1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình thiết kế trang phục 4 (ngành may thời trang trình Độ cao Đẳng) trường cao Đẳng hòa bình xuân lộc

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Trang Phục 4
Tác giả Dương Cao Thanh, Trần Thị Trang Thanh, Nghiêm Thị Nhung, Nguyễn Thị Hạt, Trương Thị Nhật
Trường học Trường Cao Đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
Chuyên ngành May Thời Trang
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,18 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1. THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 1 LỚP (14)
  • BÀI 2. THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 2 LỚP (24)
  • BÀI 3: THIẾT KẾ ÁO VESTON NAM (27)
  • BÀI 4: THIẾT KẾ ÁO DÀI RAGLAN (30)
  • BÀI 5: THIẾT KẾ ÁO DÀI CÁCH TÂN (37)

Nội dung

Nguyên vật liệu càng đa dạng thì mẫu y phục càng phong Nhận rõ tầm quan trọng của ngành may và thiết kế thời trang, khoa May trường cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc đã đưa y phục truyền thống

THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 1 LỚP

❖ GIỚI THIỆU BÀI 1 Áo vest nữ một lớp là một phần quan trọng trong thời trang công sở và trang phục chuyên nghiệp Thiết kế áo vest nữ một lớp đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết và kỹ thuật để tạo ra một sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn thoải mái và phù hợp với người mặc Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để giúp bạn thực hiện thiết kế áo vest nữ một lớp thành công:

Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:

- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu của vest nữcơ bản

- Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế;

- Tính toán và thiết kế các chi tiết của vest nữ cơ bản kiểu cổ bẻ trên giấy mềm đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản;

- Tính định mức nguyên liệu cần thiết cho vest nữ;

- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế

➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập;

Thực hiện đúng thao tác, tiêu chuẩn khi hoàn tất rập trên giấy cứng

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 1(cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học theo tiêu chuẩn

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)

✓ Kiểm tra định kỳ: không có

- Mô tả chính xác đặc điểm sản phẩm mẫu

- Là kiểu áo veston một lớp

- Thân sau có đường may sống lưng

- Thân trước có hai túi bổ, nẹp tròn

3.2 Số đo (đơn vị đo: cm)

Xác định đầy đủ thông số để thiết kế áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ

Dài áo (Da): 60 Dài eo sau (Des): 37 Dài tay (Dt): 43

Vòng ngực (Vn): 86 Vòng mông (Vm): 88 Vòng eo (Ve): 68 Vòng cổ (Vc): 36 Rộng vai (Rv): 38 Xuôi vai (Xv): 4,5

3.3 Thiết kế dựng hình các chi tiết

- Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế thân sau áo Vest nữ

- Tính toán và thiết kế chi tiết than sau của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu

* Xác định các đường kẻ ngang

AE (Dài áo) = Số đo + Độ co

AB (Hạ xuôi vai) = Số đo xuôi vai – 2(mẹo cổ) – 0,5

AC (Hạ nách sau) = 1/4 Vòng ngực + (0,5 1,5) Lượng cử động tùy thuộc đối tượng sử dụng

AD (Dài eo sau) = Số đo = 1/2 Dài áo + 5

EE1 (Ngang gấu) = 2,3 2,5 tùy thuộc vào đối tượng

AA1 (Ngang cổ sau) = 1/6 Vòng cổ + 1,5

A3 là đường phân giác của góc A1; lấy A1A4 = 2/3 A1A2

Vạch vòng cổ từ A → A4 → A3→ A2 theo làn cong đều

BB1 (Rộng vai) = 1/2 SĐ rộng vai + 0,5; Nối A2B1 (Vai con thân sau)

D1D2 (Rộng ngang eo) = 1/5 Vòng bụng + 0,5

Nối B2 với D2 cắt các đường ngang nách C2; C2C3 (Dông đầu sườn) = 3 C3C4 = 0,7 ÷ 1

Vẽ vòng nách từ B1 → C4 theo đường cong trơn đều

E1E2 (Rộng ngang gấu) = D1D2 (Rộng ngang eo) + (2 3); Vạch đường

E2E3 (Giảm sườn) Đường ngang gấu với đường sườn tạo thành góc vuông

- Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế thân trước áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ;

- Tính toán và thiết kế chi tiết thân trước của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu

* Sang dấu các đường ngang

Kẻ đường gập nẹp cách mép vải = 4 5; kẻ đường giao khuy song song và cách mép nẹp = 1,7

Sang dấu các đường ngang cắt giao khuy và gập nẹp tại E4E5 ngang gấu, D3D4 ngang eo, C5C6 ngang nách, A5A6 ngang cổ

A6A7 (Ngang cổ trước) =1/10 Vòng ngực + (1 1,5)

A7A8 (Sâu cổ trước) = 1/6 Vòng cổ + (1 2) (Tùy thuộc vào thời trang); qua A8 dựng đường song song với A6A7

Kẻ đường hạ xuôi vai song song cách đường ngang cổ A6A7 = Số đo xuôi vai – 0,5

A7A7' (Vai con thân trước) = A2B1 (Vai con thân sau) – (0,3 0,5) tùy thuộc vào chất liệu

A10 (Chân ve) trên đường ngang eo =1; Nối đường bẻ ve A9A10 cắt đường hạ ngang cổ tại A11; A11A12 (Xuôi ve) = (5 7) Tùy thuộc vào thời trang, A12A13 (Bản ve) = 8;

Nối A13A11 kéo dài cắt đường đi qua A7 song song với đường bẻ ve

A7'C7' (Giảm vai thân áo) = 3,5; qua C7' dựng đường thăng song song với đường giao khuy cắt đường ngang nách tại C7

Vẽ vòng nách từ A7' → C9 → C11→ C8 theo đường cong trơn đều

E5E6 (Rộng ngang gấu) = C6C8 - 2; Nối C8E6 cắt đường ngang eo tại D5, cắt ngang miệng túi tại T5

Chiết ngực (Cách cổ họng) = 1/3 Dài áo + 5

T1 (Tâm chiết) = 1/2 C6C7 +1; qua T1 dựng đường thẳng song song với đường giao khuy cắt đường ngang miệng túi tại T2; Rộng giữa chiết = 2; Rộng đuôi chiết =1,5

Túi dưới (Cách làn gấu) = 1/3 Dài áo - 1

T2T3 (Miệng túi dưới) = 2,5; Rộng miệng túi = 14,5 (Trung bình) qua T3 dựng đường thẳng song song với đường giao khuy lấy T3T4 (Bản to nắp túi) 4,5; qua T4 dựng đường thẳng song song với T3T5, T4T6 = T3T5 + 0,2

C12C13 = D7D8 = E8E9 (Rộng đề cúp) = 1/2 [(Vòng ngực + (8 10)] – (Rtt + Rts) lượng cử động thay đổi tùy thuộc vào đối tượng rộng hay vừa

C12C12' = 0,6; Vẽ đường vòng nách từ C14 → C12' theo làn cong trơn đều D8D9 (Thắt eo) = 1,5; E9E11 = 1,5

Vẽ đường sườn áo từ C14 → D9 → E11 theo làn cong trơn đều

Vẽ đường cạnh trong đề cúp từ C12' → D10 → E10' theo làn cong trơn đều

Vòng cổ, vòng nách cắt 0,8

Nẹp áo, vai con, sườn, cạnh trong đề cúp cắt dư 1cm

Cạnh ngoài đề cúp cắt dư 2 cm

- Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế tay áo của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ;

- Tính toán và thiết kế chi tiết tay áo của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu

* Xác định các đường ngang :

AD (Dài tay) = Số đo + 2

AB (Hạ mang tay) = Sâu nách trước (x) – 1,5

AC (Hạ khuỷu tay) = 1/2 Số đo dài tay + 5

BB1 (Rộng bắp tay) = Sâu nách sau (y) – 0,5; qua B1 dựng đường thẳng song song với AD cắt đường ngang C, D tại C1, D1

