Quy trình nuôi giun quế pptx

30 624 3
Quy trình nuôi giun quế pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP BÁO CÁO SỐ 1 NHÓM 4 TÌM HiỂU: QUY TRÌNH NUÔI GIUN QuẾ Thành viên thực hiện: 1.Phạm Lê Ngọc Băng Dương 2Nguyễn Văn Tiền 3.Đinh Thị Thắm 4.Châu Thị Kim Ngọc 5.Từ Thị Thanh Sơn 6.Nguyễn Huỳnh Thảo Yến QUY TRÌNH NUÔI GIUN QUÊ I. Kỹ thuật làm trại giun quế. II. Các bước chuẩn bị. III. Nuôi và chăm sóc giun quế. IV. Một số phương pháp nuôi giun quế khác. I. Kỹ thuật làm trại giun  Phải nghiên cứu xem vùng đất dự định làm trại nuôi không bị ngập nước vào mùa mưa, những nơi bị ngập úng tuyệt đối không nên làm trại vì giun sẽ bị chết hoặc di chuyển đến những nơi khác.  Trại nuôi giun có thể thiết kế dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây công nghiệp, cây ăn quả càng tốt vì đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng. Kích thước: Tuỳ theo diện 'ch đất mà thiết kế chuồng cho hợp lý, tuy nhiên thông thường xây chuồng theo các quy mô sau: Diện ch 100m 2 : Ngang: 5m; dài: 20m; cao: 0,4m (luống); 2,5m (chuồng). Bề ngang 5m ta xây thành 2 luống mỗi luống 2m và chừa đường đi ở giữa 1m. Chiều cao: Xây khoảng 4 viên gạch là đủ. Đáy: Lót 1 lớp vữa hồ khoảng 4cm (vữa hồ trộn non). Mái che: Cách tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu làm chuồng dưới tàn cây bóng mát thì có thể lợp mái bằng bất cứ vật liệu gì cũng được. Diện ch 200-300m 2 : Ngang: 10m, dài: 20-30m, cao: 0,4m (luống)- 3,2m (chuồng). Kỹ thuật làm chuồng cũng tương tự như trên, tuy nhiên ta chia làm 3 luống. Mặt cắt ngang chuồng Lối ra Mái lá II.Các bước chuẩn bị: 1) Dụng cụ: - Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc giun. Không dùng các dụng cụ khác có thể làm giun bị thương. - Tấm che phủ: Thường làm bằng bao tải đay hoặc chiếu cói là tốt nhất. Đặc điểm của giun là ăn và cặp đôi sinh sản thường ở trên bề mặt luống giun, nhưng phải ẩm và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ, vừa tạo bóng tối để giun liên tục ở trên bề mặt luống, ăn thức ăn và sinh sản, tăng năng suất nuôi giun; Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống giun. - Thùng tưới: Sử dụng các loại thùng có vòi sen như thùng tưới rau. Nếu không có thùng tưới thì có thể vẫy nước qua sàn rổ. - Gáo múc thức ăn: Có thể dùng ca múc nước bằng nhựa có cán (loại 1 – 2 lít) hoặc mũ bảo hộ lao động bằng nhựa, có buộc thêm cán bằng tre trúc, dài khoảng 1 – 1,5 m. 2) Chuẩn bị chất nền:  Chất nền là nơi cư trú ban đầu của giun. Khi bắt đầu nuôi hoặc sau mỗi lần thu hoạch giun và phân giun, chuẩn bị cho đợt nuôi tiếp phải rải chất nền vào luống nuôi. Vì vậy thao tác đầu tiên là phải chuẩn bị chất nền. Chất nền tốt nhất là phân bò cũ. Có 3 phương pháp chế biến chất nền là phương pháp ủ nóng, phương pháp ủ nguội và ủ hỗn hợp. a)Phương pháp ủ nóng:  Để chế biến chất nền cần có phân trâu bò, phân lợn và chất độn như cỏ, rơm rạ, bèo, dây lang, thân cây lạc hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao). Giun quế rất sợ nước tiểu gia súc. Nếu phân có lẫn nước tiểu phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu. Chất độn băm nhỏ. Chọn mặt nền cứng rải một lớp phân dày 10 – 15 cm, tiếp theo rải lên một lớp chất độn dày 10 cm có trộn vôi bột. Tiếp tục rải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5 m. Ở giữa đống ủ cắm một đoạn tre thông khí. Khi đánh đống xong (tỉ lệ: 7 phần phân trâu, bò để hoại ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân một lớp che mưa nắng bằng vật liệu sẵn có như lá chuối, tấm tranh lợp. Đống ủ nên có kích thước sau: dài 1 m, rộng 1 m, cao 1 - 1,3 m. Cứ 5 – 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ, chất nền đã có thể sử dụng. b) Phương pháp ủ nguội:  Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như đã mô tả trong phương pháp ủ nóng (không dùng vôi bột). Sau khi đánh đống xong phủ một lớp rơm, rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Tiếp theo lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem sử dụng. c)Phương pháp ủ hỗn hợp:  Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ trong đống phân lên cao 70 0 C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn trát kín. Sau 2 tháng có thể đem sử dụng. III. NUÔI & CHĂM SÓC GIUN: 1. Giống:  Giun đất có nhiều loại, hiện có ba giống giun được nuôi phổ biến nhất là: giun Quế, giun Nhật Bản và giun Đại Bình 3. Ba giống giun kể trên có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp với việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản, cho hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta thường nuôi giun Quế, vì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với những vùng nhiệt đới. Có thể nói về việc tăng số lượng, giun là loại động vật sinh sản nhanh nhất. [...]... thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm như s ữ phên Bỏ thức ăn mới vào phần bên chuồng trống, giun ngửi được mùi thức ăn mới và chui qua phần chuồng cũ để sống  Sau 2 tháng nuôi thì thu hoạch, năng suất đạt 8-10kg/m2/tháng IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI GIUN KHÁC 1 )Nuôi giun trong hố, luống đất: 2) Nuôi trong thùng, hộp: 1) Nuôi giun trong hố, luống đất: Chọn nơi cao ráo, đào hố nuôi sâu 0,4 –... mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp Thùng nuôi giun phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho giun và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn Nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chỗ thoát, để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm Đóng thùng nuôi giun phải đảm bảo kín, không cho giun bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi Thông thường các thùng làm bằng gỗ hoặc nhựa b) Nuôi giun trong hộp: Trong... 2) Nuôi trong thùng, hộp:   a) Nuôi giun trong thùng: Nếu nuôi giun vào mục đích lấy giun nhằm tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy hải sản hoặc xử lý rác thải nhà bếp, thì việc làm chuồng cũng hết sức đơn giản Có thể tận dụng những vật có sẵn để nuôi như: chum, chậu, thùng phuy, can nhựa, xô nhựa, những bể nước không còn sử dụng v.v… Cũng có thể đóng thùng nuôi giun. .. nước từ các hộp trên chảy xuống Nếu quy mô lớn hơn ta có thể làm chuồng bằng tấm bạt nilon Nuôi giun trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70 x 70 cm và cao 45 cm Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con giun Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng c) Nuôi trong chuồng có ngăn bể xây: Nếu nuôi giun qui mô lớn nhằm kinh doanh thì... thoát nước Cũng có thể nuôi giun theo kiểu đắp luống trên mặt đất Luống nuôi cao 0,3 – 0,4 m, rộng 1 m, dài từ 2 – 4 m Xung quanh luống quây ván, thân cây chuối, bao bì đựng thức ăn, xếp gạch, xây bằng gạch để ngăn phân nuôi không tràn ra ngoài Trong điều kiện chưa có vốn, chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được Trên luống có mái che, mái cách mặt luống khoảng 1 m Luống nuôi giun rất thích hợp ở... nền: Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian sinh sống, là nơi trú ẩn cho giun yêu cầu đất phải đạt các yếu tố sau: Tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng hoặc dùng phân bò để nuôi giun 3 Nhiệt độ:  o o Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20 C - 28 C 4 Độ ẩm:  Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể giun, chúng chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể giun Để nhận biết độ ẩm thích... 50, cao 0,50 m, dài 2 m trở lên Có thể xây các ô liền nhau thành từng dãy dài Ở hai mặt đối diện mỗi ô nuôi chứa mỗi bên một cặp lỗ nhỏ để thoát nước Chuồng nuôi giun được quây bằng gạch hoặc bằng gỗ ván Tuỳ theo lượng giun giống ban đầu mà quây ô chuồng nuôi giun rộng, hẹp khác nhau với mức 3 - 4 kg giun giống / m2 Chiều cao của ô chuồng ban đầu là 30 - 40 cm, sau đó nâng cao dần theo lượng phân cho... mà cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như là sinh khối và giun sẽ được nhân luống rất mau vì trong sinh khối này chứa rất nhiều kén Đối với việc nuôi giun vào mục đích cải tạo đạm cho vật nuôi ở nhà, nên áp dụng hình thức thu hoạch “cuốn chiếu”  Trong trường hợp luống đã đầy phân mà chưa làm chuồng mới để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều quá, không thể tách được giun và phơi phân, thì có thể làm... làm bằng gỗ hoặc nhựa b) Nuôi giun trong hộp: Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử dụng hộp nuôi giun Hộp nuôi giun có kích thước 50 x 35 x 20 cm Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát nước đường kính khoảng 5 mm và được lót dưới chất dẻo ngăn không cho giun bò ra ngoài Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối Bốn góc hộp có chân cao khoảng 5 cm,... hiệu nhất Sau khi cho giun ăn được 3 ngày, dùng tay hốt trên bề mặt luống, nơi chúng ta đã bỏ phân bò (vì chúng sẽ tập trung vào đây để ăn) Trải tấm nilon ngoài sân trống có ánh nắng càn g tốt Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nilon, sau đó gạt bỏ phần phân giun bên trên lần lượt vì khi giun ra ngoài sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới cho đến khi chỉ còn giun Chú ý rằng lớp phân giun bên trên này không . trại giun quế. II. Các bước chuẩn bị. III. Nuôi và chăm sóc giun quế. IV. Một số phương pháp nuôi giun quế khác. I. Kỹ thuật làm trại giun  Phải nghiên cứu xem vùng đất dự định làm trại nuôi. sử dụng. III. NUÔI & CHĂM SÓC GIUN: 1. Giống:  Giun đất có nhiều loại, hiện có ba giống giun được nuôi phổ biến nhất là: giun Quế, giun Nhật Bản và giun Đại Bình 3. Ba giống giun kể trên. HiỂU: QUY TRÌNH NUÔI GIUN QuẾ Thành viên thực hiện: 1.Phạm Lê Ngọc Băng Dương 2Nguyễn Văn Tiền 3.Đinh Thị Thắm 4.Châu Thị Kim Ngọc 5.Từ Thị Thanh Sơn 6.Nguyễn Huỳnh Thảo Yến QUY TRÌNH NUÔI GIUN

Ngày đăng: 29/06/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • QUY TRÌNH NUÔI GIUN QUÊ

  • I. Kỹ thuật làm trại giun

  • Slide 4

  • II.Các bước chuẩn bị:

  • Slide 6

  • a)Phương pháp ủ nóng:

  • b) Phương pháp ủ nguội:

  • c)Phương pháp ủ hỗn hợp:

  • III. NUÔI & CHĂM SÓC GIUN:

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan