4 Một số biện pháp để vận dụng hiệu quả lí luận sản xuất hàng hoá trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam..... Quá trình chuyển từ mộ
Trang 1BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
LÝ LUẬN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA C MÁC VÀ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành : Kiến trúc
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Văn Thành
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thành Trung
MSSV : 22510101091 Lớp : KT22/A1
Học phần : Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Trang 2TP Hồ Chí Minh, năm 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C MÁC VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA 2
1.1 Sản xuất hàng hóa 2
1.1.1 Khái niệm Điều Kiện Ra Đời 2
1.1.2 Điều kiện ra đời 2
1.2 Quy luật của sản xuất hàng hóa 3
1.2.1 Quy luật giá trị 3
1.2.2 Quy luật cạnh tranh 4
1.2.3 Quy luật cung cầu 4
1.2.4 Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát 5
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6
2.1 Tổng quan về kinh tế thị trường 6
2.1.1 Kinh tế thị trường là gì ? 6
2.1.2 Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường 6
2.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7
2.2.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì ? 7
2.2.2 Tình hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 7
2.3 Sự vận dụng lí luận sản xuất hàng hoá trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 9
2 4 Một số biện pháp để vận dụng hiệu quả lí luận sản xuất hàng hoá trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
10
Trang 3KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia Nền kinh tế thị trường đã trở thành tâm điểm tất cả các cuộc thảo luận kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, và Việt Nam không thể là ngoại lệ Quá trình chuyển từ một nền kinh tế quản liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ghi dấu một sự biến đổi mạnh mẽ trong cách quản lý và phát triển kinh tế của đất nước
Tại thời điểm quan trọng này, lý luận của C Mác về sản xuất hàng hóa là một phần không thể tách rời của sự chuyển đổi trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam Lý luận này không chỉ đơn thuần là một phần của di sản triết học Mác-Lênin, mà còn là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia
C Mác đã phân tích tường tận về cách mà giá trị lao động được tạo ra thông qua quá trình sản xuất hàng hóa và cách mà hàng hóa và giá trị lao động gắn liền với quá trình sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường, giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về quy luật giá trị, vai trò của lao động, và cách quản lý sản xuất hàng hóa
Chính vì với tầm quan trọng của lý luận C Mác trong ngữ cảnh đương đại, đề tài “Lý luận sản xuất hàng hóa của C Mác và vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay” sẽ nhằm đi sâu vào những khía cạnh chi tiết và độc đáo của lý luận về sản xuất hàng hóa của C Mác, khám phá cách mà những khái niệm về giá trị lao động, hàng hóa và quy luật giá trị đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để định hình mô hình phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam Đây không chỉ là một cuộc thảo luận về quá khứ mà còn là một nghiên cứu sâu sắc về cách lý luận về sản xuất hàng hóa này có thể là nguồn động viên và định hình cho sự phát triển tiếp theo của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C MÁC VỀ NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1.1 Sản xuất hàng hóa
1.1.1 Khái niệm
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ cho chính người trực tiếp sản xuất ra nó, mà nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán
1.1.2 Điều kiện ra đời
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa xuất phát từ phân công lao động xã hội
và sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất
Thứ nhất, phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa sản xuất, hình thành các ngành, nghề khác nhau, sản xuất các sản phẩm khác nhau Mỗi người sẽ được giao vai trò chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định Tuy nhiên nhu cầu đòi hỏi cần nhiều loại sản phẩm khác nhau, vừa thừa vừa thiếu, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau Đây chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra đời, càng phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn Thứ hai, sự tách biệt tương đối về kinh tế là điều kiện đủ cho sản xuất hàng hóa
ra đời, đề cập đến việc những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự sở hữu riêng, độc lập về tài sản, sản phẩm hoặc nguồn lực kinh tế Trong điều kiện đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn sử dụng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi và mua bán hàng hoá Trong lịch sử, sự tách biệt trong sản xuất hàng hóa đã được dẫn đến bởi nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Tuy nhiên, ở thời điểm hiện đại ngày nay, sự tách biệt trong sản xuất hàng hóa không chỉ xuất phát từ chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất mà còn do các hình thức sở hữu khác nhau và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất
Sản xuất hàng hóa tồn tại dựa trên hai điều kiện trên Trái với phân công lao động xã hội làm những người sản xuất phải phụ thuộc nhau, sự tách biệt tương đối về
Trang 6mặt kinh tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau Vấn đề này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm với nhau Điều kiện trên nếu thiếu một trong hai sẽ không có sản xuất hàng hóa
1.2 Quy luật của sản xuất hàng hóa
1.2.1 Quy luật giá trị
1.2.1.1 Nội dung và yêu cầu
Quy luật giá trị, một trong những nguyên tắc kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bản chất của quá trình sản xuất hàng hóa Đây là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa
Nội dung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên giá trị của chúng Điều này có nghĩa là mỗi sản phẩm được tạo ra dựa trên sự hao phí của lao động xã hội cần thiết
Trong quá trình sản xuất, quy luật giá trị tác động bằng cách yêu cầu người sản xuất phải điều chỉnh mức hao phí lao động cá nhân của họ sao cho phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết Chỉ khi làm được điều này, họ mới có thể duy trì được sự tồn tại của họ trong hệ thống sản xuất hàng hóa
Trong quá trình trao đổi và lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị được thể hiện thông qua nguyên tắc ngang giá Điều này có nghĩa là hai sản phẩm được trao đổi với nhau chỉ khi chúng có mức lao động xã hội bằng nhau, hoặc trao đổi diễn ra với giá trị tương đương Giá trị đóng vai trò quan trọng như một trục xác định giá cả của các sản phẩm
1.2.1.1 Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: sự tương quan giữa giá
cả và giá trị trong sản xuất hàng hóa có những tác động quan trọng lên quy mô và cơ cấu sản xuất
Khi giá cả cao hơn giá trị: tạo ra kích thích trong sản xuất và quản lý nguồn lực Những người sản xuất thấy cơ hội lợi nhuận và do đó mở rộng quy mô sản xuất Họ đầu tư thêm vào tư liệu sản xuất và sử dụng sức lao động để tạo ra thêm sản phẩm
Trang 7Điều này cũng khuyến khích những người sản xuất khác chuyển từ các ngành khác sang sản xuất mặt hàng này, dẫn đến tăng cầu về tư liệu sản xuất và sức lao động trong ngành
Khi giá cả thấp hơn giá trị: tạo ra thách thức về lỗ vốn cho người sản xuất Trong tình huống này, họ có thể buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất của mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác có khả năng lợi nhuận hơn Điều này dẫn đến giảm sự cần thiết về tư liệu sản xuất và sức lao động trong ngành sản xuất mặt hàng đó Nhưng đồng thời, có thể dẫn đến tăng cầu và quy mô sản xuất trong các ngành sản xuất khác có giá trị cao hơn so với giá cả
Theo cách này, quy luật giá trị đã tự động điều chỉnh tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất khác nhau để đáp ứng các yêu cầu của xã hội; kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo
Do vậy trrong quá trình thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa, cùng với đó, nhà nước cần thực hiện các biện pháp để tận dụng mặt tích cực và giới hạn mặt tiêu cực của quy luật giá trị Điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa đa dạng và theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại nước
ta ngày nay
1.2.2 Quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong sản xuất hàng hóa Đối thủ cạnh tranh với nhau để tối ưu hóa lợi nhuận và giá trị thê m vào sản phẩm Cạnh tranh đẩy các doanh nghiệp cải thiện hiệu suất sản xuất và giảm giá thành sản phẩm Cạnh tranh là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển sản xuất Nó đòi hỏi người sản xuất phải năng động, cải tiến kỹ thuật, và nâng cao chất lượng Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể dẫn đến hành vi không lành mạnh như vi phạm đạo đức hoặc pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội và môi trường
1.2.3 Quy luật cung cầu
1.2.3.1 Cung là gì ? Cầu là gì ?
Trang 8Cung về một loại hàng hóa hay dịch vụ là tổng số hàng hóa hay dịch vụ đó màcác chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thờigian nhất định, bao gồm cả hàng hóa bán được và chưa bán được
Cầu được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định Nói cách khác, cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ là lượng hàng hóa hay dịch
vụ đó mà người mua dự kiến mua trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định
1.2.3.2 Quy luật cung cầu
Quy luật cung cầu quyết định giá trị của hàng hóa trên thị trường Sự biến đổi trong cung cầu ảnh hưởng đến giá cả và sản xuất hàng hóa Khi cung cao hơn cầu, giá trị giảm xuống, và ngược lại
Giá cả = giá trị thì trạng thái cung cầu ở thế cân bằng
Giá cả < giá trị trị thì cung ở xu thế giảm, cầu ở xu thế tăng.
Giá cả > giá trị trị thì cung ở xu thế tăng, cầu ở xu thế giảm.
