1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập nhóm hành chính : Vụ việc trong đó hai đối tượng là viên chức sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra tại Hà Tĩnh năm 2018

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm hành chính: Vụ việc trong đó hai đối tượng là viên chức sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra tại Hà Tĩnh năm 2018
Tác giả Nhóm Sinh Viên
Trường học Trường Đại học [Tên trường đại học cần điền]
Chuyên ngành Hành chính công
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Tĩnh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 28,68 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn tồn tại nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi sai lệch với tiêu chuẩn đạo đức, trái pháp luật. Do đó, để tìm hiểu sâu hơn về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhóm chúng em chọn đề tài số 7, một vụ việc trong đó hai đối tượng là viên chức sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra tại Hà Tĩnh năm 2018. PHẦN NỘI DUNG 1. Phân tích các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của viên chức và chỉ rõ cô giáo và nữ kế toán trường học trong vụ việc trên vi phạm nghĩa vụ gì? * Chứng minh cô giáo và nữ kế toán trường học trong vụ việc là viên chức: Điều 9, khoản 1, luật Viên Chức 2010 ghi nhận: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.” Cụ thể là trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.” Vì vậy, trường mầm non Phúc Trạch và trường tiểu học Hương Trà là các đơn vị sự nghiệp công lập. Và điều 4 Luật viên chức 2010 ghi nhận: “Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”. Cô Tr.Th.H và cô Ng.Th.L.Q: 1. Công tác tại trường tiểu học Hương Trà và trường mầm non Phúc Trạch là các đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Cô Tr.Th.H là giáo viên, thực hiện nhiệm vụ là dạy học. Còn cô Ng.Th.L.Q là kế toán, công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của trường học. Đây là các công việc có trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, Cô Tr.Th.H và cô Ng.Th.L.Q là viên chức * Phân tích nghĩa vụ của viên chức: Nghĩa vụ của mọi viên chức được chia làm 3 nhóm lớn là nghĩa vụ chung của viên chức, nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp và những việc viên chức không được làm: Nhóm thứ nhất là những nghĩa vụ chung của viên chức, gồm có: 1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước. 2. Có nếp

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn tồn tại nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi sai lệch với tiêu chuẩn đạo đức, trái pháp luật Do đó, để tìm hiểu sâu hơn về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhóm chúng em chọn đề tài số 7, một vụ việc trong đó hai đối tượng là viên chức sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra tại

Hà Tĩnh năm 2018

PHẦN NỘI DUNG

1 Phân tích các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của viên chức và chỉ rõ cô giáo và nữ kế toán trường học trong vụ việc trên vi phạm nghĩa vụ gì?

* Chứng minh cô giáo và nữ kế toán trường học trong vụ việc là viên chức:

Điều 9, khoản 1, luật Viên Chức 2010 ghi nhận: “Đơn vị sự nghiệp công lập

là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.” Cụ thể là trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.”

Vì vậy, trường mầm non Phúc Trạch và trường tiểu học Hương Trà là các đơn vị sự nghiệp công lập

Và điều 4 Luật viên chức 2010 ghi nhận: “Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực,

kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của

Trang 2

Cô Tr.Th.H và cô Ng.Th.L.Q:

1 Công tác tại trường tiểu học Hương Trà và trường mầm non Phúc Trạch

là các đơn vị sự nghiệp công lập

2 Cô Tr.Th.H là giáo viên, thực hiện nhiệm vụ là dạy học Còn cô Ng.Th.L.Q là kế toán, công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của trường học Đây là các công việc có trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

Do đó, Cô Tr.Th.H và cô Ng.Th.L.Q là viên chức

* Phân tích nghĩa vụ của viên chức:

Nghĩa vụ của mọi viên chức được chia làm 3 nhóm lớn là nghĩa vụ chung của viên chức, nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp và những việc viên chức không được làm:

Nhóm thứ nhất là những nghĩa vụ chung của viên chức, gồm có:

1 Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước

2 Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

3 Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập

4 Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao

5 Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức

Nhóm thứ hai là những nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp, gồm có:

Trang 3

1 Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng

2 Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ

3 Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền

4 Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

5 Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân; d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp

6 Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp

7 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Nhóm thứ ba là những việc viên chức không được làm, gồm có:

1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công

2 Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật

3 Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức

4 Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội

5 Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp

6 Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy

Trang 4

Riêng với viên chức quản lí, bên cạnh những nghĩa vụ nêu trên họ còn

có những nghĩa vụ sau:

Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16, Điều 17 của luật này và các nghĩa vụ sau:

1 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;

2 Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

3 Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;

4 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ

sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

5 Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách

* Cô giáo và nữ kế toán trường học trong vụ việc nêu trên đã vi phạm nghĩa vụ:

Nghĩa vụ chung của viên chức ở khoản 1 điều 16 Luật viên chức, cụ thể là:

“Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam

và pháp luật của Nhà nước”

Vì vậy viên chức phải có nghĩa vụ tuân thủ theo quy định của pháp luật hay nói cách khác là không làm những điều mà pháp luật cấm Theo khoản 3 điều 3 Luật phòng, chống ma túy “ nghiêm cấm hành vi: Sử dụng, tổ chức sử dụng trái

phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái

phép chất ma tuý”

2 Xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật trong vụ việc nêu trên.

Căn cứ vào tính chất hành vi vi phạm, nơi công tác và nghề nghiệp của đối tượng vi phạm thì thẩm quyền xử lý kỷ luật trong vụ việc này thuộc về Hiệu

Trang 5

trưởng Trường Tiểu học Hương Trà nơi cô Tr.Th.H đang công tác và Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Trạch nơi cô Ng.Th.L.Q đang công tác

Cơ sở pháp lý để xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật trong vụ việc: Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức

Cô giáo và nữ kế toán trên đều là viên chức (căn cứ vào Khoản 1 Điều 9 và Điều 4 Luật Viên chức 2010, như ý 1 đã trình bày) nên thuộc đối tượng điều của nghị định này Cô Tr.Th.H là giáo viên, thực hiện nhiệm vụ là dạy học; còn cô Ng.Th.L.Q là kế toán, công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của trường học, như vậy cả 2 đều là viên chức không giữ chức vụ quản lý

Nghị định số: 27/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/2/2012 nên hoàn toàn đủ điều kiện để áp dụng cho vụ việc (đã xảy ra ngày 21/12/2018)

Theo nội dung của Nghị định này thì cô giáo và nữ kế toán phải chịu xử lý

kỷ luật cụ thể như sau:

- Khoản 8 Điều 11 của Nghị định quy định hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau:

Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác

- Khoản 2 Điều 14 của Nghị định quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật: Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức

kỷ luật

Như vậy, trong trường hợp này, giáo viên tiểu học và kế toán trường mầm non sử dụng mà túy trong phòng hát thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

ở đây là Hiệu trưởng nhà trường sẽ có thẩm quyền xử lý kỷ luật và hình thức áp

Trang 6

3 Xác định căn cứ pháp lý để xử lý kỷ luật.

Điều 4 NĐ số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức:

Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

1 Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật Viên chức;

2 Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;

3 Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

4 Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cô Tr.Th.H và cô Ng.Th.L.Q đã vi phạm khoản 4 của Điều 4 với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, một trong những tệ nạn xã hội mà pháp luật quy định phải phòng, chống

Căn cứ Khoản 1, Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hai đối tượng trên sẽ nhận mức phạt là:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

4 Xác định hình thức kỷ luật trong vụ việc trên.

Trang 7

Căn cứ khoản 1 điều 9 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức:

1 Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc.

Căn cứ khoản 8 điều 11 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với viên chức “sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác”

Như vậy, cô Ng.Th.L.Q, kế toán trường mầm non Phúc Trạch và Tr.Th.H, giáo viên trường tiểu học Hương Trà sử dụng ma túy sẽ bị kỷ luật theo hình thức phạt cảnh cáo do sử dụng trái phép chất ma túy

5 Hành vi sử dụng chất ma túy của cô giáo và nữ kế toán trên có cấu thành hành vi vi phạm hành chính hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý.

* Có 4 yếu tố cấu thành vi phạm hành chính đó là: khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể

Về mặt khách quan:

- Đây là một hành vi đã xảy ra trong thực tế, tại thời gian, địa điểm cụ thể là ngày 21/12/2018 tại quán karaoke Du Bai (thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh), hành vi

sử dụng chất kích thích của cô giáo và nữ kế toán trong sự việc này đã vi phạm đến Khoản 1 Điều 21 nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 21 Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

Trang 8

- Hành vi này đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, làm xấu đi bộ mặt của ngành giáo dục, khiến cho người dân, đặc biệt là những bậc phụ huynh bất an

về tư cách của nhà giáo, tạo lên một làn sóng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng đến

an toàn xã hội

Về mặt chủ quan:

- Cô giáo và nữ kế toán trường học, thân là viên chức nên chắc hẳn phải nắm

rõ được hành vi của mình là vi phạm pháp luật Thế tuy nhiên, cô giáo và nữ kế toán trường học này vẫn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ấy, chứng tỏ rằng hành vi này chứa đựng lỗi cố ý của người thực hiện

Về mặt chủ thể:

- Vì là viên chức, cho nên cô giáo và nữ kế toán trường học này chắc chắn

đã đủ 16 tuổi và không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều chỉnh hành vi Như vậy, hai người này đủ điều kiện làm chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp

Về mặt khách thể:

- Hành vi của cô giáo và nữ kế toán trường học trong sự việc này đã vi phạm đến trật tự quản lí hành chính mà nhà nước bảo vệ, mà cụ thể đã được quy định trong Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc sử dụng trái phép chất kích thích

Vậy, hành vi của cô giáo H và nữ kế toán Q có đầy đủ 4 yếu tố để cấu thành vi phạm hành chính, đó là khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể Vì vậy, hành vi của cô giáo và nữ kế toán là hành vi vi phạm pháp luật hành chính

* Vậy căn cứ pháp lí trong trường hợp này đó là:

Theo Khoản 1, Điều 21, Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định:

Điều 21 Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

Trang 9

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

PHẦN KẾT LUẬN

Để giải quyết năm yêu cầu của đề tài, nhóm chúng em đã đưa ra những căn

cứ pháp lý phù hợp để tìm hiểu sâu hơn về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của cô giáo tiểu học H và nữ kế toán Q Từ đó, chúng em có những nhận thức, hiểu biết rõ ràng hơn về trách nhiệm của viên chức, thẩm quyền xử lý vi phạm đối với viên chức cũng như hình thức kỷ luật được áp dụng theo pháp luật hiện hành Qua đây, chúng ta cần thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, công chức, viên chức Có như vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới vững mạnh, hiệu quả

Trang 10

Danh mục tài liệu tham khảo:

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công

an nhân dân, Hà Nội, 2018

2 Luật Viên chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

3 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.

4 Luật Phòng, chống ma túy, Nxb Lao động, Hà Nội, 2008.

5 Nghị định số 27/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, Hà Nội, 2012.

6 Nghị định số 167/2013 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, Hà nội, 2013.

Ngày đăng: 30/10/2024, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w