Các cấp, các ngành cần huy động mọi nguồn lực, vốn đầu tư để thực hiện các công trình, dự án đã đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đạt được mục tiêu phá
Lý do xây dựng đề án
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai nhằm phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tránh chồng chéo trong quá trình sử dụng, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường và thích ứng bến vững
Luật Đất đai năm 2013 quy định nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (từ Điều 35 đến Điều 51) Trong đó tại điều
37 quy định kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm
Huyện Tuy An đã lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025); Kế hoạch sử dụng đất hằng năm
Nay Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 Để đảm bảo các Quy hoạch cấp dưới đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt trước, phải phù hợp với Quy hoạch Tỉnh phê duyệt sau, theo qui định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 46 của Luật Đất đai, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được thực hiện khi “Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất” và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày
18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tại Điều 11 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Ngoài ra theo chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất của tỉnh giao cho huyện Tuy An và chỉ tiêu huyện xác định, qua rà soát có nhiều chỉ tiêu chưa đồng bộ cần phải điều chỉnh cho phù hợp Vì vậy UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Công văn số 274/UBND-ĐTXD ngày 12/1/2024 V/v “thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của cấp huyện” Đây là các căn cứ pháp lý Lập Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Tuy An, là nhiệm vụ phải thực hiện theo quy định của luật Quy hoạch, luật Đất đai, là cơ sở pháp lý để thực hiện Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện Tuy An, thực hiện thu hút đầu tư, bồi thường, giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Chính vì vậy, trong thời gian đến cần có những nghiên cứu “Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2024-2030” để đưa ra hướng sử dụng đất phù hợp hơn và phải phù hợp với quy hoạch phát triển huyện Tuy An đến năm 2020, sử dụng đất có hiệu quả, bền vững.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Điều 36, Luật Đất đai năm 2013, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm có:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh
Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh tại các địa phương như sau:
- Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT
- đơn vị tư vấn đã nhận xét:
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của huyện đạt kết quả khá; cụ thể: đất nông nghiệp đạt 116,5%, đất phi nông nghiệp đạt 80,57%, đất chưa sử dụng đạt 145,92%, so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt Về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hô ̣i, thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, các công trình y tế, giáo dục…; xây dựng mới và mở rộng các cơ sở sản xuất, dịch vụ, mở rô ̣ng đô thị, khu dân cư nông thôn
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất, UBND huyện Diên Khánh đã tăng cường được công tác quản lý, sử dụng đất một cách hiệu quả; phân bổ quỹ đất cho các ngành, các chỉ tiêu trong kỳ quy hoạch một cách hợp lý, tiết kiệm Đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng Giải quyết nhu cầu cho người sử dụng đất khi được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường
Quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đảm bảo đúng tiến độ về mặt thời gian cũng như các nội dung kế hoạch đề ra, còn tồn tại một số vấn đề bất cập, đó là:Thay đổi chỉ tiêu đất đai và xác định lại diện tích trong kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 đã làm các chỉ tiêu kết quả thực hiện không phản ánh đúng thực tế như: đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, đất thương mại, dịch vụ, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất khu vui chơi, giải trí công cộng Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tiễn, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức còn chủ quan, chưa căn cứ vào nguồn vốn để triển khai thực hiện dẫn đến kết quả thực hiện chưa cao
Từ kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại, địa phương đã đưa ra các giải pháp để thực hiện quy hoạch đến năm 2020, đó là: Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp Các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phân bổ phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch Các cấp, các ngành cần huy động mọi nguồn lực, vốn đầu tư để thực hiện các công trình, dự án đã đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đạt được mục tiêu phát triển của từng ngành, lĩnh vực đề ra; Việc xác định nhu cầu sử dụng đất cần cân nhắc kỹ, phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn để thực hiện, tránh tình trạng dự án treo, lãng phí nguồn tài nguyên đất Công tác phổ biến pháp luật về đất đai, đặc biệt các văn bản pháp lý liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng cần thường xuyên thực hiện và phổ biến sâu rộng hơn đến mọi đối tượng sử dụng đất
- Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Điều tra, đánh giá tài nguyên đất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường - đơn vị tư vấn đã nhận xét:
Nhìn chung, các chỉ tiêu sử dụng đất và chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của tỉnh cơ bản đáp ứng theo
4 phương án quy hoạch đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 53/2013/NQ-
CP ngày 17/4/2013 Quá trình sử dụng đất của tỉnh trong thời gian qua đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh
Thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhận thức về vị trí, vai trò và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền và người sử dụng đất được nâng lên, tạo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo quốc phòng, an ninh (khu vực kinh tế nông lâm ngư nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm, từ
14,97% năm 2010 giảm xuống 11,21% năm 2015; khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng giảm nhẹ từ 33,75% năm 2010 xuống 32% năm 2015; khu vực thương mại dịch vụ tăng lên từ 50,59% năm 2010 lên 56,06% năm 2015); góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực; cải tạo, bảo vệ đất; bảo tồn sự đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tuy nhiên, những tồn tại hạn chế, đó là: quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất chưa đồng bộ với quy hoạch của các ngành, đảm bảo tính liên vùng và chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường Sự phối hợp giữa các ngành và địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn chưa tốt, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Việc quy hoạch để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác chưa được tính toán kỹ, vẫn còn tình trạng chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang nuôi trồng thủy sản dẫn đến việc sử dụng đất không đúng quy hoạch, nhiều hộ nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất
Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cấp, các ngành và người dân, chưa gắn với trách nhiệm của từng cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Trong giải pháp để thực hiện điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh, đơn vị tư vấn đã đề nghị một số nội dung như sau:
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án
- Đánh giá được thực trạng thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho mu ̣c tiêu phát triển kinh tế - xã hô ̣i, quốc phòng, an ninh và mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực đến năm 2030 của huyện Tuy
- Từ kết quả đạt được phân tích những mặt đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong lĩnh vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Đề xuất phương án nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nhằm khai thác, sử dụng có hiê ̣u quả tiềm năng đất đai và thế mạnh của huyện; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả
- Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của huyện, quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững
- Lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Tuy An đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030 được Thủ tướng phê duyệt đảm bảo đạt mục tiêu nghiên cứu của đề án là “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2024- 2030” như:
+ Đảm bảo đủ các chỉ tiêu sử dụng đất tỉnh Phú Yên phân bổ cho cấp huyện, cụ thể chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ đến từng xã, thị trấn
+ Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất các ngành các cấp, các tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện, xác định danh mục các công trình, dự án đã thực hiện, có quyết định đầu tư, bồi thường, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hút đầu tư, rà soát loại bỏ các dự án không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và bổ sung các dự án mới
+ Đảm bảo đất đai là nguồn lực để tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương.
Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
Tiến hành thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài như: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, thống kê đất đai, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…của huyện Tuy An
Khảo sát kết quả kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2024 và định hướng đến năm 2030 của huyện Tuy An
5.2 Phương pháp thống kê, so sánh và phân tích
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân loại theo nhóm, thống kê diện tích theo từng loại đất cho từng công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch, phát sinh mới hoặc chưa thực hiện; tổng hợp, so sánh và phân tích các tồn tại, nguyên nhân đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt So sánh các loại đất thực hiện với chỉ tiêu phân bổ trong phương án Kế hoạch sử dụng đất
- Sử du ̣ng phần mềm MicroStation để xây dựng cập nhật và biên tập bản đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030.
Hiệu quả/lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn
- “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2024-2030” làm cơ sở pháp lý để lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư, bồi thường, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các ngành, các cấp, các tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện phù hợp với Quy hoạch, ĐCQH sử dụng đất đến năm 2030 được tỉnh phê duyệt
- Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành và địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phê duyệt, quy hoạch ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 của kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, phấn đấu đủ tiêu chí công nhận Thị xã Tuy An vào năm 2025.
Kết cấu đề án
Chương 1: Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện Chương 2: Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy An
Chương 3: Chiến lược và giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy An
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
Các khái niệm cơ bản về quy hoạch sử dụng đất
1.1.1 Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một nhóm gồm các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về phân bổ, quản lý và sử dụng đất hợp lý, khoa học và hiệu quả nhất xem việc sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có định nghĩa như sau: Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định
Luật Đất đai 2013, điều 37 quy định: “Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm
,kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc phòng, đất an ninh là 05 năm, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”
1.1.3 Chất lượng quy hoạch sử dụng đất
- Khái niệm: Chất lượng không chỉ đo lường giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chí về độ tin cậy, hiệu suất hiệu quả mà còn liên quan đến sự hài lòng của người dùng Chất lượng có thể được hiểu là sự đạt được các tiêu chuẩn, yêu cầu và mong đợi từ người dùng
- Công tác quy hoạch sử dụng đất: Là khảo sát, đánh giá, xác định được phương án tổng thể để phân bổ và sử dụng đất đảm bảo các yêu cầu cho sự phát triển của địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực
11 đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định
- Chất lượng quy hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá đạt chất lượng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển của địa phương; các bảng biểu, danh mục, bản đồ phải được trình bày cụ thể, dễ hiểu và khoanh vùng rõ ràng mang tính tổng quan, logic và tập trung…Đồng thời, đảm bảo quy hoạch các vùng quốc phòng an ninh; đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, dịch vụ -du lịch, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường… phải đồng bộ, hài hòa, tránh xung đột, chồng chéo và phải có tính liên kết các vùng trong nội dung sử dụng đất
Quản lý, nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất là tập hợp các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát chất lượng quy hoạch sử dụng đất
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất không tự sinh ra; chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau Do đó, để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất cần bắt đầu từ những hoạt động mang tính định hướng, thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như xây dựng nhiệm vụ chiến lược (mission), xây dựng chính sách (policy), xây dựng mục tiêu (goal, objective), xây dựng tầm nhìn (vision)…
1.2 Cơ sở lý luận và căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất a Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên những luận điểm khoa học cơ bản sau đây:
- Sự quản lý Nhà nước về đất đai
- Sử dụng đất theo yêu cầu của mục đích sử dụng đất
- Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
- Thích ứng với xu thế hợp tác hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa
- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên và kinh tế
- Hiệu quả sử dụng đất theo quan điểm sinh thái, bền vững, phù hợp xã hội, bảo vệ môi trường b Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất
* Yêu cầu chủ quan: được thể hiện thông qua nhóm căn cứ cụ thể như:
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
- Nhu cầu sử dụng đất đai
- Quy hoạch phát triển các ngành và địa phương
- Định mức sử dụng đất đai
* Điều kiện thực tế khách quan: tính thực tiễn và khoa học của quy hoạch sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên: Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn, khoáng sản
- Điều kiện xã hội: Thực trạng phát triển, hiện trạng sử dụng quỹ đất vào mục đích sản xuất, khả năng đầu tư, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước
1.3 Vai trò của quy hoạch sử dụng đất
- Xác lập cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội và để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực…
- Là nền tảng để tổ chức lại việc sử dụng đất đai có lộ trình, khoa học, đồng bộ phát triển trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng
- Ngăn chặn các tình huống tiêu cực như tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
1.4 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính, gồm các dạng sau:
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia:
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia bao gồm:
+ Định hướng sử dụng đất 10 năm;
+ Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo từng nhóm đất;
+ Xác định diện tích các loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội;
+ Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các vùng kinh tế - xã hội;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh:
Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh gồm:
+ Định hướng sử dụng đất 10 năm;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;
+ Xác định diện tích các loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; + Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện:
Nội dung cụ thể quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện như sau:
+ Định hướng sử dụng đất 10 năm;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
+ Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành:
Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành
Nội dung quy hoạch sử dụng đất Quốc phòng, an ninh bao gồm:
+ Định hướng sử dụng đất cấp quốc phòng, an ninh;
+ Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong lỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
Vai trò của quy hoạch sử dụng đất
- Xác lập cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội và để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực…
- Là nền tảng để tổ chức lại việc sử dụng đất đai có lộ trình, khoa học, đồng bộ phát triển trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng
- Ngăn chặn các tình huống tiêu cực như tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường
Các loại hình quy hoạch sử dụng đất
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính, gồm các dạng sau:
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia:
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia bao gồm:
+ Định hướng sử dụng đất 10 năm;
+ Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo từng nhóm đất;
+ Xác định diện tích các loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội;
+ Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và các vùng kinh tế - xã hội;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh:
Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh gồm:
+ Định hướng sử dụng đất 10 năm;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;
+ Xác định diện tích các loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; + Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện:
Nội dung cụ thể quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện như sau:
+ Định hướng sử dụng đất 10 năm;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
+ Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất
* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành:
Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành
Nội dung quy hoạch sử dụng đất Quốc phòng, an ninh bao gồm:
+ Định hướng sử dụng đất cấp quốc phòng, an ninh;
+ Xác định nhu cầu sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong lỳ quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
+ Xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh để giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
Các yếu tố tác động đến quy hoạch sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên: Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với các điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như của các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn, để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất Trong điều kiện tự nhiên khí hậu là yếu tố hàng đầu tác động đến việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai và các yếu tố khác
- Nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội: Bao gồm dân số lao động và quản lý chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải; sự phát triển của khoa học kỷ thuật, trình độ quản lý sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỷ thuật vào sản xuất
- Nhân tố không gian: Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi vật chất đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động, đặc tính cung cấp không gian của lao động là yếu tố vĩnh cửu của tự nhiên ban tặng cho con người Vì vậy không gian trở thành nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất còn phụ thuộc vào các yếu tố nội sinh như:
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất trước thời điểm lập quy hoạch sử dụng đất;
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất từ quy hoạch sử dụng đất kỳ trước;
+ Năng lực nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia thực hiện tư vấn, thiết kế lập quy hoạch sử dụng đất;
+ Tầm nhìn, định hướng phát triển của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương;
Tiêu chi đánh giá chất lượng quy hoạch sử dụng đất
+ Khả năng vận dụng hiểu biết, căn cứ pháp lý và thực tiễn để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cũng như hiểu biết ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất để thực hiện
1.6 Tiêu chí đánh giá chất lượng quy hoạch sử dụng đất
Trên cơ sở các yếu tố tác động đền quy hoạch sử dụng đất và căn cứ tình hình thực tiễn quy hoạch sử dụng đất địa phương có thể xác định chất lượng quy hoạch sử dụng đất được đánh giá thông qua một số tiêu chí sau:
- Sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển của địa phương: Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá có chất lượng cao khi có sự đồng bộ, phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đó;
- Tính liên kết vùng: Quy hoạch sử dụng đất là kết quả của các quyết định có tầm nhìn tổng thể nên cần thể hiện được tính liên kết vùng để kết nối phát triển đồng bộ (vùng sản xuất – vùng nguyên liệu- vùng lao động – vùng thị trường tiêu thụ );
- Tần suất xảy ra xung đột giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác càng thấp thì chất lượng quy hoạch càng cao;
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất phải mang tính tổng quan, logic và tập trung theo định hướng phát triển vùng, cơ cấu kinh tế;
- Bản đồ quy hoạch cần cụ thể, khoanh vùng rõ ràng và ghi chú dễ hiểu đảm bảo mọi người dân, mọi trình độ văn hóa đều có thể cập nhật và hiểu được tối thiểu 50% thông tin bản đồ;
CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TUY AN
Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất
Theo hình 3.1 huyện Tuy An có toạ độ địa lý như sau:
Từ 13 o 08’02’’ đến 13 o 22’30’’ vĩ độ Bắc
Các giới cận tiếp giáp
- Phía Bắc giáp thị xã Sông
Cầu và huyện Đồng Xuân;
- Phía Nam giáp thành phố
Tuy Hoà và huyện Phú Hoà;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Sơn
- Diện tích tự nhiên năm 2015 là 40.758,97 ha, so với 2013 về trước là 41.499,98ha chênh lệch giảm 741,01 ha (phân tích nguyên nhân giảm ở phần sau)
- Dân số: 125.610 người; Mật độ dân số: 308 người/km2
- Hiện tại ổn định 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 1 thị trấn là TT Chí Thạnh và 15 xã là: An Dân, An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Hải, An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Chấn, An Mỹ, An Định, An Nghiệp, An Xuân, An Lĩnh, An Thọ
Huyện Tuy An nằm ở rìa cực Đông dãy Trường Sơn, có địa hình khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với nhiều dãy đồi, núi thấp lấn ra đến biển, tạo cho Tuy
An có nhiều đèo, dốc (đèo Thị, đèo Tam Giang, đèo Quán Cau,…) Địa hình địa mạo huyện Tuy An hết sức độc đáo có thể chia thành các dạng chính sau:
Hình 1: Vị trí huyện Tuy An
- Địa hình đồi núi thấp: Dạng địa hình này có độ cao trung bình từ 150-200m so với mực nước biển, nơi cao nhất là núi Hòn Lá cao 588,7m, núi Hòn Chuông cao 565,8m (xã An Thọ), núi Đồn Quân cao 473m (xã An Lĩnh), núi Chà Rang cao 454m là các núi đồi thấp gắn liền với cao nguyên Vân Hòa, diện tích ở loại địa hình này có khoảng 23.391 ha chiếm khoảng 57% tổng DTTN toàn huyện
- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình này có độ cao từ 0 đến 50m so với mực nước biển có diện tích khoảng 17.368 ha chiếm khoảng 43 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Gồm các dải đồng bằng hẹp, chia cắt có tại các xã An Nghiệp, An Định,
An Dân, An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Cư thuộc lưu vực sông Cái và các xã phía Nam huyện gồm: An Hiệp, An Hòa, An Mỹ, An Chấn thuộc các vùng bồi tụ ven đầm Ô Loan, ven các sông, suối
Với các dạng địa hình của huyện Tuy An, thuận lợi thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, luân canh được nhiều vụ trong năm Khó khăn lớn là vùng núi khả năng cơ giới hóa hạn chế, mùa nắng thiếu nước Vùng đồng bằng phân tán, mùa mưa dễ bị ngập úng, lũ lụt
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm thường dao động trong khoảng từ 26,6 o C - 27,7°C
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 mm đến 1900 mm
(Theo số liệu thống kê trong 6 năm qua của Trạm khí tượng - thủy văn)
- Nắng: địa bàn huyện Tuy An là khu vực có tổng giờ nắng cao, trung bình đều hơn 2000 giờ/năm, phân bố không đều theo mùa
+ Mùa nắng từ tháng I đến tháng VIII, trung bình có 200 - 260 giờ nắng/tháng + Mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, trung bình có 140 – 200 giờ nắng/tháng
- Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới:
Huyện Tuy An chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 loại gió:
+ Thời kỳ gió mùa, thời kỳ này trùng với mùa mưa, bão, áp thấp nên thường gây nhiều thiệt hại về người và của, hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông,
+ Thời kỳ gió mùa hè còn gọi là gió Lào hay gió Phơn, thổi theo hướng Tây - Đông, rất khô, nóng
+ Gió đất, gió biển: là một đặc trưng của khu vực ven biển, thổi từ đất liền ra biển bắt đầu từ ban đêm và mạnh nhất vào lúc sáng sớ m và gió Nồm từ biển vào đất liền
- Bão và áp thấp nhiệt đới:
Huyện nằm trong vù ng tác đô ̣ng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới nhưng chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão và rìa áp thấp nhiệt đới
Biển Tuy An có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có 18 - 22 ngày nhật triều, biên độ nhật triều lớn nhất là 1,4 - 2,4m; Mực nước biển trung bình là 1,28 m; sóng có độ cao lớn nhất 1 - 2m (vào các tháng mùa đông) Nhiệt độ nước biển trung bình: Mùa đông: 23 - 26 0 C, mùa hè: 26 - 28 0 C Độ mặn trung bình: Tầng mặt 33 - 33,5o/oo, tầng đáy 33 - 34o/oo
+ Chất lượng nước mặt: Tuy An là huyện cuối nguồn sông Kỳ Lộ chảy qua, nên chịu ảnh hưởng mọi hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thượng lưu Nước thải sinh hoạt của nhân dân ở nông thôn và đô thị, đều chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, hòa vào các sông, suối tăng nguy cơ làm ô nhiễm môi trường nguồn nước
Qua những kết quả phân tích chất lượng nước mặt cho thấy chất lượng nước mặt còn tốt trong giới hạn Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08: 2008/BTNMT - Chất lượng nước mặt dùng tốt cho các mục đích tưới nông nghiệp, nguồn cấp cho các nhà máy nước sinh hoạt Nhưng đang có xu hướng biến động mạnh trong các năm qua như chất rắn lơ lửng, COD
+ Chất lượng nước dưới đất: Theo tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm Việt Nam (QCVN 09-MT:2015/BTNMT), chất lượng nước dưới đất trên địa bàn Huyện phần
19 lớn đều đảm bảo quy chuẩn, có tổng khoáng hóa nhỏ (M < 1g/l), chất lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, nông nghiệp quy mô nhỏ hộ gia đình
Môi trường biển, ven bờ có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với huyện Tuy An, do một lượng lớn dân cư hiện sống bằng các hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là tại các xã có tiếp giáp với đầm Ô Loan, các vùng nuôi lồng bè trên biển, các hoạt động lưu thông tàu thuyền đánh bắt thủy sản, tại các cảng cá, làng nghề chế biển thủy sản, các khu dân cư liền kề với bờ biển, hàng năm thải ra nhiều chất thải hữu cơ, dầu mỡ thải Đặc biệt vào mùa mưa lũ, nước mưa lũ, gió bão kéo theo một số lượng lớn chất phù sa, chất thải rắn từ thượng nguồn nên chất lượng nước biển, môi trường biển giai đoạn này hết sức xấu làm thiệt hại, hạn chế nhiều hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như các bãi tắm du lịch Trong những năm gần đây bờ biển đã chịu ảnh hưởng của BĐKH, hiện tượng xâm thực, xói lở bờ tại một số khu vực biển như An Chấn, An Ninh Đông Sự cố tàu vận tải tránh bão đâm vào đá ngầm phải phá dỡ, sự cố tràn dầu Các tác động này có phạm vi rộng và thiệt hại sẽ rất lớn không chỉ ở huyện Tuy An mà có thể lan tỏa đến nhiều nơi khác, chất lượng nước biển ven bờ có chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm
- Môi trường không khí và tiếng ồn
Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu xuất phát từ hoạt động giao thông diễn ra hàng ngày Tuy nhiên, tại các xã, thị trấn, các đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn đã bê tông hóa, nhựa hóa có chất lượng cao, nên vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi giảm đi đáng kể Chất lượng không khí còn rất tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm
- Thực trạng quản lý chất thải rắn
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2023 của huyện Tuy An
Thực hiện Luật đất đai 2013, UBND huyện đã thực hiện 02 dự án Lập quy hoạch sử dụng đất, trong đó có lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 2020 Năm 2016, huyện đã lập dự án điều điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Tuy An, trong đó đã cập nhật bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và xây dựng bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Hàng năm, huyện đã lập Kế hoạch sử dụng đất hàng năm Đến nay đã lập và phê duyệt được 7 dự án Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đầy đủ, kịp thời đúng quy định pháp luật, và cập nhật bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thực hiện bản đồ kế hoạch sử dụng đất cho từng năm
Quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Tuy An được thực hiện theo đúng quy định Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
- Kết quả về lập quy hoạch sử dụng đất: đã lập và phê duyệt được 2 dự án đầy đủ theo quy định pháp luật, cụ thể:
+ Quyết định số 211/QĐ-UBND ngày 08/02/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) của huyện Tuy An
+ Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 16/10/2018 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Tuy
- Kết quả về kế hoạch sử dụng đất hàng năm: Đến nay đã lập và phê duyệt được 7 dự án Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đầy đủ, kịp thời đúng quy định pháp luật
+ Quyết định số 2255/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 huyện Tuy An
+ Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Tuy An
+ Quyết định số 3245/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Tuy An
+ Quyết định số 2588/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Tuy An
+ Quyết định số 2472/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 huyện Tuy An
+ Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Tuy An
+ Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 15/06/2021 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Tuy An
- Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất cơ bản phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển nhà ở xã hội, phát triển đô thị, nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng phúc lợi xã hội
- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, thực hiện thường xuyên, kịp thời uốn nắn để công tác quản lý, sử dụng đất ngày càng chặt chẽ theo quy định của Luật Đất đai
Bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn tồn tại, hạn chế như:
+ Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong năm của các xã thị trấn để đạt được các tiêu chí NTM nhất là các loại đất để phát triển hạ tầng (đất giao thông, thủy lợi,
30 giáo dục, sinh hoạt cộng đồng,…) chưa dự báo được chính xác nguồn vốn đầu tư, chưa có giải pháp hiệu quả huy động được vốn đầu tư
+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng của huyện phần lớn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên nên khi nguồn vốn gặp khó khăn dẫn đến không thực hiện được các công trình, dự án như đã đăng ký, xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch
2.2.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2023 theo các chỉ tiêu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy An Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Tuy An đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt tại Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 7/7/2023 là cơ sở pháp lý thực hiện công tác bồi thường, giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và các văn bản pháp luật khác nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp, các nhà đầu tư, hộ gia đình cá nhân, để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững thích nghi BĐKH của huyện đến năm
2030 Cụ thể Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 như sau:
- Đấ t nông nghiệp: Diện tích Đất nông nghiệp theo Điều chỉnh quy hoạch được duyệt là 28.282,07ha Kết quả thực hiện là 33.923,66 ha, cao hơn 5.641,59ha so với điều chỉnh được duyệt Diện tích cao hơn là do mới thực hiện 3 năm đầu của tổng số các dự án đăng ký trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 có thu hồi đất nông nghiệp chưa thực hiện được Các chỉ tiêu đất nông nghiệp đều thực hiện không đạt so với điều chỉnh quy hoạch đề ra
- Đấ t phi nông nghiệp: Diện tích Đất phi nông nghiệp theo Điều chỉnh quy hoạch được duyệt là 11.639,41ha Kết quả thực hiện là 5.589,21ha, thấp hơn 6.050,20 ha so với điều chỉnh được duyệt Diện tích thấp hơn là do mới thực hiện 3 năm đầu của tổng số các dự án đăng ký trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 chưa thực hiện Các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp đều thực hiện không đạt so với điều chỉnh quy hoạch đề ra
