“Điềuhành”giờ học tiếngAnhnhưthế nào? Bất kỳ một giáo viên nào cũng có những cách riêng để “điềuhành” những buổi dạy sao cho không bị cháy giáo án mà vẫn không làm cho học viên mệt mỏi với lượng kiến thức được học trên lớp. 1. Ghi lại tất cả những lỗi mà học viên thường mắc phải trong khi làm bài tập, bài kiểm tra, phát biểu và sửa các lỗi đó cho cả lớp Hầu hết các lớp dạy tiếngAnh đều đặt mục tiêu nâng cao khả năng giao tiếp lên hàng đầu. Nhưng đa số học viên đều ngần ngại khi nói tiếngAnh vì sợ mắc lỗi. Điều này là do tâm lý xấu hổ mặc dù họ biết có thể nhiều người khác cũng mắc lỗi sai như thế. Vậy bạn hãy làm học viên tự tin hơn bằng cách khéo léo nhắc nhở họ cách phát âm sao cho chuẩn, nói sao cho đúng trọng âm và ngữ điệu. Đối với những lỗi mà nhiều học viên cùng mắc phải, bạn hãy nhấn mạnh với cả lớp và dành nhiều thời gian để sửa những lỗi này hơn vì đây thường là những lỗi cơ bản. Bằng cách sửa lỗi sai cho học viên sau khi làm xong bài tập hay phát biểu, học viên sẽ giao tiếp với nhau thường xuyên hơn và quá trình trao đổi của họ không bị ngắt quãng, giúp cho học viên tập trung vào bài học hơn. Điều này không chỉ giúp cho những học viên mắc lỗi nhận ra lỗi của mình mà còn giúp cho cả những học viên khác tránh mắc phải những lỗi tương tự. 2. Dành nhiều thời gian cho các tình huống giao tiếp Mục đích của việc họctiếngAnh là để giao tiếp. Vì vậy các bài học cần có những tình huống giao tiếp như thảo luận đôi, nhóm hay thuyết trình. Những hoạt động này sẽ giúp học viên có cơ hội nói tiếngAnh một cách chủ động và trao đổi thông tin nhiều hơn. Bạn hãy tìm ra cách tổ chức những hoạt động này trong bài học. Ví dụ, nếu bạn đang cho học viên làm một bài tập chia động từ thì hãy để cho họ hỏi những người bạn khác trong lớp về kinh nghiệm khi làm bài tập này; hay nếu học viên đang làm bài tập đọc hiểu thì hãy hỏi ý kiến của họ về bài tập này nhưthế nào, họ sẽ áp dụng những kiến thức mà họ đọc được trong bài đó vào cuộc sống thực tế ra sao. 3. Sử dụng âm nhạc trong lớp học Âm nhạc luôn giúp người ta cảm thấy hào hứng hơn với công việc và học tập. Thỉnh thoảng hãy cho học viên nghe một bài hát tiếngAnh trong giờ luyện nghe vì trong các bài hát có rất nhiều những từ, cụm từ phổ biến trong đời sống. Nghe và chép lời bài hát cũng là một cách học nghe và các cách diễn đạt một cách tự nhiên và hiệu quả. 4. Sắp xếp thời gian giải lao hợp lý Ngồi tại một vị trí trong một thời gian dài dễ khiến học sinh mệt mỏi và mất tập trung, thậm chí không muốn học tiếp. Vì vậy, hãy sắp xếp giờ nghỉ giải lao hợp lý (có thể là một, hai lần giải lao tuỳ thời lượng của buổi học) để học viên có thể nghỉ ngơi, đi lại trong vòng vài phút sau những giờhọc căng thẳng. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự nhiệt tình đối với giờhọc được tăng lên đáng kể sau giờ nghỉ giải lao. Giờ nghỉ giải lao không chỉ nạp lại năng lượng cho học viên mà còn giúp họ thực hành những gì vừa học được. Ví dụ như trong giờ giải lao, học viên có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Trong thời gian giải lao học viên có tâm lý thoải mái và nói về những chủ đề quen thuộc nên họ sẽ nói tiếngAnh tự tin và chủ động hơn rất nhiều. Trên đây chỉ là một vài bí quyết nho nhỏ giúp giờ học tiếngAnh hiệu quả hơn. Hy vọng chúng sẽ giúp các bạn phần nào trong công việc giảng dạy. . “Điều hành” giờ học tiếng Anh như thế nào? Bất kỳ một giáo viên nào cũng có những cách riêng để “điều hành” những buổi dạy sao cho không bị cháy giáo án mà vẫn không làm cho học viên. đầu. Nhưng đa số học viên đều ngần ngại khi nói tiếng Anh vì sợ mắc lỗi. Điều này là do tâm lý xấu hổ mặc dù họ biết có thể nhiều người khác cũng mắc lỗi sai như thế. Vậy bạn hãy làm học viên. mà còn giúp họ thực hành những gì vừa học được. Ví dụ như trong giờ giải lao, học viên có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Trong thời gian giải lao học viên có tâm lý thoải mái và nói