1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn Hóa Doanh Nghiệp Định Hình Phong Cách Lãnh Đạo Mang Triết Lý Văn Hóa Doanh Nghiệp.pdf

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Doanh Nghiệp Định Hình Phong Cách Lãnh Đạo Mang Triết Lý Văn Hóa Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyễn Hoàng Vĩnh Kỳ, Phạm Thị Minh Thư, Hoàng Phương Thảo, Phạm Lê Bảo Ngân, Nguyễn Hải Tình, Hoàng Thanh Tùng, Phan Thị Diễm Quỳnh, Nguyễn Thị Thuý Ngân
Người hướng dẫn Lê Thị Thoan
Trường học Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Marketing - Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 697,2 KB

Nội dung

Khả năng tập trung làm việc một cách hiệu quả, có kế hoạch cho phép nhà lãnh đạo doanh nghiệp phân bố hợp lý các nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh Nhạy cảm trong kinh doanh là khả n

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH KHOA MARKETING - KINH DOANH QUỐC TẾ

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HK2B-2023-2024

GVHD: Lê Thị Thoan Nhóm: 6

Lớp: 21DMAB3

Trang 2

Hồ Chí Minh, tháng 11, năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN HK2B-2023-2024 HỌC PHẦN: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

NHÓM: 06 LỚP: 21DMAB3

1 Nguyễn Hoàng Vĩnh Kỳ (nhóm trưởng) 2182306378

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Lớp: 21DMAB3 Nhóm: 06 Tên môn học: Văn hóa doanh nghiệp

Nhận xét chung ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

MỤC LỤC

5.3 Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nghiệp nhân 4

5.3.1 năng lực của doanh nhân 4

5.3.2 Tố chất của doanh nhân 5

5.3.3 Phong cách lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp 8

Phong cách lãnh đạo đạo đức 10

ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO MANG TRIẾT LÝ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 11

NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ HÌNH TƯỢNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 11

Quản lý các hệ thống tổ chức 12

5.4 Quản lý bằng văn hoá doanh nghiệp 13

Trang 5

5.3 Các bộ phận cấu thành văn hoá doanh nghiệp nhân 5.3.1 năng lực của doanh nhân

Năng lực của doanh nhân là năng lực làm việc trong đó bao gồm năng lực làm việc trí óc và năng lực làm việc thể chất Đó là khả năng hoạch định , tổ chức , điều hành phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp đưa ra các phương án

Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của doanh nhân là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc , thức ứng là luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắt có thể xảy ra , bao gồm bằng cấp , trình độ chuyên môn , kiến thức xã hội, kiến thức kĩ thuật nghiệp vụ , kiến thức ngoại ngữ

Trình độ kĩ thuật là Là kiến thức chuyên môn khoa học, kỹ thuật thu nhận được thông qua học tập, tìm hiểu và được công nhận bằng văn bằng chứng chỉ phù hợp của cấp có thẩm quyền công nhận

.Học vấn là điều quan trọng trong sự nghiệp Nó không chỉ là bằng cấp,kiến thức

mà là tổng hoà những hiểu biết,nhận thức,kĩ năng và khả năng của doanh nhân Học vấn doanh nhân được tích luỹ trong suốt cuộc đời không chỉ những năm ở trường

Năng lực lãnh đạo

Là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành động để thực hiện mục đích nhất định Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng với người khác và khả năng buột người khác phải hành động theo ý muốn của mình Là quá trình tác động đến con người để làm cho họ nhiệt tình, phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức

Trang 6

Doanh nhân không chỉ lãnh đạo đưa ra đường lối,mục tiêu mà phải nhiều hơn thế Vai trò lãnh đạo của doanh nhân rất quan trọng và có thể gây ảnh hưởng lớn tới các thành viên trong doanh nghiệp

