THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi B trường mầm non TT Tân An số 1” Người viết sáng kiế
Trang 1THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi B
trường mầm non TT Tân An số 1”
Người viết sáng kiến: Chu Thị Anh
Ngày, tháng, năm sinh:
Nam/ Nữ: Nữ
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Đơn vị chủ trì: Trường MN TT Tân An số 1- Yên Dũng - Bắc Giang
Trang 2Mẫu 02/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến:
“Biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi B trường mầm non TT Tân An số 1”
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 07/9/2021
3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các biện pháp cũ thường làm
a Thực trạng của biện pháp cũ
Hầu hết các biện pháp các cô chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân
để rèn trẻ 3-4 tuổi
Các giải pháp chưa đa dạng, còn mang tính hình thức, máy móc khi thực hiện
b Nhược điểm của biện pháp cũ
Biện pháp cũ chưa chú ý đến từng cá nhân trẻ, đôi khi chưa linh hoạt, chưa sáng tạo, chưa tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, bất ngờ cho trẻ
Biện pháp cũ công tác phối hợp giữa phụ huynh để rèn nề nếp, thói quen của trẻ mọi lúc mọi nơi chưa đi đến cụ thể từng trẻ, chưa sâu sát tới từng phụ huynh nên đạt hiệu quả chưa cao
5 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp sáng kiến:
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Đây là nền móng ban đầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ
Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi đang ở giai đoạn phát triển lời nói, đang nói ngọng, nói lắp, do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn
Trang 32 Nhiều phụ huynh chưa từng có con gửi ở trường nên cha mẹ học sinh chưa quen nội quy, nền nếp của trường, của lớp
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, trẻ nghỉ học một thời gian làm gián đoạn việc học tập cũng như các thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ
bị ảnh hưởng, hơn nữa nhiều trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông
bà, bố mẹ bao bọc, nuông chiều làm hộ trẻ các công việc đơn giản như rửa tay, cất đồ dùng … Vì vậy mà thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với giáo viên chủ nhiệm
Trẻ sinh ra đâu phải đứa trẻ nào cũng ngoan cũng lễ phép Mà ngay từ ban đầu phải rèn luyện trẻ, dạy trẻ để sau này trẻ thành người tốt Việc rèn luyện nền nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ hết sức khó khăn luôn được đặt hàng đầu Đối với trường mầm non TT Tân An số 1 thì trẻ 3-4 tuổi là
độ tuổi nhỏ thứ hai của trường Trẻ mới từ nhà trẻ lên, có trẻ đã qua lớp nhà trẻ
có trẻ lại mới bắt đầu đi học, khi nhập học trẻ khóc làm ảnh hưởng đến nền nếp của những trẻ khác Ở độ tuổi này, trẻ còn đang bé dễ bị tổn thương về tâm lý Với cương vị là Hiệu trưởng tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu 3-4 tuổi vào nền nếp của giáo viên đã làm xong đôi khi còn chậm, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo Căn cứ vào kết quả khảo sát về nền nếp thói quen cho trẻ 3-4 tuổi B trường mầm non TT Tân An số
* Kết quả khảo sát về nền nếp, thói quen cho trẻ như sau:
Trước khi áp dụng biện pháp
Tổng
sổ trẻ
Số
Số
Trang 43
Vì thế mà tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi B trường mầm non TT Tân An số 1”
Đối với đề tài sáng kiến này thì tôi thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu Đề tài tôi nghiên cứu có điểm mới ở chỗ: Đưa ra các biện pháp mới vừa linh hoạt vừa phù hợp với từng cá nhân trẻ, với từng gia đình trẻ trong việc hình thành cho trẻ thói quen, nền nếp tốt, có hành vi tốt ở nhà cũng như ở trường
6 Mục đích của biện pháp sáng kiến
Giúp cán bộ quản lý nhất là Hiệu trưởng nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của giáo viên ở các khối lớp đặc biệt là khối lớp 3-4 tuổi Giúp giáo viên có những phương pháp tốt hơn trong rèn nề nếp, thói quen cho trẻ 3-4 tuổi;
Trẻ có hành vi đạo đức tốt, đi học biết chào hỏi, không nói tục chửi bậy, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo, yêu quý con vật, biết yêu thiên nhiên, biết quan tâm đoàn kết với bạn, biết cảm ơn xin lỗi;
Đặc biệt các cháu về nhà đã biết tự mình làm một số việc tự phục vụ: Tự xúc ăn, tự uống nước, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh, khi chơi xong tự cất đồ chơi… biết đọc thơ, hát cho ông bà, bố mẹ nghe Vì vậy các bậc phụ huynh rất vui, càng yên tâm hơn khi gửi con đến lớp Từ đó phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu nhiều hơn Các cháu có nền nếp thói quen tự phục vụ nên giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục một cách dễ dàng;
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động một cách tích cực, thoải mái, mạnh dạn và tự tin vào bản thân Khi trẻ tham gia các hoạt động, tích cực, hứng thú, không bị gò bó, không gây cho trẻ nhàm chán Trẻ thích đi học, chăm ngoan, biết nghe lời cô giáo, có nền nếp thói quen tốt trong mọi hoạt động học tập vui chơi;
Trang 54 Phụ huynh nắm được vai trò của mình trong công tác phối hợp với giáo viên rèn nền nếp, thói quen cho trẻ ở nhà cũng như ở trường
7 Nội dung
7.1 Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến
* Biện pháp 1: Phân nhóm theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
- Tôi xác định bản thân mình phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và quan trọng hơn là phải nắm rõ đặc điểm riêng của từng trẻ để bản thân tôi lập ra kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ theo sự phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý:
+ Trẻ nhút nhát ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn
Ví dụ: Cháu Uy Vũ nhút nhát ngồi cạnh cháu Minh Phương nhanh nhẹn, mạnh dạn
+ Trẻ nhận thức khá ngồi cạnh trẻ nhận thức chậm
Ví dụ: Cháu Bảo Ngọc nhận thức khá ngồi cạnh cháu Quang Hùng nhận thức chậm
+ Trẻ hiếu động, cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, trẻ hay khóc ngồi cạnh cô giáo, để dễ quan sát và tiện cho việc điều hành trẻ tốt hơn
Ví dụ: Cháu Văn Cường, Minh Tâm hiếu động cá biệt hay nói chuyện ngồi cạnh cháu Thùy Duyên, Khánh Ngọc ngoan ngoãn hiền lành
- Việc phân nhóm này rất có hiệu quả trong việc rèn luyện trẻ Tôi lấy ví
dụ thực tế đã trải qua: Theo sự sắp xếp chỗ ngồi trên, khi tôi mời một cháu khá trả lời câu hỏi thì cháu học trung bình ngồi cạnh bên bạn có thể nghe được câu trả lời của bạn và khi được cô mời lên trả lời lại thì cháu sẽ trả lời được, và với
sự động viên khen thưởng của cô sẽ tạo cho trẻ hứng thú học và trẻ đó sẽ dần dần tiến bộ lên, làm cho nền nếp học của trẻ ngày càng ổn định Tôi cho những trẻ mới đi học hay khóc ngồi cạnh cô khi học sẽ rất phù hợp trong việc rèn nền nếp học cho trẻ, cô vừa có thể dạy vừa có thể thể hiện cử chỉ thương yêu che chở cho trẻ chỉ bằng vuốt ve nhẹ nhàng hoặc một cái xoa đầu cũng có thể làm cho trẻ
có cảm giác gần gũi được yêu thương Cộng với sự sáng tạo của cô trong giờ
Trang 65 học sẽ lôi cuốn trẻ học cùng với các bạn để quên đi nỗi nhớ bố mẹ Điều này sẽ nhanh chóng giúp trẻ ngoan và nhanh ổn định nền nếp học hơn
* Biện pháp 2: Rèn luyện nền nếp thói quen thông qua các hoạt động trong ngày và mọi lúc mọi nơi
- Rèn nền nếp thói quen thông qua giờ đón và trả trẻ:
+ Buổi sáng trẻ được bố mẹ (người thân) đưa đến lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bạn, rồi vào lớp chào bố mẹ, (người thân) để bố mẹ, (người thân) ra về Khi vào lớp trẻ biết cất đồ dùng của mình như balô, mũ, dép … vào đúng nơi quy định Vào giờ trả trẻ, khi bố mẹ, (người thân) đến đón trẻ tôi nhắc trẻ chào
bố mẹ, (người thân), chào cô, chào bạn lấy đồ dùng như balô, mũ, dép…rồi ra
về cùng bố mẹ (người thân) Như vậy qua giờ đón- trả trẻ tôi đã rèn cho trẻ thói quen chào hỏi lễ phép, thói quen cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định
Hình ảnh: Giờ đón trẻ
Trang 76
- Rèn nền nếp thói quen thông qua các hoạt động học:
+Trong các giờ hoạt động học tôi rèn cho trẻ thói quen biết nghe lời, biết làm theo yêu cầu của cô, biết ngồi ngoan trong giờ học, mạnh dạn biết giơ tay phát biểu ý kiến
Ví dụ: Trong hoạt động thơ “Thăm nhà bà” chủ đề “Gia đình”
+ Trước khi vào giờ học tôi cho trẻ hát bài hát “Cháu yêu bà”, trẻ biết hát cùng cô, ngồi ngoan khi tôi đọc thơ cho trẻ nghe, biết giơ tay để trả lời các câu hỏi tôi đưa ra, biết đọc thơ cùng cô, biết đọc theo tổ, nhóm, cá nhân và biết chơi trò chơi khi tôi yêu cầu
- Thông qua các bài hát, bài thơ rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi
lễ phép như: “Cháu đi mẫu giáo”, “Vui đến trường”, “Đi học về”… Các bài thơ:
“Bạn mới”,“Cô dạy”, “Giúp bạn”, “Bé không khóc nữa” ,“Cô giáo của em” Có thể kết hợp cho trẻ xem tranh khi đọc thơ cho trẻ nghe Hay giờ hoạt động tạo hình: Trẻ biết ngồi ngoan quan sát khi tôi tô mẫu, biết vẽ, biết tô màu theo yêu cầu của cô, trong quá trình hoạt động không quăng ném đồ dùng đồ chơi, và sau giờ hoạt động biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi cùng cô
Hình ảnh: Giờ học tạo hình lớp 3-4 tuổi B
Trang 87
- Rèn nền nếp thói quen thông qua giờ chơi:
+ Trong giờ trẻ chơi cô rèn cho trẻ thói quen biết giữ gìn không quăng ném đồ chơi, biết chơi cùng bạn, khi chơi xong biết cất đồ chơi vào nơi quy định + Khi tổ chức cho trẻ chơi cô luôn bao quát trẻ để giúp đỡ trẻ khi trẻ cần, luôn động viên khuyến khích chơi và nhắc trẻ không quăng ném đồ chơi
+Trong khi trẻ chơi cô luôn nhắc nhở trẻ biết chơi cùng nhau, đoàn kết trong khi chơi, không tranh dành đồ chơi của bạn
+ Thông qua bài thơ, bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi như: Bạn ơi hết giờ rồi…
- Rèn nền nếp thói quan thông qua hoạt động vệ sinh:
Đối với trẻ 3-4 tuổi trẻ còn rất nhỏ, trẻ chưa có ý thức trong hoạt động vệ sinh Nếu ta không rèn các thói quen vệ sinh: biết gìn giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, nhu cầu vệ sinh khi bị bẩn, nhu cầu đi vệ sinh (đại, tiểu tiện)… của trẻ thì trẻ sẽ không ý thức được việc làm và hành động của mình là đúng hay sai
Ví dụ:
+ Sau khi trẻ ăn quà sáng hay uống sữa sẽ có giấy bóng, vỏ hộp sữa để giữ gìn vệ sinh trong ngoài lớp cô nhắc trẻ bỏ vào sọt rác không ném bừa bãi ra sân cũng như ra lớp Từ đó hình thành cho trẻ thói quen biết giữ gìn vệ sinh chung + Khi trẻ bị bẩn trẻ biết yêu cầu cô vệ sinh cho trẻ:
Chẳng hạn khi chơi tay trẻ bị bẩn trẻ biết đến bên cô và yêu cầu cô rửa tay cho trẻ
+ Khi có nhu cầu đi vệ sinh trẻ biết xin cô, biết lấy đúng bô của mình và
đi vệ sinh đúng nơi quy định
+ Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ qua các bài thơ: “Rửa tay sạch”
Thông qua hoạt động vệ sinh cô cũng đã hình thành, rèn luyện cho trẻ lớp một số thói quen vệ sinh mà trẻ thực hiện trong chế độ sinh hoạt hằng ngày
Trang 98
Hình ảnh: Trẻ lớp 3-4 tuổi B rửa tay hàng ngày
Hình ảnh: Trẻ lớp 3-4 tuổi B rửa mặt hàng ngày