NHỮNG CUỘC TÌM KIẾM NGHỆ THUẬT Trong tháng 9 - 2010 này, tại trung tâm văn hóa Hàn Quốc ở 49 Nguyễn Du có một triển lãm tranh sơn mài của ba họa sỹ Việt Nam: Trần Văn Bình, Lê Văn Thìn
Trang 1NHỮNG CUỘC TÌM KIẾM
NGHỆ THUẬT
Trong tháng 9 - 2010 này, tại trung tâm văn hóa Hàn Quốc
ở 49 Nguyễn Du có một triển lãm tranh sơn mài của ba họa sỹ Việt Nam: Trần Văn Bình, Lê Văn Thìn và Nguyễn Ngọc Dũng Hai họa sỹ Trần Văn Bình và Lê Văn Thìn đã có một bề dày thành tích, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống hội họa bằng những tìm tòi, sáng tạo trên chất liệu sơn mài, một chất liệu nổi tiếng của người Việt mà nó đã được nhiều danh họa lừng danh như: Nguyễn Sáng, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn sử dụng Trần Văn Bình từ lâu, đã đóng “con dấu” của mình trong lòng người yêu tranh bằng những hình người cách điệu đến NGUYỄN NGỌC DŨNG-xóm chài
Lăng Cô-Sơn mài
Trang 2tối giản, gắn trứng trên nền vóc son hoặc then, những mặt người bằng
vỏ trai vỏ ốc tạo ra một màu xám tro đặc biệt chỉ anh mới có, anh cũng
là người rất có duyên trong mảng tranh hoành tráng với đề tài lễ hội đủ
cả các dân tộc miền núi, miền xuôi, người Kinh, người Thượng, Tây Bắc, Tây Nguyên và phong cảnh núi cao, biển xa, khắp mọi miền Tổ quốc, tiêu biểu là bức “Quê hương vào hội” của anh bằng chất liệu sơn mài dài 9m, cao 2,4m đang được đặt ở phòng khách Trung tâm Hội nghị Quốc tế Mỹ Đình Lê Văn Thìn thì trong hành trình đi tìm mình,
đã hướng tới một “cách” khác người: Tìm cách đưa nhiều chất liệu mới vào sơn mài Anh dùng vỏ sò, vỏ hến, vỏ trai, vỏ ốc, cả đá núi, đá quý với gam màu xanh lục và lá cây rất lạ, gồ ghề, sâu thẳm, vàng son lộng lẫy, thô ráp sù sì, những năm gần đây, nghệ thuật của anh thiên về trừu tượng, những hình tượng được quy vào các khối và mảng cách điệu, có
lẽ vì thế đề tài Tây Nguyên được anh “thiên vị” với các tượng mồ Tây Nguyên đơn giản, và vách đá, mặt trời, cây lá hoang sơ Xem sơn mài của Lê Văn Thìn, ta thích thú và ngạc nhiên với các “ma che” ram ráp, lộng lẫy, lấp lánh một cách tự nhiên xen kẽ vào đó vẫn là những mảng vàng lớn tạt vào hay mảng son đỏ rực, xem tranh của anh ta luôn bị bất ngờ về cách sử dụng chất liệu trò chuyện với tôi, anh còn dự định đưa
cả các loại kim loại vào sơn mài thì có sao đâu, mấy chục năm trước ông cha ta cũng thế thôi, không có “chiến công” nào ăn sẵn và “những người tiên phong” bao giờ cũng là những người chịu hy sinh đầu tiên
Họ đáng được ghi công đầu trong cuộc khai phá!
Với họa sỹ Nguyễn Ngọc Dũng thì khác hẳn Ông vốn là nhà phê bình
Trang 3mỹ thuật, là một thầy giáo mỹ thuật học, hàm giáo sư có rất nhiều công trình về phê bình mỹ thuật đặc biệt về mảng Design, từng là hiệu phó trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam và là chủ nhiệm Khoa tạo dáng Công nghiệp Viện Đại học Mở suốt cả cuộc đời hơn 70 năm, hầu như ông chỉ viết và vẽ Là cán bộ bảo tồn bảo tàng sáng lập ngành bảo tồn bảo tàng tại Hải Phòng, từng du học tại nước Nga Xô Viết với cuộc đời thăng trầm với muôn vàn va đập, thay đổi bạn bè, đồng nghiệp vẫn thấy toát lên trong ông một tấm lòng nhân hậu, chân thật những năm gần đây, ông bắt đầu vẽ rất nhiệt tình, mới đầu là sơn dầu, rồi lụa, gần đây là sơn mài, ông vẽ với những ý tưởng phong phú
và để thư giãn cõi lòng, để vui Có lần, tôi cùng họa sỹ lão thành Mai Long đến xưởng vẽ xem tranh ông, ngạc nhiên thấy bút pháp không
“nghiệp dư” tý nào, nhiều chỗ rất “bợm”, nhiều họa sỹ chuyên nghiệp khó có Nhưng cái bao trùm lên tranh của ông, không phải là kỹ thuật,
mà là phần hồn, những bầu trời Đặc biệt là bầu trời trong ông, lãng mạn, phiêu diêu khôn tả, với những vết loang kỳ thú của thuốc nước trên lụa, với những bạt bút trên toan sơn dầu, tôi đánh giá rất “già dặn”
về nghề Làng quê tĩnh lặng, ẩn sau vách núi với những con người nhỏ bé (nhưng đét - sanh rất kỹ) càng làm tôn vẻ hùng vĩ của thiên nhiên, một con đò buồn bên dòng sông vắng, kỹ thuật “công” bút trên con đò không phải là xoàng! Màu cũng thế, nó không giống màu bất cứ
ai, và phiêu lãng, và buồn mà trong sáng, mảng sơn mài của ông cũng khá thành công với ý tưởng lạ và gam màu sơn mài truyền thống vàng son lộng lẫy, cổ truyền, thấm đậm hồn quê, chuyển tải tư tưởng thời đại qua những tác phẩm “Đối thoại với thiên nhiên”, “Hoan lạc”, “Giao
Trang 4mùa” đầy ý tưởng triết học
Tôi đi dọc sông Hồng, trung tâm của đồng bằng châu thổ, nó có trước lịch sử Việt Nam Thành phố nó đang chảy qua, sắp vào 1000 năm tuổi thầm nghĩ, thì cũng là văn hóa văn nghệ thôi, một khi con người
đã tìm ra “cách” để giải thoát mình, cất cánh cho mình dù đó là hội họa,
âm nhạc hay ngôn ngữ thì cũng đều đáng trân trọng!
LÊ TRÍ DŨNG