Với vai trò quan trọng như vậ, để lãnh đạo, doanh nhân trước hết phải có định hướng cho mục tiêu lâu dài.Họ cần phải kiên trì trong vì sáng tạo ra những giá trị

vô hình Họ phải làm gương cho các thành viên khác nhưng đồng thời cũng luôn học hỏi để hoàn thiện bản thân Năng lực lãnh đạo của doanh nhân thể hiện ở chỗ đưa ra quyết định tập trung nguồn lực công ty, đầu tư vào lĩnh vực nào thì phải đem lại lợi nhuận tối đa Lãnh đạo của doanh nhân không chỉ dừng ở việc đề ra các

kế hoạch ở tầm chiến lược mà còn thể hiện khả năng chèo lái con thuyền bằng cách tác động tới nhân viên,thay đổi suy nghĩ của họ

Công cụ của lãnh đạo là quyền lực ( vậy quyền lực là gì ) Quyền lực là khả năng tác động, kiểm soát và thực hiện quyết định đối với người khác, tổ chức hoặc vấn đề cụ thể Đây là một khái niệm phức tạp, không chỉ bao gồm khả năng kiểm soát thông qua sức mạnh vật chất, tài chính hay vị trí xã hội mà còn bao gồm khả năng thuyết phục, tạo ra sự ảnh hưởng và đôi khi cả lợi ích sử dụng các vấn đề

Trình độ quản lý kinh doanh là thước đo đúng đắn của các giải pháp và là thước đo tài năng Năng lực quản lý kinh doanh sẽ thể hiện rõ hơn khi công ty gắp khó khăn hoặc những sự cố Trình độ quản lý giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò , chức năng và nhiệm vụ quản lý

5.3.2 Tố chất của doanh nhân

1 Tầm nhìn chiến lược

Vai trò trước tiên của những người lãnh đạo là xác định một kế

hoạch rõ ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty của

Trang 7

mình Kế hoạch và định hướng này sẽ giúp cho công ty có thể cạnh

tranh và phát triển hoạt động cảu mình trong một thời gian dài

Việc làm này giúp công ty trong việc đưa ra quyết định nên tập

trung nguồn lực công ty vào đâu, đầu tư vào đâu thì có thể đem lại lợi

nhuận tối đa Nó cũng phải là 1 quá trình mà sẽ giúp người điều hành

công ty phát hiện ra được điểm mạnh và điểm yếu của công ty đã,

đang và sẽ phải đối mặt

Vai trò của người lãnh đạo công ty còn phải tiếp xúc trao đổi với

nhân viên của mình và thay đổi suy nghĩ của họ nhằm thực hiện những

cam kết của mình về hướng phát triển mới của công ty

Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên để nhận biết một người có khả năng

lãnh đạo hay không

Doanh nhân là người quyết định cho sự thay đổi hay mở rộng

hướng kinh doanh sang một lĩnh vực khác

Tầm nhìn ấy chỉ ra cho mọi người thấy được cái đích mà con

thuyền doanh nghiệp sẽ đi tới

2 Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh

hoạt và sáng tạo

Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt và môi trường kinh doanh luôn có nhiều biến động, doanh nhân luôn phải suy nghĩ tìm

cách thích ứng với mọi thay đổi của môi trường và dành được

cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp mình

Đây là khả năng quan sát, nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng thích ứng với sự thay đổi và tập trung cao độ với những sức

chịu đựng tốt Năng lực này là không thể thiếu của mỗi doanh

nhân trong thời đại mới

Trang 8

Khả năng quan sát tốt cho phép doanh nhân nắm rõ được thực

chất của vấn đề, do đó sẽ lựa chọn được phương án kinh doanh

có hiệu quả nhất

Khả năng tập trung làm việc một cách hiệu quả, có kế hoạch

cho phép nhà lãnh đạo doanh nghiệp phân bố hợp lý các nguồn

lực vào các hoạt động kinh doanh

Nhạy cảm trong kinh doanh là khả năng cảm nhận tương đối

chính xác một cơ hội kinh doanh về một, một số hoặc tất cả các

mặt như lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường, tạo thị trường mới,

phương thức tiếp thị mới

Một doanh nhân tài giỏi hiểu rõ về nghành kinh doanh và thịi

trường mà họ tham gia Họ cũng hiểu rõ về sản phẩm của

doanh nghiệp, sản phẩm thay thế, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Những cơ hội này sẽ giúp doanh nhân thành công trong kinh

doanh

Một doanh nhân tiềm năng trươc hết là một doanh nhân có khả năng sáng tạo, luôn tìm ra sáng kiến mới nhằm cải tiến hoạt

