Nguồn gốc, thành phần và tính chất của vấn đề môi trường nhà máy Nghiền; lọc sơn và vệ sinh, làm mát thiết bị SS, COD, bột pha sơn, độ đục Ô nhiễm, gây mùi Dầu mỡ, khăn lau máy Dầu mỡ c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI THI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE VÀ MÔI
TRƯỜNG (Số TC: 03)
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI
TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH KOSAXUMI VIỆT NAM
Họ và tên SV : Trần Thị Nhung Ngày sinh : 20/01/2003
Giảng viên : ThS Nguyễn Thu Hường
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 3
1 Khái quát về lịch sử hình thành, hoạt động và phát triển của nhà máy 3
2 Công nghệ sản xuất và nhu cầu nguyên liệu 3
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 6
2 1 Hiện trạng tổ chức 6
2 2 Hiện trạng môi trường của nhà máy 6
2 2 1 Nguồn gây ô nhiễm và các vấn đề môi trường của nhà máy 6
2 2 2 Công tác bảo vệ môi trường ở nhà máy 7
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG CHO NHÀ MÁY 8
3 1 CHÍNH SÁCH AN TOÀN- SỨC KHỎE- MÔI TRƯỜNG 8
3 1 1 Chính sách An toàn- Sức khỏe 8
3 1 2 Chính sách Môi trường 8
3 2 LẬP KẾ HOẠCH 9
3 2 1 Xác định khía cạnh môi trường 9
3 2 2 Yêu cầu pháp luật 10
3.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình thực hiện 11
3 3 XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN 12
3 3 1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm 12
3 3 2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 13
3 3 3 Thông tin liên lạc 14
3 3 4 Tài liệu Hệ thống Quản lý An toàn- Sức khỏe- Môi trường 15
3 3 5 Kiểm soát tài liệu 15
3 3 6 Kiểm soát tác nghiệp và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 15
3 4 KIỂM TRA 17
3 4 1 Giám sát và đo 17
3 4 2 Đánh giá sự tuân thủ 18
3 4 3 Đánh giá nội bộ 18
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PGĐ: Phó Giám đốc
BVMT: Bảo vệ môi trường
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
CNCH: Cứu nạn cứu hộ
AT-SK-MT: An toàn-Sức khỏe-Môi trường
AT-VSLĐ: An toàn- Vệ sinh lao động
QA/QC: Quality Assurance/ Quality Control: Đảm bảo chất lượng/ Kiểm soát chất lượng
BHLĐ: Bảo hộ lao động
ISO: International Organization for Standardization: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Nguồn gốc, thành phần và tính chất của vấn đề môi trường nhà máy
Bảng 2 Danh mục khía cạnh môi trường trong nhà máy sản xuất sơn nước Kosaxumi Bảng 3 Các khía cạnh môi trường điều kiện bất thường và khẩn cấp
Bảng 4 Danh mục một số văn bản được sử dụng trong nhà máy
Bảng 5 Các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình thực hiện trong nhà máy
Bảng 6 Phân công vai trò, trách nhiệm phụ trách xây dựng và thực hiện kế hoạch Bảng 7 Kiểm soát tác nghiệp và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Sơ đồ quy trình sản xuất sơn
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT
Hình 4 Thông tin liên lạc nội bộ Công ty TNHH Kosaxumi Việt Nam
Hình 5 Thông tin liên lạc giữa Công ty TNHH Kosaxumi Việt Nam với bên ngoài
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1 Khái quát về lịch sử hình thành, hoạt động và phát triển của nhà máy
Vật tư Khoáng sản Xuân Minh thành lập lần đầu năm 1992 do Ông Nguyễn Xuân Minh là Chủ Tịch
▪ Công suất: 520 triệu lít sản phẩm/năm với 4 dây chuyền sản xuất
▪ Số lượng nhân lực: 1627 nhân viên
▪ Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sơn; cung cấp nguyên vật liệu các ngành nhựa, cao su, sơn, phân bón, ceramic ; thi công hoàn thiện công trình; khai thác
và sản xuất khoáng sản
2 Công nghệ sản xuất và nhu cầu nguyên liệu
❖ Nguyên liệu: Về cơ bản, sơn nước được sản xuất từ những nguyên liệu chính
như nước, bột màu, chất phụ gia, Cụ thể:
▪ Chất kết dính là nguyên liệu giúp kết dính tất cả các loại bột màu và tạo màng bám dính cho sơn trên bề mặt của vật chất Chúng phải đảm bảo về khả năng bám dính, khả năng liên kết và độ bền
▪ Bột màu có nhiệm vụ tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn Ở một số loại sơn thì màu còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của sơn Bột màu thường có hai loại Màu vô cơ thường cho tone màu tối và khá xỉn nhưng đảm bảo được độ che phủ cao và rất bền màu Màu hữu cơ tươi sáng hơn nhưng có
độ che phủ khá thấp, độ bền màu cũng không cao Bột màu là một thành phần rất quan trọng của sơn
▪ Các chất phụ gia được sử dụng với một lượng rất nhỏ cho sơn Thường được dùng để làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản và tính chất của màng sơn Ví dụ: chống cháy; chống ăn mòn; tăng bám dính; chống lắng; kháng tia UV; chống hà
▪ Dung môi: Dựa vào đặc tính nhựa trong sơn mà nhà sản xuất sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng cho loại sơn đó như thế nào Ví dụ như dung môi công nghiệp, dung môi xanh
Trang 5▪ Ngoài ra, một số loại sơn còn sử dụng bột độn để giúp cải tiến một số tính chất của sơn như độ bóng, độ cứng, hoặc cải thiện khả năng thi công và kiểm soát
độ lắng của sơn Một số chất độn có thể kể đến như bột Bari sunphat, bột cao lanh, bột Silica
❖ Thiết bị:
▪ Máy lọc nước tinh khiết RO 300l/h
▪ Máy phân tán loại I công suất 11kW, năng suất 700kg/lượt
▪ Máy khuấy pha màu dung lượng 200l, năng suất 150kg/lượt
▪ Máy pha màu vi tính Santint A2/SOT 600
Bước 1: Ủ muối: Các nguyên liệu chính như bột màu, bột độn, chất phụ gia, chất tạo
màng và dung môi hữu cơ được đưa vào thùng ủ muối và khuấy với tốc độ thấp Tiến hành muối ủ trong vài giờ đồng hồ để đủ độ thấm ướt dung môi và chất tạo màng, tạo
thành một hỗn hợp dạng nhão, chuẩn bị cho công đoạn nghiền
Bước 2: Nghiền sơn: Nghiền sơn là công đoạn chính khi vận hành máy sản xuất
sơn nước Đây cũng là bước quyết định phần lớn chất lượng sơn thành phẩm
Đưa hỗn hợp các nguyên liệu sơn đã được muối ủ chuyển vào thiết bị nghiền sơn Quá trình nghiền sơn sẽ tạo thành dung dịch dạng chất lỏng nhuyễn và mịn Dùng loại máy nghiền hạt ngọc loại đứng Thời gian nghiền sơn phụ thuộc vào loại bột màu, bột độn hoặc yêu cầu về độ mịn của sơn Khi nghiền, cần lưu ý đảm bảo cho hỗn hợp sơn không bị nóng lên nhiều khiến cho dung môi bị bay hơi và tác động xấu đến các thành phần của hỗn hợp vừa nghiền xong Sử dụng nhiều nước làm lạnh trong công đoạn này Nước đưa vào máy nghiền cần phải có nhiệt độ từ 5 đến 7 độ C
