Tuy nhiên, dịch vụ logistics tại các nước trong khu vực ASEAN chưa được đánh giá cao bởi nhiều yếu kém như sự phối hợp giữa các nước về thủ tục biên giới còn hạn chế; sự kém hiệu quả của
Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy hoạt động giao thương mạnh mẽ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, người ta biết đến “logistics” nhiều hơn nhờ vào vai trò quan trọng của nó trong giao thương xuyên quốc gia Hoạt động logistics đóng vai trò xuyên suốt quá trình từ nơi sản phẩm được tạo ra cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng Vậy nên, nó trở thành yếu tố quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thương mại xuyên quốc gia Và ngược lại, thương mại quốc tế phát triển cũng là động lực cải thiện chất lượng dịch vụ logistics Kết quả hoạt động thương mại gia tăng đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho cho các doanh nghiệp và các quốc gia Từ đó, có thể mở rộng ngân sách cho việc cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, chất lượng và hiệu quả hoạt động dịch vụ hậu cần nhằm tiếp tục phục vụ hoạt động thương mại diễn ra thuận lợi và đáp ứng nhu cầu vận chuyển khi trao đổi thương mại tang lên
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng của toàn cầu, khu vực ASEAN cũng có tốc độ tự do hoá thương mại tăng trưởng mạnh mẽ ASEAN đã có những bước tiến dài trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại với phần còn lại của thế giới thông qua nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-EU (EUAFTA), ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), CPTPP, RCEP,… Sự tăng trưởng liên tục của thương mại quốc tế trong khu vực ASEAN đã khiến khối lượng trao đổi hàng hóa trong khu vực ASEAN ngày càng tang, gây áp lực lên mạng lưới logistics khu vực
Các nền kinh tế thành phần ASEAN đang phần lớn định hướng xuất khẩu, do đó ngành logistics đóng vai trò xương sống trong việc thúc đẩy thương mại trong khu vực Một nghiên cứu của đơn vị hỗ trợ chính sách APEC đã chỉ ra rằng cần cải thiện 1% hiệu quả hoạt động logistics và khả năng cạnh tranh có thể dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu tăng 3% ngay lập tức Korinek và Sourdin (2011) cũng lập luận rằng cơ sở hạ tầng có tác động cụ thể đến xuất nhập khẩu Họ nhấn mạnh rằng dịch vụ logistics chất lượng cao cải thiện khả năng cạnh tranh của xuất khẩu của một quốc gia khi giảm thiểu được chi phí vận tải Tuy nhiên, dịch vụ logistics tại các nước trong khu vực ASEAN chưa được đánh giá cao bởi nhiều yếu kém như sự phối hợp giữa các nước về thủ tục biên giới còn hạn chế; sự kém hiệu quả của quy trình thông quan tại cảng; cơ sở hạ tầng liên quan đến giao thông manh mún và kém chất lượng; vận chuyển tốn kém và không thường xuyên (với các tuyến vận chuyển dài và gián tiếp); sự chậm trễ trong việc theo dõi và truy xuất lô hàng; chậm trễ trong việc xử lý tại cảng và thông quan hàng hóa; thiếu kho lạnh tại cảng; và không có khả năng chứng nhận chất lượng sản phẩm;… gây trở ngại đáng kể cho thương mại quốc tế Theo đó, tại một số quốc gia thành viên ASEAN, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới 20% giá thành phẩm, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu Đây có thể được xem như một khoản thuế trên thực tế đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp Như vậy, việc cải thiện năng lực logistics của mỗi quốc gia có thể là chìa khoá cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho quốc gia đó nói riêng và cả khu vực nói chung
Tuy nhiên, mặc dù tổng thể dịch vụ logistics được cải thiện có thể là một bước quan trọng hướng tới việc tạo thuận lợi cho thương mại dài hạn cho khu vực, nhưng mối quan hệ giữa hai yếu tố này vẫn là một câu hỏi thực nghiệm quan trọng cần được chứng minh và chỉ ra rõ mức độ tác động Đồng thời, cũng cần có phân tích cụ thể tác động của các thành phần trong năng lực logistics của mỗi quốc gia đến thương mại xuyên biên giới (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ hậu cần, và quy trình, thể chế,…)
Xuất phát từ những thực tiễn trên, khoá luận này nhằm đóng góp, bổ sung nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực logistics đến thương mại quốc tế và đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp với các nước thành viên ASEAN.
Tổng quan các nghiên cứu về tác động của năng lực quốc gia về logistics đến thương mại quốc tế
Logistics đóng vai trò như mạch máu của nền kinh tế toàn cầu giúp lưu thông hàng hoá, dịch vụ Theo tác giả Erkan (2014), hoạt động logistic đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất LPI là một chỉ số quan trọng quyết định đến lợi thế cạnh tranh và nguồn việc làm của một quốc gia
Chính vì vậy, năng lực logistics cũng được các chuyên gia, các nhà kinh tế học quan tâm chú ý và có nhiều nghiên cứu nhằm xác định rõ vai trò đối với các thành phần trong nền kinh tế
Các nghiên cứu trước đây đã điều tra mối quan hệ giữa LPI và khối lượng xuất khẩu giữa các quốc gia thông qua việc giảm thời gian và chi phí vận chuyển Nhiều nhà nghiên cứu đã lập luận rằng việc cải thiện chỉ số LPI có thể giúp thúc đẩy khối lượng thương mại quốc tế thông qua việc giảm chi phí gián tiếp và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Bảng 1.1: Tổng quan một số nghiên cứu trước đây
Biến số Kết quả nghiên cứu
EU15 và các quốc gia CEMS
- Ước lượng xác suất giả cực đại Poisson;
- Hiệu ứng cố định nhà xuất khẩu và hiệu ứng cố định nhà nhập khẩu
Khoảng cách; Biên giới chung;
Ngôn ngữ chung; LPI và các thành phần LPI
Chênh lệch của LPI giữa 2 quốc gia (-); Ảnh hưởng của các thành phần LPI đến thương mại là khác nhau tùy theo loại hàng hóa và nhóm nước
Việt Nam và 48 đối tác nhập khẩu
Khoảng cách; Biên giới chung;
Biến số Kết quả nghiên cứu chung; LPI tổng thể
16 quốc gia Trung Âu; Đông Âu và Tây Balkan
Khoảng cách; Biên giới chung;
LPI và các thành phần LPI
Việt Nam và 84 đối tác nhập khẩu
GDP; Dân số; Tỷ lệ thất nghiệp;