động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng phát

triển của xã hội

3 Tính độc lập, quyết đoán tự tin

Một doanh nhân kinh doanh độc lập, anh ta hoàn toàn phải

dựa vào bản thân, tự đưa ra những quyết định cần thiết

Việc lựa chọn phương án kinh doanh phải thực hiện các

quyết định về chiến lược, tài chính, là sự sống còn của

doanh nghiệp Chính yêu cầu này thể hiện tính độc lập tự

chủ cảu doanh nhân

Trang 9

Trong kinh doanh sự thành công hay thất bại đều bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài Điều đó không cho phép doanh

nhân do dự, mất tự tin vào khả năng của mình trong khi ra

quyết định

Để thích ứng và đạt được hiệu quả cao trong môi trường

luôn biến động như vậy thì doanh nhân phải là người tự tin

Chính nhờ sự tự tin này, họ sẽ thực hiện hoạt động kinh

doanh bài bản, triết lý hơn

Họ luôn có niềm tin ở sức mạnh dù gặp khó khăn hay thách thức

Tự tin luôn là tấm vé thành công của doanh nhân

5.3.3 Phong cách lãnh đạo và văn hoá doanh nghiệp

Khái niệm phong cách lãnh đạo :

Phong cách lãnh đạo là những hành vi và cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo áp dụng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, gây ảnh hưởng đến một nhóm người để hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp

Phong cách chuyên quyền, độc đoán :

Người lãnh đạo là người đưa ra quyết định duy nhất để chỉ huy và có được sự phục tùng tuyệt đối của mọi thành viên Sức mạnh và quyền lực được tập trung cao độ

và các nhà lãnh đạo độc đoán thường quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ hơn

là cảm nhận của nhân viên cấp dưới Nhà lãnh đạo theo phong cách này thường duy trì 1 khoảng cách xã hội nhất định với các thành viên trong tổ chức và có xu hướng thúc đẩy họ bằng các hình phạt hơn là sự mong đợi từ phần thưởng

Phong cách lạnh đạo dân chủ :

Trang 10

Phong cách lãnh đạo này dựa trên nguyên tắc tự quyết, toàn diện và tham gia bình đẳng trong quá trình ra quyết định Phong cách lãnh đạo này được đặc trưng bởi sự phân bố trách nhiệm và truyền niềm tin cho người khác Nhà lãnh đạo này xu hướng lắng nghe, đồng cảm, khuyến khích mở rộng giao tiếp qua tất cả các cấp của

tổ chức

Phong cách lãnh đạo tự do :

Nhà lãnh đạo theo phong cách này thì vai trò lãnh đạo lại trở thành thứ yếu, bởi vì các thành viên tự quản lý công việc của họ 1 cách độc lập Vì thế vấn đề phân chia công việc thường là tự phát và thiếu sự phối hợp Lãnh đạo này sẽ ít giao tiếp với các thành viên và mức độ tương tác giữa các thành viên cũng không nhiều

Phong cách lãnh đạo chuyển hóa :

Phong cách này ảnh hưởng tích cực đến các thành viên để họ vượt qua các tâm lý

lo ngại cá nhân và chuyển hóa chúng thành thành tích cho tập thể Lãnh đạo này có phong các chuyển hóa thường gắn liền với uy tín, khơi nguồn cảm hứng và kích thích trí tuệ

Phong cách lãnh đạo công việc :

Mối quan tâm mà nhà lãnh đạo này cần là làm sao để thực hiện kế hoạch thuận lợi Nhà lãnh đạo này sẽ xác định nhiệm vụ, phân công công việc, xây dựng kế hoạch,

tổ chức nguồn lực, điều hành chỉ đạo thực hiện cho các thành viên Lãnh đạo này

có xu hướng ít quan tâm các thành viên ngoài công việc

VD : Theo mình thấy phong cách lãnh đạo này sẽ chỉ phân công nhiệm vụ và xác

định mục tiêu cho nhân viên rồi không quan tâm đến những điều phía sau nữa

Trang 11

Phong cách lãnh đạo đạo đức

.Là nhà lãnh đạo dành mọi nỗ lực vào việc sắp xếp, hỗ trợ cho sự phát triển của các thành viên Phong cách lãnh đạo này coi trọng việc tham gia nên nhà lãnh đạo rất tích cực trong việc tạo động lực cho các thành viên và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các thành viên

VD : Có 2 loại lãnh đạo đạo đức :

- Lãnh đạo đạo đức tốt : Chủ tịch tập đoàn Vingroup – ông Phạm Nhật Vượng

là một trong các nhà lãnh đạo kinh tế nổi tiếng ở việt nam và cả trên thế giới Ông là người đứng đầu, người lãnh đạo tập đoàn vingroup với nhiều lĩnh vực hoạt động như du lịch, khách sạn, bất động sản, công viên giải trí…cùng những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế việt nam Tập đoàn Vingroup cũng nổi tiếng với giá trị văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ cùng

- Lãnh đạo đạo đức xấu : Chế độ độc tài của Marcos Pérez Jiménez tại Venezuela được đặt vào giai đoạn được biết đến như "Thập kỷ Côlơmbi" Trong thời gian ông trong chức vụ Tổng thống từ năm 1952 đến năm 1958, ông áp đặt một hệ thống chính trị chuyên quyền và đàn áp bất kỳ hoạt động chính trị hoặc đối lập nào Ông tăng cường quân đội và cảnh sát để kiểm soát người dân và ngăn chặn bất kỳ phản đối nào Ông đã sử dụng quân đội

để đàn áp các cuộc biểu tình và phản đối của công chúng Tự do ngôn luận

và tự do báo chí bị hạn chế nghiêm ngặt, và các nhà báo có quan điểm trái chiều thường bị đối xử một cách tàn bạo Ngoài ra, ông cũng áp đặt kiểm soát và cấm các đảng phản đối và hoạt động của họ

Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo nào cho doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của nhà quản trị, cũng như đặc điểm của công việc và đặc điểm của các nhân viên Những nhà lãnh đạo giỏi họ sẽ biết cách vận dụng khéo léo, linh hoạt mà kết hơp nhiều phong cách lãnh đạo vào từng trường hợp cụ thể

Trang 12

ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO MANG TRIẾT

LÝ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.

Phong cách lãnh đạo là một nhân tố rất quan trọng mà người quản lý có thể sử dụng trong việc định hình và phát triển văn hoá công ty cho một tổ chức Phong cách lãnh đạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm và thái độ, đặc trưng kết cấu tổ chức (tính chất công việc, cơ cấu quyền lực) và văn hoá tổ chức (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ chức) Phong cách lãnh đạo được thể hiện dưới nhiều biểu hiện khác nhau Phong cách lãnh đạo của người ở cương vị quản lý, thể hiện khi thực hiện trách nhiệm quản lý có khả năng gây tác động lớn hơn đối với những người thuộc phạm vi quản lý Nắm giữ cương vị chủ chốt, người lãnh đạo làm quản lý không chỉ gây ảnh hưởng bằng tác phong, Quan điểm và triết lý đạo đức của một người được thể hiện qua phương châm hành động của người đó

NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ HÌNH TƯỢNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Lãnh đạo không chỉ đóng vai trò của người điều hành, mà còn là nguồn cảm hứng,

ví dụ sống và người định hình giá trị và tôn chỉ của tổ chức

Các nguyên tắc hành động thường được chuyển thành phong cách lãnh đạo được

mô tả dưới dạng mô hình lãnh đạo Ngoại hình, trang phục, dáng vẻ, lời nói, cử chỉ, hành vi của một người cân đối, tính toán kỹ lưỡng, được đại diện bởi một

“người” cụ thể trong các hoạt động công cộng, hoạt động giao tiếp , tiếp thị, thông qua người phát ngôn hoặc đại diện, và đạt được cái nhìn sâu sắc, thông qua các nhà quản lý và lãnh đạo Quản lý hình ảnh là việc người lãnh đạo sử dụng các tín hiệu

và hình ảnh cá nhân để truyền đạt thông tin văn hóa tới các thành viên khác trong

tổ chức

Trang 13

Mỗi lời nói và hành động của người lãnh đạo đều ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa

tổ chức Kiến thức về các giá trị văn hóa thông qua việc quan sát lời nói, hành vi của người lãnh đạo…

