1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu kết luận 21 về Đẩy mạnh xây dựng chỉnh Đốn Đảng

154 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Kết Luận 21 Về Đẩy Mạnh Xây Dựng Chỉnh Đốn Đảng
Trường học trường đại học
Chuyên ngành chính trị
Thể loại tài liệu
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thịsố 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh"; Quy định

Trang 1

XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

TRONG TÌNH HÌNH MỚI

TCCS - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm loxây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh Từ khi giành được chính quyền, Đảng ta vừa làmột bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống ấy Bởi vì,

“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiênphong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam,… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và

xã hội”(1) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh chi phối tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ, hiệuquả xây dựng hệ thống chính trị Đến lượt nó, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chứcthành viên trong hệ thống chính trị chính là thước đo năng lực lãnh đạo, uy tín, vị thế, địa vịcầm quyền của Đảng

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩaquyết định bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới Xây dựng Đảng và hệ thống chínhtrị là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, tăng cường hiệu lực và hiệuquả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính đồng

bộ, phù hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Trên cơ sở kiên trì các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản, công tác xây dựngĐảng được tiến hành trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và đã có nhiềuchuyển biến mạnh mẽ Xây dựng Đảng về chính trị đã giúp giữ vững, kiên định mục tiêu, lýtưởng cách mạng; kiên định các nguyên tắc nền tảng; tăng cường bản lĩnh chính trị; nâng caochất lượng đường lối, chính sách Công tác tư tưởng, lý luận được tăng cường đã tạo sự thốngnhất trong Đảng và đồng thuận xã hội trước những vấn đề lớn của đất nước, của công cuộc đổimới; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tìm tòi,

bổ sung và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam Tổ chức đảng và hệ thống chính trị có những đổi mới quan trọng, từ thể chế, tổ chức bộmáy, cơ chế vận hành đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ cáccấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược; chỉnh đốn lề lối, tác phong công tác; siết chặt kỷ luật, kỷcương, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí Niềm tin của nhân dân đốivới vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước được nâng cao Giáo dục, rèn luyện phẩmchất đạo đức cách mạng được đặc biệt coi trọng, có tác dụng quan trọng trong đấu tranh ngănchặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phát huy vai trò tiềnphong gương mẫu của đảng viên Qua thực tiễn xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nền dânchủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố; quyền con người, quyền công dân được bảođảm tốt hơn; tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị từng bước được đổi mới,hoàn thiện, nâng cao hiệu quả

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi to lớn,

có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 3 thập niên qua Thông qua xâydựng Đảng và hệ thống chính trị, Đảng ta trưởng thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới,ngày càng nâng cao vai trò, vị thế cầm quyền và năng lực lãnh đạo, tăng cường mối quan hệgắn bó mật thiết với nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò của nhân dântham gia xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Trang 2

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thời gian qua cũng còn bộc lộ một sốhạn chế nhất định Năng lực dự báo, định hướng chính sách, thể chế hóa, cụ thể hóa để tổ chứcthực hiện vẫn là khâu yếu, còn khoảng cách so với đòi hỏi của thực tiễn Quản lý, giáo dụcđảng viên chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao Chất lượng sinh hoạt đảng, tínhchiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu, việc thực hiện trách nhiệm nêu gương củađảng viên ở nhiều nơi còn thiếu nền nếp, chưa trở thành ý thức tự giác Đổi mới phương thứclãnh đạo, cầm quyền của Đảng chưa đạt hiệu quả cao; việc phân định vai trò lãnh đạo tập thể

và trách nhiệm cá nhân có một số điểm chưa rõ; thực hiện kiểm soát quyền lực chưa tốt Cơchế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” chậm được thể chế một cách đồng

bộ Quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, để nhiều vụ, việc tồn đọng kéo dài, chậm được

xử lý, gây bức xúc trong nhân dân

Từ thực tiễn và kết quả công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong thời gian qua, có

thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị phải trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác  -

Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huydân chủ xã hội chủ nghĩa Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là những vấn đề căn cốt củađổi mới chính trị, liên quan sống còn đến chế độ chính trị, phải trên cơ sở kiên định những vấn

đề nguyên tắc mà vận dụng và đổi mới sáng tạo Kiên định nguyên tắc, lập trường tư tưởngphải đi đôi với đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ; đổi mới sáng tạo phải gắn liền với chống cơ hộichính trị

Hai là, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển, giữa đổi mới

chính trị và đổi mới kinh tế Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là nội dung cốt yếu của đổimới chính trị, liên quan trực tiếp đến giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tác động đến mọi mặtđời sống, quyết định tiền đồ sự nghiệp cách mạng Bởi vậy, xây dựng Đảng và hệ thống chínhtrị phải được tiến hành bài bản, thận trọng, tránh nóng vội, chủ quan, nhưng khi đã có căn cứvững chắc, cần có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt

Ba là, kết hợp giữa “xây” và “chống”, “xây” là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài,

“chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách “Xây” là công việc thường xuyên, cơ bản, lâu dài,xuất phát từ nhu cầu không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Đảngxứng đáng với vai trò lãnh đạo và trách nhiệm cầm quyền Nhà nước thật sự của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân “Chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, bởi trước âm mưu, thủđoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phải có giải pháp đủmạnh, kiên quyết để ngăn chặn, đẩy lùi, tạo môi trường cho phát triển bền vững Dù “xây” hay

“chống” đều phải tiến hành thận trọng, bài bản, chắc chắc, không được để các thế lực thù địchlợi dụng chống phá, gây mất ổn định chính trị

Bốn là, đi đôi với giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng phải tôn trọng, phát huy đầy

đủ tính tích cực của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị Giữ vững và tăng cườngvai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định bảo đảm thànhcông của xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Đảng là hạt nhân lãnh đạo các tổ chức thànhviên của hệ thống chính trị, nhưng không bao biện, làm thay, mà phải coi trọng phát huy vaitrò chủ động, tích cực trong quản lý, điều hành của Nhà nước và giám sát, phản biện xã hộicủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội

Trang 3

Năm là, huy động, lôi cuốn, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ

thống chính trị, phải “đưa chính trị vào giữa dân gian”(2) Cách mạng là sự nghiệp của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị không phải là việcriêng của cán bộ, đảng viên, mà phải huy động, lôi cuốn nhân dân tham gia bằng những cơ chế,

mô hình phù hợp, từ đóng góp trí tuệ đến nguồn lực, từ tham gia quản lý nhà nước đến kiểmtra, giám sát Có nhiều kênh phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong đó cần đặc biệt coitrọng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị  - xã hội

Những kết quả đạt được đã tăng cường vai trò lãnh đạo và nâng cao uy tín của Đảng trướcnhân dân, tạo cơ sở, tiền đề cho đẩy mạnh xây dựng Đảng thời gian tới Nhưng tình hình thế

giới đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường Diễn biến trên Biển Đông ngày càng

phức tạp Cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xung độtthương mại, hoạt động bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa dân túy, âm mưu “diễn biến hòa bình” củacác thế lực thù địch và nhiều thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng nổi lên gay gắt.Chất lượng thể chế, chính sách, nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu của thựctiễn Các hiện tượng tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, suy thoái tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, luôn là nhữngthách thức đối với công cuộc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Cơ hội và thách thức nêu trên đòi hỏi Đảng ta phải đặc biệt chú trọng tăng cường xây dựngĐảng và hệ thống chính trị ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới Trong đó, cần tập trungvào những định hướng lớn sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị Trên cơ sở nắm vững

bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên địnhmục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bám sát thực tiễn để hoạch định đường lối chínhtrị đúng đắn và sáng suốt Đường lối chính trị phải là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàndân; là thành quả của tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, bảo đảm tính thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn; phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân Tính đúng đắn, sáng suốt củađường lối trong thời kỳ mới thể hiện ở việc khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tạođột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Kiên định mục tiêu, lý tưởngcủa Đảng phải gắn liền với không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, nuôidưỡng khát vọng vươn lên, khi gặp thuận lợi không chủ quan, khi gặp khó khăn không daođộng, thật sự tiền phong gương mẫu, xứng đáng với vai trò lãnh đạo và trách nhiệm cầmquyền

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức

công tác tư tưởng bảo đảm tính khoa học, thiết thực, kịp thời, hiệu quả; nâng cao tính chiếnđấu, tính thuyết phục trong tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác  - Lê-nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Coi trọng lấygương “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục, tạo hiệu ứng tích cực, ngăn chặn và đẩylùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” Bảo đảm an toàn, an ninh mạng, kịp thời ngăn chặn tin giả, tin xấu, độc Tăngcường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch,

cơ hội chính trị, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch Đổi mới tưduy lý luận, tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận - thực tiễn phát sinh trong quá trình đổi mới,hội nhập quốc tế, khẩn trương khắc phục một số mặt còn hạn chế của công tác tổng kết thực

Trang 4

tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho xây dựng, phát triển đất nước trongthời kỳ mới.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức và công tác cán bộ Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ

chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệuquả Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mốiquan hệ công tác của cấp ủy, chính quyền các cấp, bảo đảm tốt mối quan hệ “Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; phân định rõ thẩm quyền, khắc phục tình trạng Đảngbao biện, làm thay Nhà nước hoặc buông lỏng lãnh đạo Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp,nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm tốt công tác đảng viên và bảo

vệ chính trị nội bộ Hoàn thiện quy định, quy chế, làm rõ vai trò lãnh đạo của tập thể và tráchnhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức, cơ quan, đơn vị Sànglọc, thay thế những trường hợp suy thoái, yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷluật của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Thứ tư, tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,

thực dụng, “lợi ích nhóm” Coi trọng xây dựng Đảng về đạo đức để Đảng ta thật sự “là đạo

đức, là văn minh” Trau dồi ý thức tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời; nâng cao sức đềkháng trước mọi cám dỗ; thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa nói và làm; duy trìthường trực ý thức “tự soi”, “tự sửa” trên cơ sở đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Hoàn thiện chế độ thực hành đạo đứccách mạng tự giác, có nền nếp Thực hiện nghiêm quy định nêu gương, chức vụ càng cao càngphải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấphành Trung ương Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh cơ hội, thực dụng, “lợiích nhóm” Xử lý nghiêm các vi phạm chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đồng thời

cổ vũ, biểu dương các tấm gương đạo đức để tạo ảnh hưởng lan tỏa trong Đảng và xã hội

Thứ năm, tăng cường kiểm soát quyền lực, đề cao kỷ cương, kỷ luật, kiên quyết đấu tranh

phòng, chống tham nhũng, lãng phí Tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác kiểm tra, giám

sát, kỷ luật Đảng Hoàn thiện quy định, pháp luật bảo đảm đồng bộ giữa kiểm tra, giám sát, kỷluật của Đảng với giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước và giám sát xã hội.Kết hợp phòng ngừa với xử lý vi phạm kỷ luật Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực đối vớingười đứng đầu cấp ủy, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ đượcgiao và giữ gìn đạo đức, lối sống Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan kiểm tra,giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử bảo đảm đủ thẩm quyền bảo vệ phápluật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phíbằng hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn và chế tài xử lý nghiêm minh để cán bộ khôngthể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng Nâng cao trách nhiệmngười đứng đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng Tập trung nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổng thể của hệ thống chính trị Rà soát,

kiện toàn bộ máy hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, khắc phục tình trạng trùng dẫm chứcnăng, nhiệm vụ Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, tăngcường năng lực cầm quyền, không buông lỏng lãnh đạo, không bao biện, làm thay, tôn trọngvai trò chủ động của Nhà nước trong quản lý, điều hành, tuân theo pháp luật Xây dựng, hoànthiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm đồng bộ cả lĩnh vực lập pháp, hành

Trang 5

pháp và tư pháp, chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương; nêu cao sứ mệnh phục

vụ nhân dân; làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội Kiện toàn tổ chức bộmáy của Quốc hội, nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng hoạt động lập pháp, giám sát tốicao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Đẩy mạnh cải cách hành chính, xâydựng nền hành chính liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp Đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -

xã hội, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổquốc Việt Nam gắn với tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả, tập hợp, vận động đoàn kết nhândân, thực hiện giám sát và phản biện xã hội

Thứ bảy, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng

cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân Quán triệt sâu sắc

quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và

vì nhân dân; “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức

tránh”; “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra,

trở lại nơi quần chúng”(3) Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động nhân dântheo hướng thiết thực, lấy nhu cầu, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân làm động lựcquan trọng cho công tác vận động, tập hợp nhân dân; hướng về cơ sở, chú ý những nhân tốmới, những cách làm sáng tạo, có ảnh hưởng lan tỏa sâu rộng Nêu cao trách nhiệm của cả hệthống chính trị đối với công tác dân vận, tập trung làm tốt công tác dân vận của chính quyền,trọng tâm là hoàn thiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợppháp của nhân dân, chỉnh đốn lề lối, tác phong phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, giảiquyết hài hòa các quan hệ lợi ích Nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri, giám sát, tiếpdân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân Đấu tranh mạnh mẽ với cácbiểu hiện thờ ơ, vô cảm, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu đối với nhân dân Tích cực đổimới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chínhtrị - xã hội bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi chínhđáng, hợp pháp của nhân dân./

Trang 6

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRONG THỜI

KỲ MỚI

TCCS - Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn kết chặt chẽ với xây dựng hệ thống chính trị; làm cho Đảng và từng tổ chức thành viên hệ thống chính trị luôn trong sạch, vững mạnh toàn diện; bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, tổng thể, liên thông trong tổ chức và hoạt động; tăng cường năng lực đề kháng, phòng ngừa, loại bỏ mọi nguy cơ suy thoái, biến chất.

