1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế Đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực gia thuận tỉnh bắc ninh

74 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế Đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyen Minh Ngoc
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp Thạc sỹ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 29,67 MB

Nội dung

Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGUYEN MINH NGỌC

HOAN THIEN CONG TAC KIEM TRA THUE DOI VOI CAC DOANH NGHIEP TAI CHI CUC THUE KHU VUC

GIA THUAN, TINH BAC NINH

DE AN TOT NGHIEP THAC SY

Hà Nội, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NGUYEN MINH NGỌC

HOAN THIEN CONG TAC KIEM TRA THUE DOI VOI CAC DOANH NGHIEP TAI CHI CUC THUE KHU VUC

GIA THUAN, TINH BAC NINH

Nganh: Quan ly kinh té

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Đề án tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chỉ cục Ti huế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân em

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu được nêu trong Đề án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực Những kết luận được rút

ra từ Đề án là không trùng lặp và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa

học nào khác

Hà Nội ngày — tháng năm 2024

Tác giả

Nguyễn Minh Ngọc

Trang 4

ii LOI CAM ON

Dé hoan thanh duoc dé tai này, em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn,

giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn TS Vũ Thị Thanh Huyền, cô đã tận

tình hướng dẫn, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm Đề án

Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, công chức, người lao động thuộc các phòng

ban của Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp cho em những

thông tin, tư liệu quý giá và những đóng góp xác đáng, hết sức quý báu để em hoàn thành Đề án này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại học

Thương mại, Phòng Quản lý Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong

thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ kinh tế

Do những hạn chế về chủ quan và khách quan, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét góp ý của quý thầy cô và

các độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn và có tính khả thi hơn nữa

Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, kính chúc quý Thầy, Cô

thành công trong sự nghiệp cao quý

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT ccsssessssssssssesssessssssssesssessssssesssessssssessseessees vi

TOM TAT NOI DUNG DE AN .-2- 2< 22 ©cs<csecesevseerserrsersserserescre iii

D0000 , 1

1 Lý do lựa chọn I1 N 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án . - 2-2 << ©ss€csseessezsecsserserrsere 2

3 Đối tượng và phạm vi của đề án . << s<essessecssevrssersserrsscre 3

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án . 2< cs<©cs<cse 3

4.2 Phương pháp thực hiện đề án . ssssssasessssesasecssseessecsssscaneesseessseeese 5 4.3 Các điều kiện cần thiết, thuận lợi, khó khăn và giải pháp để triển khai thực [1/2/71 SEN NNMd 5

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề án

6 Kết cấu đề án .- 2-22 ©E+seEE2dEE+eEYeeEE2EEEAEE224E2A22ereeerreersserrrser PHAN 1 CO SO LY LUAN VÀ THUC TIEN VE CONG TAC KIEM TRA

THUE DOI VOI CAC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUÉ 8 1.1 Một số cơ sở lý thuyết về thuế

1.1.1 Khái HiệPM VỀ fÏHHẾ, - 2-22 ©< ce£©e£ ©S££©eeE+s£E+S£EeErseEesevssereerrserrsersrrrsere

I ĐT, I1 8n nnn nên eSd Ô 8

1.1.3 Vai trò GA tÏHHẾ -s«-©cseSE+eetEE+eetEEretttrrstttrtttrsrttrkstitrkstrrrsrrrrsrnrrree 9

CÁC (ÏO(HỈI H ÌL[ỆJ) 5-5 << << SH Họ HH HH HH HH mg

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm về kiểm tra thuế

1.2.1.2 Vai trò và nguyên tắc của kiểm tra thuế

1.2.2 Các hình thức kiểm tra tÏhHẾ s-ee©cee©ceeeE+eeereeerseeereeerseesressrve 1.3 Nội dung và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chỉ cục Thuế 2-2 s£ssE+ss©Ess©zseezssezxssszssersz 16

Trang 6

IV

1.3.1 Nội dung công tác kiểm tra thuế đỗi với cúc doanh nghiệp tại Chỉ cục Thuế

— ,ÔỎ 16

1.3.2 Các tiêu chí đánh hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp

ti CHI CUC TUE vessesssesssessescsesssesssessssssesssesssssesssessssssssssessssssesssessssssssssesssessesssesssessees 19

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp

1.4.1 Các yếu tố khách quan

1.4.2 Các yếu tỖ clủ qHAH « -

1.5 Cơ sở pháp lý về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp 24

1.6 Kinh nghiệm và bài học từ một số địa phương khác về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiỆ . - <2 s<e<£ese€EsseExseersservseersserxseersserre 25

1.6.1 Kinh nghiệm của một số địa phương khác về công tác kiểm tra thuế đối với

(ÏO(ÄHHÏI HQ ÏLÍỆ)D - - << << << < II HH Hi TH i00 25

1.6.1.2 Kinh nghiệm của Chỉ cục Thuế quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

về thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệpD . -s-c-s<©ces©ccssccssecse 26

1.6.2 Bài học kinh nghiệm đối với Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc

PHAN 2 THUC TRANG CONG TAC KIEM TRA THUE

DOI VOI CAC DOANH NGHIEP TAI CHI CUC THUE KHU VUC GIA THUẬN, TỈNH BẮC NINH 2-2-2 s£€Esz€Eess€vszeveseersserrseersserre 28 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động thu thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh 2-2 << se ©xseEzeeretrseEsetrsetrsersserssersrrree 28 2.1.1 Giới thiệu chung về Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh .28

2.1.2 Tình hình hoạt động thu thuế của Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh

Bắc Ninh

2.1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác kiếm tra thuế đối với các doanh nghiệp

tại Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc INinh s-sc-s= 31

2.2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chỉ cục

Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh -2- 22 se©ssecssessscsse 34

2.2.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch kiểm tra tÏHuẾ . s <©ces©csccse= 34

2.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kiỂm trd thuỄ «-c-s<©cssecsss+ssse 37

2.2.3 Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra tÏHỄ . -5-= 40

Trang 7

2.3 Đánh giá chung thực trạng kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chỉ cục

Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh -2- 22 se©ssecssesscsse

2.3.1 Những thành công

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

PHAN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CONG TAC KIEM TRA THUE DOI VOI CAC DOANH NGHIỆP

TAI CHI CUC THUE KHU VUC GIA THUAN, TINH BAC NINH

3.1 Bối cảnh và phương hướng hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh 47 3.1.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến công tác kiếm tra thuế đối với các doanh

3.2.2 Đối với AOANN NQNIGD . -e<ccscce<ccseeceseecesereescrescree

3.3 Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh

nghiệp tại Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh 51 3.3.1 Một số giải pháp

Trang 8

Vi

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

I |CPTC Chi phí tài chính

2 | CQT Co quan Thué

3 | CSKD Cơ sở kinh doanh

4 IDN Doanh nghiệp

14 |TNDN Thu nhập doanh nghiệp

15 | UBND Uy ban nhân dân

16 | VPHC Vị phạm hành chính

Trang 9

Vii

DANH MUC BANG BIEU, SO DO, HINH VE

1 | So d6 01: Quy trình nghiên cứu 4

2 Bảng 2.1: Kết quả thực hiện công tác thu NSNN qua các năm tại 29

Chi cục Thuê khu vực Gia Thuận

3 Bảng 2.2: Tông hợp các loại hình doanh nghiệp do Chi cục Thuê 30 khu vực Gia Thuận quản lý giai đoạn năm 2021-2023

4 Bảng 2.3: Kê hoạch kiêm tra thuê tại Chi cục Thuê khu vực Gia 36 Thuận giai đoạn năm 2021-2023

5 Bang 2.4: Két qua kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chi cục Thuế 37 khu vực Gia Thuận giai đoạn năm 2021-2023

6 Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT giai đoạn năm 2021-2023 tai Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận 39

