1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác Động Đến quyết Định lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt của gen z trên Địa bàn thành phố hà nội

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Lựa Chọn Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Của Gen Z Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Đỗ Phương Nga
Người hướng dẫn TS. Tô Lan Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại niên luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 739,76 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam cam đoan bài niên luận “Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thanh toán không dùng ti ền mặt của GenZ trên địa bàn Hà Nội” là nghiên cứu của tôi trên cơ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

… …

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

… …

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ 2

DANH MỤC BẢNG 2

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 M ục tiêu tổng quát 4

2.2 Mục tiêu cụ thể 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 4

4.3 Phương pháp thống kê mô tả 5

5 Kết cấu bài nghiên cứu 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu 6

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 6

1.1.2 T ổng quan nghiên cứu trong nước 7

1.2 Khoảng trống nghiên cứu 10

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

2.1 Khái niệm liên quan về các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt của GenZ 11

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của GenZ 11

2.1.2 Thanh toán không dùng ti ền mặt 11

2.2 Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của GenZ 13

2.2.1 Yếu tố Công nghệ 13

2.2.2 Y ếu tố Điều kiện sử dụng 13

2.2.3 Yếu tố Ảnh hưởng xã hội 13

2.2.4 Yếu tố Chương trình khuyến mãi 13

2.2.5 Y ếu tố Sự tiện ích 13

2.2.6 Yếu tố Chi phí giao dịch 14

2.2.7 Yếu tố nhân khẩu học 14

2.2.8 Yếu tố bảo mật 14

Trang 4

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Khung mô hình nghiên cứu 15

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 15

3.1.2 D ạng thức của mô hình nghiên cứu 15

3.2 Phương pháp nghiên cứu 16

3.2.1 Ti ếp cận nghiên cứu 16

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu 16

3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu 17

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

4.1 Kết quả chạy thống kê mô tả 18

4.1.1 Giới tính 18

4.1.2 Năm sinh 18

4.1.3 Mức độ sử dụng 19

4.1.4 Các y ếu tố tác động 20

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach’s Alpha) 21

4.2.1 Chạy biến “Công nghệ” 21

4.2.2 Chạy biến “ Điều kiện sử dụng” 21

4.2.3 Chạy biến “Ảnh hưởng xã hội” 22

4.2.4 Chay biến “Chương trình khuyến mãi” 22

4.2.5 Chạy biến “Tiện ích” 23

4.2.6 Chạy biến “Chi phí giao dịch” 23

4.2.7 Chạy biến “Nhân khẩu học” 23

4.2.8 Chạy biến “Bảo mật” 24

4.2.9 Chạy biến phụ thuộc “Quyết định lựa chọn TTKDTM” 24

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 25

4.3.1 Quá trình chạy EFA với biến độc lập 25

4.3.2 Quá trình chạy EFA với biến phụ thuộc 28

4.4 Kiểm định sự tương quan (Pearson Correlation) 29

4.5 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính (OLS model) 30

CHƯƠNG V: THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN 32

5.1 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 32

5.1.1 Tính kế thừa 32

5.1.2 Tính m ới 32

5.2 Đề xuất kiến nghị, khuyến nghị 32

5.2.1 Đối với nhà cung cấp dịch vụ 32

5.2.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 33

Trang 5

5.3 Kết luận 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC 1 : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 38

PH Ụ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THÁNG ĐO (CRONBACH’S ALPHA) 43

PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 47

PH Ụ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH SỰ TƯƠNG QUAN (PEARSON CORRELATION) 50

PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH (OLS MODEL) 51

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện niên luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình

của giáo viên hướng dẫn – TS Tô Lan Phương khoa Tài chính – Ngân hàng Với tất cả sự

kính trọng và biết ơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các giảng viên, chuyên viên của khoa Tài chính – Ngân hàng nói riêng và các giảng viên của Trường Đại học Kinh Tế nói chung đã dành thời gian giúp đỡ, giải đáp thắc mắc, tạo nền tảng kiến thức vững chắc để tác giả tự tin

thực hiện bài niên luận Đặc biệt là TS Tô Lan Phương – người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện niên luận Nhờ có sự tận tình, tâm huyết, những kiến

thức mà cô truyền đạt một cách cặn kẽ cùng với những lời đóng góp, nhận xét một cách

thẳng thắn của cô đã giúp tác giả hoàn thành bài niên luận một cách suôn sẻ

Tác giả vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của cô Tuy nhiên, bài niên luận này khó

có thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế về cả nội dung và hình thức Tác giả rất mong

nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để giúp bài niên luận được hoàn thiện hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Đỗ Phương Nga

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam cam đoan bài niên luận “Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn

thanh toán không dùng ti ền mặt của GenZ trên địa bàn Hà Nội” là nghiên cứu của tôi trên

cơ sở các kiến thức đã học và đặc biệt được hướng dẫn, hỗ trợ từ giảng viên TS Tô Lan Phương

Các thông tin được sử dụng trong nghiên cứu là trung thực, kết quả bài nghiên cứu chưa từng xuất hiện trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây và các thông tin tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ trong bài niên luận

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2022

Xác nhận của GVHD Sinh viên thực hiện

TS Tô Lan Phương Đỗ Phương Nga

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt

HĐQT: Hội đồng quản trị

CTCP: Công ty cổ phần

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Mô hình nghiên c ứu các yếu tố tác động đến quyết định TTKDTM của GenZ trên địa bàn Hà

N ội .15

Bi ểu đồ 4.1: Tỷ lệ giới tính GenZ được khảo sát 18

Bi ểu đồ 4.2: Tỷ lệ năm sinh GenZ được khảo sát 19

Bi ểu đồ 4.3: Tỷ lệ mức độ sử dụng dịch vụ TTKDTM của GenZ được khảo sát 19

DANH MỤC BẢNG B ảng 4.1: Giới tính của GenZ được khảo sát 18

B ảng 4.2: Năm sinh của GenZ được khảo sát 19

B ảng 4.3: Mức độ sử dụng dịch vụ TTKDTM của GenZ được khảo sát 19

B ảng 4.4: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu 20

B ảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Công nghệ 21

B ảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Công nghệ 21

B ảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Điều kiện sử dụng 21

B ảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Điều kiện sử dụng 22

B ảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Ảnh hưởng xã hội 22

B ảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Ảnh hưởng xã hội 22

B ảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Chương trình khuyến mãi 22

B ảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Chương trình khuyến mãi 22

B ảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Tiện ích 23

B ảng 4.14: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Tiện ích 23

B ảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Chi phí giao dịch 23

B ảng 4.16: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Chi phí giao dịch 23

B ảng 4.17: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Nhân khẩu học 24

B ảng 4.18: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Nhân khẩu học 24

B ảng 4.19: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Bảo mật 24

B ảng 4.20: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Bảo mật 24

B ảng 4.21: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của biến phụ thuộc Quyết định TTKDTM 25

B ảng 4.22: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong biến phụ thuộc Quyết định TTKDTM 25

B ảng 4.23: Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s các biến độc lập 25

B ảng 4.24: Bảng phương sai các biến độc lập 26

B ảng 4.25: Bảng ma trận xoay các biến độc lập 27

B ảng 4.26: Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s biến phụ thuộc 28

B ảng 4.27: Bảng phương sai biến phụ thuộc 28

B ảng 4.28: : Bảng ma trận xoay biến phụ thuộc 29

B ảng 4.29: Bảng tương quan Pearson 29

B ảng 4.30: Bảng hồi quy đa biến 30

B ảng 4.31: Bảng ANOVA 30

B ảng 4.32: Bảng hệ số hồi quy 31

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0), ngày càng có nhiều những phát minh mới đem lại cho người dùng nhiều những tiện ích cũng như góp phần vào phát triển nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về chất và lượng của nền kinh tế

đã khiến hoạt động TTKDTM không còn đáp ứng được nhu cầu Vì vậy, yêu cầu đặt ra cần ứng dụng một hình thức thanh toán thuận tiện hơn, an toàn hơn Song hành với sự phát triển của công nghệ, Internet, đặc biệt số người sử dụng smartphone ngày càng tăng dần dẫn đến nhiều hình thức TTKDTM mới ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Trong thời đại công nghệ số, việc thúc đẩy phát triển TTKDTM là xu hướng tất yếu Một nghiên cứu riêng tại thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hưng- Chủ tịch HĐQT CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết đại dịch Covid- 19 kéo dài đã thúc đẩy phát triển thanh toán số, người dân có xu hướng chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến

và sử dụng thanh toán điện tử nhiều hơn Trong quý I/2022, hoạt động thanh toán qua mạng lưới của Napas tăng 89% về số giao dịch và 123% về giá trị so với quý I/2021 Đặc biệt, đa số người dùng dịch vụ TTKDTM là thế hệ GenZ Dự kiến, đến năm 2025 Gen Z sẽ chiếm khoảng 1/3 lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam và sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động trong nước, cũng như thói quen tiêu dùng, trong tương lai GenZ sẽ có tốc độ phủ sóng rất cao, chính vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ TTKDTM đã và đang tích cực tiếp cận nhóm khách hàng trẻ GenZ bằng cách thấu hiểu hành vi tiêu dùng để giúp thế hệ GenZ trải nghiệm những công nghệ thanh toán hiện đại và tiện ích

Mặc dù TTKDTM được khuyến khích sử dụng như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội, đem lại nhiều lợi ích thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các giao dịch chi tiêu, giúp dòng tiền được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn Song, vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro trong quá trình vận hành và do nhiều yếu tố tác động nên hình thức TTKDTM vẫn chưa thực sự đạt kỳ vọng phát triển như mong đợi

Nhận thấy vấn đề bất cập hiện tại, tác giả lựa chọn địa bàn Hà Nội- nơi tập trung nhiều GenZ và đa dạng các phương thức TTKDTM làm phạm vi nghiên cứu hướng đến Bài

nghiên cứu với đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thanh toán không

dùng tiền mặt của GenZ trên địa bàn Hà Nội” nhằm giúp nhà cung cấp dịch vụ đánh giá

được các yếu tố tác động đến lựa chọn TTKDTM của GenZ để có chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp cũng như đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ TTKDTM nhằm mở rộng tệp khách hàng GenZ- thế hệ thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam từ đó tăng độ phủ sóng đến các thế hệ khác để đẩy mạnh hình thức TTKDTM tại Việt Nam theo kịp với tốc độ phát triển thanh toán số trên thế giới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 11

2.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức TTKDTM của GenZ Những phân tích, mô hình nghiên cứu này sẽ là cơ sở giúp các nhà cung cấp dịch vụ TTKDTM có cái nhìn tổng quát, nhận thấy sức ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó sẽ có chính sách cải tiến dịch vụ, giảm thiểu rủi ro để thu hút thế hệ GenZ sử dụng phương thức thanh toán “không tiếp xúc”, góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Thứ nhất, khái quát thực trạng sử dụng dịch vụ TTKDTM của GenZ tại Việt Nam

- Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ TTKDTM của

GenZ tại Việt Nam

- Thứ ba, đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn dịch

vụ TTKDTM của GenZ tại Việt Nam

- Thứ tư, dưới góc độ nghiên cứu của nhà cung cấp dịch vụ tìm ra yếu tố nào tác động mạnh

nhất đến quyết định lựa chọn dịch vụ TTKDTM của GenZ tại Việt Nam Từ đó, đưa ra các khuyến nghị cho sản phẩm, cho chiến lược của các nhà cung cấp và có những kiến nghị với

cơ quan quản lý Nhà nước về việc điều chỉnh, tạo những thuận lợi cho việc phát triển dịch

vụ TTKDTM

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn TTKDTM của GenZ trên địa bàn Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu

• Góc độ nghiên cứu: Dưới góc độ của nhà cung cấp dịch vụ TTKDTM

• Phạm vi không gian: Hà Nội

• Khách thể nghiên cứu: Thế hệ GenZ trên địa bàn Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập từ các tài liệu trên Internet: báo cáo khoa học, báo cáo luận văn, luận án và một số tài liệu khác

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách lập bảng hỏi khảo sát định lượng

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trang 12

Dữ liệu sau khi được thu thập tiến hành làm sạch và đưa vào xử lý, nhằm đánh giá độ phù hợp của thang đo Sau đó tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu theo yêu cầu nội dung của nghiên cứu

4.3 Phương pháp thống kê mô tả

Để đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn TTKDTM, bài nghiên cứu sử dụng các thống kê mô tả như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tần số, tần suất tính theo %

5 Kết cấu bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu gồm có 5 chương:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu

Chương II: Cơ sở lý luận

Chương III: Phương pháp nghiên cứu

Chương IV: Kết quả nghiên cứu

Chương V: Thảo luận và kết luận

Trang 13

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

TTKDTM ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt với thế hệ trẻ Phương thức thanh toán này như một điều kiện bắt buộc để thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia Chính vì vậy, để phát triển hình thức TTKDTM rộng rãi luôn là mối quan tâm của chính phủ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ Với nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn TTKDTM,

sử dụng kết quả từ mô hình nghiên cứu để đo lường và đánh giá tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn TTKDTM là cấp thiết

Bàn luận về vấn đề này, QingYang, Chuan Pang, LiuLiu, David C.Yen and J.Michael Tarn (2015), đã khám phá ra các yếu tố về nhận thức rủi ro và lòng tin - Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng Nghiên cứu phân loại nhận thức rủi ro thành hai loại có bản chất khác nhau là nhận thức rủi ro hệ thống và nhận thức rủi ro trong giao dịch theo các vai trò khác nhau ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng Nhóm tác giả đề xuất mô hình về niềm tin và các khía cạnh rủi ro dựa trên khuôn khổ của TRA, TPB, TAM VÀ DTPB Mô hình được thu thập dữ liệu từ 870 người được hỏi ở Thượng Hải và Macao, Trung Quốc, hầu hết đều là thế hệ trẻ Kết quả cho thấy trong giai đoạn thanh toán trực tuyến hiện nay của Trung Quốc, người tiêu dùng đã xây dựng lòng tin trước hết là tiền đề cho những nhận thức rủi ro của họ có thể chia làm hai loại là rủi ro

hệ thống liên quan tích cực đến lòng tin và rủi ro giao dịch liên quan tiêu cực đến lòng tin

Đối với Mahfuzur Rahmana, Izlin Ismail and Shamshul Bahric (2020) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng TTKDTM ở Malaysia đã kết luận rằng hiệu suất kỳ vọng và điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng TTKDTM, bảo mật, ảnh hưởng xã hội, sự tiến bộ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với phương thức thanh toán này Kết quả thu được từ dữ liệu thu thập được bằng bảng hỏi từ 301 mẫu quan sát Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng lý thuyết chung đã được thiết lập và áp dụng công nghệ UTAUT2 và phân tích cấu trúc AMOS được áp dụng cho dữ liệu bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc

Nghiên cứu về hình thức thanh toán trên thiết bị di động (MPAS) – một trong những hình thức TTKDTM của Debarun Chakraborty, Aaliyah Siddiqui, Mujahid Siddiqui, Nripendra P.Rana and Ganesh Dash (2022), mô hình nghiên cứu gồm các biến niềm tin ban đầu (INT), sự tham gia của khách hàng (COI) được sử dụng để tạo ra mô hình thực nghiệm bằng cách sử dụng phương trình cấu trúc với dữ liệu thu thập được từ 880 người tiêu dùng

Ấn Độ Kết quả thu được cho thấy giá trị chức năng (FUV), điều kiện (COV), nhận thức (EPV), cảm xúc (EMV), có tác động tích cực đến ý định sử dụng MPAS Kết quả nghiên cứu chứng minh tất cả giá trị tiêu dùng, ngoại trừ giá trị xã hội (SOV) đều ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng MPAS Nghiên cứu khuyến nghị nhà cung cấp muốn thúc đẩy MPAS phải

Trang 14

tập trung vào FUV, COV, EPV, EMV Chính phủ có thể thúc đẩy MPAS bằng cách tăng cường, tập trung xây dựng lòng tin thông qua các chính sách để tăng độ tin cậy trong MPAS

Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đã được nghiên cứu trong nghiên cứu trước, yếu về

về sự hiểu biết tài chính cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn phương thức TTKDTM Yếu tố này đã được B Świecka (2018) nghiên cứu bằng cách thu thập dữ liệu bằng khảo sát theo phương pháp CAPI từ tháng 2 đến 1/3/2018 Số liệu thu thập từ 1100 người (15-60 tuổi), 52% là phụ nữ Nội dung khảo sát gồm 4 vấn đề: Các phương thức thanh toán đang được sử dụng, Yếu tố tác động làm tăng TTKDTM, Các phương thức thanh toán thay cho tiền mặt, Kiến thức tài chính, kĩ năng tài chính trong thanh toán Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm sử dụng thẻ, điện thoại để thanh toán ít hơn nhóm người chỉ thanh toán bằng tiền mặt Những người TTKDTM thuộc nhóm người trẻ tuổi, thường sống ở các thành phố lớn và có kiến thức tài chính cao hơn Những người được khảo sát đánh giá thấp về kiến thức tài chính của họ trong TTKDTM, kiến thức rất tốt (1%), kiến thức tốt (30%), kém (26%), khó nói (4%), không có kiến thức (9%)

Để phát triển hình thức TTKDTM rộng rãi, đối tượng người dùng hướng đến không chỉ là giới trẻ, người dùng riêng lẻ mà các doanh nghiệp cũng rất được quan tâm Bàn luận

về vấn đề này, Afizan Amer, Irwan Ibrahim, Farrah Othman and Siti Hajar Bt Md Jan (2020)

đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ của Malaysia Nhóm tác giả thực hiện khảo sát mẫu gồm 105 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Melaka sau đó, sử dụng bảng hỏi có thang đo Likert 7 điểm để thu thập dữ liệu Nghiên cứu kết hợp với phương pháp thống kê mô tả và suy luận để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu nhận định rằng yếu tố dễ sử dụng, nhận thức hữu ích và nhận thức rủi ro là những yếu

tố quan trọng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt Mặt khác, hệ thống TTKDTM là trọng tâm trong việc duy trì sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia vì vậy, hệ thống TTKDTM phải được khuyến khích nghiêm túc

áp dụng

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, TTKDTM không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên độ phủ sóng của hình thức này vẫn còn hạn chế Do đó, để phát triển phương thức TTKDTM tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ nhận thấy việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn TTKDTM là điều cần thiết để qua đó có những điều chỉnh về sản phẩm cho phù hợp với người dùng Việt

Phan Ái Ngân (2017) đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng khi sử dụng các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt Tác giả xác định

mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại Tp Hồ Chí Minh Theo đó, sau khi tìm hiểu, tổng hợp

Trang 15

thông tin về các nghiên cứu trước đây và mở rộng các yếu tố khảo sát theo kinh nghiệm và phân tích của tác giả để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định

sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại Tp Hồ Chí Minh gồm bảy nhân tố: hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, các điều kiện thuận lợi, nhận thức rủi ro, nhận thức chi phí và khuyến mãi Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến ý định sử dụng các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt chính là sự hiệu quả, hữu ích của các phương thức thanh toán này mang đến cho người tiêu dùng Ngoài ra, trong môi trường làm việc, môi trường sống bắt buộc người tiêu dùng cần có nhu cầu thực hiện các thanh toán bán lẻ nhanh, gọn, an toàn

TTKDTM được coi như một bước đột phá từ thành quả của công nghệ Thật vậy, TTKDTM được phát triển với nhiều hình thức thanh toán, trong đó, thanh toán bằng mã QR đang ngày càng được ưa chuộng Bàn luận về hình thức thanh toán này, Nguyễn Thị Bích Triều (2021) đã thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán bằng mã QR của nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm chất lượng thông tin, nguồn tin cậy, nhận thức hữu dụng, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội tác động đến ý định thanh toán bằng mã QR Tác giả thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát gồm 24 câu được gửi đến 380 người khảo sát thông qua hai cách khảo sát trực tiếp

và khảo sát thông qua google form, trong đó có 360 mẫu hợp lệ Đề tài sử dụng SEM để đánh giá mô hình nghiên cứu Kết quả cho thấy chất lượng thông tin, nguồn tin cậy có ảnh hưởng đến nhận thức hữu dụng đồng thời nhận thức hữu dụng và nhận thức dễ sử dụng có tác động đến ý định thanh toán bằng mã QR của nhân viên văn phòng Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng xã hội không ảnh hưởng đến ý định thanh toán bằng mã QR của nhân viên văn phòng trong đề tài này Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho nhà quản trị trong doanh nghiệp, ngân hàng xây dựng, cải thiện ứng dụng thanh toán bằng mã QR nhằm thu hút người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán này nhiều hơn