Tầm quan trọng và mối quan hệ biện chứng giữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng không phải chỉ đại biểu lợi ích của đảng viên, mà đạibiểu lợi ích của toàn giai cấp công nhân, toàn thể dân tộc và loài người”(1) Những thắng lợi vĩđại của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đã chứng tỏ vị trí, vai trò quan trọng của Đảng -vừa là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân đặc biệt, lãnh đạo hệthống ấy, như hiến định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiênphong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dântộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cảdân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lựclượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”(2) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là tiền đề quantrọng chi phối tính chất, mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả xây dựng hệ thống chính trị; đồng thời,hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị là minh chứng khẳngđịnh vai trò lãnh đạo của Đảng trên thực tế, là thước đo năng lực, uy tín, vai trò, vị thế củaĐảng cầm quyền Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng thể hiện qua hiệu lực, hiệu quảquản lý của Nhà nước, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

tổ chức chính trị - xã hội Từ nhận thức sâu sắc đó, chủ đề Đại hội XIII của Đảng đã phát triển

thành tố “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” của Đại hội XII thành “Tăng

cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối vớiĐảng và chế độ, luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên, liên tục,xuyên suốt các thời kỳ cách mạng Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, Trung ương đã ban hànhnhiều nghị quyết, quyết định quan trọng mang tính thống nhất, hệ thống và tập trung chỉ đạotriển khai thực hiện một cách quyết liệt, có hiệu quả(3) Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng,

từ chủ đề Đại hội, bài học kinh nghiệm, đến quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ trọng tâm đều nhấnmạnh đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạonên một chỉnh thể với nội dung sâu sắc và phạm vi toàn diện hơn

Xét về cả phương diện lý luận và thực tiễn, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau; trong

đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt, tạo động lực thúc đẩy xây dựng hệ thống chính trị;đồng thời, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,tạo cơ sở vững chắc củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xãhội Việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh giúp thắt chặt mối quan

hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, nhân lên sức mạnh của toàn Đảng và khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, khát vọng phát triển vì một Việt Nam hùng cường

Trang 7

Từ đó, có thể khẳng định, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trongsạch, vững mạnh là yêu cầu quan trọng hàng đầu, là đòi hỏi tất yếu trong tiến trình đổi mới đấtnước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầmquyền của Đảng, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị,phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính đồng bộ, sự phù hợp giữa đổi mới kinh tế vớiđổi mới chính trị, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Thực tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị - Những dấu mốc quan trọng qua từng thời kỳ cách mạng

Ngay từ năm 1939, trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Đảng đã tiến hànhsinh hoạt “tự phê bình” sâu rộng về tư tưởng và tổ chức Khi đó, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

đã viết tác phẩm “Tự chỉ trích”, xác định mục tiêu, phương châm: “Công khai, mạnh dạn,thành thực vạch những nhầm lỗi của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xuhướng hoạt đầu thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng, mà là làm cho Đảng được thốngnhất, mạnh mẽ”(4) Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnhanh chóng chỉ đạo chấn chỉnh những khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ giữcương vị cao trong bộ máy chính quyền non trẻ Trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh,huyện và làng”, ngày 17-10-1945, Người đã phê phán, răn đe, cảnh tỉnh một số căn bệnh củacán bộ nắm chức vụ, quyền hạn trong bộ máy chính quyền các cấp, như: Trái phép, cậy thế, hủhóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo Đặc biệt, tháng 10-1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làmviệc”, lần đầu tiên Người dùng cụm từ “việc chỉnh đốn Đảng”, xác định 12 chuẩn mực về tưcách của Đảng chân chính cách mạng, định danh, đúc kết, nhắc nhở: “Muốn cho Đảng đượcvững bền/ Mười hai điều ấy chớ quên điều nào”(5); xác định phận sự của người đảng viên vàcán bộ là: “1 Trọng lợi ích của Đảng hơn hết lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùnglợi ích của Đảng Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể Lợiích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”(6); phải rèn luyện đạo đức cách mạng -nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Về tự phê bình và phê bình, Người chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt

để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn.Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ Vì vậy, phê bình mình cũng như phê bình người phải ráoriết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt”(7) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiềuthứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng thamdanh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa, Người khẳng định: “Chủ nghĩa cá nhân

là một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”(8); vì vậy, Người yêucầu trong chỉnh đốn Đảng phải kiên quyết chống lại “bệnh cá nhân” Tháng 5-1952, tại Lớpchỉnh huấn đầu tiên của Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Mục đích chỉnh Đảng

là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán

bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản”(9)

Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc sau năm 1954 - một sựnghiệp cách mạng chưa có tiền lệ - Người yêu cầu phải thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn

Đảng vững mạnh toàn diện Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn

“việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”(10) Năm 1961, Đảng ta mở cuộc vận độngchỉnh huấn mùa xuân(11), mục đích là xây dựng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân lao độngtinh thần làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa, hiểu rõ nhiệm vụ sản xuất và tiết kiệmtrong giai đoạn mới, phê phán chủ nghĩa cá nhân, tham ô lãng phí, tác phong quan liêu mệnhlệnh, bảo thủ, rụt rè Sau đó, Bộ Chính trị tiếp tục có chỉ thị về cuộc vận động chỉnh huấn mùaxuân năm 1965(12) nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, trên cơ

Trang 8

sở nhận thức rõ tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu của cách mạng mà nâng cao phẩm chất và đạođức cách mạng, phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng ta đặc biệt chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thểhiện trên ba nội dung lớn: 1- Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng 2- Phát huy dânchủ trong Đảng, tự phê bình và phê bình thường xuyên, nghiêm túc 3- Chú trọng rèn luyệnđạo đức cách mạng, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân và những tiêu cực, thoái hóa trongĐảng Tư tưởng ấy được Đảng ta quán triệt sâu sắc, bằng những việc làm thường xuyên, liêntục tự chỉnh đốn nội bộ, mở nhiều đợt xây dựng, chỉnh đốn sâu rộng Trước sự sụp đổ của môhình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng càng được Đảng ta đặc biệt coi trọng Từ các Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7(khóa VI) năm 1989, Đảng ta đã có chủ trương, nghị quyết nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng củaĐảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trước tác động to lớn từ sự khủng hoảng của chủ

nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới Đại hội VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) Hội nghị Trung

ương 3 (tháng 6-1992) đã ban hành Nghị quyết “Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốnĐảng”; trong đó, thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm đã trở thành nguy cơ không thể xemthường, đó là: “Trong Đảng có một bộ phận giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, daođộng, mất lòng tin, trong đó một số chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cơ hội, xét lại, muốnđưa đất nước đi con đường khác; thậm chí đã có người phản bội, đầu hàng Không ít cán bộ,đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân thực dụng cuốn hút, trở nên thoái hóa, hư hỏng”(13)

Đến năm 1999, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảngbộc lộ một số yếu kém, như sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quanliêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn biến ngày càng nghiêm trọng hơn, Hộinghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 2-2-1999,

“Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” Bước vàonhiệm kỳ Đại hội XI, Đảng ta thẳng thắn nhìn nhận công tác xây dựng Đảng vẫn còn không íthạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậmđược khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa

sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ Một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cảmột số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiệnkhác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạytheo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 4 của khóa XI, XII, XIII đã ban hành các nghị quyết,kết luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng Trong đó, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã banhành Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021, “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và

hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”” Đây là nhữngdấu mốc rất quan trọng khẳng định Đảng ta luôn kiên định, kiên quyết, kiên trì và tập trung trítuệ, tâm sức cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vữngmạnh

Một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong thời kỳ mới

Thời gian tới, đất nước đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặtvới không ít khó khăn, thách thức đan xen Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

Trang 9

bước vào giai đoạn đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động, tích cực hộinhập quốc tế sâu rộng Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữanhiệm kỳ của Đại hội VII vẫn hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn Trong bối cảnh đó, cần đẩymạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnhđạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động củaNhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa

cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa

“xây” và “chống”, trong đó “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, “chống” là nhiệm vụquan trọng, cấp bách, thường xuyên Tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnhchính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân, ngày càngđược nhân dân tin tưởng; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đạihội XIII của Đảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, tập trung thực hiệnđồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tăng cường trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu.

Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.Tiếp tục quán triệt, nhận thức thật đầy đủ, thật sâu sắc các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nêutrong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, của Trung ương về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị(14) Cần coi đây là đợt sinhhoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, không chỉ quán triệt tư tưởng chỉđạo, nội dung các văn bản của Đảng mà cần có sự phân tích, so sánh, liên hệ và vận dụng phùhợp với thực tế từng cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên Chútrọng xây dựng Đảng về đạo đức, đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rènluyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu cáccấp, cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải tiên phong, gương mẫu

Hai là, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu các cấp, gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; thông qua hoạtđộng thực tiễn và phong trào cách mạng; đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng; gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và kiện toàn tổ chức bộ máy của hệthống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kết hợp với nâng cao dân trí, đào tạonguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài Đổi mới,nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ và đánh giá cán bộ Chủ động pháthiện nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2025 -

2030 và chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triểntheo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm số lượng và cơ cấu hợp lý Công tác luân chuyểncán bộ phải phù hợp với chức danh quy hoạch; bảo đảm cân đối, hài hòa giữa luân chuyển cán

bộ với phát triển nguồn cán bộ tại chỗ; luân chuyển ngang và dọc, luân chuyển cán bộ Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội sang các lĩnh vực khác, và ngược lại; tăngcường cán bộ có bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khókhăn, phức tạp; khắc phục tình trạng khép kín trong công tác cán bộ Nâng cao chất lượngcông tác đánh giá cán bộ theo hướng thật sự công tâm, khách quan, có tiêu chí rõ ràng và thông

Trang 10

qua sản phẩm cụ thể; gắn việc đánh giá cá nhân với đánh giá tập thể, với kết quả thực tế thựchiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị Kịp thời miễn nhiệm, cho từ chức, thay thếnhững cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, mắc sai phạm mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hếtthời hạn bổ nhiệm Thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo,dám nghĩ, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung.

Ba là, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả.