Trang 10

viii

TOM TAT NOI DUNG DE AN

Thực tiễn đã chứng minh trong bất kỳ hoạt động quản lý nào, để đảm bảo cho những mục tiêu đề ra đạt hiệu quả tốt, nhất thiết phải gắn liền công tác kiểm tra Thông qua hoạt động kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi trái pháp luật, giúp cho cơ quan quản lý xem xét tính đúng đắn quyết định quản lý của

mình nhằm đạt hiệu quả tốt nhất như mục tiêu đề ra Đặc biệt trong điều kiện hiện nay các thủ đoạn gian lận, trốn tránh thuế của NNT cả nước nói chung và tại Chi

cục Thuế khu vực Gia Thuận nói riêng ngày càng tinh vi, phức tạp và hiện chưa có dấu hiệu giảm trong tương lai đòi hỏi cần có những nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn có hiệu quả Việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế là hết sức cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối

nhiệm vụ thu ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội

Trên cơ sở hoạt động thực tiễn tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận về công

tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và phương pháp nghiên cứu đã học, Đề án đã hoàn thành một

số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn

về thuế, về công tác kiểm tra thuế

Phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại Chi cục

Thuế khu vực Gia Thuận, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và nêu ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác kiểm tra thuế

Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh

nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế

theo những mục tiêu xây dựng của ngành Thuế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định hướng quản lý thuế của Chỉ cục Thuế KV Gia Thuận

Đề án đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra Kết

quả nghiên cứu của Đề án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Phương pháp nghiên cứu mà Đề án đã sử dụng là phù hợp, đảm bảo sự tin cậy của kết quả nghiên cứu

Trang 11

PHAN MO DAU

1 Lý do lựa chon đề án

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, gắn liền với các vẫn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội Vì vậy, công tác quản lý thuế nói chung và kiểm tra thuế nói riêng luôn được ngành Thuế rất quan tâm, chú trọng, nhất là từ khi

người nộp thuế thực hiện cơ chế “tự khai, tự nộp” Cơ chế này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân có nghĩa vụ thuế thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế “tự khai, tự nộp” cũng có

những hạn chế nhất định và vẫn còn những kẽ hở để người nộp thuế (NNT) lợi dụng tránh thuế và trốn thuế Trong bối cảnh đó, kiểm tra thuế đóng vai trò rất quan trọng, qua công tác kiểm tra thuế để cảnh báo, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những gian lận về thuế nhằm răn đe NNT chấp hành đúng pháp luật thuế, có ý thức chấp hành tốt việc kê khai nộp thuế theo quy định của Luật thuế Hơn nữa, thông qua kiểm tra thuế giúp cơ quan thuế phát hiện những điểm bát hợp lý trong chính sách

pháp luật thuế dé nghiên cứu, bồ sung, sửa đổi kịp thời, nhằm phát huy tốt nhất vai

trò của thuế trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận được thành lập theo Quyết định số

779/QĐ-BTC ngày 10/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hợp nhất Chi cục

Thuế, theo đó hợp nhất Chỉ cục Thuế huyện Thuận Thành, Chi cục Thuế huyện Gia Bình, Chi cục Thuế huyện Lương Tài thành Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận Từ năm 2021 đến năm 2023 Chi cục luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu NSNN, số thu năm sau cao hơn năm trước, cụ thể số thu thực hiện năm 2021 là 3.129.786 triệu

đồng đạt 103,95% dự toán được giao, số thu thực hiện năm 2022 là 3.470.916 triệu đồng đạt 107,58%, số thu thực hiện năm 2023 là 3.649.530 triệu đồng đạt 100,82%

Trước thực trạng các hành vi trốn thuế, gian lận thuế diễn ra phổ biến và

ngày càng tỉnh vi, phức tạp, cùng với ngành thuế cả nước, Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận luôn chú trọng và tăng cường công tác kiểm tra thuế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế Do vậy, mặc dù số lượng doanh nghiệp quản lý tương đối lớn

(tính đến 31/12/2023 là 2.979 doanh nghiệp), số lượng cuộc kiểm tra tại trụ sở

người nộp thuế nhiều (trung bình hơn 500 cuộc/năm), số lượng hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở Cơ quan Thuế lớn (trung bình 20.000 hồ sơ/năm) nhưng công tác

kiểm tra thuế giai đoạn năm 2021-2023 của Chi cục vẫn đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Chi cục đã tiến hành kiểm tra được 1.491 cuộc kiểm tra; truy

Trang 12

thu, truy hoàn và phạt 66.543 triệu đồng; giảm lỗ 308.793 triệu đồng; giảm khấu trừ

10.535 triệu đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 127.560 triệu đồng Chi cục

đã kiểm tra được 57.302 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, xử ly điều chỉnh

thu vào ngân sách 375 triệu đồng; giảm khấu trừ là 1.436 triệu đồng; giảm lỗ 15.398 triệu đồng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển

khai thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, những điểm bất cập cần phải được khắc phục, hoàn thiện như: Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT chưa đạt hiệu quả, việc kiểm tra sơ bộ 100% hồ sơ khai thuế nhận được để phân loại, xác định rủi ro vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; Kết quả

truy thu qua công tác kiểm tra còn chưa cao;

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cả về quy mô, giá trị trên các mặt tổng thể và đa dạng theo xu hướng kinh tế thị trường,

hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới từ đó dẫn đến khách thể của hoạt động kiểm

tra thuế liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng hội nhập tương ứng Trong khi đó,

hệ thống tổ chức, các phương thức trong hoạt động kiểm tra thuế của ngành Thuế

nói chung và của Chi cục Thuế KV Gia Thuận nói riêng, cấp vẫn còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu và đa dạng của sự phát triển kinh tế xã hội Đặc biệt là

hoạt động kiểm tra thuế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Môi trường, đối

tượng người nộp thuế và hệ thống chính sách pháp luật thuế còn chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ của người nộp thuế, khung pháp lý cho hoạt động kiểm tra thuế còn nhiều bất cập, các quy định của pháp luật có liên quan chưa đầy

đủ, chưa thật sự thống nhất; trong nhiều trường hợp còn thiếu rõ ràng và ân chứa

các bất hợp lý Vì vậy, để công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả cao hơn, giảm bớt rủi ro cho cơ quan thuế, thời gian tới Chi cục Thuế KV Gia Thuận cần phải hoàn thiện công tác kiểm tra thuế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng Do

đó, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh” làm đề án tốt nghiệp thạc sỹ

của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề án là đề xuất được một số giải pháp hiệu quả

hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh.

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ của đề tài đề án bao gồm:

Mot la, hệ théng hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận nhằm rút ra những nhận định về những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác kiểm

tra thuế đối với doanh nghiệp

Ba là, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện công tác

kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận định

hướng đến 2030 và những năm tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi của đề án

* Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tai Chi

cục Thuế khu vực Gia Thuận

* Phạm vi nghién citu:

- Phạm vi về nội dung: Đề án tập trung vào công tác kiểm tra thuế đối với các

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế,

tổ chức thực hiện kiểm tra thuế và kiểm tra, giám sát công tác kiểm tra thuế

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác kiểm tra thuế đối với

các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình

và huyện Lương Tài do Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận quản lý

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn từ năm 2021- 2023; các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2030

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

4.1 Quy trình thực hiện đề án

Tác giả tiến hành thực hiện đề án dựa trên các bước như sau:

Trang 14

Nghiên cứu

các khái niệm

va ly thuyet Xây dựng Thu thập Phân tích iai thíc ,

Sơ đồ 01: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu của đề

án, tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong phần này tác giả thu thập tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu như: Sách,

luận án tiến sỹ, báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ về công tác kiểm tra

thuế đối với các doanh nghiệp; các văn bản, chế độ chính sách liên quan đến công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp; các phương pháp nghiên cứu khoa học

Bằng phương pháp thống kê mô tả đề liệt kê trình bày những nội dung này chủ yếu tại Chương 1 của Đề án

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu và tiến hành phân tích thực trạng công tác

kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh

Bắc Ninh giai đoạn 2021-2023

Trong bước này tác giả phân tích thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với

các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, xử lý số liệu qua việc sử

dụng các phương pháp: Thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh số liệu thứ cấp

đã thu thập trên dự toán, báo cáo tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận Căn cứ vào kết quả trên đưa

ra đánh giá cụ thể kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, tìm ra nguyên nhân

của những tồn tại và hạn chế trong công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp

tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận Nội dung nghiên cứu này chủ yếu được trình

bày tại chương 2 của Đề án

Bước 3: Trên cơ sở kết luận thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận đã phân tích trong giai đoạn 2021-2023, đề

xuất một số định hướng và giải pháp, đưa ra kiến nghị đề hoàn thiện công tác kiểm tra

thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận.

Trang 15

Tac giả thu thập dữ liệu từ các văn bản, nghị định, thông tư hướng dẫn về

công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận trong những năm tiếp theo

4.2 Phương pháp thực hiện đề án

() Phương pháp thu thập dữ liệu:

Đề án sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận gồm: Báo cáo tổng kết công tác thuế, báo cáo về tình hình đăng ký,

kê khai của NNT, báo cáo kết quả công tác kiểm tra thuế, báo cáo số lượng cán bộ,

các tài liệu nghiên cứu liên quan,

(1i Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu:

Phương pháp thống kê mô tả: Với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu thông tin thực tế thu thập được Đề án sẽ khái quát công tác kiểm tra thuế đối với các

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận như: Thống kê số lượng DN do Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận qua các năm, thống kê các cuộc kiểm tra, kết quả kiểm tra,

Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh số liệu về công tác kiểm tra thuế đối

với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận giữa các năm và giữa các nhóm doanh nghiệp để rút ra nhận định kết quả kiểm tra thuế hoặc minh họa cho các mô tả thực tế

Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên các số liệu đã phân tích đề đưa ra

nhìn nhận, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu Từ đó nhìn nhận những kết quả

và hạn chế trong công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, tìm được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý

4.3 Các điều kiện cần thiết, thuận lợi, khó khăn và giải pháp để triển khai thực hiện đề án

* Các điều kiện cần thiết:

- Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được khai thác chủ yếu là các dữ liệu thứ cấp từ các

báo cáo của Chi cục Thuế như: Báo cáo tổng kết công tác thuế, báo cáo về tình hình đăng ký, kê khai của NNT, báo cáo kết quả công tác kiểm tra thuế, báo cáo số lượng

cán bộ, các tài liệu nghiên cứu liên quan, Các dữ liệu này học viên có thể thu thập được thông qua quá trình làm việc và khảo sát tại Chi cục Thuế

- Mô hình và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu sử dụng

Trang 16

trong đề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh, phân tích tổng hợp

- Tổ chức thực hiện đề án: Đề án được tô chức thực hiện ngay sau khi có

quyết định phân công giáo viên hướng dẫn, học viên đã viết đề cương chỉ tiết chuyên cho giáo viên hướng dẫn và sửa chữa theo hướng dẫn của giáo viên Sau khi

có đề cương chỉ tiết học viên thực hiện viết nội dung và chuyên giáo viên hướng dẫn sửa, hoản thiện theo hướng dẫn của giáo viên

* Thuận lợi:

Trước đây học viên đã có thời gian thực tập, làm việc thực tế tại Chi cục

Thuế khu vực Gia Thuận trong thời gian 06 tháng nên hiểu và nắm rõ tình hình

công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận Bên cạnh đó, hiện nay học viên đang làm việc tại doanh nghiệp nên sẽ có

các góc nhìn đa chiều, trên nhiều phương diện về thực trạng công tác kiểm tra thuế

đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế

* Khó khăn:

Thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế

còn nhiều hạn chế nên Đề án không tránh khỏi thiếu sót

* Giải pháp đề triển khai thực hiện đề án:

- Bám sát kế hoạch, đề cương được duyệt

- Thường xuyên quan sát, nắm rõ tình hình hoạt động của Chi cục Thuế khu

vực Gia Thuận

- Trau dỗi kiến thức, hỏi kinh nghiệm của công chức, người lao động tại hi cục Thuế khu vực Gia Thuận và các nhà nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu, nắm vững các quy định về công tác kiểm tra thuế đối với các

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề án

(i) Ý nghĩa khoa học:

Đề án đã hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại các Chi cục Thuế

(ii) Ý nghĩa thực tiễn:

- Đưa ra các phân tích, đánh giá giúp người đọc hiểu rõ về thực trạng công

tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận

- Đề xuất các giải pháp phù hợp, giúp Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận và

các Chi cục Thuế tại các địa phương khác ở Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm.

Trang 17

6 Kết cầu đề án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Đề án gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra thuế đối với các

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế

Chương 2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại

Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, tinh Bac Ninh

Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra

thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc Ninh.

Trang 18

PHÀN I1 CƠ SO LY LUAN VA THUC TIEN VE CONG TAC KIEM TRA THUE DOI VOI CAC DOANH NGHIEP TAI CHI CUC THUE

1.1 Một số cơ sở lý thuyết về thuế

1.1.1 Khái niệm về thuế

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn Tài chính công tái bản năm

2016: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiên, có tính chất xác định, không hoàn

trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyên

lực nhằm bù đắp những chỉ tiêu của Nhà nước” Theo thời gian, khái niệm này đến

nay đã được bé sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “7 huế là một khoản trích

nộp bằng tiên, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyên lực nhằm bù đắp những chỉ tiêu của

Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước”

(Gaston Jeze (2016), 7â chính công, NXB Tài chính)

Theo tác giả Đặng Văn Dân (2018) trong cuốn Giáo trình thuế, NXB Tài

chính thì thuế được định nghĩa trên 3 góc độ:

Góc độ phân phối thu nhập: “7uế là hình thức phân phối và phân phối lại

tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quÿ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu câu chỉ tiêu

cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ” (Đặng Văn Dân (2018),

Giáo trình thuế, NXB Tài chính)

Góc độ người nộp thuế: “7huế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức,

cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cau chỉ tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng

thuế được hưởng hợp pháp phân thu nhập còn lại” (Đặng Văn Dân (2018), Giáo trình thuế, NXB Tài chính)

Góc độ kinh tế học: “7huế là biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng

quyên lực của mình đề chuyển một phần nguôn lực từ khu vực tư sang khu vực công

nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước” (Đặng Văn Dân

(2018), Giáo trình thuế, NXB Tài chính)

1.1.2 Phân loại thuế

Để phục vụ cho công việc nghiên cứu và tổ chức hảnh thu trong thực tế,

người ta tiến hành phân loại thuế theo một số tiêu thức nhất định Theo Trương

Đông Lộc và các cộng sự (2020), Giáo Trình Thuế, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ,

Trang 19

thuế được phân loại như sau:

* Phân loại theo đối tượng đánh thuế, thuế bao gồm các loại:

- Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩn)

- Thuế đánh vào thu nhập (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân)

- Thuế đánh vào tài sản, bao gồm tài sản cá nhân và tài sản công (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên)

* Phân loại theo tính chất, thuế bao gồm thuế trực thu và thuế gián thu:

- Thuế trực thu: là loại thuế trực tiếp thu vào thu nhập của người chịu thuế,

hay nói cách khác người nộp thuế và người chịu thuế trong trường hợp này là một, người nộp thuế không thể chuyển thuế cho người khác được Ví dụ: Thuế thu nhập

doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhượng quyền sở hữu đắt,

- Thuế gián thu: là loại thuế gián tiếp thu vào người tiêu dùng thông qua hoạt

động của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác trong thuế

gián thu thì người nộp thuế và người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn độc lập

với nhau Ưu điểm của loại thuế này là không tạo ra cảm giác chịu thuế cho người

chịu thuế Ví dụ: Thuế gia tri gia tang, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,

thuế tài nguyên

* Phân loại theo tính chất hành chính, thuế bao gồm :

- Thuế nhà nước (quốc gia): Loại thuế này sẽ nộp vào ngân sách Trung ương

- Thuế địa phương: Thuế nộp vào ngân sách của chính quyền địa phương Phân loại thuế theo tính chất hành chính thường áp dụng trong kế toán quốc gia, theo cách mà tổ chức quan ly thu, cấp ngân sách thụ hưởng chúng

1.1.3 Vai trò của thuế

Lịch sử phát triển của thuế đã chứng minh rằng, thuế có 3 vai trò cơ bản, đó là: huy động nguồn lực tài chính cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước; vai trò phân phối lại thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

* Thuế có vai trò huy động nguôn lực tài chính cho NSNN

Hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất cho NSNN Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu của NSNN

Ở nước ta, không tính các khoản thu từ dầu thô, nguồn thu từ thuế cũng

Trang 20

10

thường chiếm trên 90% tổng các khoản thu của NSNN trong vòng một thập kỷ trở lại đây

* Thuế có vai trò điều tiết vĩ mô nên kinh tế

Thuế có thê được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần kềm chế lạm phát, Ổn định giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững Trường hợp lạm phát do nguyên nhân cầu cao làm giá cả tăng cao, Nhà nước có thể dùng biện pháp điều chỉnh tăng thuế làm giảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo, trên

cơ sở đó điều chỉnh lại cân bằng quan hệ cung cầu Trường hợp lạm phát nảy sinh tir chi phí đây, việc giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào là cần thiết để giảm nhẹ

áp lực tăng chỉ phí và tạo điều kiện hạ giá bán sản phẩm, trên cơ sở đó lập lại quan

hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường

Nhà nước áp dụng chính sách thuế phân biệt giữa các ngành nghề, lĩnh vực,

khu vực, vùng lãnh thổ khác nhau có tác dụng phân bé lai nguồn lực, tạo ưu thế

tương đối cho những vùng, khu vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển nhằm duy trì

hoặc lập lại trạng thái phát triển hài hòa, cân đối của toàn bộ nền kinh tế

* Thuế có vai trò phân phối lại thu nhập

Thuế được coi là công cụ sắc bén đề phân phối lại sản phẩm xã hội nhằm đạt

mục tiêu công bằng xã hội Thuế có thể đạt được những mục tiêu công bẳg này nếu

nó bao quát được hầu hết đối tượng nộp thuế và phân biệt mức đóng góp thông qua

các mức thuế suất khác nhau, đặc biệt là thuế suất lũy tiến theo thu nhập

Ngoài ra, thuế còn được coi là công cụ sắc bén để bảo hộ sản xuất nội địa và

duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập

quốc tế Thuế là hàng rào bảo hộ linh hoạt và hiệu quả nhất nhằm điều hòa áp lực

cạnh tranh Nhà nước đánh thuế cao đối với hàng nhập khâu có tác dụng giảm bớt hoặc triệt tiêu lợi thế giá cả giữa hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước Nhà nước đánh thuế thấp hoặc bằng không đối với hàng nhập khẩu có tác dụng khuyến khích nhập khẩu những hàng hóa cần thiết bù đắp thiếu hụt cho nền kinh

tế, đồng thời gây áp lực cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho những ngành

hàng nội địa tương tự

1.2 Một số cơ sở lý thuyết lý về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh

Trang 21

11

Kiểm tra thuế là hoạt động của Cơ quan Thuế trong việc xem xét tinh hình

thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt

ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra

Hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế được hiểu là hoạt động do Chi cục Thuế tiến hành thực hiện nhằm kiểm tra tài liệu của

doanh nghiệp đề xác định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp Thông qua các phương pháp phân tích, đánh giá tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, hoạt động kiểm tra giúp phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những vi phạm pháp luật thuế đồng thời góp phần thúc đầy các tổ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế

b Đặc điểm công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, kiểm tra thuế có phạm vi rộng Đối tượng kiểm tra bao gồm mọi tổ

chức và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế

Thứ hai, kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp vì nó đụng chạm trực

tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế Để che giấu hành vi trốn thuế nhằm

bảo vệ lợi ích vật chất, các đối tượng nộp thuế có xu hướng tìm mọi biện pháp cản

trở, gây khó khăn đối với công tác kiểm tra của Cơ quan Thué

Thứ ba, kiểm tra thuế là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn và

phẩm chất đạo đức của người công chức làm việc trong lĩnh vực này Công tác này đòi hỏi người công chức thuế không những phải nắm chắc các luật thuế mà còn phải

năm bắt được bản chất các hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm tra Bên cạnh đó, công chức làm nhiệm vụ kiểm tra thuế cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh

vững vàng vì thường xuyên phải làm việc trong môi trường có sự cám dỗ về vật chất 1.2.1.2 Vai trò và nguyên tắc của kiểm tra thuế

a Vai trò của kiểm tra thuế:

Kiểm tra thuế có vai trò vô cùng quan trọng trong thực thi pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế cũng như trong quản lý của Cơ quan Thuế Cụ thể là:

* Kiểm tra thuế góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thuế,

cải cách thú tục hành chính thuế:

Cơ chế, chính sách pháp luật về thuế bao gồm cơ chế, chính sách pháp luật

của tất cả các sắc thuế, thay đổi theo tình hình kinh tế - xã hội, các chính sách thuế

quốc tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Mỗi chính sách thuế trước khi ban hành đều được nghiên cứu kỹ và căn cứ trên tình hình thực tế Tuy nhiên, nền kinh tế xã hội thế giới cũng như Việt Nam phát triển, biến động không ngừng nên trong quá

Trang 22

12

trình thực thi hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam nói chung và chính sách thuế

nói riêng vẫn thể hiện còn nhiều hạn chế Ví đụ một số hoạt động phát sinh trong

thực tiễn chưa được điều chỉnh trong quy định của luật hoặc có những quy định

không rõ tạo ra ý hiểu sai hoặc cố tình vận dụng sai đề lách luật những khó khăn

vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật Công cụ cung cấp các căn cứ, bằng

chứng cụ thể phản ánh một cách chân thực, chính xác các diễn biến về tình hình

thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT chính là công tác kiểm tra thuế Thông qua kiểm tra thuế có thể thấy rõ những quy định của luật nào chưa phù hợp, những tình huống vướng mắc chưa được quy định trong văn bản pháp luật thuế Từ đó, chính sách

thuế sẽ được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế

* Kiểm tra thuế là phương tiện ngăn ngừa, răn đe các hành vi vi phạm pháp

luật thuế:

Hiện nay, NNT được thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế vào NSNN Bên

cạnh những người nghiêm túc chấp hành còn có NNT tìm mọi cách để chiếm hữu

tiền thuế Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, hoạt động kiểm tra thuế đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của NNT, thu thập và xác

minh các chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật thuế Theo đó, công tác kiểm tra thuế vừa phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, vừa sử dụng các

biện pháp chế tài, các quyết định hành chính nhằm xử lý và răn đe hành vi vi phạm

pháp luật thuế, tái tạo sự công bằng giữa các chủ thể kinh doanh

* Kiểm tra thuế góp phân tăng thu cho NSNN:

Có hai nguyên nhân chủ yếu từ NNT dẫn đến NSNN thất thu đó là một bộ

phận NNT thực sự thiếu hiểu biết về pháp luật thuế dẫn đến vận dụng sai pháp luật

và một bộ phận khác cố ý gian lận, trốn thuế Để dam bao NNT nộp đủ thuế vào

NSNN, Cơ quan Thuế sử dụng công cụ kiểm tra thuế nhằm phát hiện các trường

hợp trốn, tránh, lách thuế, các trường hợp kê khai sai, khai thiếu thuế của NNT, từ

đó truy thu số thuế còn nộp thiếu theo quy định và xử phạt vi phạm góp phần tăng thu rất lớn cho NSNN

Như vậy, kiểm tra thuế giúp hoàn thiện công tác triển khai thực hiện pháp

luật thuế, đồng thời với việc triển khai thực hiện các thủ tục hành chính thuế Thông

qua hoạt động kiểm tra thuế phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế đề kịp thời chấn chỉnh, góp phần tăng thu NSNN

b Nguyên tắc của kiểm tra thuế:

Để đạt được mục đích đề ra, hoạt động kiểm tra thuế phải tuân thủ ba nguyên

Trang 23

13

tắc cơ bản sau:

* Nguyên tắc tuân thủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong kiểm tra thuế Nguyên tắc này đòi hỏi các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật cho phép Mọi hành vi lạm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đều bị coi là hành vi không tuân thủ quy định của pháp luật và đều phải bị xử lý

Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, các chủ thể kiểm tra (cơ quan, đoàn kiểm

tra và các thành viên) phải căn cứ vào các quy định của pháp luật thuế dé kết luận,

kiến nghị những van dé kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận,

kiến nghị của mình Đối tượng kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định của chủ thể kiểm tra, cung cấp đầy đủ hồ sơ và giải trình số liệu khi được yêu cầu

* Nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai,

dân chủ, kịp thời

Tính chính xác đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng đắn vấn đề, nội dung kiểm tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc đề kết luận kiểm

tra chính xác Tính chính xác bảo đảm cho hoạt động kiểm tra thuế đạt hiệu quả cao

Muốn đảm bảo tính chính xác, không những đòi hỏi chủ thể kiểm tra thuế phải có quan điểm đúng đắn mà còn phải có kiến thức và năng lực mới đem lại kết quả

chính xác

Tính khách quan yêu cầu chủ thê kiểm tra phải phản ánh đúng sự việc, hiện

tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự việc, hiện

tượng Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qua lại Tính

khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận kiểm tra có chính xác mới thể hiện được tính khách quan của hoạt động kiểm tra

Tính trung thực đòi hỏi chủ thê kiêm tra phải tuân thủ các quy tắc về đạo đức

nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch, bóp méo sự việc dẫn

đến kết luận không đúng thực tế

Tính công khai thê hiện ở chỗ chủ thê kiêm tra phải thông báo đầy đủ, công

khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định kiểm tra đến kết luận kiểm tra để các tổ

chức, cá nhân liên quan biết, giám sát và phối hợp thực hiện Nguyên tắc công khai nhằm nâng cao tính khách quan của hoạt động kiểm tra, hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quá trình kiểm tra Tuy nhiên, tuỳ tính chất của cuộc kiểm tra cụ thé, cần có hình thức, mức độ công khai phù hợp để đảm bảo giữ gìn bí mật quốc gia, bí

Trang 24

14

mật người tố cáo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và công dân, đảm bảo hiệu quả hoạt

động kiểm tra

Tỉnh dân chủ nhằm tạo cơ hội cho đối tượng kiểm tra được trình bày ý kiến,

quan điểm về những nội dung kiểm tra cũng như về hoạt động của đoàn kiểm tra

cụ thê, tránh tinh trang áp đặt của chủ thể kiểm tra Nguyên tắc này đòi hỏi cán

bộ kiểm tra phải coi trọng việc tiếp nhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đối tượng kiểm tra được trình bày ý kiến của mình

Tĩnh kịp thời: Hoạt động kiểm tra thuế nhằm phục vụ các mục tiêu quản lý

thuế trong những thời điểm nhất định Vì vậy, kiểm tra kịp thời ngoài việc giúp cho đối tượng nhận rõ sai phạm, để sửa chữa, khắc phục ngay, tránh vi phạm kéo dài còn giúp Cơ quan Thuế chắn chỉnh và sửa đổi cơ chế, chính sách thuế phù hợp thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý thuế Mặt khác, tính kịp thời còn đảm bảo cuộc

kiểm tra có biên bản, kết luận đúng thời hạn luật định, tránh tình trạng dây dưa, kéo

dài thời gian thực hiện kiểm tra

* Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra

Việc Cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra đối tượng nộp thuế là cần thiết nhưng

ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng bị kiểm tra Tình trạng thực

hiện kiểm tra kéo dài, không công bố kết luận kiểm tra vẫn còn tồn tại Chính vì

vậy, trong những năm gần đây, hoạt động kiểm tra thuế được đánh giá là “vấn đề

hết sức nhạy cảm”, van dé quyén va dam bao thuc hién quyén cua NNT duoc dac

biệt quan tâm

Mặt khác, do việc phân cấp quản lý còn chồng chéo nên một đối tượng có thể

được nhiều ngành quản lý dẫn đến có thể phát sinh nhiều đoàn kiểm tra đối tượng cùng thời điểm hoặc trong một thời gian ngắn Đảm bảo nguyên tắc này nhằm hạn chế tối đa những cuộc kiểm tra chồng chéo của các cơ quan quản lý, đảm bảo quyền

hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra; đảm bảo về cùng một nội dung, trong một năm đối tượng chỉ bị kiểm tra một lần Cùng với việc thực hiện tốt

nguyên tắc kịp thời trong hoạt động kiểm tra, nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của đối tượng kiểm tra

1.2.2 Các hình thức kiểm tra thuế

Trang 25

15

hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế,

CQT xây dựng kế hoạch kiểm tra và trình cấp thâm quyền phê duyệt và tô chức

thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế được phê duyệt

- Kiểm tra đột xuất: Được tiến hành khi CQT phát hiện ĐTNN có dấu hiệu vi

phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao

b Theo nội dung và phạm vi kiểm tra thuế

Nếu xét theo nội dung và phạm vi kiểm tra thuế, hoạt động kiểm tra thuế có hai hình thức là kiểm tra toàn diện và kiểm tra hạn chế:

- Kiểm tra toàn diện: Là loại hình kiểm tra tổng hợp, toàn diện tình hình tuân thủ pháp luật thuế của ĐTNN, được tiến hành một cách đồng bộ đối với tất cả các

sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế

tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và các loại thuế khác trong kỳ kê khai thuế

Kiểm tra toàn diện thường chỉ được thực hiện đối với một hoặc hai kỳ kê khai thuế gần nhất trừ trường hợp phát hiện NNT có dấu hiệu không tuân thủ có giá

trị trọng yếu Các cán bộ kiểm tra cần áp dụng kỹ thuật chọn mẫu và mức độ công việc kiểm tra; số các kỳ tài chính cần kiểm tra sẽ được mở rộng khi các phát hiện

của đội kiểm tra yêu cầu phải mở rộng phạm vi kiểm tra CQT cần dự tính nguồn

lực cũng như chi phí đề thực hiện kiểm tra toàn diện trong quá trình lập kế hoạch

kiểm tra hàng năm

- Kiểm tra hạn chế: Là kiểm tra trong một phạm vi hẹp, gồm:

+ Kiểm tra một sắc thuế (GTGT, TNDN, TTĐB, ); một hoặc một số kỳ

tính thuế

+ Kiểm tra một hoặc một số bộ hỗ sơ hoản thuế

+ Kiểm tra một hoặc một số yếu tố liên quan đến một hoặc một số kỳ tính thuế; kiểm tra doanh thu tính thuế, giá vốn hàng bán, khấu hao, tiền lương, tài sản

ròng

c Theo địa điểm tiễn hành kiểm tra thuế:

Nếu xét theo địa điểm tiến hành kiểm tra thuế, hoạt động kiểm tra thuế có hai hình thức là kiểm tra tại trụ sở CQT (kiểm tra tại bàn) và kiểm tra tại trụ sở NNT:

- Kiểm tra tại trụ sở CQT (kiểm tra tại bản): Là công việc thường xuyên của

các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ khai thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT

Thực hiện đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có

Trang 26

16

liên quan, các quy định của pháp luật về thuế Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung

cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế

được giảm, số tiền thuế được hoàn, CQT thông báo yêu cầu NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu Trường hợp NNT đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng, hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau giải trình

và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng, CQT yêu cầu NNT khai bổ sung

