Nghèo đói không chỉ ảnh hưởng về tài chính không đâu nó còn làm trở ngại cho sự phát triển bền vững của con người, ảnh hưởng đến sức khỏe, giáo dục,… Và vấn đề nan giải này là một trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO
MÔN HỌC: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CHỦ ĐỀ: SDGS VỀ KHÍA CẠNH XÃ HỘI
SDG 1: XÓA NGHÈO
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ HỒNG THU
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 24C1ECO50122004 + 24C9ECO50122001
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 1
Trang 2NỘI DUNG 2
I Tổng quan về nghèo đói tại Việt Nam: 2
1 Tình hình nghèo đói tại Việt Nam: 2
2 Chiến lược và chính sách của Việt Nam: 2
3 Những khó khăn, thách thức: 3
II Khía cạnh xã hội về phát triển bền vững và SDG 1: 4
1 Khía cạnh xã hội về phát triển: 4
2 Khái niệm SDG 1: 4
3 Các mục tiêu cụ thể (Targets) trong SDG1: 4
III Ứng dụng mô hình tam giác xã hội đối với SDG 1: 5
1 Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực (1.1) 6
2 Giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo đói (1.2) 6
3 Thực hiện hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia (1.3) 6
4 Quyền bình đẳng về quyền sở hữu, dịch vụ cơ bản, công nghệ và nguồn lực kinh tế (1.4) 7
5 Xây dựng khả năng phục hồi trước các thảm họa về môi trường, kinh tế và xã hội (1.5) 7
6 Huy động nguồn lực để xóa đói giảm nghèo (1-A) 8
7 Thiết lập khuôn khổ chính sách xóa đói giảm nghèo ở mọi cấp (1-B) 8
IV Mối quan hệ và tác động của SDG 1 đối với SDGs khác: 8
1 Tác động tích cực: 9
2 Tác động tiêu cực: 9
V Hành động doanh nghiệp và phân tích tình huống doanh nghiệp đối với SDG 1: 10
1 Hành động của doanh nghiệp đối với SDG 1: 10
2 Phân tích tình huống doanh nghiệp đối với SDG 1: 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Theo báo cáo Chỉ số nghèo Đa chiều (MPI) Toàn cầu được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và sáng kiến nghèo đói và phát triển con người (OPHI) tại Đại học Oxford công bố ngày 11/7/2023 thì có tới 1,1 tỷ trong số 6,1 tỷ người ở 110 quốc gia trên thế giới đang sống trong cảnh nghèo đói Qua số liệu đó, thì chúng ta có thể thấy tình trạng nghèo nàn, khó khăn ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang còn rất lớn Vì thế, đây là một hiện trạng nan giải, thách thức lớn trên toàn cầu mà ta phải đối mặt Nghèo đói không chỉ ảnh hưởng về tài chính không đâu nó còn làm trở ngại cho sự phát triển bền vững của con người, ảnh hưởng đến sức khỏe, giáo dục,… Và vấn đề nan giải này là một trong những 17 mục tiêu cụ thể của SDG và nó chính là SDG 1 – NO POVERTY Làm thế nào để hiểu được những nội dung cụ thể của SDG 1? Mục tiêu SDG 1 là gì? Mối liên hệ giữa SDG
1 với 16 SDG khác ra sao? Trước tình trạng đó các doanh nghiệp sẽ hành động như nào? Thấy được sự cần thiết, quan trọng, cốt lõi của mục tiêu này nên nhóm 1 chúng em đã quyết định chọn SDG 1 để nghiên cứu Và những câu hỏi trên sẽ được nhóm em trả lời thông qua bài báo cáo này Chúng em tin rằng, qua việc nghiên cứu này chúng em sẽ hiểu rõ hơn về mục tiêu đầu tiên của phát triển bền vững Từ đó nhìn nhận, đưa ra những nguyên nhân, giải pháp cụ thể về mục tiêu này Và chúng em tin rằng mọi người sẽ có cách nhìn đúng đắn về
nó Vì thế, hãy cùng nhau góp một phần nhỏ công sức của mình để đạt được mục tiêu này có thể từ việc tiết kiệm thức ăn để ủng hộ cho các dự án vì cộng đồng
Trang 4NỘI DUNG
I Tổng quan về nghèo đói tại Việt Nam:
1 Tình hình nghèo đói tại Việt Nam:
- Tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cả nước còn 2,93%; tổng số hộ nghèo là 815.101 hộ Về số hộ nghèo, tính chung cả nước có tỷ lệ
hộ nghèo là 2,93% (giảm 1,1% so với cuối năm 2022)
- Về hộ cận nghèo cả nước là 2,78%; tổng số hộ cận nghèo là 771.235
(Bảng 1 Bảng số liệu về nghèo đói tại các vùng ở Việt nam)
2 Chiến lược và chính sách của Việt Nam:
Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững SDG 1, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ giảm nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các hộ gia đình nghèo Các dự án này tập trung vào việc cải thiện
cơ sở hạ tầng, phát triển sinh kế, và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế
Trang 5Đồng thời, việc thực hiện các chính sách như tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho người nghèo và hỗ trợ khởi nghiệp cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững
Chương trình được thực hiện trên cả nước nhưng trọng tâm là các huyện, xã nghèo và đặc biệt khó khăn đến năm 2025 Chương trình có những mục tiêu như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm trung bình 1-1,5%/năm
30% huyện, xã nghèo và đặc biệt khó khăn ven biển, hải đảo thoát khỏi tình trạng hiện tại
- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm
Chính Phủ dành ra ít nhất 75.000 tỷ đồng nhằm thực hiện chương trình này, bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương: 48.000 tỷ đồng (chiếm 64%)
- Vốn ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng (chiếm 16,92%)
- Huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng (chiếm 19,08%)
3 Những khó khăn, thách thức:
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua Một số khó khăn mà chúng ta còn gặp phải như:
- Kết quả giảm nghèo chưa bền vững: Tình trạng tái nghèo và sự gia tăng nghèo đói vẫn còn cao, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, và những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai
- Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng: do việc tiếp cận các mức độ khác nhau với các dịch vụ, thị trường và việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư khác nhau
- Tạo tính trông chờ, ỷ lại ở một bộ phận người dân
- Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất chưa được đảm bảo: Thời gian qua nhà nước ta đã có nhiều chính sách xây dựng hạ tầng, nhất là ở nông thôn nhưng vẫn còn nhiều bất cập:
Hệ thống giao thông chỉ đáp ứng phần lớn cho sự kết nối từ trung tâm thành phố đến các huyện; hệ thống thủy nông đã đáp ứng được việc tưới tiêu cơ bản nhưng trong những trường hợp thời tiết khó khăn thì vẫn chưa đáp ứng được…
Trang 6Để giải quyết những thách thức này, Việt Nam cần tiếp tục cải cách chính sách, nâng cao năng lực và cải thiện khả năng ứng phó với các rủi ro môi trường, cũng như phải hiểu rõ các khía cạnh xã hội và mục tiêu phát triển bền vững SDG 1 một cách chặt chẽ Và sau đây là sẽ
là nội dung cụ thể hơn về SDG 1
I Khía cạnh xã hội về phát triển bền vững và SDG 1:
1 Khía cạnh xã hội về phát triển:
Phát triển bền vững bao gồm ba khía cạnh chính: kinh tế, xã hội, và môi trường Khía cạnh xã hội đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện sống và tăng cường sự công bằng
xã hội Theo nghiên cứu của UNDP (United Nations Development Programme), các yếu tố chính trong khía cạnh xã hội bao gồm:
1.1 Giảm nghèo và bất bình đẳng:
Tạo điều kiện cho tất cả các nhóm xã hội, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, có quyền tiếp cận tài nguyên và cơ hội phát triển
1.2 Tăng cường công bằng xã hội:
Giảm sự phân biệt đối xử và đảm bảo sự tham gia bình đẳng của mọi người trong các quá trình xã hội và chính trị
1.3 Hỗ trợ phúc lợi xã hội:
Cải thiện hệ thống giáo dục, y tế, và các dịch vụ xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống
2 Khái niệm SDG 1:
SDG 1, hay Mục tiêu Phát triển Bền vững số 1 sẽ tập trung vào việc "Xóa đói nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi." Theo United Nations (2023), SDG1 là mục tiêu cơ bản trong chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói cực đoan và đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội sống một cuộc sống đầy đủ và tự do khỏi nghèo đói
3 Các mục tiêu cụ thể (Targets) trong SDG1:
Trang 7 1.1 Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực ở tất cả các nơi trên thế giới (UN, 2023)
1.2 Giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia cho tất cả mọi người vào năm 2030 (UNDP, 2023)
1.3 Thực hiện các hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia để bảo vệ người già, trẻ em,
và những người bị khuyết tật (World Bank, 2023)
1.4 Quyền bình đẳng về quyền sở hữu, dịch vụ cơ bản, công nghệ và nguồn lực kinh tế: Đảm bảo quyền tiếp cận tài sản và dịch vụ cơ bản cho tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo nhất (UN, 2023)
1.5 Xây dựng khả năng phục hồi trước các thảm họa về môi trường, kinh tế và
xã hội: Tăng cường khả năng chống chịu và giảm thiểu rủi ro của các nhóm dễ
bị tổn thương (WHO, 2023)
1-A Huy động nguồn lực để xóa đói giảm nghèo: Đảm bảo tài trợ đầy đủ cho các quốc gia đang phát triển để họ có thể đạt được mục tiêu xóa đói nghèo (UNDP, 2023)
1-B Thiết lập khuôn khổ chính sách xóa đói giảm nghèo ở mọi cấp trong việc phát triển và thực hiện các chính sách xóa đói nghèo (OECD, 2023)
Các mục tiêu này được xác định nhằm mục đích giải quyết những thách thức lớn liên quan đến nghèo đói trên toàn cầu và hướng tới một tương lai công bằng hơn cho tất cả mọi người
I.Ứng dụng mô hình tam giác xã hội đối với SDG 1:
Trang 81 Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực (1.1)
- Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực là 3CM Nghĩa là mục tiêu phụ này
cần sự hợp tác giữa xã hội nhân sự và thị trường để tạo ra ngoại tác tích cực, trong đó
xã hội dân sự giữ vai trò quan trọng Xã hội dân sự sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ cộng đồng, vận động các chính sách và giám sát việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo Còn thị trường đóng góp bằng cách tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đầu tư vào các vùng nghèo, phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với người nghèo
- Ví dụ: Tại Ấn Độ, các hợp tác xã sản xuất sữa như Amul đã giúp hàng triệu nông dân
nhỏ lẻ có thu nhập ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho người lao động
2 Giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo đói (1.2)
- Giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo đói là 3MG Đây là mục tiêu cần sự phối hợp của thị
trường với chính phủ để có thể tạo ra ngoại tác tích cực và thị trường có vai trò chính Thị trường sẽ có nhiệm vụ tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng thị trường và phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao Chính phủ
sẽ xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho kinh doanh phát triển
- Ví dụ: Từ năm 2010 đến 2020, tỷ lệ nghèo tại Việt Nam đã giảm từ 16,8% xuống còn
5% nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và dịch chuyển khỏi nông nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của chính phủ đã được triển khai chương trình từ 2016 - 2022, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,2% năm 2016 xuống còn 4,3% năm 2022
3 Thực hiện hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia (1.3)
Trang 9- Thực hiện hệ thống và biện pháp bảo trợ xã hội quốc gia là 3GC Tức là chính phủ giữ
vai trò chính, xã hội dân sự giữ vai trò phối hợp Chính phủ sẽ có nhiệm vụ định hướng, tạo ra pháp lý, cung cấp nguồn lực cũng như giám sát quá trình thực hiện Khi
đó xã hội dân sự đóng vai trò chủ động trong việc cung cấp dịch vụ, huy động nguồn lực, đại diện cho lợi ích của cộng đồng Như vậy, sẽ đồng thời tạo ra các ngoại tác tích cực
- Ví dụ: Ở Việt Nam, theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn
2013-2019 cả nước đã hoàn thành hỗ trợ cho 339.176 hộ người có công có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 96,7%; giai đoạn 2015-2020 hỗ trợ 117.427/236.324 hộ nghèo, đạt 50%; giai đoạn 2014-2021 hỗ trợ 19.032/23.797 hộ nghèo vùng lũ lụt có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 80%
4 Quyền bình đẳng về quyền sở hữu, dịch vụ cơ bản, công nghệ và nguồn lực kinh tế (1.4)
- Quyền bình đẳng về quyền sở hữu, dịch vụ cơ bản, công nghệ và nguồn lực kinh tế là
3CG Vậy xã hội dân sự sẽ có vai trò chính và chính phủ sẽ có vai trò phối hợp Xã hội dân sự sẽ có vai trò giống như giám sát việc thực hiện các chính sách, đại diện cho lợi ích các nhóm yếu thế, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển Chính phủ có vai trò trong việc ban hành các luật pháp , chính sách để đảm bảo quyền bình đẳng, cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế, Tạo ra các ngoại tác tích cực
- Ví dụ: Từ giữa năm 2022 xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại nhiều cơ sở y tế
trên toàn quốc Đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí KCB BHYT, đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn về cơ chế chính sách Đến quý 4/2022 tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã
cơ bản được khắc phục tại tất cả các địa phương Với mục tiêu đặt quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BHYT lên hàng đầu, thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam và ngành Y tế đã đồng thuận, thống nhất và quyết tâm cao trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT với mục tiêu phát triển bền vững BHYT toàn dân
Trang 105 Xây dựng khả năng phục hồi trước các thảm họa về môi trường, kinh tế và xã hội (1.5)
- Xây dựng khả năng phục hồi trước các thảm họa về môi trường, kinh tế và xã hội là