AA1 (Hạ đầu sống tay) = 1/3 Hạ mang tay + 1

B1B2 = D1D2 (Mang tay lớn) = 3; C1C2 = 1/2B1B2; B1B1' (Dông đầu sườn)

B3 = 1/2BB1, qua B3 dựng đường thẳng song song cắt đường ngang A tại A2

Nối A2A1, A2B1' Vẽ đầu tay từ A1→ A2→ B1'→ B2 theo làn cong đều

(đoạn A1→ A2 đánh cong lên 1,5 1,8; đoạn A2→ B1' đánh cong lên 2,3 2,5) Vạch đường bụng tay từ B2 → C2 → D2 theo đường cong trơn đều

D1D3 (Rộng cửa tay) = 13,5 ( D2D2' = 0,8; D1D1' = 1) Nối D3D1' và D1’D2' CC3 = 1,5; vạch đường sống tay từ A1→ B→ C→ D3 theo làn cong trơn đều

A1A3 (Gục sống tay mang nhỏ) = 3; Nối A3B3

B2B4 = C2C4 = D2D4 (Mang tay nhỏ) = 6; vạch đường đầu tay mang nhỏ từ

A3→ B3→ C4 theo làn cong đều (đoạn A3→ B3 đánh cong xuống 1,5 2; đoạn

Vẽ đường bụng tay từ B4 → C4 → D4 theo làn cong trơn đều

Vẽ đường sống tay từ A3 → C3 → D3 theo làn cong trơn đều

21 Đầu tay cắt đứt, bụng tay, sống tay, cửa tay cắt dư 1

3.3.4 Thiết kế các chi tiết khác

- Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế chi tiết nẹp áo, cổ áo, túi áo, viền túi áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ;

- Tính toán và thiết kế chi tiết nẹp áo, cổ áo, túi áo, viền túi của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu

* Nẹp áo Đặt thân trước lên sang dấu vòng cổ, ve áo, gót nẹp

Bản to của gót nẹp = 10 11

A7A7' = 4; đánh cong nẹp áo trong A7'→ D2 → C2 theo làn cong trơn đều

Kéo dài đường bẻ ve lấy A9A9' = 1/2 Vòng cổ thân sau, A9'A10 = 1,9 đối với áo hai cúc (áo ba cúc = 2,5); Nối A10A9

Qua A10 dựng đường thẳng vuông góc với A10A9 Lấy A10A15(Phần đứng) = 2,5; Lấy A10A16(Phần bẻ) = 3,5; vẽ đường chân cổ từ A15 → A15' A14A14' (Đầu cổ) = 3,4; vẽ cong sống cổ A16 → A14

Cổ lót: Xung quanh cổ cắt dư 0,8 Đầu cổ cắt đứt

Cổ chính: Xung quanh cổ cắt dư 0,8 Đầu cổ cắt dư = 4

Nắp túi dưới cắt cho canh sợi của nắp túi dưới trùng với thân áo

T3T5 ,5; T3T4 = T5T6 = 5; T4T6 = T3T5 + 0,2, ra đường may xung quanh 1

Cắt thiên vải có chiều dài AB = A1B1 ; chiều rộng AA1 = BB1 = 4, ra đường may xung quanh 1

- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các chi tiết của áo Vest nữ 1 lớp kiểu cổ bẻ trên giấy bìa, trên vải;

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo an toàn và định mức thời gia

Trong Bài này, một số nội dung chính được giới thiệu:

- Giới thiệu vest nữ cơ bản kiểu cổ bẻ, một số kiểu vest nữ biến kiểu cổ, tay

- Ứng dụng của vest nữ trong đời sống thực tế

❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 1

Câu hỏi 1 Cần những số đo nào để thiết kế vest nữ?

Câu hỏi 2 Các nguyên tắc khi đo để đảm bảo thông số chính xác?

Câu hỏi 3 Bảng thông số đo để làm gì?

THIẾT KẾ ÁO VEST NỮ 2 LỚP

❖ GIỚI THIỆU BÀI 2 Áo vest nữ hai lớp, còn được gọi là áo vest có lớp lót, là một trang phục cao cấp và thanh lịch, thường được sử dụng trong các dịp trang trọng và công sở Với thiết kế phức tạp hơn so với áo vest một lớp, áo vest hai lớp mang lại sự ấm áp, thoải mái và vẻ ngoài tinh tế hơn Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thiết kế áo vest nữ hai lớp:

Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:

- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu của vest nữ cổ đứng

- Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế;

- Tính toán và thiết kế các chi tiết của Vest cổ đứng trên giấy mềm đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản;

- Cắt đầy đủ các chi tiết vest cổ đứng;

- Tính định mức nguyên liệu cần thiết cho sản phẩm;

- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế

➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 2 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học theo tiêu chuẩn

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

❖ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)

✓ Kiểm tra định kỳ: Không có

- Thiết kế khung căn bản

- Thiết kế thân trước – lá cổ

- Chi tiết túi, nẹp ve

- Hoàn tất rập – lập bảng kê chi tiết

Trong Bài này, một số nội dung chính được giới thiệu:

- Giới thiệu vest nữ cơ bản kiểu cổ đứng;

- Ứng dụng của vest nữ trong đời sống thực tế

❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 2

- Có bao nhiêu BTP cần tách rập?

- Các loại NPL cần thiết?

- Cần có những thông tin gì trên rập hoàn chỉnh?

- Tại sao phải ghi chú những thông tin này?

- Yêu cầu khi vẽ canh sợi trên Thân trước, thân sau, lưng, tay, decoup TT, decoup TS

- Đánh giá phần trả lời của SV

GV giao bài tập về nhà

Bóc tách và hoàn tất rập, lập bảng thống kê chi tiết, vẽ vào vở

THIẾT KẾ ÁO VESTON NAM

❖ GIỚI THIỆU BÀI 3 Áo veston nam là một trang phục cơ bản trong thời trang công sở và trang phục trang trọng, thường được yêu thích vì vẻ ngoài thanh lịch và chuyên nghiệp Thiết kế áo veston nam yêu cầu sự chú ý đến chi tiết và kỹ thuật để đảm bảo sự vừa vặn hoàn hảo và phong cách sang trọng Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thiết kế áo veston nam:

Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:

- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu của veston nam cổ chữ K (cổ bẻ, căn bản);

- Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế;

- Tính toán và thiết kế các chi tiết của veston nam cổ bẻ trên giấy mềm đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản;

- Tính định mức nguyên liệu cần thiết cho veston nam;

- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế;

➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập;

- Thực hiện đúng thao tác, tiêu chuẩn khi hoàn tất rập trên giấy cứng;

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 3 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học tiêu chuẩn

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)

- Thiết kế khung căn bản

- Thiết kế thân trước – lá cổ

- Chi tiết túi, nẹp ve, lớp lót, lớp dựng

- Hoàn tất rập – lập bảng kê chi tiết

- Thực hành thiết kế tỷ lệ 1:1

Trong Bài này, một số nội dung chính được giới thiệu:

- Giới thiệu veston nam cơ bản kiểu cổ bẻ, một số kiểu veston nam ve nhọn, ve sam

- Ứng dụng của veston nam trong đời sống thực tế

❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 3

Câu hỏi 1 Cần những số đo nào để thiết kế veston nam?

Câu hỏi 2 Các nguyên tắc khi đo để đảm bảo thông số chính xác?

Câu hỏi 3 Bảng thông số đo để làm gì?

THIẾT KẾ ÁO DÀI RAGLAN

❖ GIỚI THIỆU BÀI 4 Áo dài raglan là một kiểu áo đặc biệt với tay áo raglan, giúp tạo nên một vẻ ngoài độc đáo và phong cách Tay áo raglan có đặc điểm nổi bật là các đường nối từ cổ áo đến nách, tạo thành một đường chéo đặc trưng, làm cho áo có vẻ ngoài thể thao và năng động Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thiết kế áo dài raglan:

Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:

- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu của veston nam cổ chữ K (cổ bẻ, căn bản);

- Xác định đầy đủ và chính xác các số đo để thiết kế;

- Tính toán và thiết kế các chi tiết của veston nam cổ bẻ trên giấy mềm đảm bảo hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật dựa trên số đo và công thức thiết kế cơ bản;

- Tính định mức nguyên liệu cần thiết cho veston nam;

- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật dụng cụ thiết kế;

➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập;

Thực hiện đúng thao tác, tiêu chuẩn khi hoàn tất rập trên giấy cứng;

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 4 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng máy tính

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)

✓ Kiểm tra định kỳ: Không có

- Thiết kế khung căn bản

Thiết kế thân trước – lá cổ

- Chi tiết túi, nẹp ve, lớp lót, lớp dựng

- Hoàn tất rập – lập bảng kê chi tiết

- Thực hành thiết kế tỷ lệ 1:1

Trong Bài này, một số nội dung chính được giới thiệu:

- Giới thiệu veston nam cơ bản kiểu cổ bẻ, một số kiểu veston nam ve nhọn, ve sam

- Ứng dụng của veston nam trong đời sống thực tế

❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 4

Câu hỏi 1 Cần những số đo nào để thiết kế veston nam?

Câu hỏi 2 Các nguyên tắc khi đo để đảm bảo thông số chính xác? Câu hỏi 3 Bảng thông số đo để làm gì?

THIẾT KẾ ÁO DÀI CÁCH TÂN

❖ GIỚI THIỆU BÀI 5 Áo dài cách tân là một biến thể hiện đại của áo dài truyền thống, kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại để tạo nên những trang phục phù hợp với xu hướng thời trang ngày nay Thiết kế áo dài cách tân không chỉ mang lại sự tươi mới và sáng tạo mà còn giữ được giá trị văn hóa của áo dài truyền thống Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thiết kế áo dài cách tân:

Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:

- Mô tả chính xác đặc điểm kiểu mẫu và xác định đầy đủ các số đo để thiết kế Áo Dài cách tân;

- Trình bày được công thức và phương pháp thiết kế Áo Dài cách tân;

- Xác định được lượng cử động hợp lý đối với sản phẩm;

- Tính toán và thiết kế các chi tiết của Áo Dài cách tân trên giấy bìa đảm bảo hình dáng, kích thước và đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ để thiết kế và cắt chính xác các chi tiết của Áo Dài cách tân trên giấy bìa, trên vải;

➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu;

- Đảm bảo an toàn và định mức thời gian

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 5 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng máy tính

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)

1 Hạ ngực: đo từ vai - ngang ngực

2 Hạ eo: đo từ vai - ngang eo

3 Hạ mông: đo từ vai đến ngang mông

4 Dài áo: đo từ eo đến độ dài mong muón

5 Dài Tay: đo từ vai - khuỷu tay (nếu bạn muốn mặc tay dài thì đo đến cổ tay nhé)

6 Vòng cửa tay thân trước: 14cm

7 Vòng cửa tay thân sau: 16cm

Khổ vải 1,5m: Chiều dài vải từ 2m – 2,5m

– Khổ vải 1,15m: Chiều dài vải từ 2,5m – 3m

– Khổ vải 90cm: Chiều dài vải từ 4m – 4,5m

Cách tính vải may quần áo dài Đối với vải may quần áo dài, bạn có thể chọn theo kích thước sau đây tùy vào độ cao thấp của bạn

– Khổ 1,5m: Chiều dài vải từ 1m – 1,1m

– Khổ 1,15m: Chiều dài vải từ 2m – 2,4m

– Khổ 90cm: Chiều dài vải từ 4,4m – 4,6m

2.4 Thiết kế các chi tiết

Trong Bài này, một số nội dung chính được giới thiệu:

❖ CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 5

Ngày đăng: 22/10/2024, 19:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức  kiểm tra - Giáo trình thiết kế trang phục 4 (ngành  may thời trang   trình Độ cao Đẳng)   trường cao Đẳng hòa bình xuân lộc
Hình th ức kiểm tra (Trang 9)