HOAHAIMIỀNĐẤTNƯỚC PHAN THỊ THANH MAI- Cổng quê - sơn dầu, 2009, 80x100cm Đầu xuân Canh Dần, công chúng yêu hội họa Thủ đô được thư ởng thức một triển lãm phong phú và đặc sắc, phòng tranh của 10 nữ họa sỹ ở hai đầu Tổ quốc, tập trung phần lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tầng hai nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam 16 Ngô Quyền rực rỡ sắc màu đầy nắng gió từ cực nam Tổ quốc hòa lẫn cái se lạnh đầu xuân tới 12 độ của cơn gió mùa xứ Bắc. Đó là các nữ họa sỹ: Phan Thanh Mai - Lan Hương - Đỗ Thị Kim Đoan - Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Thị Tiến của Hà Nội! Cao Thị Được - ái Lan - Nguyễn Thị Tâm - Nguyễn Thị Dương và Thùy Linh của thành phố Hồ Chí Minh. Đã từ lâu rồi, tôi được nghe câu này: “Phòng triển lãm là cây cầu nối, l à mắt xích không thể thiếu kết nối người họa sỹ với công chúng !”. Quả thật, đứng giữa phòng tranh, ta thầm cảm ơn người vẽ và cả người tổ chức nên phòng triển lãm. Vì nhờ nó, ta đư ợc sống trong bầu khí rất đỗi “quê hương”. Tôi muốn nói tới cái tính “vùng miền” nổi bật ở đây m à ít triển lãm nào có được Từ các bụi hoa dại âm thầm lặng lẽ che khuất cánh cửa gỗ buông lỏng then cài sơn đỏ lẩn khuất trong các ngõ quê nho nh ỏ của Phan Thanh Mai, ta thấy cái ấm áp trong nắng ban mai của mùa đông xứ Bắc, cùng nỗi buồn rất da diết của làng quê cổ Việt Nam. Dữ dội hơn, Lan Hương, một cây bút mới nổi lên gần đây với bức “sen” còn để lộ cả “ganh” của vải toan sơn dầu và cái màu đỏ rực cháy bỏng lòng người của phút giao thừa từ các giọt chảy của Acrylic. Kim Đoan thì trung thành với bảng màu sơn mài truyền thống đã từ lâu đưa chị lên vinh quang của các nữ họa sỹ với các bức chân dung thiếu nữ dân tộc thiểu số. Nguyễn Thị Hà trăn trở với hai đề tài âm nhạc v à chân dung với cách vẽ hồn hậu và phóng túng! Nguyễn Thị Tiến thì chắc chắn trong các phong cảnh làng quê Việt Nam cổ kính với kỹ thuật sơn mài cổ truyền vững vàng qua cái mảng vàng son, lộng lẫy. Các nữ họa sỹ phía Nam thì ngược hẳn lại. ái Lan đã trình làng với một loạt chân dung thiếu nữ đầy bản sắc riêng, từ tranh của chị toát ra cái “hồn” của Huế! Tác phẩm của chị lẫy lừng ở nhiều nước trên thế giới. Cao Thị Được thì lại ngập tràn nắng gió miền Tây cực Nam Tổ quốc bằng cách vẽ trang trí và màu sắc mạnh mẽ, với những nhát cắt hình sắc cạnh, gẫy góc, khỏe khoắn. Nguyễn Thị Tâm thật độc đáo với những bức tranh “nền trắng”. Nơi đó, phần lớn các đóa hoa (sen là chính) được phô diễn công phu, mềm mại với cả ánh vàng (vàng quì) dát vào, gây ấn tượng sửng sốt cho người xem. Còn Đặng Thị Dương, công chúng từ lâu đã biết đến chị như là một cây bút xuất sắc về đề tài chiến tranh cách mạng, nay chị lại xuất hiện rất chắc tay trong “khúc giao mùa” lung linh gió nước. Cuối cùng là Thùy Linh, sinh ra ở Hà Nội, lập nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, hội họa của Thuỳ Linh có cái hiện đại của phương Tây v ới những nhát văng tung tảy của nhát dao vẽ cùng bảng màu nguyên chất! Sự khỏe khoắn của tâm hồn lộ ra qua từng nhát vẽ. Trong vận động của phong trào vẽ. Triển lãm chung không phải là dễ. Một triển lãm chung được đánh giá là “hòa âm đẹp”. Nơi đó, toát ra vẻ đẹp vùng miền, có cái độc đáo của từng họa sỹ, triển lãm “sắc màu” h ội tụ 10 gương mặt nữ họa sỹ haimiền Tổ quốc lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Thủ đô đã gây nên tiếng vang lớn, hy vọng sắp t ới nó sẽ hội tụ lại ở thành phố Hồ Chí Minh và có th ể, sẽ gặp lại ở thủ đô một nước bạn nào đó. Làm đẹp thêm cho hội họa Việt Nam. Lê Trí Dũng . HOA HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC PHAN THỊ THANH MAI- Cổng quê - sơn dầu, 2009, 80x100cm Đầu xuân Canh Dần,. giá là “hòa âm đẹp”. Nơi đó, toát ra vẻ đẹp vùng miền, có cái độc đáo của từng họa sỹ, triển lãm “sắc màu” h ội tụ 10 gương mặt nữ họa sỹ hai miền Tổ quốc lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng. trong bầu khí rất đỗi “quê hương”. Tôi muốn nói tới cái tính “vùng miền nổi bật ở đây m à ít triển lãm nào có được Từ các bụi hoa dại âm thầm lặng lẽ che khuất cánh cửa gỗ buông lỏng then cài