- Kiểm tra tại trụ sở của NNT: CQT thực hiện kiểm tra tai tru so NNT trong

trường hợp hết thời hạn theo thông báo của CQT mà NNT không giải trình, bỗ sung thông tin tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bỗổ sung

hồ sơ thuế không đúng

1.3 Nội dung và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chỉ cục Thuế

1.3.1 Nội dung công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chỉ cục Thuế

1.3.1.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế

Hàng năm, căn cứ trên cơ sở hướng dẫn kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngành

Tài chính của Bộ Tài chính và yêu cầu công tác quản lý của ngành Thuế, Cục Thuế

có văn bản hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho bộ phận thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế và Chi cục Thuế Kế hoạch kiểm tra thuế được xây dựng theo

nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng phần mềm phân tích thông tin rủi ro của NNT (TPR) do Tổng cục Thuế ban hành thực hiện thống nhất Đồng

thời căn cứ thực tiễn quản lý thuế tại Chi cục Thuế lựa chọn NNT có rủi ro dé dua vào kế hoạch kiểm tra thuế

Để ứng dụng được phần mềm phân tích thông tin rủi ro của NNT, các bộ

phận kiểm tra thuế thuộc Chỉ cục Thuế phải xây dựng được một cơ sở đữ liệu đầy

đủ, chính xác về NNT Thông tin về NNT được tập hợp, khai thác từ các nguồn

thông tin, dữ liệu của ngành Thuế gồm hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoản thuế, các hồ sơ

báo cáo về hóa đơn và các loại hồ sơ khác mà NNT gửi tới Cơ quan Thuế theo quy

định của pháp luật; báo cáo tài chính của NNT; thông tin về tình hình tài chính,

SXKD của NNT; thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của NNT thông qua

tình hình kê khai, nộp thuế; kết quả kiểm tra thuế; kết quả thực hiện kiểm tra thuế

của năm trước đó; tình hình miễn, giảm thuế và các thông tin khác (nếu có)

Ngoài ra, bộ phận lập kế hoạch còn cần thu thập các nguồn thông tin dữ liệu

về NNT ngoài ngành Thuế như thông tin từ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính

Trang 27

17

phủ, các cơ quan quản lý thuộc bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh; thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí; thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế gian lận thuế

1.3.1.2 Tổ chức thực hiện kiểm tra thuế

a Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở Chỉ cục Thuế:

Kiểm tra thuế tại trụ sở Chi cục Thuế được thực hiện thường xuyên đối với

các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ

trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT Chi cục Thuế thực hiện việc kiểm tra đối chiếu, so sánh nội dung kê khai trong hồ sơ khai thuế (Tờ khai

thuế và các phụ lục của tờ khai theo quy định của pháp luật) với cơ sở dữ liệu của NNT và các thông tin, tài liệu có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật

về thuế để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa

đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế

Trong trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền

thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được

hoàn, Chi cục Thuế thông báo yêu cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin, tải liệu

Néu NNT đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là

đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng, Chỉ cục Thuế yêu cầu NNT khai bổ sung

Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của Chi cục Thuế mà NNT không giải trình, bé sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng, Chỉ cục trưởng Chỉ cục Thuế quan ly

trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của

NNT

b Thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT bao gồm các trường hợp:

- Trường hợp kiểm tra tại Chi cục Thuế, NNT không giải trình bổ sung được thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc Chi cục Thuế không có căn cứ đề ấn định số thuế phải nộp;

- Trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề;

- Trường hợp kiểm tra khi phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật

Ngoài các trường hợp trên, Chi cục Thuế còn tiến hành kiểm tra tại trụ sở

Trang 28

18

NNT trong các trường hợp sau:

- Trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế, kiểm tra sau khi hoàn thuế theo

quy định;

- Trường hợp kiểm tra việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản,

cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyền địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thâm quyền theo qui định của pháp

luật;

Căn cứ vào quyết định kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra phải thực hiện quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại cơ quan thuế, nhằm kiểm tra

tính xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính, các nghi vấn cần doanh

nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với doanh nghiệp dé làm rõ (thông tin chung về doanh nghiệp, tổ chức SXKD, tổ chức

hạch toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua ) Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ sở của NNT được thực hiện tuỳ theo

phạm vi, quy mô, nội dung cuộc kiểm tra

* Các nội dung khi tiễn hành kiểm tra tại trụ sở NNT gồm:

- Kiểm tra việc đăng ký thuế: Đăng ký thuế là nội dung đầu tiên trong việc

thực hiện nghĩa vụ pháp luật thuế của NNT Với mỗi doanh nghiệp, khi thanh tra,

kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn,

địa điểm ngành nghề kinh doanh, hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch,

nhằm phát hiện, xử lý gian lận trong đăng ký thuế

- Kiểm tra việc chấp hành số sách kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ Thực

hiện yêu cầu của Luật Kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá

trình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, hộ cá thể đều phải được phản

ánh đầy đủ vào chứng từ kế toán, số sách kế toán và báo cáo tài chính Dựa trên cơ

sở hạch toán kế toán, NNT kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước Do đó, công tác kiểm tra việc chấp hành số sách, kế toán, chế độ hoá đơn, chứng từ có liên quan mật thiết đến việc tính thuế, nộp thuế

- Kiểm tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế NNT có trách nhiệm tự kê

khai, tự nộp thuế, công tác kiểm tra thuế có vai trò quan trọng trong việc đánh giá

tính tuân thủ nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của NNT, phát hiện và ngăn chặn các

hành vi vi phạm pháp luật thuế

Trang 29

19

1.3.1.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra thuế

Giám sát hoạt động kiểm tra thuế không chỉ giúp đánh giá mức độ tuân thủ

của công chức thuế và NNT, mà còn đánh giá được mức độ hiệu lực của các cuộc kiểm tra thuế Qua đó, Chi cục Thuế phát hiện được những khiếm khuyết của mỗi

cuộc kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời

Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn kiểm tra thuế phải thực hiện trên

nguyên tắc sau:

- Giám sát hoạt động Đoàn kiểm tra được tiến hành thường xuyên kể từ khi

có quyết định kiểm tra đến khi ban hành kết luận

- Kiểm tra hoạt động Đoàn kiểm tra được thực hiện khi bị tố cáo hoặc có dấu

hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến Trưởng Đoàn hoặc các thành viên Đoàn kiểm tra

- Hoạt động giám sát, kiểm tra phải bảo đảm chính xác, khách quan, kip thoi;

bảo mật thông tin, tài liệu; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Đoàn kiểm tra

Nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra thuế dựa trên quy trình kiểm

tra thuế bao gồm: giám sát trước, trong và sau kiểm tra thuế, tức là từ khâu lập kế

hoạch, thực hiện và kết luận kiểm tra, đôn đốc xử lý thu hồi nợ thuế sau kiểm tra Ngoài các trình tự, thủ tục kiểm tra, các Đoàn kiểm tra thuế còn chịu sự kiểm tra,

giám sát việc chấp hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, ý thức chấp hành

kỷ luật và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

1.3.2 Các tiêu chí đánh hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với cúc doanh nghiệp tại Chỉ cục Thuế

1.3.2.1 Các tiêu chí về mặt định lượng

Kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra: là tỷ lệ phần trăm số cuộc kiểm tra

thực hiện so với kế hoạch kiểm tra được giao hàng năm

Số cuộc kiểm tra thực hiện trong

Trang 30

20

trong một thời kỳ nhất định Nếu kế hoạch kiểm tra xây dựng phù hợp với thực tiễn

và việc thực hiện đúng thời gian và đạt yêu cầu đặt ra, tỷ lệ hoàn thành cao bước

đầu phản ánh công tác kiểm tra thuế có hiệu quả Tỷ lệ này thấp cũng có thê hiểu

rằng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế không sát thực tế hoặc hiệu quả công tác kiểm tra thuế không tốt do tiến hành quá chậm, tốn thời gian của cả Cơ

quan Thuế và Người nộp thuế

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ phát hiện vi phạm pháp luật thuế qua kiêm tra, cu thé la:

(i) Ty 1é số người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế so với tổng số người nộp

thuế được lựa chọn kiểm tra

Số NNT vi phạm pháp luật thuế

Tỷ lệ NNT vi pham phap luat trong ky

thué so voi tong so NNT duoc = - : x 100 (%) lựa chọn kiểm tra Tông sô NNT được lựa chọn

kiểm tra thuế trong kỳ

Tỷ lệ số người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế so với tổng số người nộp

thuế được lựa chọn kiểm tra phản ánh chất lượng lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế

trong công tác xây dựng kế hoạch có chính xác hay không Tỷ lệ này đạt 100% là tốt nhất, nó chứng tỏ việc lựa chọn đối tượng kiểm tra là đúng đắn Tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ kêt qua lập kế hoạch chưa tốt, chưa phù hợp

(ii) $6 tién thuế truy thu bình quân một người nộp thuế qua kiểm tra

Tổng số thuế truy thu được của NNT qua

Sô tiên thuê truy thu kiểm tra trong năm/quý/tháng

bình quân một NNT qua = tka ck a

i Tông sô cuộc kiêm tra đã hoàn thành trong kiêm tra

năm/quý/tháng

Số tiền thuế truy thu bình quân một người nộp thuế qua kiểm tra phản ánh chất

lượng lựa chọn đối tượng kiểm tra trên phương diện có xác định đúng đối tượng có gian lận lớn hay không Số thuế truy thu bình quân cao thể hiện việc lựa chọn đối

tượng đề kiêm tra là tốt Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế là rất thấp

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chỉ phí của hoạt động kiểm tra thuế:

() Thời gian bình quân một cuộc kiểm tra thuế:

Trang 31

21 Tổng thời gian thực hiện kiêm tra thuế

Thời gian bình quân một _ trong năm/quý/tháng

cuộc kiểm tra thuế Tông sô cuộc kiêm tra đã hoàn thành

trong năm/quý/tháng

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí về mặt thời gian để tổ chức thực hiện một cuộc

kiểm tra thuế Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt

(ii) Ty 1é chi phí tài chính sử dụng cho hoạt động kiểm tra so với số thuế truy

thu, tiền phạt, tiền chậm nộp NSNN:

Tỷ lệ CPTC sử dụng cho Tổng chỉ phí tài chính đã sử dụng cho hoạt hoạt động kiểm tra thuế so _ động kiểm tra thuế trong năm

với số tiền thuế truy thu, tiền

phạt, tiền chậm nộp NSNN

Tông sô tiên thuê truy thu, tiên phạt, tiên chậm nộp NSNN trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tiêu tốn về mặt tài chính để tiến hành hoạt động

kiểm tra thuế Chỉ tiêu này càng thấp, công tác kiểm tra càng có hiệu quả cao

Mặc dù có thể tính toán cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên, song trên thực

tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tác kiểm

tra tại các Chi cục Thuế Bên cạnh việc tính toán các chỉ tiêu này trong năm, dé

đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với các năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ được biến động của từng khâu công tác

1.3.2.2 Các tiêu chí về mặt định tính

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của hoạt động kiểm tra mà không thê

hoặc khó tính toán, đo đếm được Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

Sự chuyên biến về ý thức tuân thủ pháp luật Tiêu chí này có thê đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của NNT qua các năm, đặc biệt là

những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm)

Tác dụng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa

các NNT; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo mức xử phạt)

Tác dụng phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan thuế và tạo lòng tin

Trang 32

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra được đánh giá theo

kỳ (quý, năm) và được chia theo nhiều sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại NNT và từng nội dung kiểm tra tương ứng

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp

tại Chỉ cục Thuế

1.4.1 Các yếu tố khách quan

Các nhân tố khách quan là các nhân tố không thuộc về Cơ quan Thuế mà

thuộc về các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội Cụ thể là:

- Hành lang pháp lý: Hành lang pháp lý là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu

cho hoạt động kiểm tra thuế Hành lang pháp lý hoàn thiện tạo ra một cơ sở pháp lý

rõ ràng, đầy đủ, vững chắc cho hoạt động kiểm tra thuế Tuy nhiên, chính sách pháp luật về thuế của Việt Nam thường xuyên thay đồi; nội dung phức tạp, khó hiểu dẫn

tới nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho công tác tiền hành kiểm tra thuế

- Sự hiểu biết, tuân thủ pháp luật của NNT: NNT là đối tượng của kiểm tra thuế Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế phụ thuộc vào trình độ hiểu biết chính sách, pháp luật thuế của NNT Nếu NNT hiểu biết pháp luật, mức độ vi phạm pháp luật thuế có thể thấp hơn, có sự hợp tác giữa đối tượng kiểm tra và đoàn kiểm tra tốt

hơn, nâng cao hiệu quả kiểm tra bằng cách giảm chi phí cho cuộc kiểm tra, giảm khối lượng, thời gian trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu và thời gian ký biên bản

kiểm tra Bên cạnh đó, sự hiểu biết pháp luật của NNT cũng hạn chế những biểu

hiện tiêu cực trong quá trình kiểm tra của cán bộ thuế

Tuy nhiên, NNT hiểu luật hơn cũng có nghĩa các vi phạm pháp luật thuế cũng tinh vi, khó phát hiện hơn Trong điều kiện hành lang pháp lý chưa hoàn thiện,

NNT có thể lợi dụng khe hở của pháp luật đề trốn lách thuế, gây thất thu lớn cho

NSNN như thành lập doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn bat hop pháp Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế phải có trình độ nghiệp vụ

cao, nắm chắc quy trình, chính sách, pháp luật thuế

- Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan: Đê phục vụ cho công

tác kiểm tra thuế, việc nắm bắt một cách đầy đủ, toàn diện thông tin về NNT là vô

cùng quan trọng Do đó, ngoài những thông tin từ hệ thống đữ liệu của Cơ quan

Trang 33

không hành vi vi phạm pháp luật thuế và mức độ vi phạm cụ thể như thế nào Bởi vậy, nếu sự phối hợp tốt sẽ giúp cho hoạt động kiểm tra thuế được thuận lợi và ngược lại

1.4.2 Các yếu tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tổ thuộc về Cơ quan Thuế Chủ yếu là các nhân tố sau đây:

- Chất lượng của công tác lập kế hoạch và chuẩn bị công tác kiểm tra: Lập

kế hoạch đúng giúp lựa chọn đúng đối tượng, thời điểm kiểm tra thuế Chuẩn bị

kiểm tra thuế càng kỹ lưỡng, hiệu quả công tác kiểm tra thuế càng cao

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế: Nhân tỗ con người là trung tâm của mọi hệ thống quản lý Do đó, hiệu quả của công tác kiểm tra thuế phụ thuộc số

lượng cán bộ, trình độ hiểu biết về pháp luật thuế, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng

chuyên môn, khả năng xử lý, làm việc theo nhóm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế NNT ngày càng tỉnh vi, sử dụng nhiều thủ đoạn để tìm cách trồn lách thué thì số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra càng phải được nâng cao

- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Chỉ cục Tì hué: Sự đầu tư của nhà nước về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc có tác động không nhỏ đến hiệu

quả và chất lượng của công tác kiểm tra thuế Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ kiểm tra thuế

- Hệ thống cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc

khai thác, phân tích thông tin về NNT: Thông tin là một trong những cơ sở tiên

quyết của mọi quyết định quản lý Trong kiểm tra thuế, thông tin là cơ sở để lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra; là cơ sở đề lựa chọn phương pháp và phạm vi, trọng tâm tiến hành kiêm tra; là cơ sở dé xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra Cơ sở dữ liệu thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả kiểm tra thuế càng cao Thông tin được tổng hợp xử lý tốt hay không phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra thuế Bởi vậy,

Trang 34

24

cơ sở dữ liệu thông tin về NNT và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm tra thuế

1.5 Cơ sở pháp lý về công tác kiêm tra thuế đỗi với các doanh nghiệp

Công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp là công việc phức tạp, vì vậy đề có thể nâng cao hiệu quả quản lý thuế, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp như:

- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019;

- Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật thuế GTGT sửa đôi, bổ sung năm 2013, 2016 và Luật sửa đổi các Luật về thuế

- Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật thuế TNDN sửa

đổi, bỗ sung năm 2013 và Luật sửa đổi các Luật về thuế

- Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Luật thuế TNCN sửa

đổi, bé sung năm 2012 và Luật sửa đổi các Luật về thuế

- Các Luật thuế, phí, lệ phí khác;

- Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;

- Các Nghị định quy định chị tiết của các Luật thuế;

- Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày

19/10/2020 của Chính phủ;

- Các Thông tư hướng dẫn các Luật thuế;

- Quyết định số 970/QĐ-TCT ngày 14/7/2023 của Tổng cục Thuế ban hành

quy trình kiểm tra thuế, thay thế Quyết định số 74ó/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế

Cho đến nay hệ thống văn bản pháp luật về thuế, về công tác kiểm tra thuế và các văn bản hướng dẫn được ban hành khá đầy đủ Luật Quản lý thuế được ban

hành, hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung theo hướng chuyên từ kiểm tra thuế toản diện

sang kiểm tra thuế theo rủi ro; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả

các khâu từ phân tích, lựa chọn trường hợp kiểm tra đến thực hiện kiểm tra; tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả sau kiểm tra đảm bảo tính khoa học, khách quan, minh bạch, công bằng trong kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cắt giảm chi

phí tuân thủ của ngươi nộp thuế và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan thuế thông qua việc phân bố nguồn lực tập trung vào các lĩnh vực rủi ro

Trang 35

ràng tạo nên khoảng trống nhất định, hệ thống xây dựng bộ tiêu chí rủi ro chưa thực

sự hiệu quả, các hệ thống dữ liệu không xác định được ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, dẫn đến việc phân tích, đánh giá, so sánh kết quả hoạt động

kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề gặp nhiều khó khăn

1.6 Kinh nghiệm và bài học từ một số địa phương khác về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

1.6.1 Kinh nghiệm của một số địa phương khác về công tác kiểm tra thuế đối với

doanh nghiệp

1.6.1.1 Kinh nghiệm của Chỉ cục Thuế khu vực Phủ Lý — Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Lực lượng thực hiện công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế khu vực Phủ Lý —

Kim Bảng năm 2023 gồm 02 Đội Kiểm tra thuế với tổng số cán bộ công chức là 32

cán bộ công chức/96 cán bộ công chức toàn Chi cục Với nhiệm vụ tập trung tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp đã được Lãnh đạo Cục chú trọng chỉ đạo

thực hiện ngay từ đầu năm trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro dựa trên nguồn dữ

liệu kê khai của đơn vị, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá trình quản lý,

giám sát hồ sơ kê khai thuế, phù hợp với nguồn nhân lực, đã tạo cho công tác kiêm

tra thuế được thuận lợi hơn giúp cho các bộ phận kiểm tra chủ động trong việc xây

dựng nhiệm vụ kiểm tra góp phần đưa công tác kiểm tra đi vào nề nếp, ôn định và đạt kết quả đáng khích lệ:

Tổng số hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế là 6.972 hồ sơ tăng 21% so với cùng

kỳ Số thuế điều chỉnh tăng thêm là 7,63 tỷ đồng bằng 58% so với cùng kỳ

Tổng số hồ sơ kiểm tra tại doanh nghiệp là 225 hồ sơ tăng 28% so với cùng

kỳ Số truy thu và phạt quy đôi 53,2 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ, số giảm lỗ là

Trang 36

26

dụng triệt dé công nghệ thông tin, sử dụng cơ sở dữ liệu người nộp thuế một cách hiệu quả vào công tác kiểm tra phân tích hồ sơ thuế lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao để đưa vào kế hoạch kiểm tra từ đầu năm trong tình hình nguồn nhân lực chưa đáp ứng với số lượng người nộp thuế ngày một tăng

- Xây dựng các chuyên đề kiểm tra qua thực tế, đúc rút kinh nghiệm phô biến

trao đổi học tập, nâng cao trình độ năng lực cán bộ làm công tác kiểm tra thuế

- Tăng cường đảo tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ kế

toán, kiểm tra cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra Bố sung lực lượng

cán bộ kiểm tra có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các đoàn kiểm tra thông qua việc tuân thủ các quy trình kiểm tra, luật pháp thuế

- Cơ cấu lại lực lượng, đây mạnh công tác kiểm tra tại doanh nghiệp theo

hướng kiểm tra theo chuyên đề; tập trung vào những chuyên đề trọng tâm, theo kế

hoạch công tác năm của Lãnh đạo Cục

- Từng công chức kiểm tra đã có ý thức trau đồi, học hỏi để nâng cao tinh chuyên sâu trong phân tích hồ sơ kiểm tra, có thể mở rộng xác minh nhằm có bước

chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp

1.6.1.2 Kinh nghiệm của Chỉ cục Thuế quận Hai Bà Trưng, thành phô Hà Nội về thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Năm 2023, Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng triển khai nhiệm vụ kiểm tra

trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo ngành và Thành phó; sự phối hợp có hiệu quả các ngành, các cấp

Vào cuộc; cùng với nỗ lực vượt qua khó khăn và sự tuân thủ về thuế của người nộp

thuế (NNT) cũng như sự đoàn kết phan dau, trién khai đồng bộ các giải pháp nên đã

hoản thành nhiệm vụ kiểm tra thuế Tổng cục đã giao

Đạt được kết quả đó, ngay từ đầu năm 2023, Chi cục Thuế đã tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đây mạnh kiểm tra, chống thất thu thuế Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng được quản lý trên 5.000 doanh nghiệp đang

hoạt động thuộc các loại hình, ngành nghề kinh doanh, do đó các hành vi vi phạm

cũng ngày càng tỉnh vi, phức tạp Trong khi đó, lực lượng cán bộ công chức kiêm tra còn thiếu; việc đổi mới trong tất cả các khâu của công tác đã giúp cho công tác kiểm tra đạt được những kết quả góp phần không nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ của

ngành Năm 2023, Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng đã kiểm tra 95.268 lượt hồ sơ:

Trang 37

27

điều chỉnh 756 hồ sơ, thuế tăng là 26 tỷ đồng; đề nghị kiểm tra 293 hồ sơ Hoàn

thành 545 cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT, ban hành 471 quyết định: xử lý truy thu và

phạt 376 tỷ đồng; giảm lỗ 294 tỷ đồng; giảm thuế khấu trừ 38 tỷ đồng

Để nâng cao chất lượng, số lượng các cuộc kiểm tra, Lãnh đạo Chi cục Thuế

quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo điều hành thường xuyên, sát sao và gắn với giám sát

hoạt động; đồng thời Chi cục Thuế đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai

phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở Cơ quan Thuế; tăng cường và chủ động trong công tác phối hợp với các cơ quan điều tra; giám sát đối với hoạt động kiểm tra thuế đã được thực hiện thống nhất tới các bộ phận; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra thuế

1.6.2 Bài học kinh nghiệm đối với Chỉ cục Thuế khu vực Gia Thuận, tỉnh Bắc

Ninh

Từ kết quả đạt được trong công tác kiểm tra thuế năm 2023 tại Chi cục Thuế

khu vực Phủ Lý — Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng,

thành phó Hà Nội có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với

việc giám sát hoạt động kiểm tra Việc giám sát hoạt động kiểm tra cần được thực

hiện từ trước khi ban hành quyết định kiểm tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập

báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau kiểm tra thông qua hệ thống các

biểu mẫu được chuẩn hóa

Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế và triển khai

phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế Việc xây dựng kế hoạch

được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực

hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vảo kế hoạch

kiểm tra

Thứ ba, tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra

Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra

Thứ năm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra Xác định con

người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng kiểm tra

thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới

cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện

Ngày đăng: 25/10/2024, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w