tác phẩm, một nghệ thuật ra khỏi những mắc míu xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo , mặc dù, những phạm vi này, đối với nghệ thuật Lý, chúng tôi chưa được học hỏi nhiều ở các tác giả khác. Nhưng chúng tôi còn muốn giữ được sự nghiêm khắc của một ý nghĩ: ý hướng của tác phẩm nghệ thuật chưa phải là tác phẩm nghệ thuật. Bởi thế, lối tiếp xúc chủ yếu của chúng tôi là giải phẫu hình thể một số tác phẩm mà mô típ đại diện, (với tiền đề: không có ranh giới giả tạo giữa nội dung và hình thức), để tìm cách định tính chất thẩm mỹ của nền nghệ thuật Lý. Công việc của chúng tôi rõ ràng tự hạn trong một phạm vi. Mà cũng chỉ là việc làm thử, việc làm buổi đầu. Có thể nói rằng, sau nền mỹthuật Đông Sơn, cho tới Lý, chúng ta mất đi bằng hết mọi chứng cứ mỹ thuật, mà chưa biết đến bao giờ cái cuộc của ngành khảo cổ mới trả lại thêm cho một chút. Một sự vắng mặt tính bằng thiên niên kỷ như vậy, chắc không phải là chuyện quen trong lịch sử mỹthuậtlà ghê rợn. Rất tiếc là chúng ta đang nghiên cứu nghệ thuậtLý trước cái hẫng lớn như vậy. Nhưng cũng chính vì cái hẫng đó mà chúng ta phải tìm cách khác, ngoài sự thuận lợi của biên niên liên tục, để dựng lại bộ mặt đầy đủ hơn của quá khứ nghệ thuật. Cách khác mà chúng tôi dùng ở đây là phân tích hình thái học. Về sự tiến triển tuần tự, liên tục của nhiều quá trình nghệ thuật, chúng ta đều biết tới cái mô hình hiện còn phổ biến, mà, cuối thế kỷ trước, trường phái Đức - với Ri-giơ (Riegl) và Vơn-Phlin (Wonlffin) đã phác thảo xong, để rồi, sau buổi đầu của thế kỷ này độ vài chục năm, lại được một số nhà nghệ thuật học Pháp xác lập, qua dày công nghiên cứu nghệ thuật Châu Âu, lấy Hy Lạp cổ đại làm kiểu. Mô hình đó chứng nhận rằng, dù theo lối biểu hiện này hay lối biểu hiện khác, khi đã là một lối, thì mọi nghệ thuật đều trải qua mấy bước tiến triển mạch lạc, tuần hoàn như sau: Thời kỳ 1: Cổ sơ, dò dẫm, thơ ấu. đang tìm cách tự xác định. Đây là cái mà khoa lịch sử mỹthuật ở phương Tây quen gọi là nguyên thuỷ (primitif). Thời kỳ 2: ổn định, mẫu mực, làcổđiển (clissique) và đã chín. Thời kỳ 3: Quá đà, bối rối, kỳ cục, tức Ba-rốc (baroque) như khoa lịch sử mỹthuật quen gọi. Để rồi tàn. Lấy nghệ thuật Hy Lạp để dẫn chứng, thì thời thơ ấu, dò dẫm là những thế kỷ 8, 7, 6 trước công lịch; thời cổđiểnlà thế kỷ 5 trước công lịch, với những tác giả như Mirôn (Myron), Pô-li-klet (Policlète), đặc biệt là Phi-đi-atx (Phidias); thời Ba-rốc mở đầu từ thế kỷ 4 trước công lịch, với những tác giả như Xco-patx (Scopas), Pra-xi-ten (Praxitele); Li-xip (Lysippe), nhưng đặc biệt bối rối, quá đà là thời Hy Lạp hóa. Một vòng tuần hoàn như vậy, ta cũng thấy lại ở thời Phục Hưng nước ý, từ Ghi-ô-tô (Giotto) đến Ra-pha-en (Raphael) và Mi-ken Lăng-giơ (Michel-Ange); ở Trung Quốc, qua mấy đời, Nguỵ, Đường, Tống. Giữa các thời kỳ 2 và 3, thường có một đoạn lót, mà tính cách nổi bật là sự câu nệ trong hình thức biểu hiện. Đây là phong cách cầu kỳ (maniériste) của lịch sử mỹthuật Tây phương. Đây rõ ràng chưa phải là lúc thuận lợi để chúng ta tham gia vào cuộc tranh luận dông dài về những bước đi của mọi nền nghệ thuật. Là những người đến sau, lại cần đi xa, chúng ta có thể tạm ngồi nhờ cỗ xe của kẻ khác, để vượt qua các chặng đường đã thuần thục. ý chúng tôi là thử ướm nghệ thuật của mình vào mô hình chung, xem có tiện sắp xếp hơn không. Trở lại mỹthuậtLý ở Việt Nam. Mong muốn của chúng tôi, như đã nói ngay từ đầu, là, qua tiếp xúc thẳng với văn tự tạo hình của nó, mà tìm đặt nó đúng vào nấc thang nào của sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam ta, sau sự vắng mặt ngàn năm từ Đông Sơn rực rỡ. Chẳng khác gì khoa nhân chủng học chỉ từ một sọ người, thậm chí một xương quai hàm, mà dựng lại được, bằng đo đạc và tính toán, toàn thể một bộ xương người cổ, khoa nghệ thuật học cũng có con mắt đo đạc của chính mình, cũng có thể xuất phát từ một hiện tượng nghệ thuật biết chắc mà suy định ra cái gì đã có trước nó và cái gì sẽ xảy đến sau nó. Cách giải phẫu đó - phân tích hình thái học và hình tượng học - là cách mà bất cứ một nền nghệ thuật dân tộc nào, khi muốn gia nhập chỉ tiêu phân loại chung của kho tàng nghệ thuật nhân loại, đồng thời qua đó mà xác định cá tính riêng của mình, đều phải viện đến, nếu không nói được rằng đó là cách tốt nhất. Có thế thì ta mới cắt nghĩa được hoạt động và trình tự của sáng tạo nghệ thuật nói chung, mới sắp xếp được nghệ thuật loài người theo hàng dọc lịch sử, hoặc hàng ngang đồng đại. Cắt nghĩa và xếp đặt được đến mức nào, điều đó còn tuỳ. Nhưng không bao giờ ta muốn thấy và chấp nhận như các nhà học giả duy tâm rằng trong nghệ thuật chỉ rặt những cá biệt rời rạc, tưởng chừng như trong nghệ thuật chỉ dấy lên từ cái tầng tiềm thức tối u nào đó. Hiện nay khoa tâm lý học nghệ thuật đang sục sạo khắp lịch sử để nhặt xếp cạnh nhau những biểu hiện tạo hình đồng hạng, tuy rất xa như trong thời gian và không gian, cứ nhảy hết quãng từ nguyên thuỷ qua hiện đại, lại từ tôn giáo này sang tôn giáo nọ, từ Châu Phi đến Á, Âu, từ dòng bác học về dòng dân gian Chính vì thế, mà chúng tôi mới nhắc tới cái mô hình bao quát trên kia. Nhưng nhắc đến mô hình ấy, cũng phải nói cho rõ trong đó có những gì là dùng được và những gì là không, đối với mỹthuật Việt Nam. Nói được điều đó, tất nhiên không phải dễ, và không phải chỉ liên hệ với nghệ thuậtLý thôi mà đã đủ. Nghệ thuậtLý mới là một thời điểm. Phải đề cập tới những mấu chốt của toàn bộ nền nghệ thuật Việt Nam, trên một phối cảnh bao hàm. Nhưng ít ra, dù chỉ là để dễ trình bày đoạn sau, chúng tôi cũng xin phép nêu lên ở đây ý kiến của mình về cái mạch lạc tối thiểu trong mỹthuật Việt Nam. Cho tới Đông Sơn, mỹthuật Việt Nam cơ bản là lối hình học. Đó