Cung > cầu thì giá cả có xu thế giảm.
Cung < cầu thì giá cả có xu thế tăng.
Cung = cầu thì giá cả ổn định tương đối.
1.2.4 Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định lượng tiền cần thiết cho lưuthông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định Quy luật này được thể hiện như sau: Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền
Lạm phát xảy ra khi có quá nhiều tiền tệ trong hệ thống và giá trị tiền giảm
(lượng vàng dự trữ không đủ bảo đảm cho lượng tiền giấy đã được phát hành) dẫn đến
sự mất giá của tiền và tăng giá cả hàng hóa Lạm phát luôn đi kèm với việc giá cả của hầu hết hàng hóa tăng lên, dẫn đến việc đồng tiền mất giá
Trang 9Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát là một phần của hệ thống kinh tế thị trường Lưu thông tiền tệ liên quan đến quá trình mua bán hàng hóa và trao đổi giá trị Những quy luật này cùng hình thành bộ lý luận toàn diện của C Mác về sản xuất hàng hóa, giúp hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường và cách chúng việc nắm rỡ được các quy luật sản xuất hàng hóa có thể giúp ta hiểu rõ về nền kinh tế thị trường cũng như Nhà Nước với vai trò là người quản lí phải có biện pháp chính sách cụ thể để tác động vào các hoạt động của nền kinh tế làm cho nền kinh tế phát triển mạnh hơn, cũng với đó là đưa ra các hệ thống pháp luật, cũng như đưa ra các biện pháp chính sách hợp lí để giúp nước ta phát triển ngày càng giàu đẹp hơn
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tổng quan về kinh tế thị trường
2.1.1 Kinh tế thị trường là gì ?
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động, và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định
Có sự tham gia của ba chủ thể là nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng Kinh tế thị trường có một số đặc trưng riêng so với các mô hình kinh tế khác
Ví dụ: nền kinh tế thị trường Hoa Kì, Đức,
Việt Nam cũng là một nền kinh tế thị trường và đang liên tục thúc đẩy, phát triển nó Mô hình kinh tế Việt Nam đang thực hiện là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1.2 Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường
2.1.2.1 Ưu điểm
- Thúc đẩy các hoạt động sản xuất, mua bán trao đổi hàng hoá
Trang 10- Có lực lượng sản xuất lớn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
- Tạo cơ hội việc làm, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp
- Kinh tế thị trường thúc đẩy con người sáng tạo không giới hạn
2.1.2.2 Nhược điểm
- Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo
- Dễ làm mất cân bằng quy luật cung cầu
2.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2.2.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì ?
Là nền kinh tế nhiều thành phần trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội
Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi nguồn từ chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là sản phẩm của đường lối đổi mới
toàn diện đất nước được đề ra tại Đại hội Đảng VI năm 1986 (I)
2.2.2 Tình hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đại diện cho một phương pháp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là một bước tiến trong
tư duy và thực tiễn, kết hợp giữa hiểu biết về các quy luật sản xuất hàng hoá và khả năng sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam Đây là kết quả của một quá trình tìm kiếm và thử nghiệm dài hạn, từ những bước khởi đầu chưa hoàn hảo đến sự hiểu biết và triển khai ngày càng sâu sắc
Sau 35 năm thực hiện đổi mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam đã trải qua quá trình hoàn thiện liên tục Đây đã trở thành một phần quan trọng trong lý luận và sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhận thức về hệ thống kinh tế này đã ngày càng trở nên toàn diện hơn Hơn nữa, hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách đã được liên tục hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
Trang 112.2.2.1 Một số thành tựu Việt Nam đạt được trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong nền kinh tế thị trường trong những năm qua
Tăng trưởng kinh tế ổn định: Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng trong nhiều năm, đặc biệt là trước sự gia tăng của GDP
Mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD GDP bình quân đầu người năm
2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD (II)
Đặc biệt, sau khi chống lại được đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đã
mở cửa trở lại và có những bước hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ
Giảm Nghèo và Nâng Cao Mức Sống: Kết hợp với tăng trưởng kinh tế là sự giảm đáng kể về mức độ nghèo đói và cải thiện mức sống cho nhiều người dân Chính sách giảm nghèo đã mang lại kết quả tích cực An sinh xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là trong giáo dục, y tế, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần ba lần Đến tháng 4-2022, cả nước có 5.706/8.227 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 663
xã đạt chuẩn nâng cao và 71 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (III)
Hội nhập quốc tế: Nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới
Sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ
Sự phát triển của các hệ thống cơ sở hạ tầng