Hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận chính Hệ thống phun xăng điện tử có sử dụng một hệ thống thông minh đã được lập trình sẵn để điều c
Khái quát về hệ thống nhiên liệu trên động cơ xăng
Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trên động cơ chạy xăng
Cung cấp hỗn hợp hòa khí sạch(xăng + không khí) cho động cơ. Đảm bảo lượng và tỷ lệ hòa khí phù hợp với các chế độ làm việc động cơ.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng có 2 loại:
- Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
- Hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử
Hệ thống nhiên liệu sử dụng phun xăng điện tử
Cấu tạo và chức năng của một số bộ phận chính
Hệ thống phun xăng điện tử có sử dụng một hệ thống thông minh đã được lập trình sẵn để điều chỉnh quá trình phun xăng vào trong động cơ phù hợp với từng chế độ tải trọng của động cơ
Cảm biến: Dùng để cảm nhận sự thay đổi về các thông số của động cơ (nhiệt độ, số vòng quay…) nó biến thành tín hiệu điện xung gửi về ECU
Bộ điều khiển ECU: Nhận tín hiệu từ cảm biến để điều khiển vòi phun sao cho hòa khí có tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
Bộ điều chỉnh áp suất: Giữ áp suất xăng trong vòi phun được ổn định
Vòi phun: Ở Dạng van và được điều khiển bằng tín hiệu từ ECU động cơ
Bộ điều áp: có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất nhiên liệu vào vòi phun và duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu cũng như cách thức duy trì ở van một chiều của bơm nhiên liệu.
Bộ giảm rung: Bộ giảm rung này dùng một màng ngăn để hấp thụ một lượng nhỏ xung của áp suất nhiên liệu sinh ra bởi việc phun nhiên liệu và độ nén của bơm nhiên liệu.
Khi động cơ làm việc, nhờ bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất, xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định.
Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun, ở kì nạp không khí được hút vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất
Bơm hút xăng từ thùng qua bầu lọc đi tới vòi phun, nhờ có bộ điều chỉnh áp suất nên xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định.
Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun Nhờ những thông số về tình trạng và chế độ làm việc của động cơ nên tỷ lệ hoà khí luôn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
Phun xăng được chia làm 2 hình thức: phun trực tiếp vào buồng cháy và phun xăng trên đường ống nạp.
Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
Cấu tạo và chức năng một số bộ phận chính
Thùng xăng dùng để chứa xăng
Bình lọc xăng: Nằm ở giữa thùng nhiên liệu và bơm xăng có nhiệm vụ làm sạch xăng , lọc sạch cặn bẩn trong xăng Lọc xăng phải được thay thế định kỳ để làm sạch.
Bơm xăng : Có nhiệm vụ hút xăng từ thùng xăng lên bộ chế hòa khí
Bộ chế hòa khí: có tác dụng hòa trộn xăng với không khí thành hòa khí để cung cấp cho động cơ
Bình lọc không khí: làm sạch không khí Ống hút Ống thải Ống giảm thanh Ống dẫn xăng,
Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thùng lên chảy vào buồng phao của bộ chế hòa khí. Ở kì nạp, piston đi xuống tạo độ chân không trong xi lanh, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua bộ chế hòa khí Tại đây chúng hút xăng trong buồng phao, hòa trộn với n*hau tạo thành hòa khí đi theo ống hút, qua xu páp nạp và đi vào xylanh động cơ.
Nguyên liệu sau khi cháy, giãn nở sinh công trong xylanh được xả ra ngoài qua ống xả và ống giảm thanh.
Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử EFI
Khái niệm về phun xăng điện tử
Chữ EFI ở phía sau thân của các ôtô đời mới và trên động cơ là chữ viết tắt của Electronic fuel injection, có nghĩa là hệ thống phun xăng điều khiển bằng điện tử hệ thống này cung cấp xăng hỗn hợp khí một cách hoàn hảo Tuy nhiên, tùy theo chế độ làm việc của ô tô mà EFI thay đổi tỷ lệ khí nhiên liệu để luôn luôn cung cấp cho động cơ một hỗn hợp khí tối ưu Cụ thể ở chế độ khởi động trong thời tiết giá lạnh hỗn hợp khí được cung cấp giàu xăng hơn, sau khi động cơ đã đủ nhiệt độ vận hành hỗn hợp khí sẽ nghèo xăng hơn ở chế độ cao tốc lại được cung cấp hỗn hợp khí giàu xăng trở lại.
Do kết cấu của chế hòa khí khá đơn giản, nó đã được sử dụng trên hầu hết các động cơ xăng trước đây Mặc dù vậy, để đáp ứng các nhu cầu hiện nay về khí xả sạch hơn, tiêu hao nhiên liệu kinh tế hơn, cải thiện khả năng tải… , bộ chế hòa khí ngày nay phải được lắp đặt các thiết bị hiệu chỉnh khác, làm cho nó trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Do vậy, hệ thống EFI được sử dụng thay thế cho chế hòa khí, đảm bảo tỷ lệ khí – nhiên liệu thích hợp cho động cơ bằng việc phun nhiên liệu điển tử theo các chế độ lái xe khác nhau.
Hình vẽ: hệ thống EFI điển hình
Lịch sử phát triển
Do hệ thống phun xăng cơ khí có nhiều nhược điểm nên đầu những năm 80, BOSCH đã cho ra đời hệ thống phun xăng sử dụng kim phun điều khiển bằng điện, có hai loại : hệ thống
L – Jetronic (lượng nhiên liệu được xác định nhờ cảm biến đo lưu lượng khí nạp ) và D – Jetronic (lượng nhiên liệu được xác định dựa vào áp suất trên đường ống nạp). Đến năm 1984, người Nhật đã mua bản quyền của BOSCH và đã ứng dụng hệ thống phun xăng L – Jetronic và D – Jetronic trên các xe của hãng Toyota (dung với động cơ 4A – ELU) Đến những năm 1987 , hãng Nissan dung L – Jetronic thay bộ chế hòa khí của xe Sunny. Việc điều khiển EFI có thể chia làm hai loại, dựa trên sự khác nhau về phương pháp dung để xác định lượng nhiên liệu phun.
Một là một loại mạch tương tự, loại này điều khiển lượng phun dựa vào thời gian cần thiết để nạp và phóng vào tụ điện Loại khác là loại được điều khiển bằng vi xử lý,loại này sử dụng dữ liệu lưu trong bộ nhớ để xác định lượng phun.
Loại EFI mạch tương tự và vi điều khiển bằng bộ vi xử lý về cơ bản là giống nhau, nhưng có thể nhận thấy một vài điểm khác nhau như các lĩnh vực điều khiển và độ chính xác.
Cấu tạo và nguyên lí hoạt động hệ thống phun xăng EFI
Kết cấu cơ bản của hệ thống EFI
Hệ thống EFI sử dụng các cảm biến khác nhau để phát hiện tình trạng của động cơ và điều kiện chạy của xe Và ECU động cơ tính toán lượng phun nhiên liệu tối ưu và làm cho các vòi phun phun nhiên liệu.
Hình 1: Kết cấu cơ bản của EFI
-ECU động cơ: ECU này tính thời gian phun nhiên liệu tối ưu dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến.
-Cảm biến lưu lượng khí nạp hoặc cảm biến áp suất đường ống nạp: Cảm biến này phát hiện khối lượng không khí nạp hoặc áp suất của ống nạp.
-Cảm biến vị trí trục khuỷu: Cảm biến này phát hiện góc quay trục khuỷu và tốc độ của động cơ.
-Cảm biến vị trí trục cam: Cảm biến này phát hiện góc quay chuẩn và thời điểm của trục cam.
-Cảm biến nhiệt độ nước: Cảm biến này phát hiện nhiệt độ của nước làm mát.
-Cảm biến vị trí bướm ga: Cảm biến này phát hiện góc mở của bướm ga.
-Cảm biến oxy: Cảm biến này phát hiện nồng độ của oxy trong khí xả.
Các loại EFI
*Có hai loại hệ thống EFI được phân loại theo phương pháp phát hiện lượng không khí nạp. a L - EFI (Loại điều khiển lưu lượng không khí)
-Loại này sử dụng một cảm biến lưu lượng khí nạp để phát hiện lượng không khí chạy vào đường ống nạp.
-Có hai phương pháp phát hiện: Một loại trực tiếp đo khối không khí nạp, và một loại thực hiện các hiệu chỉnh dựa vào thể tích không khí. b D - EFI (Loại điều khiển áp suất đường ống nạp)
-Loại này đo áp suất trong đường ống nạp để phát hiện lượng không khí nạp theo tỷ trọng của không khí nạp.
Hệ thống nhiên liệu
- Nhiên liệu được lấy từ bình nhiên liệu bằng bơm nhiên liệu và được phun dưới áp suất bởi vòi phun.
-Áp suất nhiên liệu trong đường ống nhiên liệu phải được điều chỉnh để duy trì việc phun nhiên liệu ổn định bằng bộ điều áp và bộ giảm rung động.
-Lưới lọc của bơm nhiên liệu.
Hình 3: các bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu. a Bơm nhiên liệu:
- Bơm nhiên liệu được lắp trong bình nhiên liệu và được kết hợp với bộ lọc nhiên liệu, bộ điều áp, bộ đo nhiên liệu, v.v
-Cánh bơm được mô tơ quay để nén nhiên liệu.
- Van một chiều đóng lại khi bơm nhiên liệu dừng để duy trì áp suất trong đường ống nhiên liệu và làm cho việc khởi động động cơ dễ dàng hơn.
- Nếu không có áp suất dư, dễ xảy ra hiện tượng khoá hơi ở nhiệt độ cao, làm cho việc khởi động lại khó khăn.
- Van an toàn mở ra khi áp suất ở phía cửa ra trở nên quá cao, nhằm ngăn chặn áp suất nhiên liệu trở nên quá cao này.
Hình 4: Bơm nhiên liệu. b.Bộ điều áp:
-Bộ điều áp này điều chỉnh áp suất nhiên liệu vào vòi phun ở 324 kPa (3.3 kgf/cm2) ( Các giá trị này có thể thay đổi tuỳ theo kiểu của động cơ )
- Ngoài ra, bộ điều áp còn duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu cũng như cách thức duy trì ở van một chiều của bơm nhiên liệu.
* Có hai loại phương pháp điều chỉnh nhiên liệu:
- Loại này điều chỉnh áp suất nhiên liệu ở một áp suất không thay đổi.
- Khi áp suất nhiên liệu vượt quá lực ép của lò xo trong bộ điều áp, van này mở ra để trả nhiên liệu trở về bình nhiên liệu và điều chỉnh áp suất
- Loại này có ống phân phối liên tục điều chỉnh áp suất nhiên liệu để giữ cho áp suất nhiên liệu cao hơn áp suất được xác định từ áp suất đường ống nạp.
- Hoạt động cơ bản cũng giống như loại 1, nhưng độ chân không của đường ống nạp được đặt vào buồng trên của màng chắn, áp suất nhiên liệu được điều chỉnh bằng cách thay đổi áp suất nhiên liệu khi van mở ra theo độ chân không của đường ống nạp.
- Nhiên liệu được trả về bình nhiên liệu qua ống hồi nhiên liệu.
Hình 6 c Bộ giảm rung động
- Bộ giảm rung này dùng một màng ngăn để hấp thụ một lượng nhỏ xung của áp suất nhiên liệu sinh ra bởi việc phun nhiên liệu và độ nén của bơm nhiên liệu.
Hình 7: Bộ giảm rung động. d Vòi phun:
- Vòi phun phun nhiên liệu vào các cửa nạp của các xi lanh theo tín hiệu từ ECU động cơ.
-Các tín hiệu từ ECU động cơ làm cho dòng điện chạy vào cuộn dây điện từ, làm cho píttông bơm bị kéo, mở van để phun nhiên liệu.
-Vì hành trình của pít tông bơm không thay đổi, lượng phun nhiên liệu được điều chỉnh tại thời điểm dòng điện chạy vào cuộn điện từ này.
Hình 8: Vòi phun. e Bộ lọc nhiên liệu và lưới lọc của bơm nhiên liệu
+ Bộ lọc nhiên liệu khử bụi bẩn và các tạp chất trong nhiên liệu được bơm lên bởi bơm nhiên liệu.
- Lưới lọc của bơm nhiên liệu
+ Lưới lọc của bơm nhiên liệu khử bụi bẩn và các tạp chất ra khỏi nhiên liệu trước khi đi vào bơm nhiên liệu.
Hình 9: Bộ lọc nhiên liệu và lưới lọc.
4 Điều khiển bơm nhiên liệu a Hoạt động cơ bản:
- Bơm nhiên liệu chỉ hoạt động khi động cơ đang nổ máy.