là bước khai sinh, thuận chiều, hiển nhiên ở nhiều nền nghệ thuật trên thế giới, là tâm lý tiếp nhận và biểu thị giới tự nhiên của người nguyên thuỷ, nhất là trong trường hợp cư dân nông nghiệp. Tư duy hình học của người Việt là gọn gàng và cụ thể. Thuộc tính đó đã phát triển trong 10 thế kỷ mất đi thời thuộc Bắc. Từ nay, hình tượng học bám sát tự nhiên, tôn trọng tự nhiên, từ những bước chập chững, vụng về, để tới hoàn thiện trước thời Lý. MỹthuậtLýlàcổ điển, với đầy đủ những phẩm chất của hình thái này ta gặp ở mọi nền nghệ thuật tiêu biểu trên thế giới. Nghệ thuật Đông phương vốn sẵn những ngông tưởng và huyền thoại. Bởi đặc trưng đó mà sau thời cổđiển thì văn tự tạo hình của nó không thuộc khái niệm ba-rốc như nghệ thuật Châu Âu. Nó xê dịch theo hướng khác. Nó tôn trọng cái mẫu số chung của một bước phát triển sau cổ điển, nhưng tư chất thẩm mỹ thì khác ba-rốc. Nó lãng mạn, hăng say. Dòng thẩm mỹ này sẽ mất thăng bằng, quá đà, tuỳ tiện, chiết trung, rồi tàn ở thời Nguyễn. Thế là hết một vòng quay. Một chu trình khác lại bắt đầu, với trường mỹthuật Đông Dương, vào khoảng những năm 1926 - 1931. Nhưng công việc của chúng tôi, ở bài này, là chỉ bàn về mỹthuật Lý. Thử giải phẫu hình thể một tác phẩm Lý Chúng tôi xuất phát từ sự thật sau này, có một thời kỳ mỹthuật Việt Nam căn bản là hoạt động trực tiếp theo yêu cầu của đạo Phật. Thời điểm đó là Lý. Để tôn trọng điều này, chúng tôi luôn phải nghĩ tới nội dung của Phật giáo mà nền mỹthuậtLý chứa đựng. Vì vậy, chúng tôi không thể chọn tác phẩm nào khác, ngoài pho tượng Di Đà chùa Phật tích (Hà Bắc), làm thí điểm. Đến mỹthuậtLý thì thẩm mỹ Việt Nam đã ở cái đỉnh mẫu mực của mọi vòng sáng tạo. Nhận xét đó là khiêm tốn, đối với một tác phẩm hoàn thiện như pho tượng đá này. Có muộn hơn về thời gian, nhưng pho Di Đà, đối với mỹthuật Việt Nam, có cái vị trí hình thái học điêu khắc Vân Cương trong thẩm mỹ Trung Hoa, của thời đại Gúp-ta trong thẩm mỹ ấn Độ, của những pho tượng nữ thần trong bàn tay Phi-di-átx trong thẩm mỹ Hy Lạp, của Ra-pha-en, của Vanh-xi trong thẩm mỹ Phục hưng bên Châu Âu. Nó có tư cách đại diện cho một nền nghệ thuật lớn, nền nghệ thuật Phật giáo đời Lý. Nói một cách khác, pho Di Đà chùa Phật tích đã được thực nghiệm qua nhiều thế kỷ điêu khắc, là độ chín của một phong cách. Đường viền của nó trong trẻo, khớp kín, như không biết chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc, gợi được cái khái niệm luân hồi trong biểu tượng, và tạo được cái bóng hình trọn vẹn, yên ổn nơi cảm giác. Đứng ở điểm nào cũng có thể nhìn ôm choán được khối hình toàn thể. Đó là chỉ tiêu của mọi nền điêu khắc cổđiển trên thế giới. Nguyên lý về khối của pho Di Đà là tượng được tạo theo yêu cầu của bóng đặc. Bởi vậy nó được xếp thành những lớp song song, chuyển mượt, tạo cái êm nơi xúc giác. Đó là cái cách hoàn hảo để diễn tả những bộ phận cần hút ngắn và cảm giác không gian cổ điển. Mọi mặt khối đều phẳng phiu, không gợn chút xúc động nào, như ta sẽ gặp ở thời kỳ sau cổ điển. Ở đây, người tạc tượng không luồn lách những đường và hình vào nhiều lớp không gian, không bẻ gẫy nát chu vi để tạo khối theo nhiều hướng. Kỹ thuật đó - người ta gọi là khối mở - sẽ thịnh hành ở các đình làng đồng bằng Bắc Bộ vào những thế kỷ 17, 18, cũng như trong nghệ thuật "Ba-rốc" ở Châu Âu. Tưởng như, hơn nhiều nơi khác, trong hình tượng học của nghệ thuật Phật giáo. Di Đà chùa Phật tích đã vật chất hóa được cái đẹp, mà vẫn trung thành với cái học thuyết tự nghiệm, mềm mại, và bình tĩnh của đạo Phật. Ở đây, khối đóng kín trên từng bộ phận, đến nỗi người ta có thể thưởng thức riêng từng khối miệng, khối mắt, khối vai, mặc dù trong toàn thể, chúng vẫn gắn vào nhau chắc chắn. Nói rằng nguyên lý về khối được tạo theo yêu cầu của bóng đặc, khối đóng kín, cũng là nói rằng không có khối nào được diễn tả khác hơn là bằng cái không gian yên đọng, tròn trĩnh dưới làn nét. [...]... rằng nó chính là bản chất của sự tiến triển và của giá trị nghệ thuật cả Phật Di Đà chùa Phật tích không phải là một cơ thể, càng không phải làcơ thể cá biệt Nó là một ý nghĩ Cái ý niệm chung của một thời Cái mẫu chung của một ý tưởng Đó chính là mục tiêu chung của nhiều nền nghệ thuật cổ điển trong thế giới Nó nói chuyện với trí thông minh hơn là tình cảm Chúng tôi chưa thấy một nền nghệ thuật nào chơ... hòn đảo Cho nên, nếu mỹthuậtLýcó nhận ảnh hưởng của những làn sóng xa gần, thì cũng là việc rất nhân loại Nhưng, điều gây hứng thú nhiều hơn cho chúng tôi là trong hình thái Lýcó sự nổi dậy kín đáo của một ý chí nghệ thuật cương quyết nhưng mềm mại Đó là một nét thuộc bản sắc dân tộc, thấy rõ trong tinh thần nước Đại Việt Người ta có thể nói rằng, các nền nghệ thuật Khơme, Java là những đoạn kéo dài... quái dị trong nghệ thuậtcổ Hình thái Lýlàcổđiển Hình tượng ở đây điều độ, bình tĩnh, chứa niềm vui chân thực của kích thước con người Về chất cũng như về lượng, nó vừa vặn, thăng bằng với nhân cách dung dị và bác ái của làng xã và dân tộc Tôi tin rằng, nếu ta mở rộng phạm vi phân tích sang nghệ thuật trang trí, hoa văn, ta cũng sẽ nhận được những đáp số tương tự Giá trị của mỹthuậtLý không chỉ nằm... pho tượng làm đôi theo tinh thần con số, là một quan hệ chỉ có nơi thuần lý Nhưng cái thanh bình, từ cái thiện, mà chính quan hệ đó toả ra, lại thuộc trần thế này Đôi môi Di Đà đầy đặn, nồng nàn cuộc sống, nhưng khuôn mặt Phật thì vẫn có cái lạnh lùng của trí tuệ! Sức mạnh giấu mặt kia mới thật là cái ta đi tìm ở hình tượng, trong thế cân bằng cổđiển giữa lý trí và tình cảm Nhất lại là nghệ thuật Phật... Lạp hoá rất điển hình Lúc đó tinh thần cổ điển đã chạng vạng, sa sút Nó là đề tài mà một nhà nghệ thuật học người Pháp, nổi tiếng tận bây