Bên cạnh hình thức thanh toán bằng mã QR, thanh toán bằng ví điện tử đã trở thành công cụ thanh toán quen thuộc với giới trẻ Theo nghiên cứu của Bùi Nhất Vương (2021) nhằm khám phá ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với sử dụng sản phẩm Tác giả thu thập dữ liệu từ 201 đáp viên có hiểu biết về ví điện tử Momo, ZaloPay, AirPay, ViettelPay tại thành phố Cần Thơ, đã được phân tích để cung cấp bằng chứng Kết quả từ mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS-SEM) chỉ ra rằng nhận thức uy tín, điều kiện thuận lợi, hiệu quả kỳ vọng và ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã đề xuất cách tiếp cận mới để dự đoán biến ý định sử dụng ví điện tử thông qua vai trò trung gian của thái độ của khách hàng để dự đoán ý định sử dụng ví điện

tử của người tiêu dùng Cụ thể, biến hiệu quả mong đợi và ảnh hưởng xã hội chỉ tác động gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử; nhận thức uy tín đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử, và điều kiện thuận lợi chỉ tác động trực tiếp đến ý định sử

Trang 16

dụng ví điện tử Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại thành phố Cần Thơ

Ngoài kết quả của Bùi Nhất Vương (2021), Nguyễn Thị Liêm (2020) cũng đã có một nghiên cứu tương tự được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu về các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đó đến ý định sử dụng Ví điện tử hiện nay của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Bên cạnh đó, với việc phân tích kết quả cuộc khảo sát các cá nhân có kiến thức nhưng chưa sử dụng Ví điện tử hiện đang sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh, có thể cho biết được hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán có những cơ hội thị trường nào và quy mô cơ hội đó ra sao Cùng với đó, kết quả nghiên cứu cho thấy có tám nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh bao gồm: Hữu ích mong đợi; Dễ sử dụng mong đợi; Ảnh hưởng xã hội; Điều kiện thuận lợi; Tin cậy cảm nhận; Chi phí cảm nhận; Hỗ trợ Chính phủ và Cộng đồng người dùng Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các đề xuất mang tính thực tiễn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán góp phần vào việc phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng tiến độ và mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra cho giai đoạn 2020 -

Ngoài hình thức thanh toán bằng quét mã QR, ví điện tử thì thanh toán di động đã nhận được sự quan tâm của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Dung, Hoàng Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Ánh Nhung và Phạm Tô Thục Hân (2021) Với mục tiêu khám phá mối quan hệ của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến yếu tố niềm tin và tác động sau cùng là ý định sử dụng thanh toán di động của người dân trên nền tảng lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ, mô hình chấp nhận công nghệ, lý thuyết hành vi có kế hoạch Ngoài ra, mối quan hệ này còn được xem xét dựa trên hai kiểu người dùng: Chấp nhận sớm và chấp nhận muộn Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn định tính và định lượng, xem xét sự phù hợp bằng mô hình cấu trúc tuyến tính Nghiên cứu thu được kết quả từ 300 người dùng thanh toán di động đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa tính di động, khả năng tiếp cận, tính tương thích, sự thuận tiện, sự đổi mới cá nhân, kiến thức về thanh toán di động đến nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức về sự hữu ích, tác động tích cực sau cùng là ý định

sử dụng thanh toán di động của người dân, cũng như khẳng định mối quan hệ tích cực giữa nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức về sự hữu ích

Trang 17

1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đặt ra Bên cạnh các kết quả mà nghiên cứu trước đây đạt được, cả nghiên cứu trong và ngoài nước đều tồn tại một số hạn chế như phạm vi nghiên cứu còn hẹp, cỡ mẫu quan sát của một số nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả khảo sát bị giới hạn Về các dịch vụ TTKDTM có rất nhiều bài nghiên cứu đã thực hiện theo nhiều hướng khác nhau Tuy nhiên, các yếu tố tác động đến lựa chọn TTKDTM của GenZ còn rất hạn chế, mặc dù dịch vụ TTKDTM được GenZ rất ưa chuộng và đa số người dùng TTKDTM thuộc nhóm này

Quả thật, TTKDTM đã nhận được kết quả tích cực trên thế giới Tại Việt Nam, chính phủ cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương thức thanh toán này Tuy nhiên, tâm lý người dùng vẫn là một rào cản lớn đến sự tiếp cận phương thức TTKDTM Mặc dù sự phát triển về công nghệ đang dần hoàn thiện về vấn đề bảo mật, nhưng người dùng vẫn còn e dè, lo ngại khi sử dụng dịch vụ thanh toán online Với mục tiêu mong muốn hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ TTKDTM trong việc xây dựng, phát triển sản phẩm và góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ TTKDTM tại Việt Nam, tác giả nhận thấy nghiên cứu các yếu tố tác động đến lựa chọn TTKDTM của GenZ là cần thiết bởi lẽ đây là thế hệ có trình

độ công nghệ cao, có sức ảnh hưởng lớn và luôn kỳ vọng một phương thức thanh toán thông minh, hiện đại và hiệu quả Tựu trung lại, với những khoảng trống của các nghiên cứu trước đây và mục tiêu nghiên cứu cá nhân chính là những căn cứ quan trọng để tác giả quyết định

lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thanh toán

không dùng tiền mặt của GenZ trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài cho bài niên

luận này

Trang 18

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm liên quan về các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt của GenZ

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của GenZ

Đặc điểm của Gen Z

Khả năng sử dụng công nghệ: Thế hệ Z được sinh ra trong khoảng thời gian, mà

công nghệ bắt đầu có những bước tiến mới đột phá Điều này giúp cho khả năng sử dụng công nghệ của Gen Z cao hơn so với những thế hệ đi trước

Gen Z thực sự có đầu óc tài chính: Với những tiếp cận mới mẻ về công nghệ, thế hệ

Z luôn có tính tự chủ về tài chính Họ có khả năng tính toán, có đầu óc tư duy sáng tạo Vậy nên, họ sớm trở thành những người kinh doanh giỏi, có khả năng quản lý tài chính rất tốt