- Thậm chí khi khoá điện được bật đến vị trí ON, nếu động cơ chưa nổ máy, thì bơm nhiên liệu sẽ không làm việc.
Hình 10: sơ đồ mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu. b Điều khiển tốc độ của bơm nhiên liệu
- Việc điều khiển này làm giảm tốc độ của bơm nhiên liệu để giảm độ mòn của bơm và điện năng khi không cần nhiều nhiên liệu, như khi động cơ đang chạy ở tốc độ thấp.
- Khi dòng điện chạy vào bơm nhiên liệu qua tiếp điểm B của rơle điều khiển bơm và điện trở, bơm nhiên liệu sẽ làm việc ở tốc độ thấp.
- Khi động cơ đang quay khởi động, khi động cơ đang chạy ở tốc độ cao, hoặc ở tải trọng lớn, ECU động cơ chuyển mạch tiếp điểm của rơle điều khiển bơm nhiên liệu sang A để điều khiển bơm nhiên liệu ở tốc độ cao.
Hình 11: Điều khiển tốc độ bơm nhiên liệu c Hệ thống ngắt bơm nhiên liệu:
- Ở một số xe có một cơ cấu để điều khiển làm ngừng hoạt động của bơm nhiên liệu trong các điều kiện sau đây để duy trì an toàn.
+ Khi túi khí SRS của lái xe, của hành khách phía trước phồng lên, việc điều khiển ngắt nhiên liệu làm bơm nhiên liệu không hoạt động ( hình 13 ).
+ Khi ECU động cơ phát hiện một tín hiệu phồng lên của túi khí từ cụm cảm biến túi khí trung tâm, ECU động cơ sẽ ngắt rơle mở mạch để ngừng hoạt động của bơm nhiên liệu
- Sau khi điều khiển ngắt bơm nhiên liệu, việc điều khiển này sẽ được loại bỏ bằng cách tắt khoá điện về vị trí OFF, làm cho bơm nhiên liệu làm việc trở lại.
- Khi xe bị đâm hoặc bị lật
+ Khi xe bị đâm, công tắc quán tính của bơm nhiên liệu sẽ ngắt bơm nhiên liệu để giảm thiểu sự rò rỉ nhiên liệu.
+ Công tắc quán tính của bơm nhiên liệu được đặt giữa ECU bơm nhiên liệu và ECU động cơ.
+ Khi viên bi trong công tắc này dịch chuyển vì có va đập, công tắc này bị tách khỏi tiếp điểm để xoay nó về vị trí OFF và ngừng hoạt động của bơm nhiên liệu.
+ Sau khi cắt nhiên liệu, đẩy công tắc về vị trí ban đầu để ngừng việc điều khiển cắt nhiên liệu, làm cho bơm nhiên liệu hoạt động trở lại.
Diều khiển bơm nhiên liệu
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phun xăng EFI
Khi động cơ đã hoạt động ổn định, kim phun xăng sẽ điều chỉnh lượng nhiên liệu ở mức độ vừa đủ theo yêu cầu vận hành Lượng hòa khí cũng được đốt cháy triệt để trong các buồng đốt mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng kể. Ưu điểm đầu tiên của hệ thống phun xăng điện tử phải kể đến là khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối đa Với cơ chế phun tự động, hệ thống EFI cho phép lượng nhiên liệu phun vào theo định mức phù hợp với chế độ vận hành của động cơ Theo đó, ở kỳ khởi động, hệ thống sẽ phun nhiều xăng để đáp ứng nhu cầu hòa khí
Vì có các cảm biến, ECU tính toán được chính xác lượng nhiên liệu cần phun trong những trạng thái khác nhau của động cơ Giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, khởi động và tăng tốc dễ dàng, giảm tối đa thời gian trễ khi tăng tốc.
Không có các họng khuếch tán, giúp tăng áp suất khí nạp, giúp cải thiện hệ số nạp của động cơ từ đó tăng hiệu suất của động cơ lên.
Lượng xăng phun ra bay hơi trong xylanh có tác dụng giảm nhiệt độ môi chất, do đó khi thiết kế có thể tăng tỉ số nén của động cơ.
Giảm thành phần độc hại trong khí thải như lượng nhiên liệu dư hay chưa cháy hoàn toàn, từ đó giúp bảo vệ môi trường hơn.
Kết cấu phức tạp, yêu cầu nhiều cảm biến hơn dẫn tới việc sửa chữa, bảo dưỡng khó khăn hơn so với bộ chế hòa khí.
Với những ưu điểm vượt trội che mờ đi khuyết điểm của mình, hệ thống phun xăng điện tử được sử dụng trên hầu hết ô tô hiện nay thay cho bộ chế hòa khí Mặt khác, quy chuẩn về khí thải khắt khe khiến cho bộ chế hòa khí dần biến mất trên ô tô, thay vào đó là chỉ còn được sử dụng trên xe máy, xuồng máy, máy phát điện, hoặc ô tô đời cũ như Kia Prime 2000,…
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phun xăng EFI
Ưu điểm
Khi động cơ đã hoạt động ổn định, kim phun xăng sẽ điều chỉnh lượng nhiên liệu ở mức độ vừa đủ theo yêu cầu vận hành Lượng hòa khí cũng được đốt cháy triệt để trong các buồng đốt mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng kể. Ưu điểm đầu tiên của hệ thống phun xăng điện tử phải kể đến là khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối đa Với cơ chế phun tự động, hệ thống EFI cho phép lượng nhiên liệu phun vào theo định mức phù hợp với chế độ vận hành của động cơ Theo đó, ở kỳ khởi động, hệ thống sẽ phun nhiều xăng để đáp ứng nhu cầu hòa khí
Vì có các cảm biến, ECU tính toán được chính xác lượng nhiên liệu cần phun trong những trạng thái khác nhau của động cơ Giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, khởi động và tăng tốc dễ dàng, giảm tối đa thời gian trễ khi tăng tốc.
Không có các họng khuếch tán, giúp tăng áp suất khí nạp, giúp cải thiện hệ số nạp của động cơ từ đó tăng hiệu suất của động cơ lên.
Lượng xăng phun ra bay hơi trong xylanh có tác dụng giảm nhiệt độ môi chất, do đó khi thiết kế có thể tăng tỉ số nén của động cơ.
Giảm thành phần độc hại trong khí thải như lượng nhiên liệu dư hay chưa cháy hoàn toàn, từ đó giúp bảo vệ môi trường hơn.
Nhược điểm
Kết cấu phức tạp, yêu cầu nhiều cảm biến hơn dẫn tới việc sửa chữa, bảo dưỡng khó khăn hơn so với bộ chế hòa khí.
Với những ưu điểm vượt trội che mờ đi khuyết điểm của mình, hệ thống phun xăng điện tử được sử dụng trên hầu hết ô tô hiện nay thay cho bộ chế hòa khí Mặt khác, quy chuẩn về khí thải khắt khe khiến cho bộ chế hòa khí dần biến mất trên ô tô, thay vào đó là chỉ còn được sử dụng trên xe máy, xuồng máy, máy phát điện, hoặc ô tô đời cũ như Kia Prime 2000,…
Với khả năng cảm biến, điều phối lượng xăng vào buồng đốt tối ưu, hệ thống phun xăng điện tử cần được thiết kế với cấu tạo phức tạp gồm nhiều linh kiện khác nhau Hơn nữa, do cơ chế bơm trực tiếp nên hệ thống phun xăng EFI có phần đòi hỏi khắt khe về đầu vào nhiên liệu Nguồn xăng không đảm bảo, bị pha trộn, nhiễm tạp chất có thể gây tắc nghẽn, ảnh hưởng tới quá trình phun xăng tới các xi lanh Ngoài ra, cảm biến thuộc hệ thống phun xăng điện tử vẫn có những sai số về tín hiệu, ảnh hưởng tới quá trình cấp nhiên liệu cho xe vận hành.
Trả lời câu hỏi các nhóm
1 Những lỗi thường gặp trong hệ thống phun xăng điện tử ? Cách khắc phục ?
Hệ thống phun xăng điện tử là một công nghệ hiện đại được áp dụng trên nhiều loại xe ô tô hiện nay Hệ thống này có chức năng điều chỉnh lượng xăng cung cấp cho động cơ một cách chính xác và linh hoạt, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu Tuy nhiên, hệ thống phun xăng điện tử cũng có thể gặp một số lỗi trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.
Một số lỗi thường gặp trong hệ thống phun xăng điện tử là:
- Lỗi kim phun: Kim phun là bộ phận có nhiệm vụ bơm xăng vào buồng đốt của động cơ Nếu kim phun bị tắc, bị rò rỉ hay bị hỏng do chất lượng xăng kém hoặc thiếu bảo dưỡng, sẽ khiến lượng xăng vào buồng đốt không đủ hoặc không đều, gây ra hiện tượng rần xe, yếu máy, giật ga hay khói đen.
- Lỗi bơm xăng: Bơm xăng là bộ phận có nhiệm vụ cấp áp suất cho hệ thống phun xăng Nếu bơm xăng không chạy hoặc yếu do tuổi thọ cao hoặc do mạch điện kém liên kết, sẽ khiến áp suất của hệ thống giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình phun xăng.
- Lỗi ECU: ECU là viết tắt của Electronic Control Unit - Bộ điều khiển trung tâm của hệ thống phun xăng điện tử ECU nhận các thông tin từ các cảm biến như cảm biến oxy, cảm biến áp suất khí nạp hay cảm biến vị trí ga và tính toán ra lượng xăng cần thiết cho từng giai đoạn hoạt động của động cơ Nếu ECU bị hỏng do va chạm hay do môi trường ẩm ướt hay nóng quá mức, sẽ khiến hệ thống không nhận được tín hiệu từ các cảm biến hoặc ra lệnh sai cho kim phun.
- Lỗi các cảm biến: Các cảm biến là những thiết bị giúp ECU thu thập các thông số liên quan đến quá trình hoạt động của xe như nhiệt độ khí nạp, góc quay camshaft hay crankshaft hay nồng độ oxy trong khí thải Nếu các cảm biến bị dơ bẩn, lỏng kết nối hay hỏng do tuổi thọ cao hoặc do va chạm mạnh, sẽ khiến ECU không nhận được thông tin chính xác để điều chỉnh lượng xăng.
-Khi hệ thống phun xăng điện tử gặp trục trặc, chủ xe cần kiểm tra lại các hệ thống, bộ phận trên ô tô nhằm phát hiện lỗi chuẩn xác nhất, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
-Kiểm tra lại nguồn của hệ thống phun xăng điện tử
-Tiến hành kiểm tra nguồn của hệ thống đầu tiên vì nguồn sẽ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống Nếu nguồn không có điện, hệ thống sẽ rơi vào tình trạng không hoạt động. -Kiểm tra lỗi phun xăng điện tử tại vòi phun xăng
Vòi phun xăng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các lỗi của hệ thống phun xăng điện tử Bạn cần xác định lượng xăng điều tiết có gặp vấn đề gì không, kiểm tra vòi phun có bị đóng cặn, bị tắc không, nếu bộ lọc hoạt động không tốt.
Trường hợp vẫn không xác định được lỗi, bạn nên kiểm tra ECU Nếu các cảm biến đều hoạt động nhưng đèn báo lỗi hệ thống phun xăng điện tử vẫn sáng, chứng tỏ ECU bị hỏng. -Kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga Để sửa lỗi phun xăng điện tử, cần đo điện trở bằng đồng hồ ôm kế để xác định mức điện trở cho phép Nếu tình trạng ổn định, hãy kiểm tra tín hiệu từ cảm biến vị trí bướm ga tới ECU Nếu đèn check báo mã lỗi 41, chứng tỏ cảm biến này đã hư hỏng, không có tín hiệu gửi tới ECU
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra bơm điện và đường dẫn nhiên liệu, nhằm xác định xăng có bị rò ra ngoài không Nếu có, cần phải khắc phục ngay lập tức
2 Trình bày những đặc điểm của hệ thống phun xăng điện tử EFI ?
Hệ thống phun xăng điện tử EFI là một hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ đốt trong bằng cách phun xăng vào buồng đốt thông qua các béc phun được điều khiển bởi một bộ vi xử lý Những đặc điểm của hệ thống phun xăng điện tử EFI là:
- Hệ thống có khả năng tự điều chỉnh lượng xăng phun vào buồng đốt theo các thông số như áp suất không khí, nhiệt độ không khí, tốc độ quay và vị trí của bướm ga Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.
- Hệ thống có thể phân biệt được các chế độ hoạt động của động cơ như khởi động lạnh, làm nóng, chạy ổn định và tăng tốc Điều này giúp hệ thống phun xăng phù hợp với từng chế độ để duy trì sự ổn định và an toàn của động cơ.