Bước 3: Pha sơn: Hỗn hợp sơn sau khi trải qua giai đoạn nghiền đã đạt được đến độ
mịn theo yêu cầu thì sẽ được chuyển sang bước pha sơn Hỗn hợp thành phẩm được chuyển sang một bể pha có máy khuấy liên tục Có thể sẽ có vài lô hỗn hợp được đưa vào cùng một bể pha Tại đây, hỗn hợp sơn này sẽ được bổ sung thêm chất tạo màng,
Trang 6dung môi và các phụ gia cần thiết theo tỷ lệ riêng và theo yêu cầu của từng loại sơn
Bước 5: Đóng gói: Công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất sơn Ở công đoạn
này, nhà máy sẽ đóng thùng trên dây chuyền tự động Bao bì đựng sơn thường là những thùng nhựa hoặc kim loại Thùng sơn thành phẩm sẽ được luân chuyển vào
Trang 7kho chứa Trong quá trình nhập kho luôn được tiến hành một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình Kho chứa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống
cháy nổ để đảm bảo an toàn
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY
2 1 Hiện trạng tổ chức
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2 2 Hiện trạng môi trường của nhà máy
2 2 1 Nguồn gây ô nhiễm và các vấn đề môi trường của nhà máy
Bảng 1 Nguồn gốc, thành phần và tính chất của vấn đề môi trường nhà máy
Nghiền; lọc sơn và vệ
sinh, làm mát thiết bị
SS, COD, bột pha sơn, độ đục Ô nhiễm, gây mùi
Dầu mỡ, khăn lau máy Dầu mỡ chạy máy Tắc đường ống
Chất thải nguy hại Nước thải sinh hoạt BOD, COD, N, P, Coliform Ô nhiễm, bốc mùi
Phú dưỡng
Trang 82 2 2 Công tác bảo vệ môi trường ở nhà máy
Hình 3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT
Diễn giải quy trình
▪ Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu Hố thu thường có kích thước sâu để thu gom nước thải, trong hố thu bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất
▪ Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí, sau đó nước thải được bơm lên bể keo tụ tạo bông
▪ Bể keo tụ tạo bông: đây là lọai bể kết hợp giữa phương pháp hóa học và cơ học Trong quá trình này phải thêm vào bể một lượng phèn nhôm nhất định để tạo khả năng kết dính giữa các hạt lơ lửng tập hợp các cặn nhỏ thành cặn lớn dễ tách
▪ Mục đích của quá trình này là loại bỏ cặn trong bể lắng tiếp theo Trỏng bể keo tụ tạo bông sẽ xảy ra 2 quá trình:
▪ Keo tụ phá vỡ trạng thái bền của hạt keo,
▪ Tạo bông kết dính các hạt keo bị phá bền
▪ Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể khử màu để loại bỏ màu
▪ Sau đó qua bể lắng I, để lắng các bông cặn đã keo tụ
▪ Sau bể lắng I, nước được dẫn vào bể trung gian và cuối cùng là chảy qua bồn lọc
▪ Bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT được xả ra nguồn
tiếp nhận Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu
Trang 9Ưu điểm quy trình hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn:
▪ Chi phí đầu tư, xây dựng, vận hành và bảo trì thấp;
▪ Hiệu quả xử lý cao;
▪ Thiết bị đơn giản, chiếm ít diện tích xây dựng;
▪ Có thể nâng công suất xử lý của nhà máy;
▪ Không gây ra ô nhiễm thứ cấp;
▪ Có tính ổn định cao trong quá trình xử lý
Nhược điểm quy trình hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn:
▪ Cần diện tích đất lớn để lắp đặt công trình;
▪ Bùn, chất thải sau xử lý vẫn phải tiếp tục xử lý;
▪ Thời gian vận hành lâu
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG CHO NHÀ MÁY
3 1 CHÍNH SÁCH AN TOÀN- SỨC KHỎE- MÔI TRƯỜNG
3 1 1 Chính sách An toàn- Sức khỏe
“TÀI SẢN QUÝ NHẤT CỦA KOSAXUMI CHÍNH LÀ CON NGƯỜI”
Chính sách phát triển nhân sự của Kosaxumi là luôn coi trọng và thu hút nhân tài
“lấy nhân làm gốc” Định hướng, đội ngũ nhân sự ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng cùng quy mô lớn mạnh của công ty
▪ Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiện đại, phát huy cao nhất năng lực từng nhân viên, góp phần nâng cao thương hiệu, hình ảnh của công ty với khách hàng
▪ Chế độ đãi ngộ công nhân viên với các phần thưởng ngày lễ, năng suất lao động tốt; bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, cấp dưỡng đúng quy định;
▪ Khám sức khỏe được tổ chức định kỳ 2 lần/năm đối với công nhân tại xưởng sản xuất và 1 lần/năm đối với công nhân viên khối hành chính- văn phòng;
▪ Chia sẻ, động viên cán bộ công nhân viên công ty có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp Công đoàn chăm lo đời sống Cán bộ và công -nhân viên đau ốm, bệnh tật
3 1 2 Chính sách Môi trường
Xây dựng thương hiệu sơn Kosaxumi thân thiện với môi trường bằng các hành động:
Trang 10▪ Tuần hoàn tái sử dụng nước thải do ngành sản xuất đặc thù với nước thải có độ đục; mùi; nồng độ chất rắn, COD cao gây ô nhiễm môi trường khó phục hồi;
▪ Giám sát, thực hiện nghiêm túc các công đoạn sản xuất hạn chế rác thải nhựa phát sinh;
▪ Giảm phát thải Cacbon bằng cách cải tiến quy trình sản xuất kín hóa, tự động hóa
và tiến hành trồng cây xanh quanh Nhà máy tạo nên cảnh quan xanh, trong lành cho Công ty;
▪ Thu hồi , tái chế các bao bì hỏng, cũ giảm đáng kể lượng phát thải ra môi trường
và chi phí xử lý chất thải;
▪ Sử dụng năng lượng tự nhiên tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch không tái tạo
Cụ thể: Bước đầu thực hiện điện năng lượng Mặt trời cho sản xuất; thay thế thiết
bị cũ, tốn điện bằng các thiết bị có dán nhãn năng lượng thân thiện với Môi trường;
3 2 LẬP KẾ HOẠCH
3 2 1 Xác định khía cạnh môi trường
Bảng 2 Danh mục khía cạnh môi trường trong nhà máy sản xuất sơn nước Kosaxumi
Trang 11Bảng 3 Các khía cạnh môi trường điều kiện bất thường và khẩn cấp
3 2 2 Yêu cầu pháp luật
Bảng 4 Danh mục một số văn bản được sử dụng trong nhà máy
ST
1 Số 72/2020/QH14 Luật Bảo vệ môi trường Kỹ thuật
2 08/2022/NĐ- CP Hướng dẫn Luật BVMT Kỹ thuật
3 Số 57/2010/QH12 Luật thuế Bảo vệ môi trường Tài chính
5 Số 17/2012/QH13 Luật Tài nguyên nước Kỹ thuật
Trang 1210 38/2015/NĐ-CP Quản lý chất thải và phế liệu Kỹ thuật
11
36/2015/TT-BTNMT Quản lý chất thải nguy hại Kỹ thuật
3.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình thực hiện
Bảng 5 Các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình thực hiện trong nhà máy
Trường phòng Kỹ thuật
Tập huấn hướng dẫn CBCNV làm nhiệm vụ vận hành trạm xử lý nước thải – Cán bộ Kỹ thuật, ban QA/QC
- Thu hồi bao bì
cũ tái sử dụng tránh ÔN chất thải nhựa
Quý I, II năm 2024:
20kg Quý III, IV năm 2024:
45kg Năm 2025: 100kg Năm 2026: Phấn đấu thu hồi 100% CTR
Thông báo cho CBCNV về chương trình – Phó phòng Kỹ thuật
Thống kê lượng chất thải rắn phát sinh – Thủ kho
Giám sát các khâu sản xuất hạn chế phát sinh chất thải rắn – Nhân viên ban QA/QC
Tự chủ 35% lượng điện;
Lắp đặt hệ thống pin năng lượng Mặt trời, thay thế các thiết bị
Trang 13Mục tiêu Chỉ tiêu Chương trình
thụ bằng năng lượng tái tạo
- Sử dụng tiết
kiệm hợp lý điện năng
- Thay thế thiết
bị điện gây ÔNMT bằng các loại bóng đèn LED tuổi thọ cao
50% thiết bị thân thiện
MT Năm 2025: Tự chủ 50%
lượng điện cần sản xuất
tiêu thụ điện năng cao – Bộ phận thi công Thông báo, hướng dẫn thực hiện sản xuất đúng đủ quy trình không lãng phí điện – Nhân viên Kỹ thuật
- Lắp đặt hệ
thống xử lý khí thải hiện đại
Quý I, II năm 2024: Phủ xanh 2.500 mét vuông (50%) đất quanh Nhà máy, làm kín dây chuyền sản xuất ghép nối với hệ thống xử lý khí thải Quý III, IV năm 2024:
Phủ xanh 100% diện tích đất trống quanh Nhà máy Năm 2025: Duy trì mô hình Xanh–Sạch-Đẹp
Tổ chức ngày hội Xanh của Nhà máy với hoạt động trồng cây, ươm mầm xanh – CBCNV nhà máy
Chăm sóc cây hàng ngày, lắp đặt hệ thống
xử lý khí thải – Bộ phận thi công
3 3 XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
3 3 1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm
Bảng 6 Phân công vai trò, trách nhiệm phụ trách xây dựng và thực hiện kế hoạch
Chức năng Thành phần Vai trò, trách nhiệm
Xác lập và
định hướng
- Phó giám đốc Sản xuất
- Phòng Kỹ thuật
- Phê chuẩn Chính sách và tuyên bố chung về
An toàn- Sức khỏe- Môi trường;
- Giám sát việc lập, triển khai và thực thi kế hoạch;
- Phụ trách định hướng về BVMT, công tác AT-VSLĐ
Trang 143 3 2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
❖ Kế hoạch
▪ Người đào tạo: Phòng Kỹ thuật
▪ Đối tượng đào tạo: Toàn bộ cán bộ nhân viên trong nhà máy
▪ Thời gian: 1 lần/năm
Chức năng Thành phần Vai trò, trách nhiệm
Ban Giám đốc Đảm bảo thực thi và thúc đẩy lộ trình Phát
triển bền vững của công ty theo định hướng của PGĐ dự án và phòng Kỹ thuật, chiến lược phát triển của công ty Thông qua các chủ trương, chính sách, mục tiêu và chương trình BVMT, AT-VSLĐ
Quản lý - Bộ phận
QA/QC
- Phó Giám đốc Sản xuất
- Tiếp nhận, triển khai định hướng và thiết lập mục tiêu ngắn, trung và dài hạn, chương trình hành động và bộ chính sách chi tiết liên quan PTBV ở các khía cạnh Môi trường, Kinh tế và
Xã hội
- Thẩm định các sáng kiến mang tầm định hướng về BVMT, đảm bảo AT-VSLĐ;
- Giám sát hoạt động BVMT, AT-VSLĐ đảm bảo hiệu quả và cải tiến liên tục;
- Đảm bảo việc thực hiện các báo cáo liên quan BVMT & AT-VSLĐ kịp thời, minh bạch và chuẩn xác ở từng khía cạnh
Thực thi Bộ phận QA/QC Đảm bảo việc thực hiện các báo cáo liên quan
BVMT & AT-VSLĐ kịp thời, minh bạch và chuẩn xác ở từng khía cạnh
Điều phối - Phòng Kỹ thuật
- Phòng Sản xuất
- Đảm bảo cơ cấu quản lý, thực hiện kế hoạch phù hợp, nhất quán với mục tiêu của Nhà máy
và hoạt động hiệu quả;
- Điều phối chung trong hoạt động BVMT, AT-VSLĐ;
- Định kỳ tổng hợp và triển khai thực hiện báo cáo BVMT, AT-VSLĐ