4GCM Như vậy chính phủ sẽ có vai trò chính và thị trường, xã hội dân sự sẽ có vai trò phối hợp Chính phủ sẽ có khả năng, nhiệm vụ hoạch định các chính sách, điều phối các nguồn lực, cung cấp các dịch vụ công Thị trường sẽ đầu tư vào các giải pháp bền vững, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, tạo ra các cơ hội việc làm Xã hội dân
sự sẽ góp phần nâng cao nhận thức, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, Tạo ra các ngoại tác tích cực
- Ví dụ: Ở Nhật Bản, vào năm 2011 đã xảy ra động đất, sóng thần đã khiến cho nước đó
những mất mát khủng khiếp Sau 12 năm thảm họa kép động đất và sóng thần, với ý chí và nghị lực phi thường, chính phủ và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng
để xây dựng lại Fukushima từ những đống hoang tàn đổ nát Chính phủ Nhật Bản đã chi đến 295 tỷ USD cho các nỗ lực tái thiết, bao gồm xây dựng đường sá, đê chắn sóng, nhà ở, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho người dân Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình tái thiết các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa
6 Huy động nguồn lực để xóa đói giảm nghèo (1-A)
- Chính phủ chịu trách nhiệm chính trong việc huy động nguồn lực để thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo 3G Chính phủ sẽ thực hiện một số chính sách như tăng cường thu ngân sách, cải cách chi tiêu công, hợp tác và huy động vốn đầu tư từ nước ngoài để có nhiều nguồn lực nhằm tạo ra ngoại tác tích cực
- Ví dụ: Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách mở cửa kinh tế và cải cách
thị trường, giúp giảm tỷ lệ nghèo từ 88% vào năm 1981 xuống dưới 1% vào năm 2015
7 Thiết lập khuôn khổ chính sách xóa đói giảm nghèo ở mọi cấp (1-B)
- Thiết lập khuôn khổ chính sách xóa đói giảm nghèo ở mọi cấp là 3G Ở đây, chính phủ
sẽ có vai trò chính Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách để bảo vệ quyền lợi của người nghèo và nhạy cảm về giới, phân bổ ngân sách để thực hiện các chính sách, đảm bảo cung cấp các dịch vụ công, hỗ trợ xã hội cho họ Tạo ra các ngoại tác tích cực
Trang 11- Ví dụ: Năm 2021, Chính phủ đã Ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai
đoạn 2021-2031; Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025" Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tích cực thực hiện Chiến lược và Đề án này Đồng thời, Hội cũng đã tăng cường phối hợp, tham gia tổ chức thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
II Mối quan hệ và tác động của SDG 1 đối với SDGs khác:
- SDG 1 (Xóa nghèo đói) là nền tảng quan trọng, bởi nghèo đói không chỉ là một thách
thức lớn về mặt nhân đạo mà còn là gốc rễ của nhiều vấn đề khác SDG 1 không chỉ liên quan trực tiếp đến việc cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới
mà còn đóng vai trò cốt lõi trong việc đạt được các mục tiêu khác
- Sự liên kết giữa SDG 1 và các SDG khác thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau trong việc
giải quyết các vấn đề phức tạp và đa chiều của phát triển bền vững Chẳng hạn, việc giảm nghèo không thể tách rời khỏi việc cải thiện sức khỏe (SDG 3), nâng cao chất lượng giáo dục (SDG 4), và thúc đẩy bình đẳng giới (SDG 5) Đồng thời, cơ sở hạ tầng phát triển (SDG 9) và việc bảo vệ môi trường (SDG 15) cũng góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo bền vững Hơn nữa, một xã hội hòa bình và các thể chế mạnh mẽ (SDG 16) là điều kiện cần thiết để đảm bảo rằng những thành quả trong giảm nghèo không bị đánh mất
1 Tác động tích cực:
- Nghèo đói là một trở ngại cho việc hiện thực hóa phẩm giá và sự phát triển của con
người, và là rào cản đối với nhiều quyền con người Sống trong nghèo đói thường có nghĩa là thiếu khả năng tiếp cận với các tiện nghi cơ bản như dinh dưỡng tốt, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và xuất tinh Do đó, giảm nghèo có thể giúp giải quyết các vấn đề xung quanh dinh dưỡng (SDG 2), sức khỏe (SDG 3), giáo dục (SDG 4), vệ sinh (SDG 6) và bất bình đẳng (SDG 5 và 10), góp phần chung vào việc xây dựng xã hội hòa bình hơn (SDG 16) Đưa mọi người thoát khỏi đói nghèo cũng góp phần tích cực vào lực lượng lao động dẫn đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn (SDG 8) và đổi mới (SDG 9) Nó cũng có thể đóng góp tích cực cho các Mục tiêu liên quan đến hành tinh (SDG
13, 14 và 15), vì nghèo đói có thể là động lực của các hoạt động như săn trộm, và cắt