- Đấ t chưa sử du ̣ng: Diện tích Đất chưa sử dụng theo Điều chỉnh quy hoạch
31 được duyệt là 882,22ha Kết quả thực hiện là 1.290,83 ha, cao hơn 408,83ha so với điều chỉnh được duyệt Diện tích cao hơn là do mới thực hiện 3 năm đầu của tổng số các dự án đăng ký trong Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 có thu hồi đất chưa sử dụng chưa thực hiện
Bảng 2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2023
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã
Diện tích điều chỉnh Quy hoạch đến năm
Diện tích hiện trạng năm
2 Đất phi nông nghiệp PN
3 Đất chưa sử dụng CSD 882,00 1.290,8
(Thông tin chi tiết được đính kèm tại Phụ lục 1)
2.2.2.1 Kết quả thực hiện Đất nông nghiệp
- Diện tích ĐCQHSDĐ đến năm 2030 đã được duyệt: 28.282,07 ha
- Diện tích thực hiện đến năm 2023: 33.923,66 ha, cao hơn với chỉ tiêu được duyệt là 5.641,59 ha Diện tích đất nông nghiệp thực hiện cao hơn không phải nhân dân khai thác đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp, mà do diện tích đất nông nghiệp chưa chuyển sang đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án
Cụ thể chi tiết kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhóm đất nông nghiệp như sau: a Đất trồng lúa
Theo ĐCQHSDĐ đến năm 2030 đã được duyệt diện tích đất trồng lúa là 3.748,89 ha, kết quả thực hiện đến năm 2023 là 4.747,85 ha, cao hơn so với chỉ tiêu được duyệt là 998,96 ha, do chưa chuyển sang đất phi nông nghiệp
GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QHSD ĐẤT HUYỆN TUY AN
Giải pháp
Qua nghiên cứu, thu thập thông tin, tìm hiểu về công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy An, để nâng cao chất lượng quy hoạch học viên xin phép đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1 Giải pháp về chính sách
Thứ nhất, quy định rõ tính định hướng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên đối với cấp dưới, bảo đảm cân đối phân bổ quỹ đất theo nhu cầu sử dụng đất, đáp ứng cho việc phát hiện các ngành, các lĩnh vực và phải thể hiện rõ được nhu cầu sử dụng đất của các cấp
Thứ hai, cần quy định rõ ràng về nội dung, chỉ tiêu xét duyệt quy hoạch sử dụng đất ở từng cấp, càng cấp thấp thì nội dung càng phải chi tiết, cụ thể hơn Có như vậy mới bảo đảm được tính khả thi và thực hiện đạt hiệu quả cao của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thứ ba, nên có quy định về việc lấy ý kiến của người dân về việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất ra sao, tiến độ đến đâu, mức độ thực hiện như thế nào…
Thứ tư, cần phải quy định cụ thể, chặt chẽ nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong từng trường hợp phải điều chỉnh, tránh tình trạng tùy tiện, tiêu cực khi thực hiện
Thứ năm, cần có chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, để khắc phục tình trạng buông lỏng trong tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như giải quyết những tiêu cực vẫn còn tồn tại
3.2.2 Giải pháp về vốn đầu tư
- Phối hợp, hổ trợ công tác bồi thường, giao đất các dự án đầu tư của TW, tỉnh trên địa bàn Huyện, xem đây là nguồn lực, động lực của Huyện đầu tư, là cơ sở vật chất quan trọng phát triển kinh tế văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh của Huyện
- Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm theo nguyên tắc đồng bộ, tập trung, không dàn trải, rà soát sử dụng quỹ đất công để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư
3.2.3 Giải pháp về khoa học - công nghệ Ứng dụng công nghệ số, phần mềm cập nhật dữ liệu trong quản lý đất đai, cập nhật biến động đất đai, thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện, công khai phổ biến cơ sở dữ liệu đất đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên môi trường mạng để tạo thuận lợi trong quản lý đất đai, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, tránh lãng phí, tiêu cực về sử dụng tài nguyên đất đai Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt chất lượng cao
3.2.4 Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường Để thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường trong thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, huyện Tuy An cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững:
3.2.4.1 Các giải pháp nhằm bảo vệ, cải tạo đất a Các giải pháp nhằm chống xói mòn, rửa trôi, hủy hoại đất
- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất nông nghiệp theo điều kiện thực tế đất đai, địa hình, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, tránh khai thác quá mức làm thoái hóa đất, hoang mạc hóa đất đai
- Tăng độ che phủ đất bằng cách trồng nhiều tầng thảm thực vật ngắn ngày, dài ngày hoặc bằng các vật liệu che phủ b Các giải pháp nhằm sử dụng đất tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng đất
- Thẩm định nhu cầu sử dụng đất từng dự án đầu tư Thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm khắc các đối tượng để đất hoang hóa, làm ô nhiễm đất, hủy hoại môi trường Thu hồi đất đã giao khi để đất hoang hóa, ô nhiễm, hết thời hạn cho thuê, sử dụng không hiệu quả
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch liên quan đến sử dụng đất c Các giải pháp bảo vệ rừng
- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, tăng cường công tác bảo vệ nhất là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích rừng phòng hộ sang mục đích khác
- Trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, trồng cây gỗ lâu năm có năng suất, chất lượng tốt, quy hoạch đầu tư mạng lưới đường lâm nghiệp
- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các hoạt động dịch vụ môi trường rừng để tăng cao lợi ích từ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo hướng xã hội hóa
Lộ trình tổ chức thực hiện
Để thực hiện các giải pháp đã đề xuất, học viên phân bổ các giải pháp vào 3 nhóm cần xây dựng lộ trình thực hiện như sau:
3.3.1 Đối với công tác quản lý
Tổ chức công bố công khai Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Huyện sau khi được Tỉnh phê duyệt để các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân giám sát và thực hiện đúng Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt
Trên cơ sở Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, chủ động thu hút đầu tư, lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch được phê duyệt nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp thẩm định dự án, hộ gia đình không phù hợp với quy hoạch đã được duyệt, xây dựng kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất hàng năm không phù hợp với quy hoạch Đề xuất bổ sung quy hoạch theo đúng qui định pháp luật
3.3.1.2 Giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ công phối hợp cùng các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn tham mưu tổ chức công bố công khai Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đã phê duyệt
- Các cơ quan, ban, ngành đóng trên địa bàn huyện và UBND các xã, thị trấn chủ động thu hút đầu tư theo lĩnh vực ngành và thẩm quyền được giao để đăng ký kế hoạch sử dụng đất hằng năm theo chỉ tiêu được giao Đồng thời rà soát, đề xuất bổ sung quy hoạch theo đúng qui định pháp luật
- Cơ quan Thanh tra huyện phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai tại các địa phương kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng đất
3.3.1.2 Điều kiện đảm bảo thực hiện
- Về nhân lực: Căn cứ nguồn nhân lực hiện có theo biên chế được giao lãnh đạo các địa phương và thủ trưởng các cơ quan đơn vị cần quan tâm phân công nhiệm vụ cụ thể cán bộ, công chức phụ trách:
+ Với 15 xã, thị trấn thì cần bố trí ít nhất 01 công chức chuyên môn tham mưu lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất cho UBND cấp xã
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: bố trí ít nhất 03 công chức phụ trách quy hoạch
+ Thanh tra huyện: bố trí ít nhất 02 công chức phụ trách thanh tra lĩnh vực đất đai
- Về kinh phí: 8.640.000.000 đ/năm (gồm chi lương và chi hoạt động thường xuyên)
3.3.2 Đối với công tác lập quy hoạch sử dụng đất
- Năm 2025: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa
- Năm 2026: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất
- Năm 2027-2028: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai
- Giai đoạn 2029-2030: Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, giai đoạn 2030-2040
3.3.2.2 Giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện
Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ công phối hợp các cơ quan, ban, ngành đóng trên địa bàn huyện và UBND các xã, thị trấn cùng với chuyên gia, đơn vị tư vấn tiến hành điều tra, rà soát, thu thập thông tin; Phân tích, đánh giá tình hình quản
52 lý, sử dụng đất tham mưu lập quy hoạch sử dụng đất trình thành viên UBND huyện và BTV Huyện ủy
3.3.2.2 Điều kiện đảm bảo thực hiện
- Về kinh phí: Dự kiến từ 800.000.000 – 1.000.000.000 đồng
3.3.3 Đối với nhiệm vụ hành chính công
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính minh bạch, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, đáp ứng yêu cầu điều hành kinh tế-xã hội trong xu thế phát triển môi trường mạng, kinh tế số Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách hành chính công và công cụ cung cấp dịch vụ; đảm bảo mối quan hệ cởi mở giữa Nhà nước với người dân và doanh nghiệp
- Thực hiện công khai các dự án thu hút đầu tư, từ lúc lập dự án đến khi triển khai thực hiện để cộng đồng cùng kiểm tra, giám sát
- Áp dụng cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong giao đất, cho thuê đất, tạo quỹ đất sạch, kết nối giao thông, tạo môi trường đầu tư thuận lợi,… để thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển, đặc biệt các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khu du lịch, cơ sở công nghiệp, khu đô thị mới
- Thực hiện công khai, minh bạch bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt trên cổng thông tin điện tử của huyện …
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cho các ngành, lĩnh vực hướng đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng Quy hoạch sử dụng đất còn là cơ sở khoa học và pháp lý để quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả tiết kiệm
Việc lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Tuy An được thể hiện ở trên những nội quan trọng như sau:
- Trình tự, nội dung thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 Huyện tuân thủ theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Quá trình xây dựng phương án có sự tham gia của các ngành, các xã, thị trấn trong huyện, dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND huyện, đảm bảo tính khách quan, dân chủ
- Nội dung phương án điều chỉnh quy hoạch khẳng định rõ tài nguyên đất đai và triển vọng khai thác sử dụng
- Phân phối đất đai hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện
II Kiến nghị Để các giải pháp được thực hiện đúng theo lộ trình đã xây dựng, kiến nghị:
- Chính phủ ban hành chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, để khắc phục tình trạng buông lỏng trong tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như giải quyết những tiêu cực vẫn còn tồn tại