Hãy để mục tiêu dẫn lối “Phương hướng cuộc đời” pptx

7 418 0
Hãy để mục tiêu dẫn lối “Phương hướng cuộc đời” pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hãy để mục tiêu dẫn lối “Phương hướng cuộc đời” Từ Thanh Hoá đi Hà Nội, ở mỗi ngã tư, bạn lựa chọn đường đi hướng bắc thì không bao giờ đi sai đường. Nếu không có đường đi hướng bắc thì bạn cũng có thể chọn hướng Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Hãy để mục tiêu dẫn lối “Phương hướng cuộc đời” Nhưng khi đến ngã tư tiếp theo, nếu bạn vẫn chọn hướng đi Tấy Bắc hoặc Đông Bắc thì bạn sẽ phải đối chiếu lại phương hướng, sau đó lại chọn hướng Bắc. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ bị nhầm đường đến Hà Nội. Vì có mục tiêu là đến Hà Nội, chúng ta có phương hướng một cách chính xác, bước đi gần với mục tiêu chứ không xa rời. Hành trình cuộc đời như sau: người có mục tiêu, khi đứng trướ c ngã rẽ cuộc đời, mới có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác. Một người quê thôn Đông muốn vào thành. Buổi sớm tinh mơ thức dậy, anh vội vàng lên đường, hy vọng trước khi trời tối sẽ vào tới thành. Anh ta đi được nửa ngày đường, bỗng phát hiện mình bị lạc đường, đứng trước ngã tư không có người giúp đỡ, anh ta đành tự mình tìm hướng đi. Không bao lâu anh này nhìn thấy một người nông phu đánh xe bò đi tới, anh ta liền vội vàng chạy tới và hỏi: “Xin hỏi từ đây vào thành mất bao xa?” Người nông phu dừng xe lại, đầu vẫn không ngẩng lên, trả lời: “Khoảng 30 phút đi đường nữa thì tới.” Anh nhà quê lại hỏi: “Tôi có thể đi nhờ xe được không? Tôi sẽ ngồi phía sau này thôi.” Người nông phu vẫn không ngẩng đầu lên đáp: “Được”. Anh nhà quê rất mừng ngồi lên xe và xoa đôi chân ê ẩm của mình sau nửa ngày đường vất vả. Qua khoảng nửa tiếng, anh nhà quê nhìn tứ phía, vẫn không thấy hình bóng kinh thành đâu cả, lại hỏi người nông phu: “Làm sao vẫn chưa tới thành, đường còn đi bao xa?” Người nông phu trả lời: “Còn đi khoảng một ti ếng mới vào thành” Anh chàng nhà quê giật mình: “Sao cơ, xe của ông không phải vào thành hay sao?” Người nông phu đáp lại: “Xe của tôi tiến về phía nam, anh không hỏi tôi có vào thành không, tự mình lên xe, bây giờ nên trách ai đây?” Anh nhà quê vội vàng xuống xe đi tiếp. Nhưng mặt trời đã bắt đầu xuống núi. Trong cuộc sống cũng vậy, khi ta không biết đi đường nào, lại vội vàng quyết định đi theo con đường mà chính ta cũng không rõ, cuối cùng con đường đó cũng chẳng dẫn ta đi đến đâu cả. Đó chính là cuộc đời. Mỗi người xem ra lúc nào cũng bận rộn. Nhưng khi được hỏi tại sao lại bận rộn như vậy, phần lớn mọi người đều có một đ áp án duy nhất: “Ôi! Tôi vội quá!” Fabel – một nhà khoa học người pháp đã từng làm “Một thử nghiệm sâu róm” nổi tiếng. Loại sâu róm này có một tập tính là luôn nhắm mắt đi theo những con sâu róm phía trước. Fabel đặt những con sâu róm trên thành một cái chậu bông, đầu đuôi nối nhau, tạo thành một vòng tròn, xung quanh chậu hoa gần 5,6 cm ông để lá cây tùng, loại cây mà sâu róm rất thích ăn. Những con sâu róm nối đuôi nhau đi thành một vòng tròn xung quanh chậu hoa. Một tiếng trôi qua, một ngày trôi qua, nhưng con sâu róm không ngừng đi đi lại lại. Đi tới bảy ngày bảy đêm, do mệt và đói nên chúng đều chết hết. Trong trường hợp này, chỉ cần một con sâu róm đi khác đường của những con còn lại, nhất định nó sẽ có một cuộc sống tốt hơn nhiều – đó là ăn được lá tùng. Fabel cho rằng: “Phải có mục đích sống, nếu không sẽ lãng phí sức lực”. Fabel còn nói: “Có một số người s ống không có mục đích gì, họ giống trên thế gian như cọng cỏ trên sông, không phải chúng tự trôi mà là bị cuốn theo dòng nước.” Cuộc sống như một chiếc bản đồ, do đó bạn phải sớm xác lập ra mục tiêu rõ ràng, định ra trên bản đồ những mục tiêu muốn tới. Trời đất bao la rộng lớn, thế giới lại muôn màu nhưng cuộc đời và thời gian của các bạn lại có hạn. Vì vậy bạn hãy xác định mục tiêu rõ ràng cho chính mình, biết mình muốn gì và mình muốn đi tới đâu. Một chàng thanh niên nọ không bi ết làm thế nào để thành cồn, đã đến thỉnh giáo một vị đại sư. Chàng thanh niên không hài lòng với cuộc sống hiện tại, hy vọng có thể có sự nghiệp khả quan hơn, cậu ta rất muốn biết làm thế nào để cải thiện tình hình. “Cậu định sẽ đi đâu” – vị đại sư hỏi chàng thanh niên. “Về điểm này, nói thực tôi cũng chưa rõ” chàng thanh niên suy nghĩ một lúc rồ i tiếp tục trả lời “Tôi vốn dĩ chưa suy nghĩ gì về việc này, chỉ nghĩ là muốn đến một nơi khác.” “Cậu đã từng làm gì coi là tốt nhất rồi” vị đại sư tiếp tục hỏi “Việc gì là tồi tệ nhất?” “Tôi không biết” chàng thanh niên đáp, “Hai việc này, tôi thật chưa bao giờ nghĩ đến.” “Gỉa định hiện nay bắt buộc phải đưa ra một sự lựa chọn hoặc quyết định, cậu muốn làm việc gì. Mục tiêu cậu muốn theo đuổi nhất là gì?”, vị đại sư hỏi. “Tôi không thể nói ra được”, chàng thanh niên vội vàng trả lời. “Tôi không biết mình muốn làm gì. Những việc này tôi chưa từng nghĩ tới, đương nhiên tôi cũng từng cảm thấy rằng nên tính đến những việc này rồi.” “Bây giờ tôi có thể nói cho cậu biết”, vị đại sư nói: “Hiện tại cậu muốn thay đổi môi trường đến một nơi khác, nhưng lại không biết đến đâu, vì cậu không biết phải làm gì, muốn làm gì. Thực ra trước khi thay đổi công việc cậu nên sắp xếp lại những việc này đã.” Do đại đa số mọi người đều có một ấn tượng mơ hồ, không rõ ràng về mục tiêu và sự mong muốn trong tương lai, do vậy không biết nên lựa chọn thế nào. Hãy thử tưởng tượng, một người không biết bản thân muốn đi đâu làm sao có thể bước chân đi hướng nào. Một cuộc sống không có mục tiêu chính là thiếu đi phươ ng hướng, giống như tàu thuỷ không có tay lái, du lịch không có kim chỉ nam khiến chúng ta không biết phải nên làm như thế nào. Cuộc sống giống như một dòng nước, con người tựa như một chiếc thuyền. Trên hành trình con thuyền tiến thẳng về phía trước, chúng ta cần biết mình muốn đến đâu. Mỗi lần đứng trước sự lựa chọn bạn cần phải suy xét chính mình, xem liệu mình lựa chọn có đ úng hay không, vì đó chính là cuộc sống của bạn và không ai có thể giúp bạn chọn lựa. Nếu lựa chọn có lợi mục tiêu cho bản thân, dù chỉ là một vài phần trăm thì cũng đã có ý nghĩa rồi. Nếu bạn xa rời mục tiêu của mình, thậm chí bạn lùi bước, thì bạn sẽ mãi không đạt được thành công. Trước khi chọn lựa, hãy tự hỏi lại mình: “Mục tiêu của tôi là gì”? . Hãy để mục tiêu dẫn lối “Phương hướng cuộc đời” Từ Thanh Hoá đi Hà Nội, ở mỗi ngã tư, bạn lựa chọn đường đi hướng bắc thì không bao giờ đi sai đường. Nếu không có đường đi hướng bắc. bắc thì bạn cũng có thể chọn hướng Đông Bắc hoặc Tây Bắc. Hãy để mục tiêu dẫn lối “Phương hướng cuộc đời” Nhưng khi đến ngã tư tiếp theo, nếu bạn vẫn chọn hướng đi Tấy Bắc hoặc Đông Bắc. hướng, sau đó lại chọn hướng Bắc. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ bị nhầm đường đến Hà Nội. Vì có mục tiêu là đến Hà Nội, chúng ta có phương hướng một cách chính xác, bước đi gần với mục tiêu

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan