Tuy nhiên, khi số tiền này được chuyển vào tài khoản của Công ty N thì Ngân hàng đã căn cứ vào hợp đồng tín dụng có điều khoản thỏa thuận cho phép Ngân hàng được quyền trích tài khoản củ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ
NGHIÊN CỨU ÁN LỆ
Đề 7: Anh/chị hãy đọc Dự thảo Án lệ số 14/2020
về xác định quyền sở hữu đối với tiền đặt cọc
và thực hiện các yêu cầu sau:
Tóm tắt án lệ
Phân tích và bình luận về phần “nội dung
án lệ”
Theo anh/chị tại sao vụ việc này không được lựa chọn trở thành án lệ
Nhóm 4 Lớp: N02 – TL1
Hà Nội, 2023
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Kế hoạch làm việc của nhóm:
- Nghiên cứu vấn đề cần tìm hiểu
- Cả nhóm thống nhất ý kiến, chọn ra cách thức làm bài
- Phân chia công việc cho từng người/ nhóm người tìm hiểu các đầu mục đã được giao
- Tổng hợp các luận điểm và chỉnh sửa
Phân chia công việc và họp nhóm:
Mã sinh
viên Họ và Tên
Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện
Mức độ hoàn thành
Họp nhóm
Kết luận xếp loại
Đúng thời hạn Tốt
Tham gia đầy đủ
Hông Yến
Câu 1, Mở đầu và Kết luận
Đúng thời hạn Tốt
Tham gia đầy đủ
Đúng thời hạn Tốt
Tham gia đầy đủ
470803 Trần Phương
Đúng thời hạn Tốt
Tham gia đầy đủ
Ngọc Anh
Tổng hợp, chỉnh sửa nội dug, làm Word, Thuyết trình
Đúng thời hạn Tốt
Tham gia đầy đủ
Trang 3470808 Lưu Gia Linh Câu 3, Tổng hợp,
chỉnh sửa nội dung
Đúng thời hạn Tốt
Tham gia đầy đủ
Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nhóm trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Trang 4Đề 7:
Anh/chị hãy đọc Dự thảo Án lệ số 14/2020 về xác định quyền sở hữu đối với tiền đặt cọc và thực hiện các yêu cầu sau:
tóm tắt án lệ
Phân tích và bình luận về phần nội dung án lệ
Theo anh/chị tại sao vụ việc này không được lựa chọn trở thành án lệ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤ
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Tóm tắt Dự thảo án lệ số 14 về " Xác định quyền sở hữu đối với tiền đặt cọc" : 1
1.1 Khái quát án lệ: 1
1.2 Sự kiện pháp lý ( Facts) : 1
1.3 Vấn đề pháp lý (Issue): 2
1.4 Quy định pháp luật (Rule): 2
1.5 Cách giải quyết của tòa ( Application): 2
1.6 Nội dung án lệ: 2
1.7 Kết luận (Conclusion): 2
2 Phân tích và bình luận về phần “nội dung án lệ”: 3
2.1 Về đoạn 1 trong phần “nội dung án lệ”: 3
2.2 Về đoạn 2 trong phần “nội dung án lệ”: 4
3 Lý do Dự thảo án lệ số 14/2020 không được lựa chọn trở thành án lệ: 4
3.1 Dự thảo án lệ không có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau 4
3.2 Dự thảo án lệ không có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử 5
KẾT LUẬN 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
PHỤ LỤC 6
Trang 6MỞ ĐẦU
Hiện nay, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất được Nhà nước sử dụng nhằm quản lý trật tự kinh tế, chính trị và xã hội Để đảm bảo vai trò của mình, hệ thống
pháp luật luôn được chú trọng đổi mới và ngày càng được hoàn thiện Tuy nhiên vì các
nhà làm luật không thể dự liệu hết được mọi trường hợp có thể xảy ra theo thời gian, nhất
là trong tương lai, nên có nhiều điều luật mang tính chung chung, nhiều nghĩa Do đó, án
lệ chính là công cụ cần thiết có nhiệm vụ giải thích các quy định của pháp luật, góp phần không nhỏ giúp hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được những lập luận, phán quyết của Tòa án trở thành án lệ, đòi hỏi phải có một quá trình cân - đo - đong - đếm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC Vì vậy, để đóng góp một phần sức lực và thể hiện quan điểm của mình, nhóm 04 chúng em xin lựa chọn
đề bài số 07 để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này
NỘI DUNG
1 Tóm tắt Dự thảo án lệ số 14 về " Xác định quyền sở hữu đối với tiền đặt cọc" :
1.1 Khái quát án lệ:
Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 49/2018/KDTM-GĐT ngày
18-10-2018 của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp đòi lại tiền đặt cọc từ tranh chấp hủy hợp đồng mua bán cổ phần” tại tỉnh Ninh Thuận
Các bên trong tranh chấp:
Nguyên đơn: Công ty TV-TM-DV Địa ốc H (Công ty H)
Bị đơn: Công ty TNHH thương mại và xây dựng S (Công ty S)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ngân hàng thương mại cổ phần D (ngân hàng D), Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh V (Công ty V), ông Nguyễn L và ông Lê Văn L1
Tòa án ban hành án lệ: TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Sự kiện pháp lý ( Facts) :
Công ty H đã kí với Công ty N thỏa thuận mua bán cổ phần Sau đó Công ty H
đã chuyển 1 tỷ tiền đặt cọc vào tài khoản của Công ty N tại ngân hàng D và ghi rõ
“Tiền đặt cọc mua cổ phần” Theo hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng D và Công ty N, khi tài khoản của Công ty N nhận được 1 tỷ tiền đặt cọc, ngân hàng đã khấu trừ 1 tỷ này để thu nợ vay của Công ty N
Thỏa thuận không thành, công ty N cam kết hoàn trả 1 tỷ đồng tiền đặt cọc và lãi suất Công ty N sau đó đổi thành Công ty TNHH du lịch N và sáp nhập vào Công
ty S mà chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Công ty S hoặc Ngân hàng D hoàn trả 1 tỷ đồng, không yêu cầu lãi suất
Bản án sơ thẩm số 05/2017/KDTMST của TAND thành phố Phan Rang -Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận quyết định: Buộc Ngân hàng Thương mại cổ phần D có nghĩa vụ hoàn trả 1 tỷ đồng
Bản án phúc thẩm số 01/2018/KDTM-PT tỉnh Ninh Thuận không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 160/QĐ KNGĐT-VKS-KDTM của Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: Ngân hàng trích khoản tiền 1.000.000.000 đồng để thu nợ của Công ty N phù hợp với thỏa thuận trong hợp
1
Trang 7đồng tín dụng và Công ty S là bên nhận sáp nhập phải chịu trách nhiệm hoàn trả cho Công ty H 1.000.000.000 đồng tiền đặt cọc
Quyết định giám đốc thẩm số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18-10-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh: không chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm số 160/QĐ KNGĐT-VKS-KDTM của Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, giữ nguyên bản án số 01/2018/ KDTM-PT ngày 07-03-2018 của TAND tỉnh Ninh Thuận (bản án phúc thẩm)
1.3 Vấn đề pháp lý (Issue):
Khi tiền đặt cọc được chuyển giao cho ngân hàng của bên nhận đặt cọc, thì bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc là chủ sở hữu của tiền cọc đó?
1.4 Quy định pháp luật (Rule):
Quy định của pháp luật được áp dụng: Điều 328 BLDS năm 2015; Điều 256 BLDS năm 2005 (tương ứng với Điều 166 BLDS năm 2015)
1.5 Cách giải quyết của tòa ( Application):
Thứ nhất, Toà án không chấp nhận kháng nghị của VKT
Thứ hai, khi Công ty H khi chuyển tiền vào tài khoản Công ty N ghi rõ nội dung là
“tiền đặt cọc mua cổ phần” nên số tiền đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty N1
Thứ ba, Ngân hàng D trích số tiền đặt cọc của Công ty H, để thu nợ vay của Công
ty N là không có căn cứ pháp luật
1.6 Nội dung án lệ:
“Ngày 22-02-2008, Công ty H đã chuyển số tiền đặt cọc vào tài khoản của Công
ty N mở tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Ngân hàng) theo ủy nhiệm chi ngày 22-02-2008 Tuy nhiên, khi số tiền này được chuyển vào tài khoản của Công ty N thì Ngân hàng đã căn cứ vào hợp đồng tín dụng có điều khoản thỏa thuận cho phép Ngân hàng được quyền trích tài khoản của Công ty N để cấn trừ vào số công nợ quá hạn và lãi suất của Công ty N là trái với quy định của pháp luật Bởi lẽ, số tiền 1.000.000.000 đồng đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty N, theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.Tại ủy nhiệm chi ngày 22 -02 -2008,Công ty H khi chuyển tiền vào tài khoản Công ty N ghi rõ nội dung là tiền đặt cọc mua cổ phần”.
“Ngân hàng trích số tiền đặt cọc của Công ty H, để thu nợ vay của Công ty N là
không có căn cứ pháp luật Điều 256 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định chủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó” Do đó, Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
Công ty H, buộc Ngân hàng Thương mại cổ phần D có trách nhiệm hoàn trả cho Công ty
H 1.000.000.000 đồng là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật."
1.7 Kết luận (Conclusion):
Khi tiền đặt cọc đã được chuyển giao cho bên nhận đặt cọc với mục đích đảm bảo nghĩa vụ, tiền đặt cọc vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc
2 Phân tích và bình luận về phần “nội dung án lệ”:
“Nội dung án lệ” là phần có ý nghĩa quan trọng trong án lệ, xác định án lệ được
ban hành nhằm mục đích gì Tại Quyết định giám đốc thẩm số 49/2018/KDTM-GĐT,
1 theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015
2
Trang 8TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra 3 nhận định, trong đó nhận định
[1] và [2] được xem xét đưa vào phần “Nội dung án lệ” của Dự thảo án lệ số 14/2020 Tại đây, nhóm chúng em xin phân tích và bình luận về phần “nội dung án lệ” để làm
rõ các quy tắc pháp lý được Tòa án nhận định
2.1 Về đoạn 1 trong phần “nội dung án lệ”:
Về đoạn 1 trong phần “nội dung án lệ” Đặt cọc là một trong số 09 biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 BLDS 2015 Định nghĩa về đặt cọc được quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 Theo đó, bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng Khi bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng (tức vi phạm nghĩa vụ với bên nhận đặt cọc) thì tài sản đặt cọc mới thuộc về bên nhận đặt cọc (khoản 2 Điều 328 BLDS) Vì vậy trong tranh chấp trên, bên đặt cọc là Công ty H đã chuyển 1 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty N (bên nhận đặt cọc) tại Ngân hàng D với thông tin nêu rõ đó là tiền đặt cọc để đảm bảo cho sự thỏa thuận, đàm phán của hai bên về việc mua bán cổ phần Sau đó, khi hai bên thỏa thuận không thành, hợp đồng mua bán cổ phần bị hủy nên không phải trừ tiền đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ trả tiền Việc hủy hợp đồng mua bán là do sự thỏa thuận của các bên, các bên không vi phạm nghĩa vụ với nhau nên Công ty H không rơi vào trường hợp bị phạt cọc Như vậy, số tiền 1 tỷ đồng đó vẫn phải thuộc về công ty H Và Tòa án nhận định
“ số tiền 1.000.000.000 đồng đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty N…” là
đúng theo phân tích trên
Mặt khác, Tòa án còn nhận định rằng việc ngân hàng D “đã căn cứ vào hợp
đồng tín dụng có điều khoản thỏa thuận cho phép Ngân hàng được quyền trích tài khoản của Công ty N để cấn trừ vào số công nợ quá hạn và lãi suất của Công ty N là trái với quy định của pháp luật” Nhận định này hợp lý bởi tài sản (tiền) là đối tượng
của hợp đồng tín dụng phải thuộc quyền sở hữu của một trong hai bên trong hợp đồng Trong tranh chấp trên, số tiền 1 tỷ đồng đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty
N Khi chuyển tiền vào tài khoản của Công ty N tại Ngân hàng D, Công ty H đã ghi rõ
đó là tiền đặt cọc Vì vậy Ngân hàng D phải biết được số tiền 1 tỷ đồng này không là đối tượng để có thể giao dịch trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và Công ty N,
không được cấn trừ số tiền đó vào số công nợ quá hạn và lãi suất của Công ty N
Về vấn đề quyền sở hữu của số tiền đặt cọc, nhóm chúng em cho rằng: Luật đã
quy định rõ là “giao” tiền đặt cọc chứ không phải “chuyển quyền sở hữu” tiền đặt cọc.
Tài sản đặt cọc phải thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc (theo quy định tại khoản 1
Điều 295 BLDS 2015) Điều 328 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp hợp đồng được
giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc, hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền” Đối với quy định này có thể hiểu đến thời điểm “hợp đồng được giao kết, thực hiện” thì tài sản đặt cọc vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc, trừ trường hợp “được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền” Ở đây, việc đặt cọc chỉ
nhằm mục đích bảo đảm cho hợp đồng chính (trong tranh chấp trên là hợp đồng mua bán cổ phần) được giao kết, thực hiện, đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích của mỗi người trong hợp đồng chính đó
Cụm từ “giao” tài sản trong hợp đồng đặt cọc rất dễ gây nhầm lẫn với việc
“giao” tài sản trong hợp đồng vay tài sản Theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 thì
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản
cho bên vay…” Đồng thời, theo quy định tại Điều 464 BLDS 2015 về quyền sở hữu
đối với tài sản vay thì bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản
đó Theo quy định trên thì đã có người hiểu lầm khi “giao” tài sản và người nhận tài
3
Trang 9sản đã nhận thì sẽ trở thành chủ sở hữu Tuy nhiên đặt cọc không phải là hợp đồng vay tài sản nên không thể vận dụng quy định của hợp đồng vay để hiểu và áp dụng cho đặt cọc; trong khi đó đặt cọc không có quy định tương tự và tài sản đặt cọc được giao cho
bên nhận đặt cọc là “để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” chứ không chuyển
quyền sở hữu như hợp đồng vay
Như vậy, tài sản đặt cọc vẫn phải thuộc về bên đặt cọc, và nó chỉ thuộc về bên
nhận đặt cọc khi “bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng” Như vậy
chúng em cho rằng luật đã quy định rõ ràng về vấn đề quyền sở hữu của tiền đặt cọc
sau khi bên đặt cọc giao tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc
2.2 Về đoạn 2 trong phần “nội dung án lệ”:
Điều 256 BLDS 2005 (tương ứng với khoản 1 điều 166 BLDS 2015) quy định:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử
dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó…” Trong tranh chấp trên, chủ sở hữu của 1 tỷ đồng là Công ty H (như đã phân tích
ở đoạn trên); Ngân hàng D được xác định là người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật bởi ngân hàng đã cấn trừ số tiền Công ty H gửi vào tài khoản của công ty N tại ngân hàng để thu nợ mà vốn dĩ số tiền
đó đã được Công ty H ghi rõ là “tiền đặt cọc mua cổ phần” Số tiền 1 tỷ chưa thuộc
quyền sở hữu của Công ty N; việc ngân hàng cấn trừ số tiền này để thu nợ dựa vào điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Công ty N và ngân hàng đã biến
nó thành của Ngân hàng D, Ngân hàng D đang chiếm giữ 1 tỷ đồng Việc này có lợi cho ngân hàng D (vì thu lại được nợ vay từ Công ty N) nhưng gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản là công ty H Điều này thể hiện rõ ràng sự được lợi từ tài sản hợp pháp của người khác mà không có căn cứ pháp luật của Ngân hàng D Áp dụng Điều 256 BLDS
2005, Công ty H có quyền yêu cầu được trả lại tài sản Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã đồng ý với yêu cầu khởi kiện của Công ty H, buộc Ngân hàng D trả lại số tiền 1 tỷ đồng cho Công ty H là hoàn toàn chính xác
3 Lý do Dự thảo án lệ số 14/2020 không được lựa chọn trở thành án lệ:
Án lệ ở Việt Nam giúp giải thích những điểm chưa rõ trong các quy phạm pháp luật, khắc phục những nhược điểm trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành Việc công bố một án lệ cần có sự cân nhắc và xem xét vô cùng kỹ càng Những lập luận, phán quyết của Toà muốn trở thành án lệ phải đáp ứng những yêu cầu được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn,
công bố và áp dụng án lệ do Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Từ những tiêu
chí được nêu tại Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, nhóm em nhận thấy Dự thảo
án lệ số 14/2020 còn tồn tại nhiều điểm chưa được phù hợp cũng như chưa thỏa mãn được hết các tiêu chí đó
3.1 Dự thảo án lệ không có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau
Theo nhóm, việc Tòa án dẫn chiếu quy định của Điều 328 BLDS 2015 quy định
cụ thể về tiền đặt cọc để giải quyết vấn đề pháp lý được nêu trên là hoàn toàn thỏa đáng vì đã xác định được rõ đặt cọc chỉ là phương thức bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng giữa hai công ty và tài sản đặt cọc chỉ thuộc về bên nhận đặt cọc nếu “bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng” hay vi phạm hợp đồng Trong trường hợp này, bên đặt cọc không thuộc trường hợp bị phạt cọc nên việc Tòa án xác
4
Trang 10định số tiền cọc vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty H là hoàn toàn chính xác Hơn nữa, Điều luật được áp dụng đã quy định chi tiết, cụ thể về vấn đề tài sản đặt cọc và không có cách hiểu khác nên không thỏa mãn tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP
3.2 Dự thảo án lệ không có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử
Trên thực tế, vẫn còn quan điểm khác đối với Dự thảo án lệ này Cụ thể, quan điểm này cho rằng cần xác định lại quyền yêu cầu của công ty H trong trường hợp này Quan hệ tín dụng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa Ngân hàng D với Công ty N và quan hệ đặt cọc giữa công ty N với công ty H là hoàn toàn độc lập Vậy nên khi xác nhận trong tài khoản của Công ty N có số tiền 1 tỷ đồng và Công ty N không có giấy
tờ đề nghị không thu nợ vay đối với khoản tiền này, Ngân hàng D đã thực hiện việc thu nợ vay của Công ty N Nhiều ý kiến đồng tình rằng trong trường hợp này, việc Ngân hàng D thu hồi nợ vay vẫn nằm trong phạm vi quyền của mình và hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, phù hợp với pháp luật về tín dụng, ngân hàng Trường hợp này, tuy chưa có quyền sở hữu nhưng rõ ràng, Công ty N đã nắm giữ khoản tiền đặt cọc 1 tỷ đồng, và nếu Công ty H không vi phạm nghĩa vụ đặt cọc thì công ty N phải có nghĩa vụ hoàn trả 1 tỷ đồng lại cho Công ty H bằng bất kỳ nguồn tiền nào khác mà không nhất thiết phải đúng số tiền mà Công ty H đã gửi vào tài khoản của Công ty N Do vậy, khi Công ty N không thực hiện nghĩa vụ trả lại Công ty
H 1 tỷ đồng tiền đặt cọc thì Công ty H chỉ có thể kiện Công ty N và buộc Công ty N phải thực hiện nghĩa vụ mà không thể yêu cầu Ngân hàng D hoàn trả số tiền đó
Từ quan điểm này, nhóm nhận thấy dự thảo án lệ còn tồn tại những điểm bất cập, chưa giải quyết triệt để vấn đề về quyền yêu cầu đòi lại tài sản được nêu ra tại đoạn 2 của phần “nội dung án lệ” Ngay trong Dự thảo cũng có phần kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng công ty H chỉ có thể yêu cầu công ty N hoàn trả số tiền 1 tỷ đồng Chính vì vậy, cần phải xem xét, đánh giá kỹ hơn
về tính chuẩn mực, tính áp dụng thống nhất của Dự thảo án lệ để nó được lựa chọn trở thành án lệ Từ đây, nhóm nhận thấy Dự thảo án lệ số 14/2020 đã không thỏa mãn tiêu chí thuộc Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về dự thảo Án lệ số 14/2020 về xác định quyền
sở hữu đối với tiền đặt cọc , nhóm chúng em đã có những phân tích và đồng thời đưa
ra những quan điểm lý giải lí do vì sao Dự thảo này không được lựa chọn trở thành một Án lệ Từ đó, thấy được việc lựa chọn một quyết định, bản án trở thành một Án lệ
là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn Trên đây là phần trình bày của nhóm về vấn đề được nêu tại đề bài số 07, phần bài làm của chúng em tồi tại nhiều thiếu sót Nhóm chúng em rất mong sẽ nhận được những góp ý của quý thầy cô để bài làm được hoàn chỉnh hơn Xin chân thành cảm ơn
5