BỨC CHÂN DUNG NGUYÊN SOÁI pptx

7 253 0
BỨC CHÂN DUNG NGUYÊN SOÁI pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỨC CHÂN DUNG NGUYÊN SOÁI Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức (09/5/1945 - 09/5/2010) BBT Tạp chí Mỹ thuật gửi tới bạn đọc bài viết về bức tranh vẽ Nguyên soái huyền thoại G.K.Zhukov. Tác phẩm này được vẽ bởi nhóm Kukrynikcy nổi tiếng. Xin mời bạn đọc theo dõi. Chân dung nguyên soái Zhukov Kukrynikcy là bút danh ghép từ ba âm tiết đầu của tên họ ba hoạ sĩ Xô viết nổi tiếng Kuprianov M.V (sinh năm 1903) Krylov P.N (sinh năm 1902) và Sokolov N. (sinh năm 1903). Nhóm hoạ sĩ này cùng chung lưng đấu cật làm việc với nhau từ năm 1924, đầu tiên với tư cách là nh ững họa sĩ vẽ tranh châm biếm, sau đó vẽ tranh minh họa cho các tác phẩm văn học. Ba ông đã có những họa phẩm nổi tiếng về đề tài chiến tranh vệ quốc như Tanya (1942 - 1947) Tận số (1947 - 1948) Kết tội (1967). Cả ba đều được phong danh hiệu Họa sĩ nhân dân, Giải thưởng Lênin (1965) Chiến thắng! Ngay từ khi ở Mátxcơva, nhóm họa sĩ bộ ba chúng tôi - Kukrynikcy - đã nảy ra ý định vẽ một bức tranh tái hiện lại giây phút ký văn bản đầu hàng của nước Đức Hitler. Sau khi biết tin về vụ tự sát của Hitler và Eva- Braun trong boong-ke dưới mặt đất ở Berlin, chúng tôi đã quyết định vẽ thêm một bức tranh nữa mang tên Tận số nói về những ngày cuối cùng của tên trùm phát xít trong hầm ngầm. Muốn vẽ được hai bức tranh đó, chúng tôi cần phải gặp nguy ên soái G.K.Zhukov và đến tận boong -ke của Hitler. Các cơ quan văn hóa và quân sự có liên quan đến chuyện này đã đáp ứng nguyện vọng của chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được giấy công lệnh và ba bộ quân phục hàm đại tá để bay sang Berlin. Thực ra chúng tôi mới ở cấp “thiếu tá hành chính” do đó bộ quân phục “đại tá” khiến chúng tôi đâm lúng túng. Nhưng chúng tôi đã được thông báo: “Cần phải thế. Nếu mang quân hàm thấp hơn cấp ấy thì “ở đó” các đồng chí sẽ gặp nhiều khó khăn. V à chúng tôi cũng sẽ yên tâm hơn về các đồng chí!” Sau này chúng tôi thấy quả là như vậy. Chúng tôi mang theo đồ nghề - giấy bút, màu vẽ và thêm một chiếc máy ảnh để phòng xa rồi lên máy bay bay sang Berlin. Và thế là chúng tôi đã ở Berlin. Đón chúng tôi trên xe là phóng viên tờ Sự thật I.Dô lin. Dọc đường chúng tôi cho Dôlin biết là ở Berlin chúng tôi muốn gặp ai, xem cái gì và nhằm mục đích gì. Dôlin h ứa sẽ giúp đỡ. Những phố xá bị tàn phá thấp thoáng hiện ra sau cửa kính xe hơi. Đây là tòa nhà Quốc hội Reichtadt, nói đúng h ơn là cái khung nhà cháy xém xám xịt. Các chiến sĩ của chúng ta để lại chữ ký của mình trên những mảnh tường còn lại: “ở đây đã có mặt ” Tiếp đó là rất nhiều t ên họ của những đơn vị bộ đội. Chúng tôi đã tìm thấy văn phòng quốc trưởng Hitler. Căn nhà không còn một góc nào nguyên vẹn mà chỉ thấy ngổn ngang những mảng tường nham nhở, những đại sảnh, những phòng làm việc thênh thang bị phá hủy nặng nề. Tất cả chỉ còn là những đống đổ nát tan hoang. Chúng tôi vấp phải một đống lớn đen xì xì. Đó là những huân chương chữ thập bằng sắt trông giống như một tổ kiến khổng lồ. Phải vất vả lắm chúng tôi mới chui xuống được tầng thứ tư dưới mặt đất để vào boong-ke của chính Hitler. Căn hầm này không lấy gì làm lớn, sơn màu xám, có tấm cửa rất dày và ổ khoá đặc biệt. Những mảnh đồ gỗ nằm ngổn ngang, giấy tờ ướt sũng vứt tung tóe. Không gì có thể bảo vệ được cái “tổ quỷ” đó - cả chiều sâu của boong-ke lẫn bề dày c ủa tấm cửa. Tôi ký họa tấm cửa, Krylov vẽ phác thảo boong-ke, và Kuprianov vẽ gian tiếp tân rộng lớn của văn phòng. Tôi c ũng ghi lại cái hình thù bị phá huỷ của tòa nhà từ phía ngoài đường phố. Những gì đã nhìn thấy càng thôi thúc chúng tôi vẽ bức tranh về ngày tận số của Hitler. Nhưng chuyện phức tạp nhất và cần thiết nhất là gặp gỡ với nguyên soái G.K Zhukov. Trước đó chúng tôi đã làm quen với các vị tướng V.I.Chuikov và M.E. Katucov là những người rất nhiệt tình ủng hộ chúng tôi. Những bộ lễ phục đính nhiều huân chương do Tổ quốc ta và nước ngoài trao tặng, những ngôi sao anh hùng của các vị đó trông rất oai nghi và đáng nể, nhất là đặt bên cạnh ba chiếc áo cổ đứng của chúng tôi mà hồi đó chưa hề được gắn một tấm huân chương nào. Và cái ngày lịch sử diễn ra cuộc gặp gỡ giữa bốn vị thống soái của các nước chiến thắng - G.K. Zhukov của Liên Xô, Eisenhower của Mỹ, Mongomeri của Anh và Delatrede Tasigni của Pháp - đã đến. Trong phiên họp chung giữa họ ở Berlin hay nói đúng hơn, ở ngoại ô thành phố, tất cả bốn người sẽ phải ký hiệp ước về sự phân chia nước Đức bại trận, phân chia lãnh thổ của nó ra làm bốn phần nằm dưới sự bảo trợ của mỗi một nước trong số tứ cường chiến thắng. Eisenhower ngồi đối diện với Zhukov. Vóc dáng cao kều với cái đầu nhỏ thó nằm trên cái cổ dài ngoằng và với khuôn mặt tôi thấy giống như “một chú bé lớn tuổi”, ông ta đặt ngón tay trỏ l ên môi và chăm chú ngắm nghía Zhukov. Còn nguyên soái Zhukov thì chẳng để ý tới ai, ông đeo kính rồi bình thản đọc một tờ giấy nào đó và l ắng nghe báo cáo của viên sĩ quan phụ tá vừa đến chỗ ông. Cả bốn người đều bận quân phục đại lễ. Zhukov mặc chiếc áo cổ đứng màu rêu, quần màu xanh có sọc đỏ và đi ủng. Râu cạo nhẵn nhụi, đôi mắt xanh da trời trông rất thông minh. Sau phiên họp, khi ông mỉm cười thì toàn bộ khuôn mặt của ông thể hiện lòng đôn hậu và vẻ đẹp đặc biệt của một con người kiên quyết. Ngồi bên phải Zhukov là Môngômeri. Nét mặt nghiêm khắc, đôi mắt soi mói màu xám, ông ta ngồi bất động và là một sự tương phản hoàn toàn với tướng Delatrede Tasigni vốn hiếu động và linh hoạt. Zhukov đứng dậy hỏi xem ba vị kia có tán thành văn bản của văn kiện không? Tất cả trả lời đồng ý. - Vậy thì tôi đề nghị chúng ta sẽ ký vào văn kiện - nguyên soái nói. Việc ký đã xong. Các trưởng đoàn rút vào họp kín. Sau đó ít lâu chúng tôi thấy nguyên soái Zhukov chia tay với tướng Eisenhower và tướng Môngômeri. Hai vị này bay về nước. Còn Delatrede Tasigni thì ở lại. Và khi trở lại phòng họp, chúng tôi nhìn thấy mấy chiếc bàn bày nh ững chai rượu sâm banh, những loại rượu vang khác và thức nhắm. Một vị tướng đi lại chỗ chúng tôi và bảo sẽ giới thiệu chúng tôi với Zhukov. Nguyên soái mỉm cười và hỏi vì sao mà chúng tôi đến Berlin. Chúng tôi bèn kể về những bức tranh định vẽ và về nguyện vọng được vẽ chân dung nguyên soái Mấy ngày sau, phụ tá của nguyên soái thông báo rằng ngày ấy giờ ấy nguyên soái sẽ đợi chúng tôi trong phòng làm việc của mình. Vào đúng ngày giờ đã hẹn. Chúng tôi đến tòa nhà, nơi Zhukov đang đợi chúng tôi. Chúng tôi lúng túng đẩy nhau bước vào phòng làm việc. Nguyên soái rời bàn đứng dậy, tươi cười tiến lại bắt tay chào hỏi chúng tôi. Sau khi kể về bức tranh đã dự kiến, trong đó ông sẽ là nhân vật chính của bố cục, chúng tôi nói rằng cần có những ký họa chân dung và những hình nghiên cứu màu. Biết rằng để làm điều đó chúng tôi ch ỉ cần vẻn vẹn có một tiếng đồng hồ, mà có thể còn ít hơn, nguyên soái đồng ý và hỏi: - Thế tôi có thể làm việc và đeo kính được không? Về việc này chúng tôi buộc phải từ chối. - Tôi có thể nói chuyện bằng điện thoại được không? Thưa được, nếu như chúng tôi sẽ không làm phiền đồng chí. Buổi vẽ đã bắt đầu như thế. Kuprianov vẽ và chụp ảnh, tôi làm ký họa, còn Krylov thì vẽ chân dung bằng màu. Khi công việc của chúng tôi đã hoàn tất, nguyên soái xem những ký họa và phác thảo nghiên cứu rồi dùng bút chì đỏ ký lên đó ít lâu sau chúng tôi được mời lên Cáclơhoóc là nơi đã diễn ra lễ ký văn bản đầu hàng. Các sĩ quan, ban quân quản khu vực và thành phố Berlin đã chiều theo ý chúng tôi tái hiện lại cục diện trong căn phòng lịch sử đúng như buổi ký: treo bốn lá cờ của các đồng minh chiến thắng, kê chiếc bàn phủ tấm dạ màu rêu của Đức, bày biện các giấy tờ và thậm chí để cho đúng màu sắc ba sĩ quan còn ngồi sau bàn làm mẫu cho chúng tôi vẽ. Sau khi làm việc, chúng tôi được cắt tặng một mảnh dạ của chiếc khăn trải bàn ấy để làm kỷ niệm về sự kiện đáng ghi nhớ đó. Khi bức tranh Sự đầu hàng của nước Đức phát xít hoàn thành, nguyên soái Zhukov cùng phu nhân và con gái đến thăm xưởng họa của chúng tôi. Bức tranh đó được ông tán thành. ít lâu sau, mỗi chúng tôi nhận được một món quà - cuốn sách của nguyên soái Zhukov. “Thân mến tặng ” Phía dưới dòng chữ đó là chữ ký của vị nguyên soái vĩ đại của thế kỷ XX. Lê Sơn giới thiệu dịch (theo “Kul’tura”) . Zhukov. Nguyên soái mỉm cười và hỏi vì sao mà chúng tôi đến Berlin. Chúng tôi bèn kể về những bức tranh định vẽ và về nguyện vọng được vẽ chân dung nguyên soái Mấy ngày sau, phụ tá của nguyên soái. BỨC CHÂN DUNG NGUYÊN SOÁI Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức (09/5/1945 - 09/5/2010) BBT Tạp chí Mỹ thuật gửi tới bạn đọc bài viết về bức tranh vẽ Nguyên soái. thì tôi đề nghị chúng ta sẽ ký vào văn kiện - nguyên soái nói. Việc ký đã xong. Các trưởng đoàn rút vào họp kín. Sau đó ít lâu chúng tôi thấy nguyên soái Zhukov chia tay với tướng Eisenhower và

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan