1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Nhà Máy Sản Xuất Hoa Quả Khô
Tác giả Nguyễn Việt Hà Anh, Phan Khánh Linh, Lâm Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Thanh Thảo
Người hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp FDI và Liên Doanh
Thể loại Dự án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,93 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CĂN CỨ, MỤC TIÊU, QUY MÔ DỰ ÁN (6)
  • CHƯƠNG II: SẢN PHẨM (11)
  • CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG (14)
  • CHƯƠNG IV: CÔNG NGHỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ (22)
  • CHƯƠNG V: NHU CẦU CHO SẢN XUẤT (29)
  • CHƯƠNG VI: QUY MÔ DỰ ÁN - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (32)
  • CHƯƠNG VII: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC (37)
  • CHƯƠNG VIII: TỔNG KẾT NHU CẦU VỐN (42)
  • CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ (46)
  • CHƯƠNG X: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG (51)
  • CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (54)

Nội dung

Mục tiêu của dự án - Mục tiêu chung: Phát triển dự án “Nhà máy chế biến và sản xuất hoa quả sấy GoFRUIT” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm nông sản chất lượng, có n

CĂN CỨ, MỤC TIÊU, QUY MÔ DỰ ÁN

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH3 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

- Luật Kiến trúc số số 40/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019 của Quốc hội;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23 tháng 06 năm 2023 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Quốc hội;

- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 05 năm 2021 quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định 09/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý vật liệu xây dựng;

- Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định 53/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng;

- Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2015 quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 02/2023/TT-BXD hướng dẫn nội dung về hợp đồng xây dựng do Bộ trưởng

Bộ Xây dựng ban hành;

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

- Thông tư 28/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

- Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20 tháng 07 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030

- Thông tư số 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị được hưởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

- Thông tư số 03/2011/TT-NHNN ngày 08 tháng 03 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn chi tiết thực hiện quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm

2010 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản

Các căn cứ về tiêu chuẩn, quy cảnh môi trường áp dụng

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam năm 1997;

- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo cho các công trình kiến trúc TCXD

- Quy phạm thiết kế đặt đường dây dẫn điện, thiết bị điện, chống sét cho các công trình kiến trúc;

- TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;

- TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;

- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

- TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;

- Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ISO 14000;

- Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practice);

- Quy trình vệ sinh công nghiệp SSOP;

- QCVN 12-1 : 2011/BYT Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm;

- Tiêu chuẩn quốc tế SQF 2000CM HACCP/ISO 9001 “Thực phẩm - Chất lượng - An toàn”;

1.2 Giới thiệu chủ đầu tư

Del Monte Foods, Inc là một công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm đóng hộp và đóng gói, được biết đến trên toàn thế giới với thương hiệu Del Monte Thành lập năm 1886, Del Monte Foods, Inc có lịch sử dài hơn một thế kỷ và là một trong những công ty hàng đầu trong ngành thực phẩm, là một trong những nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu tại Hoa Kỳ và có mặt trên nhiều thị trường quốc tế Công ty sản xuất một loạt các sản phẩm bao gồm trái cây đóng hộp, rau củ đóng hộp, nước ép trái cây và nhiều sản phẩm thực phẩm khác Danh mục thương hiệu của công ty bao gồm Del Monte, S&W, Contadina , College Inn, Kitchen Basics, Joyba và Take Root

Tên công ty Del Monte Foods, Inc

Tên giao dịch Del Monte Foods, Inc Đại diện được uỷ quyền Greg Longstreet

Chức vụ President & Chief Executive Officer

Quốc tịch Hoa Kỳ Điện thoại (925) 949-2772

1.3.1 Thông tin sơ bộ dự án

- Tên dự án: Dự án Nhà máy chế biến và sản xuất hoa quả sấy GoFRUIT

- Chủ đầu tư: Del Monte Foods, Inc

- Địa điểm: Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông, Long An

- Diện tích đất, mặt bằng dự kiến sử dụng: 14.000 m2 (1,4 ha)

- Sản phẩm: Hoa quả sấy khô

- Hình thức đầu tư: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác o Đầu tư xây dựng mới 100% nhà máy sản xuất o Công ty đầu tư trực tiếp và tổ chức kinh doanh theo quy định của Nhà nước và của tỉnh Long An

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 129.377.363.000 đồng o Thuê đất: 49,000,000,000 đồng o Xây dựng: 10,690,000,000 đồng o Trang thiết bị: 2,677,000,000 đồng o Chi phí sản xuất: 64,702,000,000 đồng o Và các khoản chi đầu tư khác: 2,308,207,000 đồng

- Trong đó: o Nguồn vốn tự có: 40,651,720,000 đồng; o Nguồn vốn vay tín dụng dài hạn: 88,725,643,000 đồng

- Tiến độ thực hiện: o Thời gian xây dựng: 2 năm o Thời gian vận hành kinh doanh: 50 năm

1.3.2 Sự cấp thiết của dự án

Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu của người dân về thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe và tiện lợi đang ngày càng tăng lên Tận dụng lợi thế của Việt Nam là một quốc gia ở vùng nhiệt đới, giàu có về hoa quả, chúng tôi nhận thấy cơ hội để giải quyết cảnh báo đói hàng của nông dân

Hiện nay, rất nhiều nông dân đang phải đối mặt với tình trạng không bán được hàng, chờ đợi giải cứu Với mục tiêu đó, chúng tôi quyết định tạo ra sản phẩm hoa quả sấy khô đạt chuẩn với nhà máy sản xuất theo mô hình công nghệ cao

Bằng việc sử dụng công nghệ hiện đại, chúng tôi cam kết sản xuất ra những sản phẩm hoa quả sấy khô không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn giữ được hương vị tự nhiên và giá trị dinh dưỡng Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch mà còn giúp nông dân có thêm cơ hội tiếp cận thị trường, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống Chúng tôi hy vọng rằng việc sản xuất hoa quả sấy khô sẽ là một giải pháp bền vững, không chỉ

Trụ sở 3003 Oak Road, Walnut Creek, California 94597, Hoa Kỳ

5 mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế và cộng đồng địa phương

1.3.2 Mục tiêu của dự án

Phát triển dự án “Nhà máy chế biến và sản xuất hoa quả sấy GoFRUIT” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm nông sản chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành chế biến hoa quả sấy đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước

- Mục tiêu cụ thể: o Xây dựng được nhà máy sản xuất hoa quả sấy theo mô hình 4.0 công nghệ cao, hiện đại, sạch sẽ, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế o Đưa ra cho thị trường sản phẩm hoa quả sấy đạt tiêu chuẩn với chất lượng khác biệt o Giúp nông dân Việt Nam giải cứu mùa màng, giải cứu hoa quả o Khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Long An o Tạo việc là với thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hóa môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án

SẢN PHẨM

2.1 Tên sản phẩm: Hoa quả sấy GoFRUIT

2.2 Các dòng sản phẩm: Dòng Hoa Quả Sấy Giòn thông thường

- Xoài: Xoài là một trong những loại trái cây nổi tiếng nhất của Việt Nam, có vị ngọt tự nhiên và giàu dinh dưỡng

- Thanh Long: Thanh long không chỉ có màu sắc đẹp mắt mà còn chứa nhiều chất xơ và vitamin

- Chuối: Chuối sấy giữ được hàm lượng kali cao và có vị ngọt tự nhiên

- Mít: Mít sấy giòn có hương vị đặc trưng, là một sản phẩm độc đáo trên thị trường

2.3 Hình thức bao bì: Túi Zip 8 cạnh đáy vuông

Là loại túi zipper được làm từ giấy hoặc màng ghép (nhựa), được thiết kế theo hình dạng hình khối chữ nhật, gồm 4 cạnh đáy vuông và 4 cạnh ở 2 bên

- Kích thước o 15 x 22cm chứa trọng lượng 250g o 18 x 26cm chứa trọng lượng 500g

Hoa quả sấy là sản phẩm được chế biến từ hoa quả tươi thông qua quá trình loại bỏ hầu hết lượng nước trong hoa quả, giúp kéo dài thời gian bảo quản mà không cần đến chất bảo quản hóa học Đặc tính của sản phẩm bao gồm:

- Hương Vị Đặc Trưng: Quá trình sấy làm tăng cường hương vị và độ ngọt tự nhiên của hoa quả, tạo ra sản phẩm có hương vị đậm đà, dễ chịu

- Giữ nguyên dinh dưỡng: Dù quá trình sấy khiến một lượng nhỏ vitamin có thể bị phân hủy do nhiệt độ, đa số hương vị tự nhiên và các dưỡng chất như khoáng chất, chất xơ, và một số vitamin khác vẫn được giữ lại trong sản phẩm

- Nồng độ đường cao hơn: Do quá trình mất nước, đường tự nhiên trong hoa quả được tập trung lại, khiến hoa quả sấy có vị ngọt đậm đà hơn so với khi còn tươi Cụ thể xét về trọng lượng thì trái cây sấy sẽ gấp 3,5 lần chất khoáng, vitamin, protein,…so với trái

7 cây tươi Hàm lượng calo có trong 100g hoa quả sấy cũng khá cao vì thế nó có thể giúp lấy lại năng lượng nhanh chóng cho những người bị tụt huyết áp, mất đường

- Kết cấu và màu sắc: Hoa quả sấy thường có kết cấu giòn hoặc dẻo tùy thuộc vào loại quả và mức độ sấy Màu sắc của chúng cũng có thể thay đổi, thường nhạt hơn so với hoa quả tươi do quá trình oxy hóa và mất nước

- Bảo quản lâu dài: Loại bỏ hầu hết nước giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, từ đó kéo dài thời gian bảo quản của hoa quả Sản phẩm có thể được bảo quản trong môi trường khô ráo và mát mẻ từ vài tháng đến vài năm mà không cần chất bảo quản

- Tiện lợi: Hoa quả sấy dễ dàng mang theo và tiêu thụ mọi lúc mọi nơi mà không cần tới việc chuẩn bị hay bảo quản lạnh như hoa quả tươi

- Đa dạng trong chế biến: Ngoài việc ăn trực tiếp, hoa quả sấy còn có thể sử dụng trong các món ăn, bánh kẹo, hoặc như một thành phần trong hỗn hợp dinh dưỡng

- Đa Dạng Sản Phẩm: Có thể sấy khô hầu hết các loại hoa quả, từ chuối, dứa, xoài đến cả những loại quả ít phổ biến hơn, tạo ra sự đa dạng về chọn lựa

- Lựa Chọn Lành Mạnh: Đối với những người đang tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm lành mạnh, hoa quả sấy là một lựa chọn tốt do không chứa chất bảo quản hoặc hóa chất độc hại

2.4 Các tiêu chuẩn sản phẩm

- Độ ẩm: Phụ thuộc vào tùy loại quả nhưng Độ ẩm tối đa cho phép thường từ 5-15% Mức độ ẩm thấp giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, từ đó kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm

- Chất lượng hóa học: o Phải được kiểm soát để đảm bảo vị ngọt đặc trưng của hoa quả không bị mất đi sau quá trình sấy, vẫn giữ được nồng độ đường tự nhiên: o Không chứa chất bảo quản hóa học và nếu có sử dụng, chất bảo quản phải được phép sử dụng trong thực phẩm và không vượt quá giới hạn cho phép o Đối với một số loại hoa quả sấy, sulfite có thể được sử dụng để bảo quản màu sắc, nhưng phải không vượt quá ngưỡng an toàn

- Chất lượng vật lý: o Phải đồng nhất kích thước và hình dạng, phù hợp với mô tả sản phẩm o Nên giữ được màu sắc tự nhiên của hoa quả càng nhiều càng tốt, mặc dù một số thay đổi nhẹ có thể xảy ra do quá trình sấy o Kết cấu phải dễ ăn, không quá cứng hoặc quá mềm, và phải phù hợp với loại hoa quả o An toàn thực phẩm: o Không chứa hóa chất độc hại như kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadmium) và các hóa chất nông nghiệp (pesticide) vượt quá giới hạn cho phép o Không có vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella và các loại vi khuẩn khác không được phát hiện trong sản phẩm

- Bao bì và nhãn mác: o Bao bì phải đảm bảo tính kín, vệ sinh và giữ được chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian bảo quản o Nhãn mác phải rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin về nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn sử dụng, và ngày sản xuất/hạn sử dụng

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

3.1 Các khu vực tiêu thụ sản phẩm

Thị trường trong nước đang mở ra những cơ hội lớn để khai thác, đặc biệt là trong việc mở rộng mạng lưới phân phối ở các đô thị chính như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cũng như tại các trung tâm thương mại lớn như Eon Mall, Big C, khu vực dân cư đông đúc, cửa hàng tại nhà ga và sân bay, cùng với các khu công nghiệp trên khắp đất nước

Với sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, người Việt ngày càng ưu tiên chọn lựa sản phẩm nội địa, phản ánh qua xu hướng "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" đang ngày càng được nhiều người đón nhận Điều này mở ra một kênh thuận lợi để tăng cường sự phát triển cho các nhóm hàng tiêu dùng nhanh và cụ thể là cho ngành sản phẩm hoa quả sấy Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay cũng hướng đến ăn uống lành mạnh Với đặc điểm giàu dinh dưỡng, khoáng chất cùng chất xơ cho cơ thể, trái cây sấy là lựa cho số 1 khi cần thay thế các loại đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao

Không chỉ chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn cho sản phẩm, thị trường hoa quả sấy ở Việt Nam cũng đã chứng kiến sự đa dạng hóa về loại hình sản phẩm, từ chủng loại đến mẫu mã, đáp ứng và làm hài lòng mọi yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng

Bên cạnh sự nhộn nhịp của thị trường nội địa, thị trưởng xuất khẩu cũng chứng kiến những hoạt động mua bán sôi nổi Theo thông tin từ Hiệp hội Rau Củ Quả Việt Nam, rau củ quả đang dần trở thành một trong những sản phẩm nông sản chủ đạo của Việt Nam, với vị thế ngày càng vững chắc không chỉ trên thị trường trong nước mà còn vươn xa ra thị trường quốc tế, bao gồm Châu Á,

Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) Đáng chú ý, việc phát triển các sản phẩm trái cây sấy đang được Hiệp hội coi là một trong những hướng phát triển kinh tế chính Đặc biệt, khác với những trái cây tươi dễ bị hỏng khi vận chuyển, không bảo quản được theo thời gian thì mặt hàng hoa quả sấy khô được được tiêu thụ quanh năm Điều này chỉ ra rằng, thị trường dành cho trái cây sấy chất lượng cao đang mở ra những cơ hội to lớn

Trong nhiều năm gần đây, trái cây Việt Nam đã thâm nhập thành công vào nhiều thị trường khó tính, vượt qua những hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn khắt khe Đến nay, sản phẩm trái cây của Việt Nam được xuất đi trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, các thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Nga… Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch năm 2023 đạt 3,7 tỷ USD, tăng gần 250% về giá trị và 65% về thị phần so với năm 2022 10 loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm thanh long, xoài, chuối, mít, dừa, sầu riêng, chanh, dưa hấu, vải, chanh leo Dịch bệnh hơn 3 năm qua đã khiến các giao dịch thương mại quốc tế bị đứt gãy Tuy nhiên, với những thị trường ưa chuộng các sản phẩm trái cây Việt, dịch bệnh cũng không làm gián đoạn hoàn toàn hoạt động xuất khẩu Trong đó, gần 80% các loại trái cây sấy khô của Việt Nam được bán sang Trung Quốc Các sản phẩm mận sấy, mãng cầu dẻo, thanh long, khoai lang và mít sấy của Vinamit được người tiêu dùng Thái-lan rất ưa chuộng Mỗi tháng, Vinamit xuất khẩu hai công- ten-nơ hàng trái cây sấy với tổng giá trị khoảng 50 nghìn USD sang Thái-lan Với lợi thế đó, thì việc ra đời thêm các sản phẩm hoa quả sấy khô chất lượng hứa hẹn sẽ là sản phẩm chủ lực giúp nâng cao giá trị của các mặt hàng trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngoài ra giá của các loại trái cây sấy khô được sản xuất ở các nước thường cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở Việt Nam Trái cây sấy khô Việt Nam được đánh giá là hợp lý về giá cả, hơn nữa chất lượng cũng ngày một tăng cao, mẫu mã được thiết kế đẹp mắt hơn, chủng loại đa dạng, phong phú cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm thích hợp Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng trái cây sấy từ các nước Trung Quốc, Thái Lan,… cũng có xu hướng tăng lên Bên cạnh những mặt hàng nhập ngoại có uy tín lại có hàng tá các loại trái cây sấy không rõ nguồn gốc, nhập lậu được bán ra với giá rất rẻ Nhưng các mặt hàng này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất trái cây sấy của các doanh nghiệp sang thị trường nước ngoài, vì người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào chất lượng và uy tín đã được gây dựng của các doanh nghiệp

3.2 Lý do lựa chọn thị trường hoa quả sấy (những triển vọng trong tương lai)

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2023 đã đạt kỷ lục 5,69 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2022, vượt xa mục tiêu đặt ra trước đó của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Từ thông kê này có thể thấy nguồn cung rau củ quả của Việt Nam ngày càng dồi dào Vì vậy, để tận dụng được lợi thế về nguồn trái cây tươi chúng ta có thể chế biến đa dạng hóa các loại sản phẩm từ trái cây 1 kg chuối bán tại vườn chỉ khoảng 5.000 đồng nhưng khi sấy khô lại có giá trị lên tới 70.000 đồng

Theo Báo cáo thị trường của Metric, trái cây sấy khô trên sàn TMĐT từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023 so với quý gần nhất tăng trưởng hơn 39.5% Trên Shopee có tới 1.344 nhà bán trên sàn TMĐT Con số này vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, có thể thấy rằng rất nhiều nhà kinh doanh đã biết nắm bắt tiềm năng của thị trường này

Bên cạnh việc chế biến sâu, đa dạng sản phẩm thì chất lượng của sản phẩm vẫn là một yếu tố quan trọng Tuy nhiên, hiện nay, một số loại trái cây sấy bán ở chợ chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại được bán dưới nhãn hiệu "sản phẩm Việt Nam" hoặc "hoa quả sấy Đà Lạt", thu hút được sự quan tâm lớn từ khách hàng Sản phẩm này được bán với giá thấp, có khả năng bảo quản lâu dài và có vẻ ngoài không khác biệt so với sản phẩm chính hãng, khiến cho việc phân biệt chúng trở nên khó khăn cho người tiêu dùng

Hơn nữa, những sản phẩm nhập khẩu thường có giá rất đắt, gấp 2 – 3 lần sản phẩm cùng chất lượng trong nước và thị trường khách mua hàng nhập khẩu không cao Giá bán hoa quả sấy ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… cao hơn cả thực phẩm trong nước rất nhiều Theo khảo sát, hồng sấy dẻo Hàn Quốc, Nhật Bản tại các cửa hàng hoa quả nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội được bán với giá gần 2 triệu đồng / hộp 36 quả Tương tự như vậy, nho khô Úc nguyên cành được bán với giá 2,5 triệu-4 triệu đồng / thùng 5kg-7kg Hay Cherry sấy có xuất xứ từ Mỹ cũng được bán với giá 700.000 – 900.000 đồng/kg Trong khi đó, hàng khô nội địa của Việt Nam có giá dao động từ vài trăm đến gần 1 triệu đồng/kg, tùy loại dù chất lượng như nhau

Hiện nay, các loại sản phẩm trái cây sấy đang lên cơn sốt với đối tượng người tiêu dùng lớn Người già, trẻ em, giới trẻ không phân biệt giới tính đều có thể sử dụng các loại trái cây sấy như một món ăn phụ giàu dinh dưỡng

Nếu như trước đây, mỗi dịp lễ Tết đi siêu thị mới có thể mua được các loại thực phẩm sấy khô Thì nay người tiêu dùng có thể lựa chọn luôn làm bữa ăn hàng ngày cho việc làm ngũ cốc Thậm chí nhiều siêu thị đã phải nhập khẩu hoa quả sấy Các loại hoa quả sấy Việt Nam có hương vị thơm ngon, chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước Thực

11 tế, các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ đều rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây sấy của Việt Nam Nhiều thương hiệu trái cây sấy như Vinamit, Delta Food đã có mặt ở khắp các siêu thị lớn nhỏ của Trung Quốc và nhiều nước Châu Âu

CÔNG NGHỆ VÀ TRANG THIẾT BỊ

- Công nghệ sấy hoa quả là quá trình sử dụng nhiệt để làm giảm hàm lượng độ ẩm có trong nguyên liệu dựa trên động lực của quá trình sấy là sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước trên bề mặt nguyên liệu và môi trường xung quanh

- Công nghệ sấy trái cây hiện nay có 4 loại chính gồm có công nghệ sấy trái cây bằng phương pháp sấy nhiệt, công nghệ sấy trái cây bằng phương pháp sấy lạnh, công nghệ sấy trái cây bằng phương pháp sấy chân không và công nghệ sấy trái cây bằng phương pháp sấy thăng hoa Và phương pháp sấy khô bằng nhiệt nóng chính là lựa chọn tối ưu để bảo quản nông sản và hoa quả

- Sấy nóng là một phương pháp sử dụng nguồn nhiệt cao để gia nhiệt không khí và tạo ra môi trường sấy khô cho sản phẩm Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng đốt nhiên liệu, điện, hoặc hơi nước Tác nhân sấy được đưa vào buồng sấy và sẽ hấp thụ hơi nước của sản phẩm, sau đó bốc hơi hơi nước này ra khỏi hệ thống Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được độ ẩm mong muốn cho sản phẩm

- Máy sấy nóng là một loại thiết bị sử dụng nguồn nhiệt độ cao để làm khô các sản phẩm hoặc nguyên liệu trong ngành công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp và các ngành sản xuất khác Máy sấy nóng sử dụng không khí nóng hoặc các tác nhân sấy khác để loại bỏ nước từ sản phẩm hoặc nguyên liệu, giúp tăng hiệu suất và nâng cao chất lượng sản phẩm

- Ưu điểm: o Với các loại hoa quả như dứa, xoài, mít, thanh long và táo, máy sấy nóng giúp giữ nguyên được chất lượng, mùi vị và màu sắc của sản phẩm o Công nghệ sấy nhiệt này khá đơn giản vì chỉ cần gia nhiệt và để nước trong sản phẩm tự bay hơi nên giá thành của máy sấy nhiệt thường khá rẻ Cùng với đó, sấy nhiệt có thể sấy đa dạng hầu hết các loại sản phẩm khác nhau nên rất tiện lợi

4.2 Quy trình sản xuất hoa quả sấy khô

4.2.2 Diễn giải các bước của quy trình a) Sàng lọc nguyên liệu

- Yêu cầu đối với nguyên liệu: Hoa quả đưa vào chế biến cần phải tươi, không bầm dập, sâu bệnh và có độ chín thích hợp Vì nếu quả chưa đủ độ chín cho dịch quả có hàm lượng đường thấp, độ acid cao và độ chua cao, hương thơm không đầy đủ, quả chưa chín có độ cứng cao vì mô và thành tế bào chứa nhiều protopectin Quả quá chín thì mô quả quá mềm, protopectin chuyển thành pectin có thể có mùi ủng Hoa quả được sàng lọc thông qua 3 chỉ tiêu: o Kích thước và độ lớn: nguyên liệu cần đạt được kích thước trung bình của giống phát triển bình thường, những cá thể có kích thước quá nhỏ hoặc quá to đều phải loại ra o Độ chín: khi đưa vào sản xuất, nguyên liệu cần đạt đến giai đoạn chín toàn phần Ở độ chín này, lượng dịch bào là nhiều nhất và các thành phần hóa học chứa trong dịch cũng nhiều nhất o Mức độ nguyên vẹn: Trong thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, nguyên liệu có thể bị xây xát, dập nát, thối rữa làm giảm chất lượng sản phẩm Hơn nữa, những vết dập nát thối rữa đó là nơi vi sinh vật xâm nhập và phát triển trên trái Chính vì vậy, trước khi chế biến cần loại bỏ những trái bị thối rữa hoàn toàn, hoặc cắt bỏ những phần hỏng Chỉ tiêu này chỉ có thể phân loại bằng thủ công

- Có 2 cách thức sàng lọc nguyên liệu: o Phân loại theo thủ công:

▪ Lựa chọn nguyên liệu bằng tay trên băng tải vận chuyển, công nhân đứng dọc hai bên băng tải và lựa chọn kinh nghiệm theo các chỉ tiêu nguyên liệu đã đặt ra

▪ Băng tải con lăn có khả năng lật mọi phía của quỹ đạo nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện những vết hư

▪ Kích thước băng tải: 80-100cm

▪ Nguyên liệu phải được dàn mỏng để lựa chọn không bỏ sót

▪ Máy phân loại dựa vào kích thước và hình dạng: Nguyên liệu theo băng tải lần lượt đi qua các cửa có kích thước thay đổi từ nhỏ đến lớn Kích thước này được xác định bằng khoảng cách giữa con lăn và băng tải Nhờ vào chiều quay con lăn mà những quả có kích thước đúng với kích thước cửa sẽ được đẩy ra ngoài máng hứng

▪ Máy phân loại dựa vào khối lượng: phân loại nguyên liệu nhờ vào cân cảm ứng Bao gồm một băng tải cân liên tục và băng tải cho việc phân loại Cửa phân loại hoạt động bằng khí nén Cân cảm ứng sẽ đo khối lượng sản phẩm và mỗi trọng lượng sẽ được đẩy ra một cửa thích hợp

Những hoa quả đạt tiêu chuẩn sẽ được chọn cho khâu tiếp theo, những hoa quả không đạt sẽ bị loại ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm hoa quả sấy b) Rửa: Quá trình rửa gồm hai giai đoạn: ngâm và rửa xối

- Đầu tiên nguyên liệu sẽ được đưa vào bồn ngâm sau đó được băng chuyền chuyển vào hệ thống xối tưới của máy ngâm rửa xối tưới

- Ngâm làm cho nước thấm ướt nguyên liệu, làm chất bẩn mềm, bong ra, tạo điều kiện cho quá trình rửa dễ dàng

- Dung dịch ngâm là nước clo Thời gian ngâm phải ngắn để giảm tổn thất chất dinh dưỡng

- Rửa xối là dùng tác dụng chảy của dòng nước để kéo chất bẩn còn lại trên mặt nguyên liệu sau khi ngâm Thường dùng tia nước phun (p = 2 ÷ 3atm), 500C để xối Tùy nguyên liệu và độ nhiễm bẩn mà ta có thể rửa xối một hoặc nhiều lần c) Chần hoa quả

- Chần hoa quả là giai đoạn quan trọng trong quy trình làm trái cây sấy Người ta thường chần hoa quả trong nước nóng hoặc hấp bằng hơi nước

- Quá trình này giúp bảo vệ phẩm chất tự nhiên của các loại hoa quả đồng thời tăng quá trình trao đổi ẩm giữa quả với môi trường xung quanh, dẫn đến rút ngắn thời gian sấy

- Ngoài ra, chần còn làm cho hoa quả tăng độ xốp, có tác dụng giữ màu, hạn chế được hiện tượng biến màu hoặc bạc màu của các loại hoa quả d) Xử lí hóa chất

- Để tránh quá trình oxy hóa xảy ra, các cơ sở sản xuất hoa quả sấy khô thường ngâm hoa quả với các chất như axit sunfuric, axit ascorbic, axit citric và các muối natri của axit sunfuric (như metabi sunfit, bisunfit, sunfit…) Nhiều cơ sở lựa chọn nước chanh để ngâm vừa tiện nghi vừa an toàn e) Sấy khô

- Tất cả hoa quả sau khi được xử lý tốt ở các giai đoạn trên sẽ được chuyển vào sấy trong quy trình sấy công nghiệp kín f) Phân loại

- Đối với nhà kính phơi sấy sau khi sấy xong, tiếp tục quy trình làm trái cây sấy chúng ta sẽ tiến hành phân loại để bỏ những lát hoa quả không đạt chất lượng, có thể là do bị cháy hoặc chưa đạt độ ẩm như yêu cầu

NHU CẦU CHO SẢN XUẤT

5.1.1 Nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm:

5.1.2 Nhu cầu nhiên liệu, năng lượng, nước

GT (nghìn đồng) Mít 1000 10 10.000.000 1190 10,3 12.257.000 1300 10,5 13.650.000 1500 11 16.500.000 1600 11,5 18.400.000 Chuối 1000 5 5.000.000 1190 5,3 6.307.000 1300 5,5 7.150.000 1500 6 9.000.000 1600 6,5 10.400.000 Xoài 500 30 15.000.000 600 30,3 18.180.000 750 30,5 22.875.000 1000 31 31.000.000 1100 31,5 34.650.000 Thanh

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1,67 Trạm điện KCN Phước Đông

10,55 Nhà máy cấp nước sạch Cần Đước

5.3 Phương án đảm bảo cung ứng ổn định: Để nguồn cung ứng các nguyên vật liệu được ổn định, hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, doanh nghiệp cần có các biện pháp để đảm bảo cung ứng ổn định : Tính toán số lượng mua và dự trữ tối ưu, ký kết hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp đầu vào để cung cấp kịp thời nguyên vật liệu và tránh việc phụ thuộc vào một nhà cung cấp Khi bên cung cấp không thể cung cấp theo

26 như tiến độ thì phải thông báo cho doanh nghiệp ít nhất trước 06 tháng để doanh nghiệp có thể tìm nguồn cung thay thế khác Trường hợp nguồn cung khan hiếm, giá cả lại tăng thì hai bên sẽ cùng thỏa thuận để đưa ra mức giá hợp lý, hạn chế mức thiệt hại của cả hai bên

QUY MÔ DỰ ÁN - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

6.1.1 Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông, Long An

Khu công nghiệp Cầu cảng IMG Phước Đông nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tổng diện tích quy hoạch là 128.8 ha đi kèm hệ thống điện năng lượng mặt trời với tổng công suất bằng 32MW Trong đó bao gồm 92.4 ha đất công nghiệp cho thuê, 39 ha nhà xưởng xây sẵn, và 6 ha khu vực kho, bãi Trục giao thông chính nội khu bao gồm 4 làn xe, những trục phụ bao gồm 2 làn xe Tất cả các trục đường đều có vỉa hè và cây cảnh

- Vị trí : Ấp 5, đường tỉnh 826B, Xã Phước Đông, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An

Vị trí Khu công nghiệp cầu cảng Phước Đông có 4 phía tiếp giáp các khu vực gồm: o Phía Đông giáp kênh Nước Mặn o Phía Tây giáp khu dân cư hiện hữu o Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu dọc theo đường tỉnh 826B o Phía Nam giáp sông Vàm Cỏ

Từ đó, có thể thấy những sự thuận lợi như KCN nằm phía Tây cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 39km, thuận lợi về đường bộ: nằm sát quốc lộ 50, thuận lợi về đường sông: tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông với chiều dài 2,6 km Đây cũng là khu vực phát triển kinh tế của tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều tiềm năng

- Di chuyển thuận tiện o KCN Cầu Cảng IMG Phước Đông - Quận 1: 1h20 phút o KCN Cầu Cảng IMG Phước Đông - Cảng quốc tế Long An: 30 phút o KCN Cầu Cảng IMG Phước Đông - Cảng Cát Lái: 1h30 phút o KCN Cầu Cảng IMG Phước Đông – Cảng Cái Mép: 2h30 phút o KCN Cầu Cảng IMG Phước Đông – Sân bay Tân Sơn Nhất: 1h35 phút o KCN Cầu Cảng IMG Phước Đông – Thành phố Tân An: 1h05 phút o KCN Cầu Cảng IMG Phước Đông – HCM: 1h

- Khoảng cách đến các vùng lân cận:

29 o Cách chợ Bến Thành: 36 Km o Cách Cảng Cát Lái: 48 Km o Cách Phú Mỹ Hưng: 44 Km o Cách Cảng QT Long An: 20 Km o Cách Cảng Cái Mép: 63 Km

6.2 Hệ thống cấu trúc hạ tầng (đường sá, điện, nước, thoát nước)

- Hệ thống giao thông o Hệ thống giao thông chính o Bao gồm 4 làn xe, rộng 16 m o Hệ thống giao thông nội bộ2 làn xe, rộng 8 m, vỉa hè, cây xanh trong khu

- Hệ thống cung cấp điện o Trạm điện trong khu: Công suất 30 MW o Trạm hạ thế: 110 KV o Lưới điện: 22 KV o Giá điện: Theo quy định của Công ty điện lực Long An

- Hệ thống cấp nước sạch o Công suất 5.000 m3 /ngày đêm o Nhà máy cấp nước sạch Cần Đước

- Hệ thống xử lí nước thải o Công suất 3.000 m3 /ngày đêm o Đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài o Phí xử lý nước thải: 9000/m3 o Tính theo 80% lượng nước sạch sử dụng trong tháng hoặc theo đồng hồ đo nước thải

- Hệ thống viễn thông: Kết nối vào mạng Trạm viễn thông khu vực huyện Cần Đước

- Hệ thống Phòng cháy chữa cháy: Các trụ chữa cháy cách nhau 150m, F = 110m

6.3 Hệ thống cấu trúc hạ tầng (đường sá, điện, nước, thoát nước)

KCN Cầu cảng IMG Phước Đông nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy, cách sân bay Tân Sơn Nhất 39 km, cách Cảng quốc tế Long An 19 km, cách cảng Cát Lái 42 km, cách cảng Cái Mép 69 km Ngoài ra, KCN Cầu Cảng Phước Đông nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn nhân lực dồi dào tại các tỉnh lân cận, nhân lực chất lượng cao từ TP.HCM và các chuyên gia nước ngoài

KCN Cầu cảng IMG Phước Đông - Long An gần các vườn trái cây lớn, từ đó tận dụng được nguồn trái cây tươi chất lượng cao phục vụ cho quá trình sản xuất chế biến

KCN Cầu cảng IMG Phước Đông cũng là điểm đến lý tưởng cho những nhà đầu tư yêu cầu sự đơn giản và minh bạch trong thủ tục hành chính KCN đã có đầy đủ hồ sơ pháp lý và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng vị trí

Ngoài việc đảm bảo chất lượng hoạt động trong các khu vực cho thuê nhà xưởng, KCN Cầu cảng IMG Phước Đông rất chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, tiện ích nội khu thuận lợi, sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời

KCN ưu tiên thu hút các ngành nghề xanh - sạch - bền vững như kho bãi, logistics, dệt may, giày da, chế biến nông sản, cảng vụ, điện tử, viễn thông ứng dụng công nghệ 4.0

Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư tại KCN Cầu cảng IMG Phước Đông được áp dụng chính sách ưu đãi về thuế như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo; miễn thuế nhập khẩu; ưu đãi nguyên liệu nhập khẩu, ưu đãi nhà đầu tư cùng chính sách giá thuê đất/thuê nhà xưởng hấp dẫn

6.4 Diện tích mặt đất và giá trị quyền sử dụng mặt đất

Diện tích thuê đất dự án

Giá thuê đất/m2 (Đơn vị: nghìn đồng)

Tổng giá thuê đất (Đơn vị: nghìn đồng)

- Danh mục công trình xây dựng

STT Tên hạng mục Đơn vị

Quy mô Đơn giá (nghìn đồng)

6 Nhà ăn, phòng nghỉ của nhân viên m 2 500 360 180.000

8 Các hạng mục khác (hệ thống

PCCC, xử lý nước thải ) m 2 1000 150 150.000

6.6 Tiến độ thực hiện dự án

Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư

Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư

STT Nội dung công việc Thời gian

1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý II/ 2024

2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500

3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất

5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý I/ 2025

6 Thẩm định, phê duyệt TKCS

Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT

7 Cấp phép xây dựng Quý II/ 2025

8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng Quý III/ 2025 - Quý II/

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC

Doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức theo chức năng để điều hành và quản lý doanh nghiệp của mình Đứng đầu mô hình tổ chức theo chức năng là hội đồng quản trị trong đó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, dưới quyền là các Giám đốc phòng ban bao gồm: Phòng kinh doanh; Phòng nhân sự; Phòng kế toán; Phòng kỹ thuật

➢ Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án bao gồm:

Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý chính đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp

Phó giám đốc: Là người thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt Có trách nhiệm giúp

Giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của Công ty, đề xuất định hướng phương thức kinh doanh, tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá, tổ chức công tác tiếp thị quảng cáo

Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ, tham mưu trong việc lập kế hoạch, tiến độ sản xuất trong Công ty Nhiệm vụ cụ thể: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hàng tháng, quý, năm của Công ty, theo sát và đôn đốc việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các bộ phận; tham gia đấu thầu, nhận thầu các công trình

Phòng kế toán: Có chức năng quản lý việc sử dụng vốn, xác định kế hoạch tài chính và kinh doanh hàng năm, quản lý quỹ tiền mặt và ngân phiếu, thực hiện hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và văn bản pháp quy của Nhà nước

Phòng kỹ thuật: Là phòng nghiệp vụ Công ty liên quan đến công tác kỹ thuật, quy trình sản xuất, sáng kiến cải tiến phương thức kỹ thuật, xây dựng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thường xuyên theo dõi kiểm tra và điều chỉnh các biện pháp giao hàng cho phù hợp với điều kiện thực tế để bộ phận giao hàng hoàn thành đúng tiến độ, hướng dẫn giám sát việc thực hiện các quy trình quy phạm kỹ thuật cho công nhân viên

BẢNG PHÂN BỔ NHÂN SỰ DỰ KIẾN TRONG 5 NĂM

VN NN VN NN VN NN VN NN VN NN

B Nhân viên trực tiếp sản xuất 65 0 80 0 100 0 110 0 125 0

C Nhân viên gián tiếp sản xuất 56 4 75 4 96 1 113 0 131 0

4 Nhân viên vận chuyển vào kho 15 0 24 0 31 0 35 0 40 0

5 Nhân viên chăm sóc khách hàng 10 0 13 0 18 0 24 0 30 0

BẢNG DỰ KIẾN MỨC LƯƠNG BÌNH QUÂN (nghìn đồng) Đối tượng nhân viên Năm

Nhân viên vận chuyển vào kho 3.950 đ 4.150 đ 4.250 đ 4.430 đ 5.000 đ

Nhân viên chăm sóc khách hàng 6.000 đ 6.350 đ 6.540 đ 6.850 đ 7.000 đ

BẢNG QUỸ LƯƠNG DỰ KIẾN (nghìn đồng) Đối tượng nhân viên Năm

Tổng lương tháng cho nhân viên nước ngoài 78.300 đ 82.500 đ 20.560 đ 0 0

Nhân viên bán hàng 72.000 đ 107.100 đ 158.880 đ 201.550 đ 255.150 đ Nhân viên kế toán 21.000 đ 22.320 đ 30.320 đ 32.200 đ 33.800 đ

Kỹ thuật viên 28.000 đ 38.750 đ 48.900 đ 51.000 đ 54.000 đ Nhân viên vận chuyển vào kho 59.250 đ 99.600 đ 131.750 đ 155.050 đ 200.000 đ

Nhân viên chăm sóc khách hàng 60.000 đ 82.550 đ 117.720 đ 164.400 đ 210.000 đ

Tổng lương cho nhân viên

Việt Nam 755.500 đ 965.190 đ 1.224.500 đ 1.462.320 đ 1.709.840 đ Tổng lương tháng của dự án (A+B) 833.800 đ 1.047.690 đ 1.245.060 đ 1.462.320 đ 1.709.840 đ Tổng lương năm (A+B) 10.005.600 đ 12.572.280 đ 14.940.720 đ 17.547.840 đ 20.518.080 đ Bảo hiểm (21,5%) 2.151.204 đ 2.703.040 đ 3.212.255 đ 3.772.786 đ 4.411.387 đ Tổng quỹ lương của dự án 12.156.804 đ 15.275.320 đ 18.152.975 đ 21.320.626 đ 24.929.467 đ

7.3 Phương pháp tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Phòng nhân sự của Công ty sẽ trực tiếp thực hiện việc tuyển dụng nhân sự của dự án Dựa theo bảng cơ cấu nhân viên đã đề ra, Công ty sẽ tuyển dụng lao động tại địa phương và các trường trung cấp, đại học, cao đẳng ngay khi dự án bắt đầu Phương thức tuyển dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với trình độ tay nghề của từng người, có Hợp đồng lao động, lương và các quyền lợi khác trả trực tiếp cho người lao động, tôn trọng điều khoản hợp đồng đã ký kết về việc tuyển dụng và cho thôi việc Ưu tiên tuyển dụng công nhân lao động là người tại địa phương

Sau khi được tuyển dụng vào làm tại công ty, công nhân viên mới đều phải tham gia các khóa huấn luyện về:

- Thực hiện và tuân thủ các nội quy của Công ty

- Quy định về bảo vệ môi trường

- Phương pháp phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn

- Các phương pháp bảo hộ lao động

- Quy trình sản xuất, cách thức sử dụng máy móc và thông tin làm việc

Bên cạnh các khóa huấn luyện cơ bản, Công ty sẽ đào tạo thêm về năng lực, trình độ chyên môn cho công nhân viên theo hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp tùy vào từng bộ phận chuyên môn mà lao động được nắm giữ vị trí Với hình thức trực tiếp, người lao động được đào tạo ngay tại doanh nghiệp Theo hình thức gián tiếp, lao động được cử đi học tập nâng cao tại các cơ sở, trung tâm trong và ngoài nước để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn Cụ thể:

- 5 Kỹ sư chế tạo máy: Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa

- 3 Nhà nghiên cứu chất lượng sản phẩm

- 2 Kỹ sư cơ khí, điện: Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật trở lên, chuyên ngành cơ khí, điện tử, thành thạo vi tính, ưu tiên biết Tiếng Anh

CHI PHÍ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN(nghìn đồng)

A Đào tạo tại nước ngoài 200.000 đ 210.000 đ 230.000 đ 200.000 đ 150.000 đ

B Đào tạo tại Việt Nam 55.000 đ 53.000 đ 60.000 đ 50.000 đ 48.000 đ Tổng chi phí đào tạo 255.000 đ 263.000 đ 290.000 đ 250.000 đ 198.000 đ

TỔNG KẾT NHU CẦU VỐN

8.1 Tổng mức đầu tư của dự án

8.1.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư Nhà máy sản xuất viên gỗ nén được lập dựa trên các phương án trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án và các căn cứ sau đây:

- Luật xây dựng số số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Quốc Hội số 14/2008/QH12;

- Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP;

- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ;

- Thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài Chính;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế GTGT

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng”

- Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình

8.1.2 Tổng nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 129.377.363.000 đồng (Một trăm hai mươi chín tỷ ba trăm bảy bảy triệu ba trăm sáu ba nghìn đồng chẵn) o Thuê đất: 49,000,000,000 đồng o Xây dựng: 10,690,000,000 đồng o Trang thiết bị: 2,677,000,000 đồng o Chi phí sản xuất: 64,702,000,000 đồng o Và các khoản chi đầu tư khác: 2,308,207,000 đồng

- Nguồn vốn: o Nguồn vốn tự có: 40,651,720,000 đồng; o Nguồn vốn vay tín dụng dài hạn: 88,725,643,000 đồng

TỔNG KẾT NGUỒN VỐN (nghìn đồng)

STT Nội dung Thành tiền

Nguồn vốn Tiến độ thực hiện

Vốn tự có- vốn huy động Vốn vay 2024 2025 2026

Nhà ăn, phòng nghỉ của nhân viên 180.000 đ 55.800 đ 124.200 đ 100.000 đ 80.000 đ

Các hạng mục khác (hệ thống PCCC, xử lý nước thải ) 150.000 đ 46.500 đ 103.500 đ 95.000 đ 55.000 đ

Trang thiết bị sản xuất 2.085.000 đ 646.350 đ 1.438.650 đ 2.085.000 đ

Trang thiết bị văn phòng 592.000 đ 183.520 đ 408.480 đ 592.000 đ

Chi phí đào tạo nhân viên 255.000 đ 79.050 đ 175.950 đ 255.000 đ

Chi phí quản lý hạ tầng

Chi phí marketing, bán hàng

KẾ HOẠCH TRẢ NỢ HẰNG NĂM

Dư nợ gốc đầu kỳ 88.725.643 đ 88.725.643 đ 73.938.036 đ 59.150.429 đ 44.362.822 đ 29.575.214 đ 14.787.607 đ

Trả nợ gốc hằng năm 14.787.607 đ 14.787.607 đ 14.787.607 đ 14.787.607 đ 14.787.607 đ 14.787.607 đ

Kế hoạch trả nợ lãi vay

Dư nợ gốc cuối kỳ 88.725.643 đ 73.938.036 đ 59.150.429 đ 44.362.822 đ 29.575.214 đ 14.787.607 đ 0 đ

HIỆU QUẢ KINH TẾ

9.1 Doanh thu dự kiến (khi đạt 100% công suất) của dự án

- Căn cứ vào tổng mức đầu tư của dự án

- Căn cứ vào các khoản chi phí và doanh thu dự kiến

- Căn cứ khả năng bán hàng những năm vừa qua

Thanh long đỏ sấy khô 25.470.000 đ 44.572.500 đ 70.042.500 đ 89.145.000 đ 107.880.000 đ

Tổng doanh thu hằng năm 106.845.000 đ 141.685.500 đ 181.365.000 đ 225.045.000 đ 261.135.000 đ

9.2 Tính toán chi phí dự án

CHI PHÍ XÂY DỰNG BAN ĐẦU (nghìn đồng)

Diện tích Đơn vị tính Đơn giá Thành tiền

6 Nhà ăn, phòng nghỉ của nhân viên 500 m2 360 đ 180.000 đ

Các hạng mục khác (hệ thống PCCC, xử lý nước thải ) 1000 m2 150 đ 150.000 đ

1 Trang thiết bị sản xuất 2.085.000 đ

2 Trang thiết bị văn phòng 592.000 đ

CHI PHÍ SẢN XUẤT (nghìn đồng)

4 Chi phí đào tạo nhân viên 255.000 đ 263.000 đ 290.000 đ 250.000 đ 198.000 đ

7 Chi phí quản lý hạ tầng

8 Chi phí marketing, bán hàng (2% doanh thu) 2.136.900 đ 2.833.710 đ 3.627.300 đ 4.500.900 đ 5.222.700 đ

BẢNG DỰ TRÙ LÃI LỖ

9.3 Tính toán chỉ tiêu kinh tế hoạt động trong 1 năm của dự án

Giá trị lợi nhuận thuần (NPV)

- Bi : Tổng doanh thu của dự án năm thứ i

- Ci :Tổng chi phí của dự án năm thứ i

Hệ số hoàn vốn (IRR)

BẢNG TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU

Năm Đầu tư Bi Ci r Bi-Ci NPV IRR

Ta có: NPV = 119.237.541.080 đồng Như vậy, trong 50 năm hoạt động của dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ đi đầu tư qui về giá trị thuần là 119.237.541.080 đồng > 0, chứng tỏ dự án khả thi về mặt tài chính

IRR = 38%>10% Như vậy, dự án khả thi về mặt tài chính

9.4 Đóng góp ngân sách nhà nước

1 Tổng số tiền nộp thuế 24.574.350 32.587.665 41.713.950 51.760.350 60.061.050

2 Thuế chuyển lợi nhuận bên nước ngoài 722.425 1.203.330 1.812.100 2.311.202 2.854.196

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

10.1 Tác động của dự án tới môi trường

10.1.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Bụi: từ các hoạt động đào xới đất tại công trường, từ các xe chở nguyên vật liệu, từ vật liệu xây dựng (vôi, vữa, xi măng, cát, )

- Tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn là việc thường xảy ra nhất trong tất cả các dự án Tiếng ồn từ các máy móc như máy khoan, máy xúc, từ quy trình trộn đổ bê tông, từ các phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng… Thường bị người dân xung quanh khu vực dự án phản ánh vì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

- Nước thải: Chủ yếu là nước được thải ra từ các giếng nhân tạo, trộn vữa, nước trong thi công móng cọc, nước thải từ sinh hoạt hàng ngày của công nhân…

- Rác thải rắn: các bao bì như bao xi măng, các nguyên liệu xây dựng… được thải ra với số lượng khá lớn, mức độ ảnh hưởng lớn Nếu không xử lý sẽ cần thời gian rất lâu mới có thể phân hủy về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất

10.1.2 Trong giai đoạn đưa vào vận hành

- Khí thải do các phương tiện giao thông vận tải hoạt động trong khu vực dự án khi dự án đi vào hoạt động bao gồm các loại xe (xe 2 bánh, 4 bánh các loại) Các phương tiện này phần lớn sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chưa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CO, CO2, CO… Tuy nhiên đây là một nguồn ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán Đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khi dự án đi vào hoạt động

- Nước thải: Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn nước thải phát sinh bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các cơ sở sản xuất chế biến o Nước thải sinh hoạt: chủ yếu là nước thải nhà vệ sinh chung của công nhân viên Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, Nitow, Photpho, Coliform tương đối cao o Nước thải công nghiệp: Nước thải phát sinh trong khâu làm sạch hoa quả, từ nước được tách ra trong quá trình sấy lạnh, trong vệ sinh thiết bị máy móc…

- Chất thải rắn: o Chất thải sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon, carton, vải, lon thiếc, nhôm, nhựa… Chất thải sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy, gây mùi hôi, khó chịu Nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm o Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm các chất thải chứa tác nhân lây nhiễm mầm bệnh, bóng đèn huỳnh quang, dầu động

47 cơ, bao bì thải có chứa thành phần nguy hại, rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như nilon, nhựa… o Chất thải sản xuất trong quá trình chế biến và sản xuất hoa quả như vỏ, hạt

10.2 Các giải pháp hạn chế ảnh hưởng đến môi trường

10.2.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng

- Trước khi thi công cần hoàn thiện việc xây tường rào bảo vệ xung quanh công trường xây dựng

- Lắp đặt các thiết bị làm giảm tiếng ồn, căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn thi công, vào môi trường xung quanh để bố trí các máy móc ở vị trí và thời gian hoạt động thích hợp để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn xuống mức thấp nhất

- Nâng cao ý thức công nhân,không tự ý đổ nước thải ra ngoài môi trường, lắp đặt các bể lắng xử lý nước thải…

- Phun nước làm ẩm tại các nơi có nồng độ bụi cao, giảm khả năng khuếch tán của bụi vào không khí

- Trang bị đầy đủ cho công nhân các thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe công nhân

- Thu gom các rác thải, chất thải về khu vực xử lý tập trung, yêu cầu các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu chạy chủ yếu vào ban đêm để giảm các tác động xuống mức thấp nhất…

10.2.2 Trong giai đưa vào vận hành

- Khí thải từ các phương tiện giao thông: Đây là các nguồn thải động nên rất khó quản lý mà chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm ( nhưng phải kết thúc trước 22h đêm) Bố trí hợp lí đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang qua khu vực dân cư Điều chỉnh lượng xe cộ ra vào hợp lý, tránh hiện tượng tập trung mật độ các phương tiện ra vào quá cao trong một thời điểm Tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công: rất khó quản lý nguồn gây ô nhiễm này Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm (đổ bê tông ) và giảm tốc độ khi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe

- Bố trí đường ống thoát nước hợp lý, xây dựng các bể chứa tự hoạt để xử lý chất thải sinh hoạt của công nhân

- Thường xuyên thu gom rác thải, phân loại rác để xử lý thích hợp

- Xây dựng các hệ thống xử lý khí thải và xử lý nước thải công nghiệp

- Các chất thải nguy hại sẽ được đặc biệt chú ý phân loại riêng, được quản lý và xử lý theo đúng quy định của Nhà nước, đặc biệt là Quy chế “Quản lý chất thải nguy hại” theo Quyết định số 155 của Thủ tướng Chính phủ

10.3 Tác động của dự án tới xã hội

- Góp phần tạo việc làm cho người dân trong địa bàn đặt nhà máy: Nhà máy sản xuất và chế biến hoa quả sấy khô có thể tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người dân trong

48 khu vực, giúp người lao động có một nguồn thu nhập ổn định, cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống Ngoài ra, dự án này cũng đem đến nhiều lợi ích khác cho người dân, đảm bảo được đầu ra cho những người nông dân trồng hoa quả trong khu vực

- Dự án đóng góp cho thu ngân sách một khoản lớn từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và nhiều loại thuế phí khác Đồng thời dự án làm tăng tổng vốn đầu tư FDI tích lũy, thể hiện sự hiệu quả trong việc thực hiện đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của Long An nói riêng và cả nước nói chung

- Dự án giúp tăng cường xuất khẩu về sản phẩm hoa quả sấy ra thị trường quốc tế, đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu và cân đối thương mại của Việt Nam.

Ngày đăng: 25/10/2024, 20:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3. Hình thức bao bì: Túi Zip 8 cạnh đáy vuông - Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô
2.3. Hình thức bao bì: Túi Zip 8 cạnh đáy vuông (Trang 11)
6.5. Sơ đồ mặt bằng - Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô
6.5. Sơ đồ mặt bằng (Trang 35)
BẢNG PHÂN BỔ NHÂN SỰ DỰ KIẾN TRONG 5 NĂM - Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô
5 NĂM (Trang 38)
BẢNG DỰ KIẾN MỨC LƯƠNG BÌNH QUÂN (nghìn đồng) - Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô
ngh ìn đồng) (Trang 39)
BẢNG QUỸ LƯƠNG DỰ KIẾN (nghìn đồng) - Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô
ngh ìn đồng) (Trang 40)
BẢNG DỰ TRÙ LÃI LỖ - Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô
BẢNG DỰ TRÙ LÃI LỖ (Trang 49)
BẢNG TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU - Dự Án xây dựng nhà máy sản xuất hoa quả khô
BẢNG TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w