Quản lý các hệ thống tổ chức

Có bốn hệ thống tổ chức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp:

- Các hệ thống chung: các hệ thống tổ chức chung là các hệ thống quản lý và

tác nghiệp chính thức của tổ chức Thông qua hệ thống này, giá trị cốt lõi trong văn hóa tổ chức được lồng ghép vào trong chính sách các quy chế của doanh nghiệp, các chuẩn mực đạo đức cụ thể được ban hành và vận dụng trong phương pháp đánh giá và kiểm soát, hành vi đạo đức được xét đến trong hệ thống và thưởng phạt,

- Các hệ thống văn hóa chính thức: trong nhiều trường hợp, các thông tin

phương pháp lãnh đạo và bản sắc văn hóa cần được phổ biến đến mọi thành viên trong tổ chức Nhiều hệ thống được thiết kế chuyên để phục vụ cho mục đích này Trong hệ thống này nhà lãnh đạo có thể phân bố trách nhiệm phổ biến văn hóa tổ chức cho các vị trí khác nhau trong tổ chức Chức năng chủ yếu là hoạch định và đảm bảo thực hiện các chính sách , quy chế văn hóa tổ chức, nhằm phát ngăn chặn và phát hiện, xử lý các hành vi phi đạo đức, trái với văn hóa tổ chức Mặt khác, nhà lãnh đạo cũng có thể sử dụng hệ thống này để định hình và thể hiện các giá trị văn hóa cho tổ chức

- Hệ thống giá trị văn hóa chuẩn mực: Các chuẩn mực đạo đức được tập

hợp thành một hệ thống tuyên bố chính thức về giá trị văn hóa của tổ chức Các chuẩn mực này nêu rõ những mong muốn mà tổ chức đang hướng tới cũng như đòi hỏi mọi thành viên có nhận thức rõ rãng và cụ thể bằng các hành vi Chúng đề cao các giá trị hay hành vi mong muốn và bác bỏ hành vi

Trang 14

vi phạm Giáo dục về đạo đức là chất xúc tác quan trọng cho việc phát triển các hành vi văn hóa và phát triển nhân cách cho mỗi thành viên, đồng thời đạt sự thống nhất hài hòa giữa các thành viên

- Hệ thống các nhóm trong doanh nghiệp: trong doanh nghiệp luôn tồn tại

các nhóm được hình thành chính thức trong cấu trúc văn hóa doanh nghiệp hoặc nhóm phi chính thức từ mối quan hệ phát triển giữa các thành viên Tuy nhiên, do tính chất công việc có chuyên môn khác nhau, trong quá trình thực hiện công việc, dẫn đến những mâu thuẫn phát sinh các vấn đề đạo đức giữa các thành viên, bộ phận trong tổ chức Đối với nhóm phi chính thức, chúng có thể tác động rất lớn đối với các thành viên trong nhóm chính thức

và trong cơ cấu tổ chức chính thức Do đó, ở nhiều nhà tổ chức, lãnh đạo khi nhận ra sự tồn tại của các nhóm này thường có xu thế thừa nhận hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm phi chính thức được trở thành cơ cấu chính thức trong hệ thống tổ chức để có thể phối hợp quản lý sự tác động của chúng

5.4 Quản lý bằng văn hoá doanh nghiệp

*Khái niệm : Quản lý bằng văn hoá doanh nghiệp là sử dụng các nội dung của văn hoá doanh nghiệp để quản lý, điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp, Trong đó các văn hoá doanh nghiệp được lồng tiếng vào các phương pháp quản lý và điều hành

*Một số đặc điểm quản lý bằng văn hoá doanh nghiệp

+ Đặt trọng tâm là quản lý con người, nhấn mạnh đến vai trò của con người trong việc thực hiện mục tiêu và ra quyết định hành động

+ Đối tượng quản lý là mối quan hệ con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trong mọi mối quan hệ

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w