Tập trung cụ thể hóa, thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng; rà soát sửa đổi, bổ sung, hoànthiện các quy định, quy chế; hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịpthời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch Bổ sung, hoàn thiện toàn diện hơn các thể chế,thiết chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống thamnhũng, tiêu cực theo tinh thần kết hợp nhuần nhuyễn giữa “xây” và “chống”; giữa xây dựngđạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân; qua đó, giúp cho cán bộ, đảng viên tăngcường sức đề kháng trước mọi cám dỗ và “vi-rút” độc hại, không bị tha hóa, biến chất về tưtưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống, góp phần ngăn ngừa và khắc phục mộtcách mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn những biểu hiện suy thoái, tiêu cực; phòng, chống, ngănngừa và đặc trị các loại “bệnh tật” phát sinh trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốctế; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của cấp ủy, chính quyền các cấp, bảođảm tốt mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; phân định rõthẩm quyền, trách nhiệm, khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay Nhà nước hoặc buônglỏng lãnh đạo

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, kết hợp phòngngừa với xử lý vi phạm kỷ luật Cải tiến, đổi mới phương pháp, quy trình, kỹ năng thực hiệncông tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo hướng chặt chẽ, bài bản, khoa học hơn; trong đó,tập trung vào các cơ chế, biện pháp chủ động phát hiện sớm, phòng ngừa, ngăn chặn từ xakhuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chứcđảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ratham nhũng, tiêu cực, có nhiều khiếu kiện kéo dài Chú trọng việc tự kiểm tra, tự giám sát, kịpthời phát hiện từ nội bộ Tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ theo quy định củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểmtoán, bảo vệ pháp luật có bản lĩnh vững vàng, liêm chính, trung thực, có dũng khí đấu tranh, cókiến thức, kỹ năng chuyên sâu, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước

Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp;giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; của báo chí Tiếp tục hoàn thiện cơ chế nhân dântham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Sớm cụ thểhóa những quy định của Đảng, đồng thời thể chế hóa, hoàn thiện các quy định về phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực và quy định về kiểm soát quyền lực theo hướng công khai, minh bạch, rõ

Trang 11

ràng để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân đều có thể giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạođức, lối sống của cán bộ, đảng viên; tham gia vào việc giám sát, góp ý xây dựng Đảng, xâydựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấpphải tăng cường trách nhiệm giải trình, thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước vềtiếp, đối thoại với công dân; tiếp nhận và kịp thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề nhân dân phảnánh, khiếu kiện, nhất là những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.Bước vào thời kỳ mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tăng cường đoàn kết, chung sức,đồng lòng chăm lo thế nước, vun đắp lòng dân, “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứngđáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(15), dẫn dắt công cuộcđổi mới tiếp tục tiến lên, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước mà Nghị quyết Đạihội XIII của Đảng đã đề ra là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiếnđấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố,tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậykhát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường

hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định

hướng xã hội chủ nghĩa”(16)./

Trang 12

XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG: NHIỆM VỤ CƠ BẢN,

CHIẾN LƯỢC, LÂU DÀI

Với những bổ sung, kế thừa, hoàn thiện đường lối về công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã ngày càng khẳng định quyết tâm, quyết liệt, tạo bướcchuyển biến mới trong công tác này

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội ngày5/9/1960Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dântộc Việt Nam, đã đưa các mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Trong quátrình ra đời, hình thành và phát triển của mình, công tác xây dựng và chỉnh đốn luôn đượcĐảng đặc biệt quan tâm, có sự nhất quán trong kế thừa và phát triển đường lối, chủ trương phùhợp với mỗi giai đoạn, thời kỳ, đặc biệt là trong những nhiệm kỳ gần đây Qua nhiều kỳ Đạihội của Đảng, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn được đặc biệt quan tâm Tại Đại hộiĐại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến 12/9/1960 đã đề ra cácnhiệm vụ xây dựng Đảng trên 3 mặt: Tư tưởng, chính trị, tổ chức 3 mặt, 3 trụ cột này về sau

đã được duy trì, bổ sung, kế thừa và phát triển cho phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tiễntrong nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ Đại hội của Đảng

Đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện

Trước bối cảnh mới, tình hình mới, cấu trúc công tác xây dựng Đảng đã có sự thay đổi, bổsung vào năm 2016, khi Đại hội XII của Đảng đưa xây dựng Đảng về đạo đức trở thành mộtmặt cơ bản trong cấu trúc công tác xây dựng Đảng để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới Vớiviệc bổ sung, thêm phạm trù về đạo đức, Đại hội XII của Đảng xác định công tác xây dựngĐảng được thể hiện trên 4 trụ cột là chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức

Tới Đại hội XIII, cũng xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trong tình hình mới về xây dựngĐảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng ta đã đưa phạm trù về công tác cán bộ trở thành một mặtquan trọng, cơ bản trong công tác xây dựng Đảng Theo đó, văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản khẳng định yêu cầu "phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnhhơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cánbộ"

Như vậy, cấu trúc công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay bao gồm 5trụ cột cơ bản là chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ Đây là sự kế thừa, phát triển

về nhận thức trong định hình cấu trúc về công tác xây dựng

Từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về xâydựng, chỉnh đốn Đảng, như: Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) năm 1992 về một số nhiệm vụđổi mới và chỉnh đốn Đảng; Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) năm 1999 "Một số vấn

đề cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay" Chỉ tính riêng 10 năm gần đây,ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, các hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đều bàn và banhành những nghị quyết, kết luận, quy định hết sức quan trọng, chặt chẽ về công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng; lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước

Nếu như Hội nghị Trung ương 4 khóa XI mới chỉ tập trung bàn và ra Nghị quyết "Một số vấn

đề cấp bách về xây dựng Đảng", thì đến Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã có sự bổ sung, đổimới rất căn bản về phạm vi và nội dung, bao gồm toàn bộ các vấn đề "Về tăng cường xâydựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"

Trang 13

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII gắn với việc thực hiện Chỉ thị

số 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh"; Quy định số 08 "Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên

Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương"; Quy định số 47-QĐ/

TW "Về 19 điều đảng viên không được làm" và đặc biệt là việc thành lập, bổ sung, hoàn thiệnchức năng, nhiệm vụ và đi vào hoạt động rất có hiệu quả của Ban Chỉ đạo Trung ương vềphòng, chống tham nhũng đã tạo sự chuyển biến tích cực, rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, được nhân dân tin yêu, đồng tình, ủng

hộ, góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung, thực hiện cácnhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tếnói riêng của đất nước

Kế thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng của các nghị quyết Trung ương trướcđây, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyếtĐại hội XIII đã đề cập nhiều nội dung mới, nổi bật là quan điểm coi "công tác phòng, chốngtham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng" và "kiên quyết, kiên trì đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt

để hơn, hiệu quả hơn" để xây dựng và chỉnh đốn Đảng; xây dựng và củng cố hệ thống chínhtrị; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trungương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân tố then chốt, tạo động lực thúc đẩy cả hệ thống

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (ngày 9/12/2021), Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Công tác xây dựng Đảng luôn là nhiệm vụ then chốt, có ýnghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta"

Theo đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh, hiện nay, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn cònnhững hạn chế, khuyết điểm: "Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo,quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chíchiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, vi phạm kỷ luậtĐảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phêbình; công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn chế Hệthống chính trị ở nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh như mong muốn"

Về nguyên nhân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra một trong những nguyênnhân chủ yếu là do khâu tổ chức thực hiện chưa tốt Thực trạng đó đòi hỏi "Đảng ta phải tiếptục nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ, thực sự "là đạo đức, là văn minh"; phải nỗ lực hơnnữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị nước tangày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, đủ sức để lãnh đạo xây dựng, pháttriển đất nước nhanh và bền vững hơn"

Tại hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong lịch sử Đảng ta, hầu nhưkhông có Đại hội nào và không mấy Hội nghị Trung ương không đề cập đến công tác xâydựng Đảng

Trang 14

Theo GS.TS Lê Hữu Nghĩa, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, xâydựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có mối quan hệbiện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Điều này được thực tiễn chứng minh và được Đảng ta

kế thừa, phát triển và đúc kết thành lý luận

Thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhân tố then chốt, tạo động lực thúc đẩyxây dựng hệ thống chính trị; đồng thời, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệthống chính trị và toàn xã hội

Đến Hội nghị Trung ương 4/khóa XIII, sau khi thảo luận, cho ý kiến, Trung ương nhận thấyNghị quyết Trung ương 4/khóa XII vẫn còn nguyên giá trị, vì vậy, Trung ương thống nhấtkhông ban hành nghị quyết mới mà chỉ ban hành Kết luận số 21-KL/TW về công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Theo đó, Kết luận số 21-KL/TW đã khẳng định mục tiêu: Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sứcchiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; đổi mới nội dung, phươngthức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị-xã hội

Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảngviên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyểnhoá"; kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa "xây" và "chống", xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâudài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên Tạo bước phát triển mới của Đảng

về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết vớinhân dân, ngày càng được nhân dân tin tưởng; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thực hiện thắnglợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

GS.TS Lê Hữu Nghĩa nhấn mạnh, mục đích, ý nghĩa của các chỉ thị, quy định và kết luận củaĐảng nhằm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; đấutranh chống chủ nghĩa cá nhân - nguồn gốc của tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi, xử lýnghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểuhiện "tự diễn biến, tự chuyển hóa" Tạo sự thống nhất, đồng bộ trong các hoạt động của Đảng,quy định chế tài cụ thể trong công tác cán bộ (bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức) và những địnhhướng, cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợiích chung

Như vậy, với những sự bổ sung, kế thừa, hoàn thiện các chỉ thị, quy định và kết luận về côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua các kỳ đại hội Đảng, nhất là tại các hội nghị Trung ương lầnthứ tư, Đảng ta đã ngày càng khẳng định quyết tâm, quyết liệt, tạo bước chuyển biến mới trongcông tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh toàndiện, thật sự là đạo đức, là văn minh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhândân lao động và của toàn dân tộc Việt Nam.Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và

Hệ thống Chính tri trong giai đoạn phát triển mới

Trang 15

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH

TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI.

Trong những năm qua, công tác xây dựng đảng của Đảng bộ huyện đã đạt được nhiều kết quả.Năm 2021, 38/38= 100% số tổ chức cơ sở đảng của huyện hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không

có tổ chức cơ sở đảng yếu kém, trong đó số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lênđạt trên 92%, có 03 cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ Công tác tự phê bình và phê bình đượcđưa thành nhiệm vụ thường xuyên trong sinh hoạt của các cấp ủy, tổ chức đảng Vai trò củanhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị được nâng lên Tuynhiên, cùng với những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện công tác xâydựng, chỉnh đốn đảng ở một số tổ chức cơ sở đảng còn có những hạn chế, tồn tại như: Một bộphận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng,chỉnh đốn đảng; công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện các văn bản, nghị quyết, kết luận củacác cấp ủy đảng chưa quyết liệt, sâu sát, hiệu quả chưa cao; việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi

sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyểnhóa” đôi khi còn thiếu quyết liệt, triệt để Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ,đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động giám sát củaMTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ở một số nơi chưa phát huy được sức mạnhtổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng…

Để xây dựng và chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, Ban Tuyên giáo Huyện

ủy, đã dẫn lời V.I Lênin nói trước Cách mạng Tháng Mười: “Hãy cho chúng tôi một tổ chức

những người cách mạng, chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga” (1) Còn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh

để xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm

quyền - Người nhấn mạnh: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm

lái có vững thì thuyền mới chạy” Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan

tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa sống còn

và được thể hiện nhất quán ngay từ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng cho đến các văn kiện của Đảng

Năm 1969, Bác Hồ viết tác phẩm: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá

nhân” là một tổng kết về lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về đạo đức Tác phẩm

này có giá trị làm nền tảng tư tưởng và định hướng cho công tác xây dựng Đảng về đạo đứchiện nay, nhất là từ Đại hội XI, XII, XIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng đều chọn Hội nghịTrung ương 4 để ra các Nghị quyết về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chínhtrị; cùng với đó Trung ương Đảng đã ban hành và thống nhất thực hiện trong toàn Đảng vềnhững điều đảng viên không được làm (Quy định số 115 khóa X, Quy định số 47 khóa XI vànay là Quy định số 37 khóa XIII) nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìnphẩm chất chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Để nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 4khóa XII, XIII được ban hành, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện

ủy xây dựng Kế hoạch học tập và tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt các nội dung củaNghị quyết gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đồng thờixây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp vềnêu gương và trách nhiệm nêu gương của cấp ủy gắn với tăng cường quản lý cán bộ, đảngviên; chủ động phòng ngừa những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sốngtrong cán bộ, đảng viên; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát với tinh thần dân chủ, công khai,

Trang 16

minh bạch Qua thực tiễn cho thấy đa số cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện luôn trung thànhvới Tổ quốc và nhân dân, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có bảnlĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, chấp hành kỷ cương, kỷ luật củaĐảng, không ngừng phấn đấu, rèn luyện và đã xuất hiện hơn 110 gương người tốt, việc tốttrong các phong trào thi đua, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện ngày càng TSVM.

Thực hiện lời Bác dạy: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” (2)

“Đảng mạnh là do các chi bộ mạnh Chi bộ mạnh là do các đảng viên hăng hái và gương mẫu”(3) Năm 2016, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Đề án số 03 –ĐA/HU về đổi mới vànâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ để trở thành hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở BanThường vụ đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng thực hiện nghiêm Hướng dẫn số 04-HD/TU ngày28/02/2022 của Tỉnh ủy Hưng Yên “Về đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ thường kỳ”; Thựchiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạpđảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng nhằmxây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, các

tổ chức cơ sở đảng đã nhận thức sâu sắc việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây làkhâu đột phá trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

và đảng viên Điển hình là Đảng bộ xã Tân Quang, đã có nhiều chi bộ có cách làm hay, hiệuquả sáng tạo, khắc phục dần tính đơn điệu, hình thức trong sinh hoạt chi bộ, đảm bảo rõ nét batính chất trong sinh hoạt (tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu), phát huy được dânchủ, xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Nhiều Bí thưchi bộ có phương pháp điều hành, kỹ năng tổ chức sinh hoạt tốt, phát huy được tinh thần, tráchnhiệm của đảng viên trong phát biểu ý kiến thảo luận xây dựng nghị quyết chi bộ sát với tìnhhình địa phương; tìm giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại, góp phần xây dựng chi bộ TSVM

Đã có 15/15 chi bộ quy định thời gian sinh hoạt định kỳ vào ngày 05 hàng tháng, tạo điều kiệnthuận lợi cho các đồng chí cấp ủy viên, đảng viên sắp xếp thời gian, công việc để tham gia sinhhoạt đầy đủ Tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt đạt trên 90% Thực tế đã chứng minh, chi bộhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là những chi bộ duy trì nền nếp sinh hoạt tốt, đúng quy định vànội dung thiết thực, hình thức sinh hoạt phong phú, đa dạng Do đó, nâng cao chất lượng sinhhoạt chi bộ thực chất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nângcao trình độ, năng lực của mỗi đảng viên và là cơ sở, môi trường để phát huy dân chủ trongĐảng

Việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng quan tâm cả về số lượng và chất lượng, đảng viên do vậy, Bác

Hồ nhắc nhở: “Đảng không phải chỉ cần số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất

của người đảng viên” (4) Để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ

XXV, nhiệm kỳ (2020-2025) năm 2021, Đảng bộ huyện đã kết nạp 98 đảng viên mới Đảng

bộ Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh đã cụ thể hóa và làm tốt công tác phát triểnđảng viên mới, chỉ đạo sát sao phong trào đoàn thanh niên phối hợp chặt chẽ với các khoa, đơn

vị chức năng của nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ viên chức của trường vàđoàn viên thanh niên rèn luyện và cống hiến Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường trongnhững năm qua đã có nhiều hoạt động phong phú, phù hợp với tuổi trẻ Đoàn thanh niên, HộiSinh viên luôn thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho đoànviên thanh niên, tổ chức nhiều phong trào, hoạt động sôi nối, hấp dẫn như: Phong trào tìnhnguyện hè, phong trào hiến máu, tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cáchoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, phong trào thi đua học tập và nghiên cứu khoa học…đãthu hút đông đảo đoàn viên tham gia Qua đó, đã tạo môi trường cho đoàn viên thanh niên là

Trang 17

cán bộ, giảng viên trẻ, sinh viên rèn luyện, cống hiến trở thành những đoàn viên ưu tú Hàngnăm, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên lựa chọn, giới thiệu hơn 60 đoàn viên ưu tú đi học lớp đốitượng kết nạp Đảng Trên cơ sở đó, dựa trên các tiêu chuẩn mà Đảng ủy đã ban hành và căn cứvào Điều lệ Đảng, quy trình, thủ tục kết nạp đúng quy định, do đó chất lượng Đảng viên củaĐảng bộ được nâng cao Mỗi năm, Đảng bộ nhà trường kết nạp từ 25-30 đảng viên mới Saukhi kết nạp, các đảng viên trẻ đã phát huy tốt hơn năng lực, sở trường của mình góp phần đẩymạnh các hoạt động của nhà trường và tham gia làm việc trong các doanh nghiệp góp phần vàoviệc phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân

Về công tác tổ chức, cán bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành nhiều văn bản quan trọng vềcông tác tổ chức cán bộ Thực hiện Quy định số 50–QĐ/TW ngày 27/12/2021 của Bộ Chính trị

và Hướng dẫn số 06-HD/TU ngày 18/3/2022 về công tác quy hoạch cán bộ, Ban Thường vụHuyện ủy ban hành Hướng dẫn số 06-HD/HU ngày 15/4/2022 về rà soát, bổ sung quy hoạchcán bộ nhiệm kỳ 2025-2030, nhiệm kỳ 2026-2031 Đến nay, 100% chi, đảng bộ trực thuộcHuyện ủy đã hoàn thành công tác quy hoạch, góp phần bảo đảm cho công tác cán bộ đi vàonền nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ,nhất là đội ngũ cán bộ đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh trong thực hiện nhiệm vụ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị rất quan trọng, theo Lê nin: “Không có lý luận

cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng” (5), “Chỉ đảng nào có được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong” (6) Với ý

nghĩa đó, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn quan tâm lãnh đạo Trung tâm chính trị huyện và cáccấp ủy trực thuộc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ,đảng viên Huyện ủy đã phối hợp với Trường chính trị Nguyễn Văn Linh mở các lớp Trungcấp lý luận chính trị, bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cho cán bộtrong quy hoạch và đội ngũ cán bộ, công chức xã thị trấn Hàng năm, Trung tâm chính trị phốihợp với các phòng, ban ngành, đoàn thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trên địa bàn về

lý luận và kiến thức nghiệp vụ để mỗi cán bộ, đảng viên sau khi được học tập sẽ là nhữngngười trực tiếp tổ chức, thực hiện mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật ở mỗi địaphương đơn vị nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hộiĐảng các cấp đề ra Để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồidưỡng, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng Đề án: “Xây dựng Trung tâm chính trị huyệnVăn Lâm đạt chuẩn giai đoạn 2020-2025” đồng thời quan tâm đầu tư kinh phí nâng cấp, cải tạoTrung tâm chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng hiện nay

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân rất quantrọng, VI Lênin, trong tác phẩm Chào mừng những người cộng sản Ý, Pháp và Đức (1919), đã

khẳng định: “Không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền

phong của mình tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được…” (7) Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 01/2016) Đảng chỉ ra bài

học kinh nghiệm của 30 năm đổi mới là: “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân

là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân” Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định

công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định đối với thành

bại của cách mạng Bác đã dạy: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” Với ý nghĩa đó,

Ban Dân vận Huyện ủy đã tham luận với nội dung: Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân Thờigian qua, để công tác dân vận thu được nhiều kết quả, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hànhnhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; quy chế công tác dân

Trang 18

vận của hệ thống chính trị Văn Lâm Kết quả 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có bộ phậnmột cửa Hầu hết các nội dung công khai cho nhân dân biết: Kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội, dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện; phương án đền bù, hỗ trợ giảiphóng mặt bằng, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quyhoạch khu dân cư…Từ việc thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh 34 đã tạo niềm tin giữa Nhân dânvới Đảng, chính quyền Những năm gần đây, người dân đều đánh giá rất hài lòng với bộ phận

1 cửa của huyện Đối với cấp xã sự hài lòng của người dân, tổ chức doanh nghiệp đạt 89,6 %.Công tác dân vận chính quyền và các ngành, đoàn thể của huyện Văn Lâm trong phong trào:

“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đạt nhiều kết quả Toàn huyện đã huy độngđược tổng số 3.149,168 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, trong đó vốn huy động từ cácdoanh nghiệp là 46,633 tỷ đồng chiếm 1,48%; nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cư vàủng hộ của người con quê hương là 581,815 tỷ đồng chiếm 18,47% Các tầng lớp nhân dântrong huyện đã hiến hơn 10.000 m2 đất, ủng hộ hàng trăm tấn xi măng làm đường giao thông.Hội LHPN đến nay đã trồng hơn 70 km đường hoa Năm 2018 huyện Văn Lâm đạt chuẩn nôngthôn mới, năm 2020 khu trung tâm huyện Văn Lâm (thị trấn Như Quỳnh và khu vực phát triển

mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại IV Các xã Đình Dù, Trưng Trắc đạt nông thôn mới nâng cao.Năm 2021, xã Tân Quang đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu Phát huy kết quả đó, BanDân vận từ huyện đến cơ sở tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhândân thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ vàcác đoàn thể chính trị - xã hội huyện Văn Lâm đã phát huy tốt Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo,hướng dẫn của ngành dọc cấp trên; sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện

ủy, sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền các cấp trong huyện để MTTQ vàcác đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện bước đầu hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội,góp ý xây dựng Đảng, chính quyền gắn với công tác tuyên truyền, vận động các hội viên vànhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tích cựctham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động Thời gianqua, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong huyện đã triển khai thực hiện giámsát, phản biện được trên 430 cuộc, tham gia đóng góp ý kiến được trên 550 lượt đối với các dựthảo, các quy định về chế độ, chính sách của đoàn viên, hội viên và nhân dân, nghị quyếtHĐND các cấp, Văn kiện của Đảng, các nghị quyết, kế hoạch các cấp MTTQ huyện phối hợpvới các thành viên ra quyết định giám sát được 10 cuộc giám sát chuyên đề, nội dung “Huyđộng và sử dụng nguồn vốn phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội góp phần xây dựng nông thônmới”; giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn trong huyện, giám sát việc tiếpnhận, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc thực hiện pháp luật tiếp công dân…Hàng năm, MTTQ huyện phối hợp với HĐND, Ban kinh tế, Ban pháp chế của HĐND huyệngiám sát được 50 cuộc tại 126 cơ quan, đơn vị trong huyện Qua đó, góp phần không ngừngxây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh

Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị công tác kiểm tra rất quantrọng Kiểm tra con người và kiểm tra việc chấp hành trong thực tế có mục đích và ý nghĩa hếtsức quan trọng trong quá trình lãnh đạo V.I Lênin cho rằng: Kiểm tra như thế là cần thiết cả

về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn Về mặt lý luận là để căn cứ vào thực tế, vào kinhnghiệm mà biết chắc được rằng các nghị quyết đã được thông qua có đúng hay không và đúngđến mức nào, cần phải sửa đổi những gì Về mặt thực tiễn là để học tập cho biết cách tuân theocác nghị quyết ấy một cách thật sự, học tập để biết coi các nghị quyết ấy là những chỉ thị cần

Trang 19

được áp dụng trực tiếp và ngay lập tức vào thực tế Lênin nhấn mạnh: “Nhiệm vụ quan trọngbậc nhất của giai đoạn không phải là ra những sắc lệnh, tiến hành các cuộc cải tổ mà là lựachọn người; thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân đối với công việc đang làm; kiểm tra côngviệc thực tế” (8) Như vậy, mục đích của công tác kiểm tra theo V.I Lênin nhằm hoàn thiệnquy trình lãnh đạo của Đảng (bao gồm các khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định vàkiểm tra việc thực hiện); phát hiện người tốt, việc tốt; ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật củaĐảng; thực hiện có kết quả cao nhất các quyết định đã được đưa ra và xây dựng, củng cố tổchức Đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động tinh thần tích cực và lực lượng to tátcủa nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịpthời” (9) Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, trong nhiệm kỳ2015-2020, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng bộ huyện đã có chuyển biến tíchcực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác xây dựng Đảng và sự phát triển kinh tế - xã hội,góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Cấp ủy và Ủy ban kiểm tra(UBKT) từ huyện đến cơ sở đã bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, công tác xâydựng Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công táckiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng Cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ sở đã kiểm tra 300 tổchức cơ sở đảng và 298 đảng viên Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào: Việc chấp hànhnghị quyết, chỉ thị của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện quy chế làmviệc, nguyên tắc tập trung dân chủ; việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao…Cấp ủyhuyện và cơ sở đã giám sát 204 tổ chức đảng và 290 đảng viên Trong nhiệm kỳ, UBKT từhuyện đến cơ sở đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 44 tổ chức đảng và 125 đảngviên, trong đó có 95 đồng chí là cấp ủy viên các cấp Qua kiểm tra, kết luận: 34 tổ chức đảng

và 119 đảng viên vi phạm, phải thi hành kỷ luật 12 tổ chức đảng và 56 đảng viên Có thể nói,công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợinghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIV, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của tổ chứcđảng, đảng viên, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng,xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Văn Lâm cónhiều cách làm hay, sáng tạo, đã có 24 tham luận của các chi, đảng bộ gửi ban tổ chức hộinghị Các tham luận đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về đẩy mạnh xâydựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán

bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” trên địa bàn huyện cũng như tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị,góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gươngmẫu của cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng và hệ thống chính trị

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong giai đoạnphát triển mới, nhất là triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21 –KL/TW ngày25/10/2021 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đồng chí NguyễnBật Khánh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy đã nhấn mạnh một số nội dung để các chi, đảng bộ

thực hiện trong thời gian tới đó là: Trước hết, cần chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức

chiến đấu tổ chức cơ sở đảng phải gắn liền với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trịtinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phải lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là sựphát triển về kinh tế - xã hội của từng cơ sở và sự hài lòng của nhân dân làm thước đo năng lực

Trang 20

lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng Hai là, kết hợp nhuần nhuyễn giữa xây dựng

cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh với củng cố, chấn chỉnh cơ sở đảng yếu kém; coi trọng côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải đi đôi với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thực sựtrong sạch, vững mạnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; bảo đảm tínhlãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, gương mẫu trong sinh hoạt đảng;nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên Đồng thời, tạo môi trường để đảng viên rènluyện, phấn đấu, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, gương mẫu, thực hiện nghiêm

các nguyên tắc về sinh hoạt đảng Ba là, phát huy thật tốt dân chủ trong Đảng và trong xã hội;

tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; phải dựa vàonhân dân để xây dựng Đảng Coi trọng phát triển đảng viên cả về số lượng và chất lượng đồngthời thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa những người không còn đủ tư cách đảng

viên ra khỏi Đảng Bốn là, cần khẩn trương, nghiêm túc xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt

các chương trình, kế hoạch hành động liên quan đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã

đề ra; rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ

công tác cho phù hợp với từng loại hình tổ chức cơ sở đảng Năm là, xác định rõ những mục

tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sởđảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt của đảng bộ, chi bộ; bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh

đạo, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cấp uỷ viên các cấp Sáu là, từng đảng viên phải xác định

rõ bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của mình khi được đứng trong hàng ngũ củaĐảng, không ngừng phấn đấu và rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức,lối sống; thường xuyên tự phê bình và phê bình, gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh Chỉ có như vậy thì tổ chức đảng và đảng viên mới thật sự trong

sạch, vững mạnh, có uy tín với quần chúng nhân dân Bảy là, cấp ủy, UBKT các cấp tăng

cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, kịp thời củng cố các tổ chức đảng yếu kém;

xử lý nghiêm các đảng viên thoái hoá, biến chất, vi phạm pháp luật và kỷ luật đảng Tám

là, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trung tâm Văn hóa – truyền thanh huyện làm tốt hơn nữa công

tác thông tin, tuyên truyền về kết quả thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Trung ương ở cácđịa phương, cơ quan, đơn vị; kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, góp phầnthực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của huyện Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua các hoạt động của mình, pháthuy vai trò của đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ,đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh

Phát huy truyền thống là Đảng bộ trong sạch vững mạnh nhiều năm liền, buổi tọa đàm này nhưmột đợt sinh hoạt chính trị nhằm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch,vững mạnh trong thời gian tới, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp

đã đề ra, nhất là mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Lâm lần thứ XXV: Xâydựng huyện Văn Lâm đạt đô thị loại III vào năm 2025

Trang 21

ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, NGĂN

CHẶN, ĐẨY LÙI SUY THOÁI VÀ BIỂU HIỆN "TỰ DIỄN BIẾN",

"TỰ CHUYỂN HÓA"

Ngày 25-10-2021, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Kết luận

số 21-KL/TW về “đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”” Nội dung của Kết luận có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm chính trị cao hơn, quyết liệt hơn của Đảng trong xây dựng, chỉnh đốn đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền trong tình hình mới Bài viết này nhằm làm rõ thêm một số điểm đột phá của Kết luận và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả trong thực tế.

1 Kết quả ngăn chặn đẩy lùi suy thoái và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong 5 năm qua

Ngày 30-10-2016, Nghị quyết số 04-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII(1) được banhành Việc cụ thể hóa và thể chế hóa nội dung Nghị quyết 04 được nghiên cứu tham mưu từTrung ương tới cơ sở, cụ thể: Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kế hoạch và 45 nghị quyết,quy định, chỉ thị, kết luận để thực hiện; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ thể chế hóa nội dung Nghị quyết số 04 thông qua việc xây dựng chươngtrình sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản pháp luật hằng năm Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủytrực thuộc Trung ương đã ban hành khoảng 2.000 nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động,

kế hoạch, đề án, quy định, quy chế, hướng dẫn để triển khai thực hiện; cấp ủy cấp huyện, cấp

cơ sở ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương,đơn vị để tổ chức thực hiện

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 04 khóa XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạtđược nhiều kết quả quan trọng Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đượcthực hiện quyết liệt, có hiệu quả hơn, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, đạt kết quả caohơn, mạnh mẽ, kiên quyết hơn so với kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên bước đầu có chuyển biến tích cực trong đấutranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểuhiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Nhiều cán bộ, đảng viên đã chủ động, nêu cao tráchnhiệm, nhìn thẳng vào yếu kém, khuyết điểm, tự giác nhận diện mức độ biểu hiện suy thoáicủa bản thân và kịp thời đề ra giải pháp khắc phục, sửa chữa; đồng thời, phát hiện, góp ý chocán bộ, đảng viên khác khắc phục, sửa chữa khuyết điểm

Nghị quyết số 04 khóa XII đã nhận diện tương đối cụ thể, đầy đủ và hệ thống về 27 biểu hiệnsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ,thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ

sự thật” Trong 5 năm thực hiện, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã phát hiện, xử lý kỷ luật25.104 đảng viên suy thoái hoặc có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chiếm 0,5%tổng số đảng viên toàn Đảng Mỗi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đều có đảng viên vi phạm và bị xử lý kỷ luật Đảng viên suythoái về đạo đức, lối sống chiếm tỷ lệ cao nhất (15.101 đảng viên, chiếm 60,1% tổng số đảng

Trang 22

viên bị xử lý kỷ luật); tiếp đến là đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị (8.281 đảng viên,chiếm 33% tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật); tỷ lệ thấp nhất là đảng viên có biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” (1.722 đảng viên, chiếm 6,9% tổng số đảng viên bị xử lý kỷ luật)(2).

Việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn cóhạn chế, khuyết điểm Cụ thể, “một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo,quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ýchí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm phápluật Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sátcủa nhiều tổ chức đảng còn hạn chế Cơ chế kiểm soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm ởnhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp Hoạt động giám sátcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tudưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ sứcmạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranhphản bác các quan điểm sai trái, thù địch”(3)

Việc thực hiện Nghị quyết số 04 khóa XII còn nhiều hạn chế, khuyết điểm như nêu trên, cầnphải tiếp tục khắc phục để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, sức chiến đấucủa cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin củanhân dân đối với Đảng Việc ban hành Kết luận số 21 là thể hiện nỗ lực liên tục, quyết tâm caohơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu mớihiện nay

2 Những điểm mới đột phá thể hiện trong Kết luận số 21

Kết luận số 21 nêu rõ mục tiêu tổng hợp, bao quát cả hệ thống chính trị, thể hiện rõ chủ trương,đường lối nhất quán và ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt của Đảng trong xây dựng, chỉnh đốnĐảng và hệ thống chính trị Mục tiêu là: đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệthống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu củaĐảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xãhội Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ,đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, xây là nhiệm vụ cơ bản, chiếnlược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên Tạo bước phát triển mớicủa Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mậtthiết với nhân dân, ngày càng được nhân dân tin tưởng; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thựchiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Nội dung Kết luận số 21 có nhiều điểm mới đột phá so với Nghị quyết số 04 khóa XII Cụ thể:(1) phạm vi xây dựng và chỉnh đốn không chỉ là chủ thể Đảng mà bao quát tổng thể cả hệthống chính trị: “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị”, là hết sức phùhợp trong tình hình hiện nay Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng là phải tăng cườngcông tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh Sự trong sạch,vững mạnh của Đảng gắn liền với sự trong sạch, vững mạnh của cả hệ thống chính trị (2) nhấnmạnh tới sự quyết liệt, dứt khoát, “kiên quyết ngặn chặn, đẩy lùi suy thoái ” Thực hiện Nghịquyết số 04 khóa XII đạt thành công bước đầu, nhưng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm Chính

Trang 23

thi, kiên quyết xử lý triệt để, làm cho Đảng ta trong sạch hơn, vững mạnh hơn, nâng cao nănglực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; (3) bổ sung “xử lý nghiêm cán bộ, đảngviên suy thoái ” Điều này khẳng định quyết tâm cao của Đảng trong việc xử lý cán bộ, đảngviên có sai phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; (4) nhấn mạnh hướng phát triển là

“tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là vănminh” Để đáp ứng yêu cầu tình hình mới hiện nay, như phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, hội nhập quốc tế sâu rộng, thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,Đảng phải hội tụ đội ngũ đảng viên thực sự có bản lĩnh chính trị dựa trên nền tảng chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực sự tinh tú, trí tuệ, đủ khả năng lãnh đạo phát triển đấtnước và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế Kết luận cụ thể hóa nhiệm vụ của Đại hộiXIII đã đặt ra là “tập trung xây dựng Đảng về đạo đức”

Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” với hệ thống các giải pháp, hành động quyết liệt, không khoannhượng để loại bỏ sự suy thoái và biến chất của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị.Những hành động, tác động này được quy định rõ trong các nghị quyết, quy định, quy chế, chỉthị, kết luận của Đảng và thể chế hóa thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, với các chếtài, công cụ, bộ máy tổ chức thực thi hiệu lực, hiệu quả

Tất cả hệ thống chính trị đều có vai trò, trách nhiệm trong ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Thành công trongcuộc đấu tranh này góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức chiến đấu của đảng viên, tổchức đảng và năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước; xây dựng hệthống chính trị trong sạch và vững mạnh, đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Nhiều công cụ can thiệp, biện pháp tác động tới ý thức, hành vi của mọi cán bộ, đảng viên làmviệc trong hệ thống chính trị, bao trùm tất cả lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội Hệ thốngcông cụ, biện pháp cần được xây dựng toàn diện, liên thông; triển khai đồng bộ, liên tục; tăngcường kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, quyết liệt trong đấutranh ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm cán bộ suy thoái, tiêu cực

Kết luận xác định rõ 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp, gồm: (1) tiếp tục đổi mới, nâng cao chấtlượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình; (2) tập trung xây dựng đội ngũ cán

bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máycủa hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; (3) tập trung hoàn thiện cơ chế,chính sách; (4) tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kiên quyết, kiên trì đấutranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm; (5) pháthuy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chứcchính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh Các giải pháp gắn kết hữu cơ, tương hỗ lẫn nhau, tạo tác động tổnghợp hướng tới đạt mục tiêu như Kết luận đề ra Cần triển khai các giải pháp đồng bộ, kịp thời

từ Trung ương tới cơ sở để hiệu lực, hiệu quả Kết luận cao nhất

Kết luận tạo được sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, hệ thống chínhtrị và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Đó là sức mạnh lan tỏa rộng khắp trong xã hội Trongthời gian tới, cần tập trung thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời Kết luận, tạo sự đồng bộ, thốngnhất với đường lối, chủ trương của Đảng, với chính sách, pháp luật của Nhà nước để các nộidung Kết luận đi vào cuộc sống thiết thực nhất

Trang 24

3 Quyết tâm chính trị cao của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, ban, bộ, ngành và đảng viên trong tổ chức thực hiện Kết luận số 21

Kết luận số 21 đang được tổ chức triển khai từ Trung ương tới cơ sở, phổ biến tới từng đảngviên Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01-12-2021 về thực hiện Kết luận

số 21 Ngày 9-12-2021, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng nhằm triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW và Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm

- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị các cấp và đảng viên phải nhận thức sâu sắc tầm quantrọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; từ đó nêu cao trách nhiệm,quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu trong việc thực hiện Kết luận; tạo bướcchuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thốngchính trị Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan ban, bộ, ngành chủ động xây dựng và thực hiệnnghiêm chế độ học tập lý luận thường xuyên, định kỳ cho cán bộ, đảng viên

- Để triển khai hiệu quả, tạo tác động lan tỏa trong toàn hệ thống chính trị, cần thực hiện Kếtluận đồng bộ với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 01-KL/TWngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh, Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm, Quy định số

101, 55 và 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

- Tổ chức triển khai thực hiện Kết luận nghiêm túc, thiết thực, bảo đảm thực chất, hiệu quả,tuyệt đối không được hình thức, chiếu lệ Các cấp uỷ và tổ chức đảng, các ban, bộ ngành, các

cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động,chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện kết luận, quy định, gắn với tiếp tục đẩymạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII phù hợp với điều kiện cụ thể của địaphương, ban, bộ ngành, cơ quan, đơn vị mình

- Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy và học tập lý luận chính trị, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng Cần tận dụng tối đa các công cụ côngnghệ trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để thiết kế các hình thức học tập lýluận chính trị phù hợp như các cổng điện tử, online, internet, các mạng xã hội zalo, viber, Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền nộidung, phổ biến những mô hình hay, điển hình tiên tiến trong việc tổ chức thực hiện tốt các chủtrương, đường lối của Đảng, tham gia tích cực vào việc ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán

bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa”

- Đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc nghiên cứu, vận dụng cácnghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Đảng vào công tác, gương mẫu trong việc học tập lýluận chính trị; đề cao ý thức tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao chuyên môn, kỹ năng, bảnlĩnh chính trị; không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Nâng cao tinh thần phê và tự phê bìnhtrong công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán

bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu phải gương mẫu, nghiêm túc tự phêbình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gìkhiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình(4)

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phối hợp của các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước và tổchức chính trị - xã hội trong việc triển khai học tập nghị quyết Trung ương và học tập lý luận

Trang 25

chính trị nói chung Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các

tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thốngchính trị; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiệnnghị quyết Trung ương, trong đó có Kết luận số 21 Phát huy vai trò của ủy ban kiểm tra cáccấp, coi trọng công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong

hệ thống chính trị; giữ gìn kỷ cương, kỷ luật của Đảng; kiên quyết xử lý nghiêm các tập thể, cánhân suy thoái, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Trang 26

Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, trong mỗi nhiệm kỳ, Trung ương Đảng đều có nghịquyết chuyên đề về công tác xây dựng Đảng và được quán triệt, thực hiện nghiêm túc, thốngnhất trong toàn Đảng, đảm bảo cho Đảng trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao nănglực lãnh đạo, sức chiến đấu và ngang tầm nhiệm vụ Đặc biệt, liên tục trong 3 kỳ Đại hội XI,XII, XIII của Đảng, Trung ương đều chọn Hội nghị lần thứ 4 để bàn về công tác xây dựngĐảng và ban hành các nghị quyết, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thốngchính trị.

Tiếp sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựngĐảng hiện nay”, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, Kết luận số 21-KL/TW ngày25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốnĐảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhấnmạnh yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảngviên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa”; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó xây là nhiệm vụ cơ bản, chiếnlược, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên Chú trọng xây dựngĐảng về đạo đức, đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đứccách mạng của đảng viên, đạo đức công vụ, chuẩn mực, giá trị con người Việt Nam để làm cơ

sở cho cán bộ, đảng viên, đội ngũ công chức, viên chức rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị,khả năng tự phòng-chống trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, cơ hộichính trị, kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện thụ động, bị động, không để xảy ra sự phân tâm,hoang mang, dao động, thậm chí mất phương hướng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảngviên

Quán triệt sâu sắc quan điểm xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, thườngxuyên, liên tục, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo,chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 4(khóa XI, XII, XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng với quyết tâm chính trị cao, gắn với đẩymạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Quan tâm chỉ đạo

rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về công tác tổ chức cán bộ nhằm tăng cườngquản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm các quy định củaTrung ương, của tỉnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viênBan Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cán bộ lãnh đạo các ngành,các cấp gắn với kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý các cấphàng năm Cấp ủy các cấp đã tổ chức học tập, quán triệt và phổ biến rộng rãi trong cán bộ,

Trang 27

đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các nội dung Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương

về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đốitượng, lĩnh vực; đề cao vai trò của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, chủ trì tổ chức họctập, quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết của cấp ủy, kế hoạchcủa từng cá nhân Phát huy vai trò của Nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua MTTQ

và các tổ chức chính trị-xã hội, phản ảnh, kiến nghị đến cấp ủy, tổ chức Đảng và cơ quan cóthẩm quyền về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên Đội ngũcán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị đã có sự chuyển biến tích cựctrong tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực công tác và ý thức trách nhiệm

“phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế như: vai trò lãnh đạo của một số cấp

ủy, tổ chức Đảng còn mờ nhạt, chưa chú trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đứccách mạng cho cán bộ, đảng viên; có nơi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chưa nghiêm,tinh thần tự phê bình và phê bình còn hạn chế Một bộ phận đảng viên thiếu tu dưỡng rènluyện, dẫn đến phai nhạt lý tưởng cách mạng; một số cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cánhân, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, vi phạm pháp luật dẫn đến phải xử lý

Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nhiều, song chủ yếu là donhận thức của một số cấp ủy, một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo,quản lý chưa sâu sắc, toàn diện về vai trò, vị trí, yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo củamột số cấp ủy chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chưa quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo,chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị Việc nắm bắt tư tưởng củacán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở một số tổ chức cơ sở Đảng có thời điểm chưa kịpthời; giải quyết một số vấn đề bức xúc, nổi cộm trong Nhân dân có việc còn chậm, chưa dứtđiểm Vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội trong đấu tranh ngăn chặn,đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” trong nội bộ chưa cao

Trên cơ sở những nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Kết luận số 21-KL/TW đã xác định vàxuất phát từ thực tiễn của địa phương, Đảng bộ tỉnh cần tăng cường triển khai các giải pháp vềcông tác chính trị, tư tưởng trong thời gian tới Cụ thể như sau:

Một là chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu tăng cường công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức, quyết tâm chính trị, tráchnhiệm nêu gương để cán bộ, đảng viên noi theo, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạchvững mạnh Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức nghiêm túc đợt sinh hoạt chính trị “tự soi, tự sửa” (gắnvới kiểm điểm, đánh giá phân loại tổ chức Đảng, đảng viên cuối năm 2022) để chấn chỉnh,khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyểnhóa” tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình

Để giải quyết được vấn đề nêu trên, đòi hỏi tập thể và từng cá nhân cấp ủy viên, trướchết là người đứng đầu phải là tấm gương thực hiện tốt các quy định của Đảng về trách nhiệmnêu gương, thực tâm đoàn kết, quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiệnnghiêm túc các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Đảng Bản thân cán bộ chủ chốt cáccấp phải nêu cao tinh thần kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu,tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo phát hiện và xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên suy thoái về

Trang 28

Hai là, tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trịcác cấp, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theotinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28-6-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nhấtquán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý độingũ cán bộ trong hệ thống chính trị Xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơcấu, trong đó tiêu chuẩn là chính; giữa đức và tài, trong đó đức là gốc; giữa kế thừa và đổi mới

để ổn định, phát triển

Ba là, chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến

cơ sở, tăng cường thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyêntắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình Chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình “Chi

bộ bốn tốt”, “Đảng bộ cơ sở bốn tốt” (hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; chất lượng sinh hoạttốt; đoàn kết, kỷ luật tốt; cán bộ, đảng viên tốt) Cụ thể hóa việc lấy kết quả học tập, làm theo

và nêu gương của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh làm tiêuchí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hàng năm Thường xuyên rà soát,sàng lọc, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tư cách

Bốn là, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ Kiện toàn và nâng cao trách nhiệm,hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vàđấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch Chủ động nắm tình hình, diễn biến tưtưởng, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện mơ hồ, lệch lạc và định hướng cho đảng viên trướcnhững vấn đề phát sinh; tăng cường trách nhiệm của đảng viên trong việc bảo vệ nền tảng tưtưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về tư tưởng chính trị,phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tiên phong gương mẫu… để pháthuy ưu điểm, kịp thời uốn nắn, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm Xử lý kiên quyết, nghiêmminh những trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; viết, nói, làm tráiquan điểm, đường lối của Đảng, quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm nguyên tắc tập trungdân chủ, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước để cảnh tỉnh và răn đe, giáo dụcphòng ngừa

Sáu là, phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội, các hộiquần chúng trong tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân nhằm nângcao nhận thức, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựngĐảng, xây dựng chính quyền; thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở và bảo vệ, khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân tích cực phát hiện, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, tiêu cực

Trang 29

TRIỂN KHAI ĐỢT SINH HOẠT CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VỀ XÂY DỰNG,

CHỈNH ĐỐN ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nhằm triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) Nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thốngchính trị phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng tới chi bộ với nhiều hình thức phong phú,

đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, tiết kiệm, gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày18/25/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khoáXII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; Nghịquyết số 12-NQ/TW, ngày 01/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới Tập trun vào cácnội dung sau:

Thứ nhất, quán triệt quan điểm công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được Đảng ta đề ra

trong các kỳ đại hội, hội nghị Trung ương, nhất là từ Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) năm 1992,Hội nghị Trung ương 6 lần 2, (khoá VIII) năm 1999, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, khóa XII vàHội nghị Trung ương 4 (khóa XIII)

Thứ hai, quán triệt, thảo luận, làm rõ những nội dung mới của Hội nghị Trung ương 4

(khóa XIII): Sâu rộng hơn về nội dung tư tưởng chỉ đạo và phạm vi: Quy mô xây dựng, chỉnhđốn Đảng được mở rộng, không chỉ trong Đảng mà cả hệ thống chính trị; không chỉ đối vớiđảng viên và các cấp uỷ, tổ chức đảng mà còn mở rộng ra cả đối với cán bộ, công chức, viênchức, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị, nhất là ở các cơquan thực thi pháp luật, những người có chức, có quyền, những nơi có liên quan đến đặcquyền, đặc lợi, kể cả các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Mục tiêuđược xác định lần này cao hơn, sát thực và phù hợp hơn với tình hình mới: Không chỉ ngănchặn, đẩy lùi mà phải đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - nguồn gốc của tham nhũng, tiêu cực; ngănchặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa "xây" và

"chống", xây là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; chống là nhiệm vụ quan trọng, thườngxuyên, cấp bách Bổ sung, làm rõ, đồng bộ và sắc bén hơn một số nhiệm vụ, biện pháp trongthời gian tới về công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; vềkiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội Đồng thời, bổ sung, nhấn mạnh nhóm nhiệm vụ, giải pháp về "Tậptrung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổimới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"

Thứ ba, phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung

Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốnĐảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; Quy

Trang 30

định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không đượclàm; Bài phát biểu của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trungương 4 (khoá XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; các quy định, kết luận của BanChấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII như: Quy định số 22-QĐ/TW,ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật củaĐảng; Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hànhĐiều lệ Đảng; Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm,

từ chức đối với cán bộ; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tụcthực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Kết luận số 14-KL/TW, ngày22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo

vì lợi ích chung

Thứ tư, đặt việc thực hiện Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 (khoá XIII)

về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tổng thể thực hiện các nghị quyết khác của Trung ương,của Quốc hội, của Chính phủ, bảo đảm thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh

tế, văn hoá, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng, đẩy mạnh các hoạt độngđối ngoại, chứ không phải "đóng cửa" để chỉnh đốn Đảng

Thứ năm, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, Mặttrận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tổ chức đợt sinh hoạt chính trị vềxây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; triển khai thực hiện Kết luận, Quy định trênmỗi cương vị công tác tại địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách

Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hộicác cấp chỉ đạo đưa nội dung Kết luận, Quy định của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) vàosinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đơn vị Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộlãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải gương mẫu, tự giáclàm trước; căn cứ vào Kết luận và Quy định của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), nghiêmtúc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, gia đình mình, đơn vị mình để tự sửa, phát huy mặttích cực, khắc phục mặt hạn chế, khuyết điểm; không đứng ngoài cuộc Việc kiểm điểm, tự phêbình và phê bình cần được tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kếtquả cụ thể, thực chất Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ Khắc phục tìnhtrạng xuê xoa, nể nang và lợi dụng dịp này để "đấu đá", "hạ bệ" nhau với những động cơkhông trong sáng Nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập phê bình và vu cáo ngườikhác Phát huy dân chủ trong Đảng, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc tiếp thu những ý kiếnphê bình đúng đắn Tự phê bình và phê bình trên tinh thần tự giác, trách nhiệm, có tình thươngyêu đồng chí thật sự Đây cũng là cơ sở để đánh giá, xem xét, quy hoạch cán bộ cho thời giantới./

Trang 31

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH

THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XIII

Một trong những điểm nhấn nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII là gắn xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Điều này xuất phát từ việc nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng công tác Đảng và hệ thống chính trị của Việt Nam trong thời gian qua Những điểm nhấn quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.

GẮN XÂY DỰNG ĐẢNG VỚI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII vào ngày 7/10/2021, đồng chíTổng Bí thư đã chỉ rõ: “Điểm mới của lần này là Trung ương đã mở rộng phạm vi, không chỉtrong xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả trong xây dựng hệ thống chính trị đúngtheo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”(1) Như vậy, kế thừa tinh thần của Đại hộiXIII với phương châm: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trongsạch, vững mạnh”(2), Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã tiếp tục gắn công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị Đây là một yêu cầu khách quan bởi lẽ ĐảngCộng sản Việt Nam tuy giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội nhưng Đảngkhông đứng ngoài hệ thống chính trị, không phải là nhân tố độc lập hoàn toàn với hệ thốngchính trị

Sở dĩ tại Đại hội XIII và đặc biệt là ở Hội nghị Trung ương 4, Đảng ta gắn xây dựng Đảng vớixây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là do: “Bước vào giai đoạn phát triển mới,đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ

ra vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn diễn biến phức tạp Vì vậy, đòi hỏi phải đặcbiệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liềnvới xâydựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với

sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta”(3) Do đó, gắn xây dựng, chỉnhđốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là điều kiện, là cơ sở để nângcao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và có sự liên quan trực tiếp đến

sự tồn vong của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng

Ngoài ra, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh sẽ góp phần nâng cao năng lực,hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, của các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng lãnh đạo Qua đó, thắt chặt mối quan hệmật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng

Thực tiễn cho thấy, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau; trong đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng có vai

trò hạt nhân, quan trọng vì Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Đến lượt mình, khi Nhà nước vững mạnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hộiđược củng cố sẽ phát huy vai trò tham gia, giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng, chỉnhđốn Đảng; tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Bên cạnh đó, chỉ khi nào Nhà nước mạnh, liêm chính, Mặt trận Tổ quốc Việt

Trang 32

Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mìnhthì mới đưa được những đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống.

Đánh giá vai trò, tác động của việc xây dựng hệ thống chính trị gắn với công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã nhấn mạnh, trong thờigian qua đã “huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộcủa nhân dân tham gia xây dựng Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngănchặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”(4) Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, việc xây dựng hệ thống chính trị gắn với xây dựng, chỉnh đốnĐảng vẫn còn những hạn chế nhất định như “Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức củacán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chínhtrị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,thù địch”(5)

Đây là những nhận định rất khách quan, trên tinh thần “nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật” luôn được Đảng ta quán triệt nghiêm túc Những hạn chế đó đã đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục gắn xây dựng

hệ thống chính trị với xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Với những quan điểm chỉ đạo rất cụ thể, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đánh dấu một bướctiến mới trong quan điểm của Đảng về xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trịtrong sạch, vững mạnh Những quan điểm đó một mặt cho thấy sự quyết tâm cao độ của Đảng,song cũng đồng thời tiếp thêm sức mạnh, nâng cao ý chí và bản lĩnh cho cán bộ, đảng viêntrong việc đấu tranh chống những biểu hiện quy thoái, tiêu cực góp phần làm cho Đảng, Nhànước và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện

Trang 33

ĐỀ CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG,

ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Đảng ta đã đề mục tiêu quan trọng, đó là: “Đẩy mạnhcông tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo,năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; đổimới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và các tổ chức chính trị - xã hội”

Để thực hiện được mục tiêu đó, cần tập trung thực hiện những giải pháp chủ yếu như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Để công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạt hiệu quả cao, cần đổi mới nội dung, phương pháp,hình thức dạy và học lý luận chính trị Gắn lý luận với thực tiễn; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận; tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học các mônkhoa học lý luận chính trị; cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng,từng cấp, từng ngành, từng địa phương; tiến hành đồng thời việc học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chínhtrị trong sạch, vững mạnh Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chứcđảng, của hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên

Cùng với đó, cần phải chú trọng đến việc đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tudưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý vàngười đứng đầu các cấp, như Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã chỉ rõ: “Nghiên cứu, bổsung hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đạo đức công vụ, chuẩn mực,giá trị con người Việt Nam phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc làm cơ sởcho cán bộ, đảng viên, đội ngũ công chức, viên chức rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, ýthức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình trước Đảng và nhân dân”(6)

Hai là, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tiếp tục vận dụng những tư tưởng, chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, Đạihội XIII của Đảng đã nhấn mạnh, công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”, có ý nghĩaquyết định mọi thành công của cách mạng nước ta cả trước mắt và lâu dài Tại Hội nghị Trungương 4 khóa XIII, Đảng ta nhấn mạnh thêm: “Công tác cán bộ gắn với việc thực hiện chủtrương của Đảng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, giữ vững vị thế cầm quyền và bảođảm vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, hiệu lực hiệu quả hoạt động của Nhà nước,đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội”(7) Đây là sự kế thừa và phát triển trong quan điểm của Đảng về côngtác cán bộ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chínhtrị trong sạch, vững mạnh

Để có được đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” ngang tầm nhiệm vụ, trước hết cần tậptrung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh chính trịvững vàng, đạo đức trong sáng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có năng lực,trình độ, tính chuyên nghiệp cao, dù ở bất cứ vị trí công tác nào cũng phải “đúng vai”, “thuộc

Trang 34

bài” để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Đây là một trong những nội dungquan trọng nhất của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ cả về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong vàlối làm việc; bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng; năng lực công tác, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân,làm cơ sở để phân loại cán bộ, tìm và sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ một cách hợp lý, đúngngười, đúng việc, phát huy được năng lực của cán bộ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tựphê bình và phê bình, thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủyviên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương theo Quy định Số08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Ba là, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm để làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, hội viên đối với công tác đấutranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lýnhững cán bô, đảng viên có biểu hiện vi phạm như chủ động phát hiện sớm, xử lý nghiêmminh các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực… Đẩy mạnh xác minh, điều tra, truy tố, xét xửcác vụ án, xử lý các vụ việc liên quan đến tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận

xã hội quan tâm

Để góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, Đảng ta cũng nhấn mạnh đến việc cần phải xâydựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán phải có “bảnlĩnh vững vàng, liêm chính, trung thực, có dũng khí đấu tranh, có kiến thức, kỹ năng chuyênmôn sâu, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”

Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị

-xã hội trong việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện -xã hội, góp ý xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Để phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các tổ chức chính trị - xãhội trong việc góp ý xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trước hết cầntạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò, sự tham gia, giám sát của nhân dân trong xây dựng,ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dângiám sát, dân thụ hưởng” Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát,đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phẩm chất, năng lực củađội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tínnhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chấtlượng cán bộ, đảng viên./

Trang 35

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN

TỈNH QUẢNG NAM

Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đánh giá: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn”(1) Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đánh giá: “Một

bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá””(2) Có thể thấy, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sông là nguy cơ liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ.

Xác định đúng vai trò, tấm quan trọng của việc phòng, chống suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sông trong cán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay;nhiệm kỳ qua, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam ( Đảng ủy Khối) luôn quan tâm,làm tốt công tác tư tưởng và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên Đặcbiệt, khi Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về vây dựng Đảng và Chỉthị số 06, 03, 05-CT/TW của Bộ Chính trị các khóa X, XI, XII về học tập, làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì công tác này được cấp ủy 02 cấp chú trọng chỉ đạo thựchiện, đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần xây dựng Đảng bộ Khối trong sạch, vững mạnh vàhoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao ở các ngành, cơ quan, đơn vị

Cấp ủy 02 cấp chủ động phân công cấp ủy viên theo dõi, nắm bắt hoạt động của tổ chứcđảng, diễn biến tư tưởng đảng viên và kịp thời tham mưu giải quyết mâu thuẫn nảy sinh từthực tiễn Việc tổ chức quán triệt, học tâp chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật củaĐảng, Nhà nước, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên được quan tâm đúng mức, tỉ lệ dựhọc luôn đạt trên 90%(3) Công tác bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng và bồidưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới được duy trì thành nề nếp và cũng là điểm nổi trộicủa Đảng bộ Khối(4) Bên cạnh đó, Đảng ủy Khối thường xuyên mở lớp học tập chuyên đềChỉ thị số 05-CT/TW và bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũcấp ủy, UBKT và tuyên truyền viên cơ sở(5)

Tuy nhiên, có lúc, có nơi, việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện một sốnghị quyết còn chậm, hiệu quả chưa cao; thiếu tính thuyết phục trong công tác tư tưởng; việcnắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là những tình huống bất ngờ, phức tạp chưa kịp thời, sâusát Một số tổ chức đảng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu còn thấp; các nguyên tắc xâydựng Đảng thực hiện chưa nghiêm, thậm chí còn vi phạm Một số nơi còn lỏng lẻo trong việcrèn luyện, quản lý đảng viên; tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu

Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến hệ quả khác là tham nhũng,lãng phí, quan liêu, hách dịch vẫn tồn tại đâu đó trong hệ thống chính trị Nhiệm kỳ 2015-

2020, Đảng bộ Khối xử lý kỷ luật 03 tổ chức đảng (khiển trách), tăng 02 tổ chức đảng so vớinhiệm kỳ trước và 105 đảng viên (khiển trách: 83; cảnh cáo: 07; cách chức: 01, khai trừ: 04),tăng 90,9% so với nhiệm kỳ trước(6) Trong đó, nhiều trường hợp có nội dung vi phạm liênquan đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và thực hiện chức trách, nhiệm vụ đượcgiao

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan, song trực tiếp vàquyết định nhất là do nguyên nhân chủ quan, như: Một số cấp ủy cơ sở chưa quan tâm đúng

Trang 36

mức và phát huy cao ý thức trách nhiệm, tính chủ động, linh hoạt trong công tác tư tưởng vàgiáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức; năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương,nghị quyết chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; trách nhiệm người đứng đầu chưa thực sự được đềcao; ý thức tu dưỡng, rèn luyện của một số cá nhân còn hạn chế

Để góp phần phòng, chống và từng bước đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống ở cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối trong tình hình mới, xin nêu một số giải pháp

để trao đổi cùng đồng nghiệp và bạn đọc:

Một là, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán

bộ, đảng viên, quần chúng theo định hướng Đại hội XIII của Đảng.