LPIxuất khẩu có tác động tích cực đến xác suất thương mại
Biến số Kết quả nghiên cứu và các thành phần của nó
Gani (2017) 60 quốc gia chọn lọc Pooled OLS
GDP; Dân số; Thực thi hợp đồng; Giá tương đối;
Khoảng cách; LPI và các thành phần của nó
Tương quan không nhân quả; Xuất khẩu: xác nhận tích cực tương quan với OLPI và 6 thành phần của LPI Nhập khẩu: Chỉ
2 trong số 6 thành phần của LPI có tương quan dương
Các nền kinh tế mới nổi ở Châu Phi, Nam
Mỹ, Viễn Đông (bao gồm cả Việt Nam), Trung Đông và Đông Âu và 140 nhà nhập khẩu
Hồi quy lựa chọn mẫu Heckman (2 bước)
Mối quan hệ thay đổi theo vùng địa lý
19 khu vực của Tây Ban Nha và
Xuất khẩu, Nhập khẩu, LPI
LPIimport và cơ sở hạ tầng đất đai có mối quan hệ
Biến số Kết quả nghiên cứu
64 điểm đến (45 quốc gia và
19 khu vực của Tây Ban Nha)
Luồng xuất khẩu bị ảnh hưởng (+) bởi số lượng, quy mô và số lượng cơ sở logistics
Các nền kinh tế mới nổi Châu Phi, Đông Âu, Viễn Đông, Nam
Mỹ và Trung Đông với
Hồi quy lựa chọn mẫu Heckman (2 bước)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của bài khoá luận là đi nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số năng lực logistics của một quốc gia (LPI) và các thành phần của nó với tổng khối lượng kết quả thương mại quốc tế với các nước đối tác Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, về mặt lý thuyết, khoá luận này cung cấp cơ sở lý luận về tác động của chỉ số hiệu quả hoạt động logistics, các biến thành phần LPI và các yếu tố có ảnh hưởng khác đối với thương mại quốc tế
Thứ hai, khoá luận phân tích mối quan hệ thương mại giữa khối ASEAN với các đối tác trọng yếu và ước lượng tác động của chỉ số năng lực quốc gia về logistics đến kết quả thương mại Trong đó, bài viết chỉ ra rõ những yếu tố nào có tác động mạnh mẽ nhất trong khu vực và đưa ra giải thích
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động logistics của khu vực ASEAN để đưa ra đề xuất, khuyến nghị giúp cải thiện hiệu quả hoạt động logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận áp dụng kết hợp các phương pháp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu Đầu tiên là phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp các bộ dữ liệu và nguồn thông tin thứ cấp từ các tổ chức uy tín Từ đó, tác giả dựa vào cơ sở lý thuyết và kiến thức, kinh nghiệm bản thân rút ra các nhận định, đánh giá về tác động của năng lực quốc gia về logistics đến thương mại
Thứ hai, khoá luận sử dụng phương pháp ước lượng để xử lý dữ liệu dạng bảng Bài nghiên cứu bao gồm 7 mô hình, dùng để ước lượng tác động của LPI tổng thể và 6 thành tố trong chỉ số LPI lên kết quả thương mại của ASEAN và 30 quốc gia đối tác Tác giả sử dụng tất cả các công cụ ước lượng thông thường bao gồm: Pooled OLS và REM Sau đó, thông qua kiểm định bằng hệ số phóng đại VIF cho hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định Wooldridge cho hiện tượng tự tương quan và kiểm định Breusch-Pagan cho hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kết quả phát hiện các mô hình gặp phải cả hai hiện tượng tự tương quan và có phương sai sai số thay đổi, tác giả quyết định sử dụng mô hình FGLS để khắc phục hiện tượng trên cho các mô hình Cụ thể kỹ thuật phân tích kỹ thuật được trình bày trong mục 2.4.
Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài
Các công trình nghiên cứu tác động của LPI đến khối lượng thương mại hầu hết được thực hiện trên phạm vi toàn thế giới hoặc trên phạm vi quốc gia với các nước đối tác Số lượng bài nghiên cứu chỉ số tác động của năng lực logistics lên kết quả thương mại khu vực ASEAN còn rất hạn chế và tập trung vào một số ngành hàng nhất định Một số bài nghiên cứu trong nước chỉ tập trung vào nghiên cứu phạm vi ảnh hưởng trong nước, chưa đặt vào so sánh trong khu vực để đưa ra hướng giải quyết khó khăn, cải thiện hiệu quả hoạt động logistics tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong khu vực
6.2 Đóng góp mới của nghiên cứu
Thứ nhất, khoá luận bổ sung nghiên cứu tác động của năng lực logistics của quốc gia đến khối lượng thương mại khu vực ASEAN với 30 quốc gia đối tác trọng yếu
Thứ hai, khoá luận nhận diện và bổ sung các yếu tố có tác động đến thương mại vào mô hình trọng lực để nghiên cứu tác động toàn diện và đầy đủ
Thứ ba, khoá luận xác định và sắp xếp các yếu tố thành phần có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến kết quả thương mại và đưa ra nguyên nhân, gợi ý, khuyến nghị cho các quốc gia khu vực ASEAN.
Kết cấu khoá luận
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
1.1.1 Khái niệm Logistics a/Theo quan điểm quốc tế
“Logistics” ra đời bắt nguồn từ hoạt động hậu cần trong lĩnh vực quân sự từ thời Hy Lạp cổ đại với thuật ngữ “logistikas” Khi đó, các binh sĩ vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như lương thực, vũ khí, thuốc men, lương thực,… từ hậu phương ra tiền tuyến với sự phối hợp liền mạch giữa nhiều người và quy trình quản lý chặt chẽ nhằm tránh sự phá hoại từ đối thủ Hệ thống làm việc này chính là tiền thân của định nghĩa quản lý logistics sau này trong các doanh nghiệp Khái niệm
“Logistics” có liên quan đến kinh doanh bắt đầu phổ biến từ những năm 1950 khi xu hướng toàn cầu hoá bắt đầu, đồng nghĩa với việc nhu cầu về vận chuyển hàng hóa trên thế giới tăng mạnh mẽ Sau đây là một số định nghĩa phổ biến về
Theo từ điển Oxford, định nghĩa “Logistics” là: “Một lĩnh vực của khoa học quân sự liên quan đến việc mua sắm, duy trì và vận chuyển vật tư, người và phương tiện”
Năm 2001, Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP) định nghĩa về
“Logistics” như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.” Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương ( The Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) định nghĩa: “ Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu , quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan… từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải.”
Năm 1998, Christopher định nghĩa logistics như sau: Logistics là quá trình quản lý chiến lược mua sắm, vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu, các bộ phận và hàng tồn kho thành phẩm cùng luồng thông tin có liên quan thông qua tiến trình tổ chức và thực hiện các kênh tiếp thị Logistics không dừng lại ở việc xử lý hay vận chuyển, mà còn bao gồm tổ hợp các hoạt động như truyền thông, dịch vụ khách hàng, nội địa hóa, hậu cần (Stock và Lambert, 2001) và lập kế hoạch có liên quan mật thiết đến thương mại và sản xuất (Grant và cộng sự, 2006) b/Theo quan điểm Việt Nam
Thuật ngữ “Logistics” được chính thức đưa vào sử dụng và được văn bản pháp luật Việt Nam thừa nhận trong Luật thương mại 2005 Cụ thể, điều 233 Luật thương mại chỉ rõ: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Như vậy định nghĩa về hoạt động logistics có thể hiểu là một phần của chuỗi cung ứng, bao gồm tổng thể các công việc từ giai đoạn thiết lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển cho đến lưu trữ hàng hoá và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng
1.1.2 Vai trò của Logistics a/Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Thứ nhất, Logistics là một công cụ hiệu quả góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của một nước so với các quốc gia khác Hong (2007) cho rằng logistics ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI bằng cách cải thiện lưu lượng giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại Các công ty xuyên quốc gia, tập đoàn đa quốc gia đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế quốc gia Khi đó, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ logistics là nền tảng trong việc lựa chọn điểm đặt chân của những công ty hay tập đoàn này để đảm bảo phục vụ cho chuỗi cung ứng của chính nó trên toàn thế giới Nền kinh tế của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi chất lượng cơ sở hạ tầng logistics, điều này ảnh hưởng đến năng suất, việc làm, thương mại trong nước và toàn cầu, GDP và khả năng cạnh tranh quốc tế của công ty (Yeo và cộng sự, 2020)
Thứ hai, Logistics giúp gia tăng khả năng hội nhập kinh tế và thúc đẩy nền sản xuất trong nước thông qua việc làm cho hàng hoá, dịch vụ của một quốc gia mở rộng khả năng tiếp cận đến các thị trường lớn tiềm năng Limao và Venables (2001) nghiên cứu chỉ ra rằng sự mất cân bằng về kết cấu cơ sở hạ tầng (chủ yếu là hạ tầng giao thông vận tải) gây ra chênh lệch giữa chi phí logistics giữa quốc gia có biển (khoảng 40%) và quốc gia không có biển (khoảng 60%) Việc chênh lệch chi phí logistics ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa khi đưa ra thị trường nước ngoài Từ đó ảnh hưởng đến tổng sản lượng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại Saidi và cộng sự (2020) chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng CNTT-TT trong Logistics ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Cơ sở hạ tầng logistics tăng 1% cho phép phát triển nền kinh tế thêm 0,007%
Thứ ba, Logistics Là một thành tố quan trọng đóng góp vào GDP Trên thực tế, ngành dịch vụ logistics chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của Mỹ và châu Âu
Cụ thể, trong năm 2020, ngành logistics chiếm khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ Đối với Trung Quốc, tỷ trọng của ngành này còn cao gần gấp đôi so với
Mỹ (15%) Ngành logistics là một ngành công nghiệp khổng lồ, vừa là động lực kinh tế cho các ngành còn lại vừa tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động
Thứ tư, Logistics tham gia vào toàn bộ chuỗi hoạt động bắt đầu từ cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối Từ đó, nó được coi là công cụ hình thành nên chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain), hỗ trợ trong cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế diễn ra nhịp nhàng Sự thay đổi địa lý của sản xuất toàn cầu đang gây ra những thay đổi trong hệ thống phân phối toàn cầu (Coe và cộng sự 2004) Phân phối toàn cầu được lên kế hoạch và vận hành dựa trên các mạng lưới được thiết kế trên toàn quốc và thông qua các nguyên tắc kinh tế theo quy mô và phạm vi Các địa điểm được ưu tiên để xây dựng các trung tâm phân phối lớn trở thành các cửa ngõ và hành lang có lưu lượng cao với khả năng tiếp cận các cửa ngõ thương mại truyền thống và các thị trường tiêu dùng lớn Kết quả là, xuất hiện sự phân chia thành 2 nửa trong nền kinh tế toàn cầu, phản ánh chức năng chuyên môn hóa của từng khu vực Một mặt là các cửa ngõ định hướng xuất khẩu quy mô lớn như Hồng Kông, Singapore, Thượng Hải và Bussan cho thấy động lực sản xuất mới đã hình thành ở Châu Á Thái Bình Dương Mặt khác, các cửa khẩu định hướng nhập khẩu, chẳng hạn như Rotterdam và Los Angeles/Long Beach, đang phản ánh các đối tác của họ Các cổng trở thành giao diện giữa các khu vực địa lý sản xuất và tiêu dùng (Coe và cộng sự 2004)
Thứ năm, Logistics gián tiếp ảnh hưởng đến việc mất giá hoặc lên giá của một đồng tiền Điều này có thể giải thích thông qua tác động của chi phí logistics đến khối lượng xuất nhập khẩu Nghĩa là chi phí logistics càng cao thì sản lượng xuất khẩu càng giảm Việc tăng hoặc giảm số lượng lớn trong khối lượng xuất khẩu dẫn đến chênh lệch trong cán cân thương mại Từ đó có thể gây ảnh hưởng lớn tới tỷ giá hối đoái khiến cho đồng nội tệ lên giá hoặc giảm giá b/Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp Đầu tiên, hiệu quả từ việc quản trị logistics giúp doanh nghiệp tối ưu hoá đầu vào và đầu ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, làm tăng năng suất hoạt động Tính hiệu quả của chuỗi hoạt động logistics cũng có thể đánh giá hiệu quả quy trình làm việc của doanh nghiệp Việc xây dựng những phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng,… không chỉ giúp hàng hoá được đưa đến nơi khách hàng yêu cầu một cách hài lòng nhất mà còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô
Thứ hai, Logistics là công cụ quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Hoạt động logistics hiệu quả có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho một công ty và tăng thị phần của công ty (Daugherty và cộng sự, 1998; Mentzer và cộng sự, 2001) Logistics cũng đã được chứng minh là góp phần nâng cao giá trị của khách hàng và các nhà điều hành logistics tin rằng nó làm tăng giá trị sản lượng của một công ty (Novack và cộng sự 1996; Stank và cộng sự 1998) Phần lớn giá trị này được tạo ra từ khả năng giảm chi phí và cung cấp các giải pháp giao hàng theo nhu cầu của khách hàng Persson (1991) lập luận rằng đổi mới dịch vụ logistics có thể mang lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh Tác giả trích dẫn các ví dụ như việc sử dụng EDI của một công ty để cải thiện giao tiếp với khách hàng và phát triển các dịch vụ mới để mở ra thị trường khách hàng mới và gia tăng giá trị cho khách hàng hiện tại
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (United Nations Commission On International Trade Law – UNCITRAL) định nghĩa rằng thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, theo đó bao gồm các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, từ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Dựa trên khái niệm này, có thể định nghĩa thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài (hay là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan) bao gồm cả mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các nước, hoạt động đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại quốc tế và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
Giao dịch thương mại quốc tế bao gồm 5 bước cơ bản, đó là: (1) thực hiện giao dịch thương mại như ký kết hợp đồng, đơn đặt hàng, thủ tục thanh toán, (2) thủ tục hải quan xuất khẩu như xin giấy phép xuất khẩu, khai báo hải quan xuất khẩu và đăng ký thủ tục hành chính theo quy định tại nước xuất khẩu/nước xuất xứ (3) quá trình vận tải: giao dịch hợp đồng vận tải, bốc xếp hàng, phát hành chứng từ vận tải, thủ tục giao nhận hàng hóa tại cảng, bến bãi; (4) thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu tại nơi đến: đăng ký dỡ hàng, giấy phép nhập khẩu và thủ tục hải quan nhập khẩu (5) thủ tục tài chính và thanh toán ngân hàng, bảo hiểm, thực hiện nghĩa vụ về thuế và lệ phí
1.2 Đặc điểm thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có 3 đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, kinh doanh thương mại quốc tế được thực hiện bởi người mua và người bán có quốc tịch khác nhau ở các nước khác nhau, hàng hóa được di chuyển vượt qua phạm vi biên giới của một quốc gia Với đặc trưng này thì chúng ta có thể phân biệt rõ giữa kinh doanh thương mại quốc tế và kinh doanh thương mại trong nước
Thứ hai, đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là tài sản được di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia Vì được đem ra làm vật trao đổi, mua bán nên các tài sản này biến thành hàng hóa Hàng hóa trong hoạt động thương mại quốc tế có thể là hàng đồng loại (generic goods), cũng có thể là hàng đặc định (specific goods)
Thứ ba, mọi hoạt động trong thương mại quốc tế cần phải theo giá cả và tính toán mang tính quốc tế Muốn bán được hàng hóa trên thị trường quốc tế, nhà cung cấp cần phải bán hàng hóa - dịch vụ của mình với mức giá cả phù hợp với mức giá cả cùng một loại mặt hàng của các nhà cung cấp khác trên thị trường quốc tế đồng thời phương thức thanh toán cũng phải phù hợp với yêu cầu và tập quán của khách hàng nước ngoài
Thứ tư, dòng tiền thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tê có thể là đồng tiền của một trong các nước tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và cũng có thể là đồng tiền của một nước khác Sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu cũng phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng Thông thường, đồng tiền được sử dụng là đồng tiền mạnh có sức mua lớn trên thị trường quốc tế
Thứ năm, thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến quốc tịch của các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế như: ngôn ngữ, tôn giáo, pháp luật, sự khác nhau về ngôn ngữ đòi hỏi phải có ngôn ngữ thống nhất để hai bên cùng hiểu, cùng chấp thuận đồng thời các bên cũng cần có những thỏa thuận về các quy phạm pháp luật áp dụng trong ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
1.3 Vai trò thương mại quốc tế
Tham gia hoạt động thương mại quốc tế là cơ hội vàng để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Vì vậy, vai trò của thương mại quốc tế luôn được đề cao và khuyến khích Cụ thể, có thể nhận định một số vai trò của thương mại quốc tế đối với mỗi quốc gia như sau:
Thứ nhất, thương mại quốc tế giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệu quả hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế
Thứ hai, thương mại quốc tế làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung
Thứ ba, thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia
Thứ tư, kết quả từ hoạt động thương mại quốc tế đem về nguồn ngoại tệ dồi dào, giải quyết tình trạng lao động, việc làm cũng như đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế khi tham gia vào các khối liên minh quốc tế từ đó nhằm phát triển đa lĩnh vực
Nói chung, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, là trụ cột của các chính sách kinh tế đối ngoại, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Nội dung chương 1 trình bày khung lý thuyết nghiên cứu về hoạt động logistics và thương mại quốc tế Dựa trên cơ sở các nguồn tài liệu nghiên cứu và thông tin công bố từ các tổ chức uy tín thế giới, tác giả cung cấp các khái niệm của logistics, thương mại quốc tế, vai trò và các cách phân loại hoạt động logistics.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình trọng lực hấp dẫn thương mại có nguồn gốc từ Định luật Vạn vật hấp dẫn của Newton: Lực hấp dẫn giữa hai vật thể tỷ lệ thuận với trọng lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với khoảng cách không gian của chúng Mô hình này bắt đầu được đề xuất ỏp dụng nghiờn cứu trong lĩnh vực kinh tế bởi Pửyhửnen (1963) và Tinbergen (1962) để giải thích mối quan hệ giữa kinh tế, khoảng cách và mức độ thương mại Mô hình trọng lực truyền thống trong thương mại quốc tế có dạng như sau:
Trong đó, T đại diện cho khối lượng thương mại từ quốc gia i sang quốc gia j trong năm t, Yit và Yjt lần lượt là GDP trong năm t của quốc gia i và j (cũng có nghĩa đại diện cho quy mô nền kinh tế của quốc gia đó), và Dij là khoảng cách địa lý giữa quốc gia i và j Từ phương trình trên, có thể đưa ra một lập luận lý thuyết thương mại rằng thương mại song phương bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô nền kinh tế của các đối tác thương mại và bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia Tác động tiêu cực của khoảng cách được giải thích là do các chi phí liên quan đến logistics phát sinh do các hoạt động vận chuyển, giao nhận và lưu kho từ nơi khởi hành đến nơi hàng hoá đến
Kể từ khi mô hình lực hấp dẫn được giới thiệu, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để phân tích tiền đề của dòng chảy thương mại song phương giữa các nền kinh tế Bergstrand (1985, 1989) đã tạo ra cơ sở lý thuyết cho thương mại song phương cho một loạt nghiên cứu dựa trên phương trình trọng lực với các mô hình cạnh tranh độc quyền Otsuki và các cộng sự (2000) cũng đã sử dụng phương trình trọng lực để giải thích các mô hình thương mại quốc gia Trong khi đó, Anderson và Wincoop (2003) phát triển một phương pháp ước tính nhất quán và hiệu quả một phương trình lực hấp dẫn lý thuyết và tính toán chính xác các thống kê so sánh của xung đột thương mại
Sau này, cùng với sự phát triển của các nền tảng lý thuyết, mô hình trọng lực ngày càng phổ biến rộng rãi trong phân tích thương mại quốc tế với nhiều biến thể khác nhau Thương mại quốc tế phát triển ngày càng bộc lộ rõ tầm quan trọng của hoạt động logistics Chính vì thế, các nghiên cứu dòng chảy thương mại quốc tế gần đây thường kết hợp các biến thể hiện năng lực hậu cần của một quốc gia vào trong mô hình Hausman và các cộng sự (2005) đã mở rộng mô hình trọng lực truyền thống với các chỉ số logistics và kết luận rằng các chỉ số này có tác động tích cực cho sự gia tăng thương mại song phương và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các biến số kinh tế và tài chính để tối đa hoá lợi ích thương mại
Dựa trên phương pháp tiếp cận của các nghiên cứu trước đây khi đánh giá tầm quan trọng của hiệu suất logistics đối với dòng chảy thương mại quốc tế, khoá luận này có bổ sung và thay thế một số biến kiểm soát để phù hợp với tình hình xuất nhập khẩu của các nước khu vực ASEAN Bên cạnh biến chính là chỉ số LPI thì việc kết hợp một số biến phản ánh đặc điểm quốc gia dẫn đến thay đổi trong mô hình trọng lực thương mại cho phép phân tích định lượng các vấn đề liên quan đến nhiều yếu tố tác động và giúp các chuyên gia điều chỉnh chính sách Cụ thể, khoá luận này mở rộng mô hình trọng lực với sự tham gia của các biến bao gồm: quy mô nền kinh tế của các quốc gia ASEAN và đối tác, khoảng cách địa lý, hiệu quả hoạt động logistics, tỷ giá danh nghĩa đa phương, hiệp định thương mại chung, ngôn ngữ chung, đường biên giới chung và giáp biển Mối quan hệ giữa thương mại song phương và chỉ số LPI, và các chỉ số khác, được biểu diễn trong phương trình (1) dưới đây:
LnTRADEijt = β0 + β1LnGDPit + β2LnGDPjt + β3LnDij + β4NEERit + β5NEERjt + β6Xit + β7Xjt+ βaWz+ εijt (1)
- TRADEijt là tổng khối lượng thương mại giữa các quốc gia ASEAN và quốc gia đối tác j trong năm t;
- GDP là tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia ASEAN và quốc gia đối tác j trong năm t;
- D là khoảng cách giữa thủ đô của 2 quốc gia;
- NEERit, NEERjt lần lượt là tỉ giá bình quân gia quyền của một đồng tiền so với một rổ ngoại tệ của quốc gia ASEAN nghiên cứu và quốc gia đối tác;
- Xit và Xjt là đại diện cho các biến liên quan đến chỉ số năng lực quốc gia về logistics của quốc gia ASEAN và quốc gia đối tác, bao gồm: LPI tổng thể (LPI), mức độ dễ sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh (COMPETENCE), hiệu quả quy trình thông quan (CUSTOMS), sự thuận tiện khi gửi hàng quốc tế (SHIPMENTS), khả năng theo dõi và truy tìm lô hàng (TRACKING), sự đúng thời điểm của các lô hàng khi tới đích (TIMELINESS), chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến giao thông và thương mại (INFRASTRUCTURE);
- Wz (với z = 1,2,3,4) là đại diện cho các biến giả hiệp định thương mại của hai quốc gia (z1), ngôn ngữ chung (z2), đường biên giới chung (z3), giáp biển (z4);
- εijt là sai số ngẫu nhiên.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Bảng 2.1 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Biến Hệ số Tác động kỳ vọng
Trong mô hình trọng lực, các lý thuyết kinh tế cho rằng quy mô kinh tế của nước là một trong những yếu tố cần thiết để xác định khối lượng thương mại của một quốc gia Theo đó, quy mô kinh tế càng lớn, thu nhập của các quốc gia để tham gia vào thương mại càng cao, do đó thương mại song phương sẽ càng lớn, vì vậy β1 và β2 dự kiến sẽ có giá trị dương
Ngược lại, khoảng cách giữa hai quốc gia là đại diện cho chi phí thương mại, có tác động làm giảm khối lượng thương mại giữa hai quốc gia, do đó β3 dự kiến sẽ có giá trị âm
Tỷ giá hối đoái hiệu quả danh nghĩa (NEER) là chỉ số bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái song phương của đồng nội tệ đối với một rổ tiền tệ của các đối tác thương mại Tác giả sử dụng NEER thay vì tỷ giá song phương thông thường để phản ánh sức mạnh của đồng tiền nội tệ mỗi quốc gia NEER tăng cho thấy đồng nội tệ tăng giá so với rổ tiền tệ và khi giảm thì phản ánh sự mất giá tương đối Điều này cũng phản ánh sức mua của một quốc gia NEERj được kỳ vọng có ảnh hương tích cực vì khi sức mua của đồng tiền đối tác tăng thì khối lượng thương mại có xu hướng tăng Ngược lại, NEERi được dự đoán có ảnh hưởng tiêu cực vì các quốc gia ASEAN hiện tại có vai trò xuất khẩu mạnh mẽ hơn so với vai trò nhập khẩu Có nghĩa là, ngay kể cả khi NEER quốc gia ASEAN tăng khiến nhu cầu nhập khẩu của nội địa tăng nhưng cũng khiến nhu cầu nhập khẩu của các nước đối tác giảm, làm giảm khối lượng xuất khẩu Việc nhu cầu giữa hai quốc gia thay đổi không cân bằng có thể tạo nên ảnh hưởng tiêu cực đến tổng khối lượng thương mại
Các biến giả do W đại diện đều kỳ vọng nhận hệ số dương, điều này có thể giải thích dựa trên nhiều nghiên cứu có cơ sở vững chắc trước đây Theo đó, khi hai quốc gia có FTA thì sẽ làm tăng tổng khối lượng thương mại vì các rào cản thuế quan và phi thuế được dỡ bỏ một phần hoặc toàn phần Tương tự, khi một quốc gia có chung ngôn ngữ và đường biên giới với quốc gia đối tác cũng sẽ giúp giảm bớt rào cản thương mại giữa hai quốc gia Việc một quốc gia có giáp biển có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế vì hoạt động vận tải biển hiện nay chiếm đến hơn 80% khối lượng hàng hoá được chuyên chở
Cuối cùng, hiệu quả tổng thể hoạt động logistics của ASEAN và của đối tác được dự đoán là có ảnh hưởng tích cực đối với kết quả thương mại quốc tế của khu vực, vì việc tăng hiệu quả hoạt động logistics sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, giúp hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn và góp phần khuyến khích luân chuyển hàng hoá giữa các quốc gia ASEAN với các các quốc gia đối tác 6 chỉ số phụ cũng là thành phần cấu tạo nên chỉ số LPI tổng thể, vì vậy các hệ số của biến LPI cùng các thành phần của nó của ASEAN và các nước đối tác đều có kỳ vọng dương, phản ánh mối quan hệ tích cực với thương mại tổng thể.
DỮ LIỆU ƯỚC LƯỢNG
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu dạng bảng (panel data) bao gồm 3240 quan sát từ 9 quốc gia ASEAN bao gồm: Brunei, Campuchia, Phillipines, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Philippines và 30 quốc gia đối tác xuất khẩu chủ yếu của các nước đó (Phụ lục 1) trong phạm vi thời gian số liệu của chỉ số LPI bắt đầu được công bố đến thời điểm cập nhật số liệu mới nhất (2007-2018) Các quốc gia đối tác được tác giả thống kê dựa trên số liệu tình hình xuất nhập khẩu của các quốc gia ASEAN trên Trade Map
Bảng 2.2 Dữ liệu ước lượng
Biến Mô tả Nguồn dữ liệu
LnGDP Tổng khối lượng thương mại giữa các quốc gia
World Development Indicators https://databank.worldbank.org
LnD Khoảng cách giữa thủ đô hai quốc gia CEIIP http://www.cepii.fr
NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương World Development Indicators https://databank.worldbank.org
W Ngôn ngữ chung, Đường biên giới chung, Hiệp định tự do thương mại chung, Giáp biển
CEIIP http://www.cepii.fr
X LPI tổng thể và các chỉ số phụ World Development Indicators https://databank.worldbank.org
KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Vì khoá luận không chỉ dừng lại nghiên cứu tác động của chỉ số LPI tổng thể lên kết quả thương mại song phương của các quốc gia ASEAN với các nước đối tác mà còn đi sâu vào nghiên cứu mức độ tác động của từng thành phần trong chỉ số LPI đến hoạt động thương mại quốc tế Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các thành phần của chỉ số LPI có mối tương quan cao với nhau nên việc đưa tất cả các chỉ số phụ vào cùng một mô hình sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến Để tránh vấn đề đa cộng tuyến, mô hình hồi quy được tách ra thành nhiều mô hình riêng biệt và ước tính để đánh giá từng thành phần của chỉ số hiệu quả logistics Do đó, có thêm 6 mô hình hồi quy bổ sung từ phương trình (1) bằng việc tách riêngcác thành phần trong hai biến Xit và Xjt thành các cặp thành phần ở mỗi mô hình hồi quy Như vậy, bài nghiên cứu có tất cả 7 mô hình với mục tiêu nghiên cứu chính là xác định tác động của 7 biến LPI, COMPETENCE, CUSTOMS, SHIPMENTS, TIMLINESS, TRACKING, INFRASTRUCTURE đến biến TRADE Để ước lượng dữ liệu dạng bảng (panel data), đầu tiên tác giả sử dụng các công cụ ước lượng thông thường bao gồm: Pooled OLS và REM Để xác định mô hình phù hợp với bộ dữ liệu nghiên cứu, tác giả kiểm định Breusch-Pagan để quyết định chọn REM hay Pooled OLS Kết quả trên phần mềm Stata cho thấy chi^2(01)
= 14761.67 và Prob > chi^2 = 0.0000 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%) Do đó, tác giả kết luận rằng có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình Như vậy, bác bỏ H0, chấp nhận REM là mô hình phù hợp Tiếp tục kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình với kiểm định Wooldridge cho kết quả F(1, 269) = 4.429 và Prob>F
= 0.0363 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%) Kết luận là mô hình có hiện tượng tự tương quan Như vậy, mô hình có cả hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi Để giải quyết vấn đề trong trường hợp này, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Square – FGLS) để khắc phục Theo Wooldridge (2002), ước lượng FGLS nên được sử dụng để xử lý hiện tượng phương sai của sai số thay đổi hay có hiện tượng tự tương quan phần dư trong mô hình dữ liệu bảng Ngoài ra, FGLS còn cho phép chúng ta xem xét các đặc tính thực của hệ thống trong các sai số ước lượng tham số của các mô hình lực hấp dẫn
Trong chương 2, tác giả đã trình bày quá trình phát triển mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu Mô hình nghiên cứu được phát triển, bổ sung dựa trên mô hình trọng lực truyền thống và và các biến thành phần có liên quan đến LPI Tác giả cũng đã giải thích việc lựa chọn các biến thông qua các giả thuyết kinh tế Cuối cùng, phương pháp phân tích định lượng bộ dữ liệu được lựa chọn dựa trên tính chất của mô hình và tham khảo các nghiên cứu trước đây về mô hình trọng lực là FGLS để giải quyết các hiện tượng gặp phải trong mô hình
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI CỦA KHU VỰC ASEAN
Khu vực Đông Nam Á nằm ở vị trí trung tâm của khu vực kinh tế được đánh giá là năng động nhất thế giới và cũng là khu vực còn nhiều tiềm năng phát triển của châu Á Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu Với sự tham gia của 10 quốc gia có mức thu nhập đa dạng và hơn 600 triệu dân, ASEAN hiện đang là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và đóng vai trò trung tâm trong nơi gọi là “Công xưởng châu Á” Theo số liệu thống kê từ UNCTAD, tổng GDP của các nước khu vực ASEAN trị giá 3000 tỷ USD - chiếm 3,5% nền kinh tế giới Khu vực có cường độ thương mại thuộc hàng cao nhất thế giới với tỷ lệ thương mại trên GDP trung bình (average trade to GDP ratio) khoảng 90%, cao gấp đôi so với mức trung bình của thế giới là 45% Một nửa số thành viên của khu vực có thương mại vượt quá 100% GDP của quốc gia đó, dẫn đầu là Singapore với 326,2%, số liệu ghi nhận vào năm
2018 Cũng theo báo cáo thống kê, ASEAN chiếm khoảng 7,8% thương mại trên toàn cầu
Nằm trong khu vực trọng yếu của trung tâm sản xuất châu Á nên ASEAN là đối tác lớn và quan trọng của nhiều nền kinh tế siêu cường trên thế giới Giá trị xuất khẩu từ ASEAN đã tăng hơn gấp ba lần từ năm 2000 đến năm 2017 với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7%
Bảng 3.1 Thống kê các đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN (2018) Đơn vị: Triệu USD
Rank Country Export Import Total
Nguồn: Tác giả thống kê số liệu từ TradeMap
Biểu đồ 3.1 Tổng thương mại hàng hóa ASEAN, thương mại hàng hóa nội khối và ngoài ASEAN (2007-2018)
Total Trade in Goods Intra-ASEAN Trade in Goods
Extra-ASEAN Trade in Goods
Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN bắt đầu kể từ năm 2009 và duy trì vị trí này trong nhiều năm liên tục Thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2010 từ 235,5 tỷ USD lên 507,9 tỷ USD vào năm 2019 (18% tổng kim ngạch của ASEAN) và tăng gần gấp bốn lần kể từ khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực vào năm 2005 Xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc tăng trưởng trung bình hàng năm là 10,4% từ năm 2010 đến 2019 so với 12,5% đối với nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc trong cùng thời kỳ Thâm hụt thương mại của ASEAN với Trung Quốc tăng từ 10,4 tỷ USD năm 2010 lên 102,9 tỷ USD năm 2019
Biểu đồ 3.2 Thương mại hàng hóa của EU với các nước ASEAN (2011-2021)
Nguồn: Tác giả thống kê
Bất chấp khoảng cách địa lý, Hoa Kỳ và EU là đối thủ của Trung Quốc với tư cách là thị trường xuất khẩu của ASEAN Trong nhiều năm, hai đối tác này luôn nằm trong top 3 đối tác lớn nhất của các quốc gia khu vực Đông Nam Á Đối với
EU, kể từ năm 1998, ASEAN luôn đạt thặng dư thương mại, đạt đỉnh 54,6 tỷ USD vào năm 2017 Từ năm 2011 đến 2020, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 8,5% lên 15% Nhìn vào biểu đồ giai đoạn 2007-2021, có thể thấy tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của EU với ASEAN có lúc suy giảm tuy nhiên ASEAN luôn đạt thặng
Import Export Balance dư thương mại Và khối lượng thặng dư này có xu hướng ngày càng tăng trưởng cùng với tổng khối lượng thương mại Dự kiến, trong tương lai gần, con số này có triển vọng tăng mạnh mẽ hơn nữa khi hai khu vực đang tiến sát đến kế hoạch khởi động các cuộc đàm phán chính thức để phát triển một số khuôn khổ đặt ra cho các thông số của một FTA ASEAN-EU trong tương lai
Biểu đồ 3.3 Thương mại hàng hóa của Mỹ với các nước ASEAN (2011-2021)
Nguồn: Tác giả thống kê Đối với Mỹ, ASEAN hiện tại cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư sau Canada, Mexico và Trung Quốc, chiếm hơn 362 tỷ USD kim ngạch thương mại trong năm 2020 Trong đó, giá trị xuất khẩu là 111,9 tỷ USD và nhập khẩu là 250,3 tỷ USD Theo UNCTAD, Mỹ có thâm hụt thương mại hàng hoá với ASEAN lên đến 154,9 tỷ USD nhưng lại có thặng dư dịch vụ vào khoảng 16,6 tỷ USD (2020)
Mỹ và ASEAN cũng đã nâng cấp mối quan hệ của hai bên lên cấp độ “đối tác chiến lược” vào năm 2015, qua đó tăng cường quan hệ kinh tế, an ninh và quản trị giữa các bên Mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước thành viên ASEAN cũng ngày càng trở nên sâu sắc khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra và kéo dài Hiện tại Mỹ mới chỉ có hiệp định thương mại tự do với một số nước
ASEAN: Singapore (Singapore-United States 2004), Bruinei (CPTPP 2014), Malaysia (CPTPP 2014), Việt Nam (CPTPP 2014)
Kể từ năm 2002, ASEAN với tư cách là một thực thể duy nhất đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand và cũng đạt đượt nhiều thành tựu thương mại đáng kể
Ngoài ra, ASEAN còn tích cực trao đổi thương mại nội khối và phần còn lại của châu Á Tỷ trọng thương mại nội khối của ASEAN dao động quanh mức 23% cao thứ hai ở châu Á, sau Đông Á (36% năm 2017) Thương mại của ASEAN với phần còn lại của châu Á cũng tăng cường mạnh, với tỷ trọng thương mại giữa các tiểu vùng (không bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản) tăng lên 21% vào năm 2017 từ 18% vào năm 2004 Thương mại nội khối ASEAN cao và thương mại liên tiểu vùng đang gia tăng với phần còn lại của châu Á-chiếm 44% tổng thương mại, đóng vai trò như một vùng đệm chống lại tác động của căng thẳng thương mại leo thang
Trong 5 năm báo cáo gần đây, xuất khẩu của ASEAN đã thay đổi 572 tỷ USD từ 1,16 nghìn tỷ USD năm 2016 lên 1,73 nghìn tỷ USD vào năm 2021 Kim ngạch xuất khẩu gần đây được dẫn đầu bởi Mạch tích hợp (205 tỷ USD), Dầu mỏ tinh chế (83,9 tỷ USD), Thiết bị phát sóng (73,1 tỷ USD), Bộ phận thiết bị máy văn phòng (55,6 tỷ USD) và Dầu cọ (43,7 tỷ USD) Điểm đến phổ biến nhất cho hàng xuất khẩu của ASEAN là Trung Quốc (283 tỷ USD), Hoa Kỳ (266 tỷ USD), Hồng Kông (112 tỷ USD), Nhật Bản (111 tỷ USD) và Singapore (84,5 tỷ USD)
Theo thành phần, hàng hóa trung gian vẫn là thành phần chính trong thương mại hàng hóa ASEAN; nhưng gần đây tỷ trọng hàng tiêu dùng đã tăng lên - một phần phản ánh nhu cầu khu vực mạnh hơn
Năm 2016, hàng hóa trung gian chiếm 56% xuất khẩu của ASEAN Đây chủ yếu là hàng trung gian gia công chéo khu vực ASEAN5 Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hóa trung gian đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh 61% vào năm 2011 Tất cả các nền kinh tế ASEAN, ngoại trừ Philippines và Singapore, đều chứng kiến tỷ trọng này giảm trong giai đoạn 2011-2016 Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng hàng tiêu dùng tăng trên toàn ASEAN, ngoại trừ ở Việt Nam Nhìn chung, tỷ trọng hàng tiêu dùng - chủ yếu là hàng chế biến - đã tăng từ 16% năm 2011 lên 21% trong xuất khẩu của ASEAN năm 2016 Tỷ trọng xuất khẩu hàng tiêu dùng ngày càng tăng chủ yếu phản ánh nhu cầu ngày càng tăng từ một dân số lớn, trẻ và ngày càng tăng trong khu vực
Biểu đồ 3.4 Top 10 mặt hàng nhập khẩu hàng đầu ASEAN (2021)
Biểu đồ 3.5 Top 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu ASEAN (2021)
Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất
Lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị liên quan
Nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo
Phương tiện giao thông và các phụ kiện của chúng
Dụng cụ, thiết bị quang học và bộ phận của chúng Ngọc trai, đá quý, kim loại quý Hoá chất hữu cơ
Sản phẩm bằng sắt hoặc thép Khác
Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng
Lò phản úng hạt nhân và các thiết bị liên quan
Nhiên liệu khoán, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất Ngọc trai, đá quý, kim loại quý phương tiện giao thông và các phụ kiện của chúng
Nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo
Dụng cụ, thiết bị quang học và bộ phận của chúng Cao su và các sản phẩm của chúng
Mỡ hoặc dầu động thực vật và các sản phẩm tách từ chúngTrang phục và phụ kiện quần áo; dệt kim hoặc mócKhác
Về cơ bản, ASEAN có thể được chia thành ba nhóm về tính đa dạng của sản phẩm Nhóm 1 bao gồm Malaysia, Singapore và Thái Lan - những nền kinh tế đã chuyển đổi thành công từ nông nghiệp sang sản xuất chế tạo định hướng xuất khẩu và hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu Nhóm 2 bao gồm Indonesia, Philippines và Việt Nam là các nền kinh tế đã mở rộng giỏ hàng xuất khẩu của mình, có mức độ đa dạng hóa vừa phải khi xuất khẩu được một số sản phẩm tương đối phức tạp ngoài các nguồn tài nguyên chính Các quốc gia này cũng đang từng bước hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu Tuy nhiên, nhóm 3 bao gồm Brunei Darussalam, Campuchia, CHDCND Lào và Myanmar là các nền kinh tế vẫn có sản phẩm xuất khẩu hạn chế, tập trung nhiều vào sản phẩm tài nguyên là chủ yếu
Xuất khẩu của nhóm 3 có nhiều biến động hơn so với hai nhóm còn lại vì chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự gián đoạn nhu cầu và cú sốc giá Hơn nữa, các sản phẩm của những quốc gia này có tỷ thâm dụng lao động lớn Ví dụ như hàng may mặc, giày dép và các sản phẩm dệt may khác được xuất sang các thị trường ] như Châu Âu và Hoa Kỳ Vì vậy, để xây dựng khả năng chống chịu cao hơn, các quốc gia này cần đa dạng hóa xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Phần này khoá luận trình bày những thông tin chung của 3240 mẫu quan sát tác giả thu thập được từ 9 quốc gia thành viên ASEAN và 30 đối tác chính của khu vực này Dựa trên những đặc điểm thông tin trên, ta có thống kê nghiên cứu để đưa ra cái nhìn tổng quan về bộ dữ liệu, bao gồm các chỉ số sau: Số quan sát, Giá trị trung bình, Độ lệch chuẩn, Giá trị nhỏ nhất, Giá trị lớn nhất
Bảng 3.2 Thống kê mô tả chung
Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Kết quả phân tích từ số liệu bảng 3.2: Biến thương mại của ASEAN, TRADEit, có giá trị trung bình 12.283 và độ lệch chuẩn 4.294 Điều này cho thấy rằng các quốc gia khu vực ASEAN có mức độ thương mại với 30 đối tác trọng yếu của họ khoảng 162 triệu USD với thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc năm
2018 có giá trị cao nhất khi lên đến 105 tỷ USD
Xét về quy mô nền kinh tế, lnGDP các quốc gia ASEAN có giá trị trung bình 25.4089 cho thấy rằng các quốc gia khu vực ASEAN có GDP khoảng 229 tỷ USD và Indonesia năm 2018 là quốc gia có GDP cao nhất
Biến chỉ số hiệu quả hoạt động logistics chung của quốc gia ASEAN, LPIit, có giá trị trung bình 2.660 và Singapore là quốc gia có LPI cao nhất
Biến Competence, Customs, Shipments, Timeliness, Tracking, và Infrastructure của các quốc gia ASEAN có giá trị trung bình lần lượt là 1.287, 1.223, 1.237, 1.385, 0.995, và 0.951 và của các đối tác lần lượt là 0.995, 0.953, 0.103, 1.138, 1.023, 0.951 Đồng thời so sánh các chỉ số này trong các quốc gia ASEAN thì Singapore là quốc gia có giá trị lớn nhất, cho thấy rằng, Singapore là quốc gia có hiệu quả quy trình thông quan cao nhất, dễ sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh nhất, có khả năng theo dõi và truy tìm lô hàng tốt nhất, có sự đúng thời gian của các lô hàng khi tới điểm đích nhất, có năng lực và chất lượng logistics nhất và có chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến giao thông và thương mại tốt nhất
Bảng 3.3 trình bày ma trận tương quan Qua bảng 3.3 ta thấy rằng, ngoại trừ biến khoảng cách (D), tỷ giá danh nghĩa đa phương quốc gia ASEAN (NEERi) có mối tương quan âm với thương mại giữa các quốc gia, các biến còn lại đều cho thấy mối tương quan dương với thương mại giữa các quốc gia Các mối tương quan phản ánh khoảng cách và tỷ giá danh nghĩa đa phương sẽ dịch chuyển ngược hướng với thương mại giữa các quốc gia Ngược lại, các biến còn lại và thương mại giữa các quốc gia sẽ di chuyển cùng chiều hướng với nhau
Bảng 3.3 Ma trận tương quan
Trade lnGDPi lnGDPj NEERi NEERj D Z1
Trước khi đi đến đo lường ảnh hưởng của chỉ số hiệu quả logistics đến thương mại của các quốc gia ASEAN với 30 đối tác trọng yếu của họ thì khóa luận sẽ xem xét ba vấn đề: (1) đa cộng tuyến, (2) tự tương quan, và (3) phương sai thay đổi Để từ đó có thể lựa chọn được phương pháp hồi quy thích hợp
3.2.3 Kiểm tra đa cộng tuyến
Khoá luận kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của cả 7 phương trình bằng cách sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) trong công cụ Stata Nếu kết quả thu được có VIF lớn hơn 10 thì chắc chắn có hiện tượng đa cộng tuyến Kết quả tác giả thu được là các biến độc lập của mỗi phương trình đa số đều có VIF nhỏ hơn 2 Có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong các mô hình nghiên cứu
Bảng 3.4 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (1)
Variable VIF 1/VIF lngdph lpih neerh
Bảng 3.5 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (2)
Variable VIF 1/VIF lngdph lpih1
Bảng 3.6 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (3) lngdph lpih1
Bảng 3.7 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (4) lngdph lpih1
Bảng 3.8 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (5) lngdph lpih1
Bảng 3.9 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (6) lngdph lpih1
Bảng 3.10 Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (7) lngdph lpih1
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14
3.2.4 Kiểm tra tự tương quan
Tiếp theo, bảng 3.12 cho thấy kết quả kiểm tra tự tương quan của 07 phương trình Qua đó, ta thấy rằng giả thuyết H0 của kiểm định tự tương quan (không có tự tương quan) đã bị bác bỏ do p-value nhỏ hơn 10% Nên khóa luận cho rằng có tự tương quan trong 07 phương trình này
Bảng 3.11 Kiểm tra tự tương quan
LPI 4.429** competence 4.359** customs 4.404** shipments 4.622** timeliness 4.646** tracking 4.510** infrastructure 4.584**
*, **, *** thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
3.2.5 Kiểm tra phương sai thay đổi
Tương tự vậy, bảng 3.13 cho thấy kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của
07 phương trình Qua đó, ta thấy rằng giả thuyết H0 của kiểm định phương sai thay đổi (không có phương sai thay đổi) đã bị bác bỏ do p-value nhỏ hơn 10% Nên khóa luận cho rằng có phương sai thay đổi trong 07 phương trình này
Bảng 3.12 Kiểm tra phương sai thay đổi
Từ đây khóa luận thấy rằng có tồn tại tự tương quan và phương sai thay đổi ở cả 07 phương trình Nên khóa luận sẽ sử dụng phương pháp hồi quy FGLS thay vì OLS như các nghiên cứu trước đây và trình bày trong bảng 3.13
3.2.6 Phân tích tác động của LPI và nhân tố trong LPI ảnh hưởng đến kết quả thương mại của khu vực ASEAN
Bảng 3.13 Kết quả ước lượng phương trình (1)
Kết quả chi tiết các mô hình được tác giả thống kê tại phần phụ lục
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14
Bảng 3.13 trình bày kết quả ước lượng tác động của chỉ số LPI tổng thể và các yếu tố có tác động khác lên dòng chảy thương mại của 9 quốc gia ASEAN và
30 quốc gia đối tác Trong đó, bảng đề cập đến 3 mô hình ước lượng khác nhau, bao gồm: bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) và khả thi bình phương nhỏ nhất tổng quát (FGLS)
Như đã đề cập trước đó, ước lượng FGLS là phù hợp khi có sự hiện diện của phương sai sai số, tự tương quan và sự phụ thuộc chéo trong mô hình Vì vậy, khi đưa ra đánh giá và kết luận về kết quả ước tính, tác giả tập trung đến kết quả ước lượng FGLS
Biến quy mô mô nền kinh tế, lnGDP của ASEAN và các nước đối tác đều cho thấy mối tương quan dương với biến Trade ở mức ý nghĩa thống kê 1% Cho thấy rằng khi quy mô nền kinh tế tăng (thông qua một mức GDP cao hơn) thì sẽ làm gia tăng thương mại giữa các quốc gia Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây và giả thuyết đặt ra về ảnh hưởng của GDP đến việc mở rộng hoạt động thương mại quốc tế Cụ thể ở đây, khi GDP của quốc gia ASEAN tăng 1% thì tổng khối lượng thương mại giữa hai quốc gia sẽ tăng 1.11% Đối với các quốc gia đối tác, hệ số này là 0.724 Mặc dù các quốc gia ASEAN có vai trò xuất khẩu lớn hơn vai trò nhập khẩu nhưng biến động của GDP tại quốc gia ASEAN lại có tác động mạnh mẽ hơn đến khối lượng thương mại
Biến khoảng cách, D, cho thấy mối quan hệ ngược chiều với biến TRADE ở mức ý nghĩa 1% cũng có nghĩa là trong trường hợp những điều kiện khác không đổi khoảng cách xa làm giảm thương mại song phương giữa hai quốc gia (khoảng cách giữa 2 thủ đô càng xa) Kết quả này là phù hợp với những bằng chứng nghiên cứu trước đây Ở nghiên cứu này, mỗi 1 đơn vị khoảng cách sẽ làm giảm 1.267 đơn vị thương mại