Người tiêu dùng khôn ngoan: Đa phần thế hệ Z luôn có cách tiêu dùng thông minh

Họ áp dụng những tiến bộ mới nhất, từ đó đưa ra những cách mua hàng sáng suốt hơn GenZ sẵn sàng chi trả giá cao hơn cho những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, và có sở thích sử dụng những mặt hàng mang tính bền vững hơn

Có sức ảnh hưởng lớn: Được tiếp xúc với công nghệ và Internet từ sớm là ưu thế

rất lớn với thế hệ Z Chính bởi điều này, GenZ đang dần trở thành người tiên phong, dẫn đầu cho những xu hướng và trào lưu mới trong xã hội ngày nay

Ưa chuộng các dịch vụ số hơn dịch vụ truyền thống: GenZ luôn mong muốn có các

dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, hiệu quả, hiện đại Đặc biệt, trong thanh toán GenZ kỳ vọng về phương thức thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn, nhiều tiện ích, vậy nên họ có xu hướng lựa chọn dịch vụ TTKDTM khi mua sắm nhiều hơn các thế hệ khác

2.1.2 Thanh toán không dùng tiền mặt

Khái niệm

Trang 19

TTKDTM là việc thanh toán mà dùng hình thức trích chuyển vốn trên tài khoản từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của tổ chức thanh toán

Các hình thức TTKDTM

Thanh toán bằng séc (cheque)

Theo Hội đồng dự trữ Liên bang của Hoa Kỳ: “Séc là một hối phiếu hoặc một lệnh ký phát cho ngân hàng hoặc một nhà ngân hàng có mục đích rút một số tiền gửi để chi trả cho người có tên trên đó hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm phiếu và trả ngay khi yêu cầu”

Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)

Thư tín dụng là sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của một khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba hoặc trả tiền cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ 3 đó, hoặc sẽ trả, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu (trong phạm vi số tiền đó) khi được xuất trình đầy đủ các chứng từ đã qui định

Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán được tích hợp nhiều tính năng gồm chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, tiết kiệm và thực hiện các giao dịch liên kết với các ứng dụng điện tử Khách hàng có thể dùng thẻ ngân hàng để thanh toán khi mua hàng mà không cần dùng tiền mặt Thẻ ngân hàng được chia làm 3 loại: thẻ trả trước, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thanh toán qua Mobile Banking

Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng đều sử hữu một chiếc điện thoại thông minh Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh toán qua điện thoại với dịch vụ Mobile Banking Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, và người dùng

Thanh toán qua QR Code

Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến thanh toán bằng QR Code ngày càng được ưa chuộng Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân thiện cho người tiêu dùng Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google như Google Chart hay Google Map, trên bảng hiệu,

xe buýt, danh thiếp, tạp chí, website, hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Người dùng

Trang 20

sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng

Thanh toán bằng ví điện tử

Ví điện tử là một tài khoản online có thể dùng nhận, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại,

vé xem phim, thanh toán trực tuyến các loại phí trên internet như tiền điện nước, cước viễn thông, người dùng cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử Người dùng phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân hàng thì mới có thể thanh toán trực tuyến bằng hình thức này Ví điện tử chính là phương thức hiện đại, mới mẻ nhất Đây là xu hướng của thời đại vì vô cùng tiện lợi Hiện ở Việt Nam đã

có nhiều ví điện tử ra đời và được đông đảo người sử dụng như ví điện tử VinID, Momo, Zalopay, Viettelpay, Shopeepay,

2.2 Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của GenZ

2.2.1 Yếu tố Công nghệ

Công nghệ là quá trình thay đổi mô hình từ truyền thống sang mô hình số bằng cách

áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT),…

2.2.2 Yếu tố Điều kiện sử dụng

Điều kiện sử dụng là các điều kiện thuận lợi, được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và được tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống” theo Venkatesh và cộng sự (2003)

2.2.3 Yếu tố Ảnh hưởng xã hội

Theo Venkatesh (2003) ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân cho rằng những người khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới

2.2.4 Yếu tố Chương trình khuyến mãi

Khuyến mại mang nghĩa là “khuyến khích mua hàng hoá, dịch vụ”, do đó mục đích chính của khuyến mại là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối Khuyến mại là công

cụ giúp công ty đạt được mục tiêu marketing theo Dubey (2014)

2.2.5 Yếu tố Sự tiện ích

Tiện ích đề cập đến tính hữu ích hoặc giá trị mà người tiêu dùng mong đợi nhận được sau khi trả tiền để mua sản phẩm của công ty

Trang 21

2.2.6 Yếu tố Chi phí giao dịch

Theo Wikipedia, chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy các giao dịch kinh tế Chi phí giao dịch gồm các loại: chi phí tìm kiếm và thông tin, chi phí thương thảo, chi phí đảm bảo thực hiện hợp đồng và các chi phí khác

2.2.7 Yếu tố nhân khẩu học

Nhân khẩu học (Demographic) là nghiên cứu về dân số dựa trên các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, giới tính Dữ liệu nhân khẩu học đề cập đến thông tin kinh tế xã hội được thể hiện theo thống kê Chính phủ, các công ty và các tổ chức phi chính phủ sử dụng nhân khẩu học để tìm hiểu thêm về đặc điểm của dân số cho nhiều mục đích, bao gồm phát triển chính sách và nghiên cứu thị trường kinh tế

2.2.8 Yếu tố bảo mật

Bảo mật thông tin là hoạt động duy trì tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng cho toàn bộ thông tin

Bảo mật tài chính là hoạt động bảo mật các giao dịch tài chính như nhận tiền, chuyển

tiền qua dịch vụ TTKDTM Mọi thao tác thực hiện giao dịch trên hệ thống phải được đảm bảo an toàn cho người dùng, không để xảy ra lỗ hổng trong hệ thống tạo điều kiện cho hacker xâm nhập, gây mất mát tài chính cho người dùng

Trang 22

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung mô hình nghiên cứu

3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tác giả đề xuất khung mô hình kiểm chứng các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt của GenZ trên địa bàn Hà Nội gồm có 8 yếu tố tác động như sau:

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định TTKDTM của GenZ trên địa bàn Hà Nội

3.1.2 Dạng thức của mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

Y i = β 0 + β 1 X 1i + β 2 X 2i + β 3 X 3i + β 4 X 4i + β 5 X 5i + β 6 X 6i + β 7 X 7i + β 8 X 8i + U i

Trong đó,

βi (i=0,1,2,…,8): Hệ số hồi quy tuyến tính

Ui: Sai số ngẫu nhiên

Trang 23

X2i: Yếu tố Điều kiện sử dụng (DK)

X3i: Yếu tố Ảnh hưởng xã hội (XH)

X4i: Yếu tố Chương trình khuyến mãi (KM)

X5i: Yếu tố Sự tiện ích (TI)

X6i: Yếu tố Chi phí giao dịch (CP)

X7i: Yếu tố Nhân khẩu học (NKH)

X8i: Yếu tố Bảo mật (BM)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Tiếp cận nghiên cứu

Để tiếp cận đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt của GenZ trên địa bàn Hà Nội”, tác giả đã thực hiện khảo sát online bằng bảng hỏi nghiên cứu định lượng

3.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Mẫu sử dụng trong nghiên cứu được tác giả chọn theo phương pháp chọn mẫu phi

ngẫu nhiên ( cụ thể là chọn mẫu thuận tiện ) với đối tượng nghiên cứu là GenZ trên địa bàn

Hà Nội

- Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên : là các phương pháp chọn mẫu mà các phần

tử trong tổng thể không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu

- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện : Người điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi hay

khả năng tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi mà người điều tra dễ gặp được đối tượng

Theo Tabachnick và Fidell (1991) trích bởi Nguyễn Đình Thọ ( 2012), để phân tích

hồi quy đạt kết quả tốt nhất , thì kích thước mẫu phải thỏa mãn công thức tính kích thước

mẫu : n  50 + 8p, trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu và p là số lượng biến độc lập trong

mô hình

Do vậy với mô hình nghiên cứu gồm 8 biến độc lập thì kích thước mẫu tối thiểu là : n

 50 + 8.8=114 Với cỡ mẫu này và dựa trên việc lấy mẫu phi ngẫu nhiên, tác giả đã thu

thập dữ liệu bằng cách gửi phiếu qua bạn bè, các anh chị trong câu lạc bộ hay các trang web

cộng đồng sinh viên trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội Phiếu khảo sát bao

gồm các câu hỏi phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trong đó có 313 phiếu trả lời hợp lệ và đều được dùng để đưa vào quá trình phân tích dữ liệu

Trang 24

3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu

Trong nghiên cứu đề tài này, tác giả đã thu thập dữ liệu bằng cách gửi link khảo sát online và thu được dữ liệu từ 313 GenZ trên địa bàn Hà Nội, sau đó tổng hợp các dữ liệu vào Excel và thông qua phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích và xử lí dữ liệu Số liệu mẫu điều tra này được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Xử lý và phân tích dữ liệu

- Phân tích và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng: Dữ liệu từ bảng khảo sát sau khi thu thập sẽ được xử lí qua phần mềm SPSS

- Các bước kiểm định mô hình nghiên cứu

B1: Thực hiện thống kê mô tả

B2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach’s Alpha)

B3: Phân tích nhân tố khám phá EFA

B4: Kiểm tra sự tương quan (Pearson Correlation)

B5: Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính (OLS model)

Trang 25

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả chạy thống kê mô tả

4.1.1 Giới tính

GIOI TINH

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent Valid NAM 93 29.7 29.7 29.7

NU 220 70.3 70.3 100.0 Total 313 100.0 100.0

Bảng 4.1: Giới tính của GenZ được khảo sát

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ giới tính GenZ được khảo sát

Số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát cho thấy giới tính của GenZ được khảo sát

Cumulative Percent Valid 1997 13 4.2 4.2 4.2

Trang 26

2009 7 2.2 2.2 95.8

2010 2 6 6 96.5

2011 4 1.3 1.3 97.8

2012 7 2.2 2.2 100.0 Total 313 100.0 100.0

Bảng 4.2: Năm sinh của GenZ được khảo sát

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ năm sinh GenZ được khảo sát

Khảo sát được thực hiện với đối tượng là GenZ có năm sinh từ 1997 đến 2012 Trong

đó, phần lớn GenZ sinh năm 2001 và 2000 được khảo sát nhiều nhất với tỷ lệ tương ứng là 25,9% và 12,1% trong tổng tỷ trọng năm sinh GenZ được khảo sát

