“NHÂN”VẼĐẸP… "Lưu Công Nhân sẽ đi cho đến tận cùng con đường của hội họa". Khi có một người bạn nghệ sĩ già nhắc lại lời tiên tri ấy của thầy Tô Ngọc Vân - lời tiên tri mà đã hơn 40 năm Lưu Công Nhân chưa hề biết - hình như ông đã khóc Trong số các họa sĩ bậc thầy hiện đại và đương đại Việt Nam, bên c ạnh một Tô Ngọc Vân, một Nguyễn Phan Chánh, một Nguyễn Gia Trí hay một Trần Văn Cẩn, một Nguyễn Tiến Chung, một Nguyễn Sáng, một Bùi Xuân Phái, một Nguyễn Tư Nghiêm - thì Lưu Công Nhân xứng đáng là một đối tượng nghiên cứu gây nhiều hứng thú và đem lại nhiều ý nghĩa. Rặng nhãn bên sông Lưu Công Nhân đã in bốn tập sách. Và qua tập sách gần đây nhất, chúng ta có thể chốt lại được ý niệm về nghệ thuật của ông, đặc biệt ở mảng tranh thuốc nước. Trên thực tế, Lưu Công Nhân đã từng xông pha vào hầu hết các trường phái tân tạo, thậm chí có lúc tưởng chừng như ông nhằm trệch đích và mất phương hướng, song rốt cuộc thì mọi công phu "lai tạo" và "chiết ghép" ấy vẫn cho ra được những quả ngọt có hương vị rất ri êng, mà khi thưởng thức, người ta không cần phải suy giải. Trong xu hướng chối bỏ phương pháp cấu tạo tác phẩm xuất phát từ tư liệu sống, từ hình họa, từ đồ họa - hiểu như là một phương pháp của trí tuệ thực sự - thì Lưu Công Nhân vẫn là nghệ sĩ của truyền thống: "Lưu Công Nhân - người của dọc đường kháng chiến và bình yên" (Tô Hoài). Ông đồng thời cũng là một điển hình cho tính "hiện đại" - mà quá trình "hiện đại hóa" chính là cuộc đương đầu quyết liệt giữa lý trí và ch ủ thể, giữa học thức và tự do, hoặc là - thật đáng ngạc nhiên ở Lưu Công Nhân: giữa cái giản dị thanh thản và cái "hoa lá cành", v.v Đọc văn Lưu Công Nhân viết, xem tranh Lưu Công Nhân vẽ - cảm nhận đầu tiên không ngoài vẻ dồi dào, lưu loát, hanh thông của tư duy hình tượng, sau mới đến vẻ lão luyện của bàn tay. Lưu Công Nhân từng bày tỏ: Tôi vẽ tranh sơn dầu như vẽ tranh thủy mặc. Điều ấy không lạ, nhưng mới - bởi vì ông đã thực sự làm đư ợc nó, bằng một cách khác hẳn Zao Wou - Ki - cho dù những sự đánh giá về hội họa của ông là rất khác nhau. "Hình họa nét của Lưu Công Nhân - theo Lê Thanh Đức - không kém cạnh gì nếu đem so với Matisse". Năm 1995, tại triển lãm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Lưu Công Nhân có tặng bà tập sách đầu tiên của ông. Để đáp lại, bà Điềm tặng ông tờ vựng tập. "Tôi đã làm anh ấy thiệt!" - bà Điềm nói vui với những người chung quanh. Thế rồi, sau khi xem lướt qua cuốn sách, bà nói tiếp: "Nhân vẽ đẹp" "Lưu Công Nhân sẽ đi cho đến tận cùng con đường của hội họa". Khi có một người bạn nghệ sĩ già nhắc lại lời tiên tri ấy của thầy Tô Ngọc Vân - lời tiên tri mà đã hơn 40 năm Lưu Công Nhân chưa hề biết - hình như ông đã khóc Đó là vào một ngày Hà Nội tháng 3/1992 QUANG VIỆT . “NHÂN” VẼ ĐẸP… "Lưu Công Nhân sẽ đi cho đến tận cùng con đường của hội họa" Nhân vẽ - cảm nhận đầu tiên không ngoài vẻ dồi dào, lưu loát, hanh thông của tư duy hình tượng, sau mới đến vẻ lão luyện của bàn tay. Lưu Công Nhân từng bày tỏ: Tôi vẽ tranh sơn dầu như vẽ tranh. với những người chung quanh. Thế rồi, sau khi xem lướt qua cuốn sách, bà nói tiếp: "Nhân vẽ đẹp" "Lưu Công Nhân sẽ đi cho đến tận cùng con đường của hội họa". Khi có một