giờ, đã viết hẳn thành một chương sách, dưới cái tên thất vọng là "Buổi hoàng hôn của con người" Phật Di Đà chùa Phật tích không thế Sức sống kỳ diệu của các đường - hình (mà chúng tôi coi là phương tiện biểu hiện chính của pho tượng này) là ở trạng thái lý tưởng,... nghiệm khổng lồ ở Vân Cương, Long Môn, đã bỏ lại đằng sau 5 thế kỷ cổ điển, và từ phong cách Nguỵ đã lập nên một thế giới thẩm mỹ cho minh Cả hai, vào khoảng thế kỷ 5, đã đúc xong nguyên lýmỹ học của họ thành những hệ thống chặt chẽ mà ngay nay cả thế giới vẫn còn học Thế mà, nghệ thuậtLý đã bình tĩnh gạt ra ngoài những thứ không phải là của mình Một đằng, cái thế giới huyền bí, nhục cảm không cưỡng... nước Đại Việt thời Lý lại phải có những tưởng tượng và một cá tính bất ngờ, khả dĩ một sớm một chiều đánh đổ mọi lề thói của thời đại Gúp-ta trong nghệ thuật Ấn Độ, hoặc Đại đường, Đại Tống bên Trung Hoa Một thay đổi nhỏ nào trong nghệ thuậtLý hòng vượt ra ngoài hình tượng học của nghệ thuật Phật giáo nói chung, đều phải được coi là lớn lao, bởi lẽ cái cải cách một chút ở đây có nghĩa là cưỡng lại rất... nó bắt nguồn từ trí tuệ thuần khiết và đức độ của giáo lý đạo Phật - cái ám ảnh nghệ sĩ đương thời - nhiều hơn là bắt nguồn từ kỹ thuật tạng tượng và nhịp rung cảm trực tiếp trước cái đẹp Chúng tôi cho rằng đấy là đầu mối của những kết luận có thể rút ra về tính chất tượng trưng và đồng điệu của tượng Phật Thực ra, theo dõi bất cứ một thẩm mỹ cổ điển nào, ta đều thấy nét chung: thái độ từ chối thể hiện... chứ không phải thấy nó như sờ vào vật thực Nghệ thuật, bởi thế, không phải là thể phô diễn của tình cảm mà chỉ là tương quan của tình cảm Thành thử, như đã nói ngay từ đầu, sau khi giải phẫu cấu trúc tạo hình, thì để nhận hiểu được hình tượng nghệ thuật, việc phải làm chính lại làcố gạt đi cái hữu hiệu có hạn, cái hữu hiệu bên ngoài của các yếu tố kỹ thuật Ta hiểu nó như sự cố gắng đơn thuần để hoàn... hưng cho một tinh thần dân tộc, trong lịch sử cũng như trong nghệ thuật Chính vì nó đạt được trình độ mẫu mực, cổ điển, mà những thời đại nghệ thuật sau nó, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn, dù đã thay đổi rất nhiều trong nội dung xã hội và thẩm mỹ, vẫn chỉ như những biến thể gần xa của một nguyên mẫu: hình thái Lý Thái Bá Vân Tiếp xúc với nghệ thuật . Mỹ thuật Lý là cổ điển Từ cái mạch lạc chung Một là, chúng tôi có ý đặt cho bài viết của mình một mong muốn cụ thể: thử tìm xem mỹ thuật Lý chiếm vị trí nào trong. gì là dùng được và những gì là không, đối với mỹ thuật Việt Nam. Nói được điều đó, tất nhiên không phải dễ, và không phải chỉ liên hệ với nghệ thuật Lý thôi mà đã đủ. Nghệ thuật Lý mới là một. để tới hoàn thiện trước thời Lý. Mỹ thuật Lý là cổ điển, với đầy đủ những phẩm chất của hình thái này ta gặp ở mọi nền nghệ thuật tiêu biểu trên thế giới. Nghệ thuật Đông phương vốn sẵn những