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thứccông tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiếnđấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Nắm chắc, dự báo đúng, định hướng chính xác, xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởngtrong Đảng, trong xã hội Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm thống nhất

tư tưởng trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội”(7) Đồng thời, đổi mới hình thức, phươngpháp giáo dục, bồi dưỡng chính trị, học tập nghị quyết, kết hợp chặt chẽ việc phổ biến, quántriệt làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn với gợi mở vấn đề thực tế đang đặt ra và thảo luận, trao đổi,phát huy tìm tòi, sáng tạo của cá nhân; chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng;thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lýcác cấp

Mặt khác, cần tăng cường việc rèn luyện, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảngviên, quần chúng gắn chặt với xây dựng và thực hành đạo đức trong Đảng, nhất là phòng,chống, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa” trong nội bộ Muốn vậy, cấp ủy, tổ chức đảng cần triển khai sâu rộng, hiệuquả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của

Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;đồng thời, coi trọng sự tự học, xem đó như một nhu cầu văn hóa, cần sự bền bỉ, lâu dài, tựnguyện, tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức Bên cạnh đó, cần tổ chức đăng ký tu dưỡng, rènluyện viên đảng viên gắn với theo dõi, đánh giá đúng thực chất hằng năm của tổ chức đảng;tăng cường giáo dục lương tâm, danh dự, liêm sỉ đối với đảng viên theo lời Bác Hồ dạy: “Phảibiết rằng tham lam là một điều rất đáng xấu hổ”, phải “ít lòng tham muốn về vật chất”, “Cán

bộ Ðảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc ”(8)

Hai là, tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc, chế độ, quy định và đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; xác định rõ vai trò và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

Trước hết, cần thực hiện nghiêm các nguyên tắc sinh hoạt trong Đảng, nhất là nguyêntắc tập trung dân chủ; duy trì nề nếp và chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt Việc tự phê bình

và phê bình phải dựa trên tinh thần xây dựng tập thể và có “Phải có tình đồng chí thương yêulẫn nhau”; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn,dám đấu tranh cho cái đúng

Đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là giải pháp quantrọng để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trongcán bộ, đảng viên hiện nay Bên cạnh thực hiện nghiêm nguyên tắc sinh hoạt Đảng thì cần thực

Trang 37

hiện đúng quy chế làm việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra và quy chế lãnh đạo các mặt công táctrọng yếu; kiên quyết khắc phục các biểu hiện dân chủ hình thức, độc đoán chuyên quyền, cánhân chủ nghĩa, lấy danh nghĩa tập thể để trục lợi hoặc tranh công, đổ lỗi Trong sinh hoạt,tập trung lãnh đạo, giải quyết những vấn đề thiết thực, cụ thể, trọng tâm, trọng điểm; xác địnhchủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, giải quyết những vấn

đề nổi cộm, bức xúc, khắc phục khâu yếu kém của cơ quan, đơn vị và nguyện vọng chính đángcủa quần chúng, cán bộ, đảng viên Nghị quyết lãnh đạo của chi bộ nên ngắn gọn, dễ hiểu, dễnhớ, khả thi và cần cụ thể hóa bằng kế hoạch để thực hiện, gắn liền với khâu kiểm tra, giámsát; kịp thời, phát hiện và có giải pháp xử lý hiệu quả vấn đề nảy sinh

Đề cao và thực hiện nghiêm chế độ nêu gương, nhất là cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy,chính quyền, đoàn thể ở mọi lúc, mọi nơi; gương mẫu chấp hành nguyên tắc, chế độ sinh hoạtđảng, đổi mới phương pháp, tác phong làm việc theo hướng giữ vững tính đảng, nguyên tắc,dân chủ, sát thực tế, nói đi đôi với làm, lắng nghe, tiếp thu ý kiến và giải đáp kiến nghị củaquần chúng, cán bộ, đảng viên Đồng thời, thực hiện nghiêm việc gắn vai trò, trách nhiệm củangười đứng đầu trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là hậu quả do suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống gây ra Có như vậy, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chứcđảng mới được nâng cao và đồng thời, khích lệ, động viên đảng viên, quần chúng học tập, làmtheo

Ba là, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, nền tảng tư tưởng của Đảng; chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị.

Đảng ta xác định: Công tác cán bộ là “then chốt của then chốt” Mọi việc trong bộ máyĐảng, chính quyền, đoàn thể tốt hay không tốt đều từ cán bộ mà ra Do vậy, cần thực hiệnnghiêm quy trình, quy định của Đảng về công tác cán bộ; có cơ chế kiểm soát quyền lực, khắcphục và ngăn chặn sự lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực; xử lý và thay thế kịp thờinhững cán bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín, trì trệ; sử dụng cán bộ đúngviệc, đúng chỗ để phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược điểm; đồng thời bảo đảm tính kế thừa

và phát triển, chống cục bộ, bè phái, chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ

Hiện nay, thế lực thù địch bên ngoài tìm cách câu kết với các phần tử cơ hội phản độngtrong nước, ráo riết thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng,chính trị, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong Mục đích của chúng là xuyêntạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Vì thế, chúng tuyên truyền, xuyêntạc, vu cáo, bịa đặt, phủ nhận thành quả của cách mạng Việt Nam; hạ thấp vai trò lãnh đạo vàthổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước ta; bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi; kíchđộng, chia rẽ… làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động, mất niềm tin, phai nhạt lýtưởng cách mạng, thậm chí là “tự chuyển hóa” Do đó, cấp ủy, tổ chức đảng cần quán triệt,thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) và tinh thần Đại hội XIIIcủa Đảng: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấutranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”trong nội bộ”(9)

Cấp ủy, chi bộ cần chủ động theo dõi, nắm bắt tư tưởng, dự báo tình hình, lãnh, chỉ đạo

và phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên để kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại hoạt

Trang 38

tin thời sự trong nước, quốc tế, vấn đề dư luận quan tâm; tuyên truyền đường lối, chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trongcán bộ, đảng viên, quần chúng Chủ động đấu tranh vạch trần bản chất phản động, phản khoahọc, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; lên án nhận thức, hành vi sai trái, tiêu cực,lạc hậu, không để cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa”.

Bốn là, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ chính trị và phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Muốn giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng, đòi hỏi tổ chức đảng phải không ngừngnâng cao năng lực, sức chiến đấu của chính mình Muốn vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên phảikhông ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, sự hiểu biết, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp

vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Để rèn luyện đạo đức thì mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hành lời dạy của Bác: “Gạođem vào giã bao đau đơn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông ” và phải luôn “cần, kiệm, liêmchính, chí công vô tư”; tránh học theo, bắt chước thói hư, tật xấu, biểu hiện tiêu cực đang hiệnhữu đâu đó trong bộ hệ thống chính trị và ngoài xã hội Mặt khác, cấp ủy, tổ chức đảng cầnthường xuyên quân tâm công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn về nội dung xây dựng Đảng,nhất là về tư tưởng, chính trị, đạo đức; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên học tập, rènluyện qua hoạt động thực tiễn; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợpnhằm chuyển tải nội dung lý luận cần thiết đến mỗi người

Tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa tiêu chí phấn đấu của cán bộ, đảng viên theo nội dung,yêu cầu Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của BộChính trị; coi trọng việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Mặtkhác, cần phát huy cao độ vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc tựgiác rèn luyện, tìm tòi, học tập để nâng cao trình độ mọi mặt cho bản thân mình

Năm là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Ngoài việc xây dựng chương trình, kế hoạch, chuẩn hóa đội ngũ làm công tác kiểm tra,giám sát; cấp ủy, UBKT 02 cấp cần xác định đúng trọng tâm, trọng điểm nội dung kiểm tra,giám sát, trong đó cần xem kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng về tư tưởng chính trị,phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực công tác là nội dung rất quan trọng; cần được tiến hànhnghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định Mặt khác, cần phát huy sức mạnh tổng hợp củacác lực lượng, tổ chức trong hoạt động kiểm tra, giám sát, nhất là vai trò của cấp ủy, cơ quan,đơn vị, ủy ban kiểm tra, tổ chức đảng và quần chúng đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêmminh, “tâm phục, khẩu phục” những trường hợp vi phạm

“Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạkhông trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”(10) Vì vậy, đẩy lùi sự suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên là giải pháp hàng đầu để xây dựng tổchức đảng có đủ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hìnhmới

Trang 39

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN SUY THOÁI

VỀ TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CỦA CÁN BỘ,

ĐẢNG VIÊN

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng đó là “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng”.

Do đó, mỗi cán bộ, Đảng viên phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, khôngngừng nâng cao năng lực công tác, sức chiến đấu góp phần giữ vững cách mạng, xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức lối sống, đó cũng làquy luật tồn tại và phát triển của Đảng

Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã banhành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đã được quán triệt,triển khai thực hiện với quyết tâm cao Vì vậy, đa số cán bộ, đảng viên có ý thức tự giác, luônnêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân yêu mến, tin tưởng

Công tác đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống củacán bộ, đảng viên đã được Đảng, nhà nước quan tâm chú trọng, với sự vào cuộc, quyết tâm của

cả hệ thống chính trị và ý thức trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự cố gắng của các cơquan chức năng, các tổ chức, đoàn thể và nhất là vai trò của quần chúng, nhân dân Do đó cán

bộ, đảng viên cơ bản có ý thức tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững phẩm chất, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhândân tin tưởng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế, xãhội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh

Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn còn một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rènluyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức,lối sống và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưa được ngăn chặn, đẩy lùi làmgiảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, nhà nước, thậm chí có cán bộ đảng viên là lãnh đạo ởnhiều cương vị khác nhau từ Trung ương đến địa phương vi phạm pháp luật hình sự Nghịquyết Trung ương 4 khóa XII đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biếntinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào sốđảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”

Tình hình trên do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các nguyên nhân chủ quan sau:Chủ yếu là người đứng đầu: Người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thựchiện công tác đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống củacán bộ, đảng viên Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình có lúc còn nể ngang,hình thức, buông lỏng; Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luậtNhà nước, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng có lúc không nghiêm, còn đảng viên có biểu hiện nóikhông đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ

Việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức; xử lý trách nhiệm người đứng đầu còn vướngmắc, chưa nghiêm; chuyển đổi vị trí công tác thiếu tính khả thi; trách nhiệm giải trình củangười có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; công khai minh bạch còn hình thức, đối phó

Trang 40

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng chưasâu rộng nên chưa đến được hầu hết các tầng lớp nhân dân; chưa phát huy hết vai trò, tráchnhiệm của xã hội và nhân dân; một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt,việc tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lýnghiêm minh Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chínhtrị - xã hội hiệu quả chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng,chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên cần nắm vững và thực hiện tốt các giải phápsau:

Một là, tăng cường giáo dục chính trị, nâng cao trình độ lý luận và bản lĩnh chính trị củađội ngũ cán bộ, đảng viên

Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò nền tảng trong nâng cao hiệu quả đấu tranh ngănchặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảngviên

Cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về nội dung, phương thứccông tác giáo dục chính trị, tư tưởng Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước làm cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, hiểu rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của đường lối đổi mới Khơi dậy ý chí tự cường, tự tôndân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đờisống tinh thần của xã hội Phát huy tinh thần đoàn kết, sự thống nhất về tư tưởng chính trịtrong Đảng và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự đồng thuận về chính trị, tinh thần trong xãhội để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Nâng cao tính thuyết phục, tính chiến đấu của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bámsát thực tiễn, trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hệ thống, phù hợp với từng đối tượng Làmsáng tỏ những vấn đề về lý luận do thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra Coi trọng phương phápnêu gương, cấp trên nêu gương trước cấp dưới, noi gương học tập các điển hình tiên tiến, thựchiện tốt chế độ thông tin tình hình, định hướng tư tưởng

Nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗicán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; Giữ vững bản chấtcách mạng của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên Nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng các tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh;Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và tình trạng suy thoái về tư tưởng, chínhtrị, đạo đức, lối sống của đảng viên; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nộibộ

Đổi mới hình thức, phương pháp học tập, nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của Đảng, kết hợpchặt chẽ hình thức phổ biến, quán triệt làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn với gợi mở những vấn đềthực tế đang đặt ra với các hình thức tọa đàm, trao đổi, phát huy tìm tòi, sáng tạo của mỗi cánhân, đồng thời, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các công trình, đề tài nghiên cứu khoahọc để làm rõ những quan điểm, chủ trương của Đảng

Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông đại chúng, nhất là phát thanh, truyền hình trongtuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng Chủ động đấu tranh phản bác nhữngluận điệu sai trái, phản động của các phần tử cơ hội và thế lực thù địch

Ngày đăng: 06/11/2024, 14:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w