4.1.3 Mức độ sử dụng

MUC DO SU DUNG

Frequency Percent

Valid Percent

Cumulative Percent Valid CHUA SU DUNG 37 11.8 11.8 11.8

DA SU DUNG 276 88.2 88.2 100.0 Total 313 100.0 100.0

B ảng 4.3: Mức độ sử dụng dịch vụ TTKDTM của GenZ được khảo sát

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ mức độ sử dụng dịch vụ TTKDTM của GenZ được khảo sát

Trang 27

Theo số liệu thu thập được từ khảo sát, đa số GenZ “Đã sử dụng” dịch vụ TTKDTM

Cụ thể có 88,2% “Đã sử dụng” và 11,8% “Chưa sử dụng” Đối tượng GenZ chưa sử dụng có năm sinh trong khoảng từ 2007 đến 2012

4.1.4 Các yếu tố tác động

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std Deviation CN1 313 1 5 2.90 1.000 CN2 313 1 5 2.98 1.022 CN3 313 1 5 3.00 966 CN4 313 1 5 3.13 1.054 DK1 313 1 5 2.99 1.079 DK2 313 1 5 2.74 1.085 DK3 313 1 5 3.11 1.052 XH1 313 1 5 2.75 966 XH2 313 1 5 3.00 987 XH3 313 1 5 2.74 1.049 XH4 313 1 5 3.15 1.268 XH5 313 1 5 3.01 1.104 KM1 313 1 5 2.96 1.006 KM2 313 1 5 3.14 1.009 KM3 313 1 5 3.03 990 KM4 313 1 5 3.23 1.242 KM5 313 1 5 3.03 1.132 TI1 313 1 5 2.96 893 TI2 313 1 5 3.03 995 TI3 313 1 5 3.07 1.104 TI4 313 1 5 2.95 1.254 CP1 313 1 5 3.20 1.083 CP2 313 1 5 3.19 1.056 CP3 313 1 5 3.37 1.079 NKH1 313 1 5 3.02 1.167 NKH2 313 1 5 2.93 931 NKH3 313 1 5 3.04 1.187 NKH4 313 1 5 2.98 1.099 BM1 313 1 5 3.08 1.014 BM2 313 1 5 3.10 937 BM3 313 1 5 3.11 1.026 BM4 313 1 5 3.06 1.108 BM5 313 1 5 2.97 1.171 BM6 313 1 5 2.90 1.072 BM7 313 1 5 3.11 1.260 Valid N

(listwise) 313

Bảng 4.4: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu

Trang 28

Giá trị khoảng cách: (Max- Min)/n = (5-1)/8 = 0,5

Qua bảng mô tả thống kê các biến nghiên cứu ta thấy rằng:

+Mức đánh giá ảnh hưởng (2,51 – 3,00) và (3,01-3,50) chiếm số lượng lớn

+Các biến độc lập đều được đánh giá là ảnh hưởng, trong đó biến về Chi phí giao

dịch, Chương trình khuyến mãi, Bảo mật, Tiện ích được đánh giá có ảnh hưởng tương đối

lớn đến quyết định lựa chọn TTKDTM của GenZ

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (phân tích Cronbach’s Alpha)

4.2.1 Chạy biến “Công nghệ”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items 766 4

Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Công nghệ

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể 0,766 > 0,6 nên hệ số này có nghĩa

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Total Correlation

Item-Cronbach's Alpha

if Item Deleted CN1 9.11 6.023 526 731

CN2 9.03 5.646 599 692 CN3 9.02 5.888 594 696 CN4 8.88 5.735 546 721

B ảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Công nghệ

Tất cả hệ số tưởng quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của biến quan sát CN1, CN2, CN3, CN4 đều > 0,3 nên thang đo đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo

4.2.2 Chạy biến “ Điều kiện sử dụng”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items 608 3

B ảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Điều kiện sử dụng

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,608 > 0,6 nên hệ số này có nghĩa

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Total Correlation

Item-Cronbach's Alpha

if Item Deleted DK1 5.86 3.085 409 519

Trang 29

DK2 6.10 2.990 434 482 DK3 5.73 3.170 406 523

Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Điều kiện sử dụng

Tất cả hệ số tưởng quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của biến quan sát DK1, DK2, DK3 đều > 0,3 nên thang đo đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo

4.2.3 Chạy biến “Ảnh hưởng xã hội”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items 736 5

B ảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Ảnh hưởng xã hội

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,736 > 0,6 nên hệ số này có nghĩa

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Total Correlation

Item-Cronbach's Alpha

if Item Deleted XH1 11.90 10.756 396 726

XH2 11.65 10.081 501 690 XH3 11.90 9.613 535 677 XH4 11.50 8.488 555 669 XH5 11.64 9.487 514 684

Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Ảnh hưởng xã hội

Tất cả hệ số tưởng quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của biến quan sát XH1, XH2, XH3, XH4, XH5 đều > 0,3 nên thang đo đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích tiếp theo

4.2.4 Chay biến “Chương trình khuyến mãi”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items 805 5

Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Chương trình khuyến mãi

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0,805 > 0,6 nên hệ số này có nghĩa

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Total Correlation

Item-Cronbach's Alpha

if Item Deleted KM1 12.43 11.779 519 787

KM2 12.26 11.467 569 773 KM3 12.36 11.508 579 771 KM4 12.17 9.511 694 732 KM5 12.36 10.694 594 766

Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến trong yếu tố Chương trình khuyến mãi

Ngày đăng: 06/11/2024, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w