Phương pháp xét nghiệm CT Scan. pdf

5 472 2
Phương pháp xét nghiệm CT Scan. pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phương pháp xét nghiệm CT Scan CT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Computed Tomography (Computerized Tomography). CT scan có nghĩa là chụp quét cắt lớp điện toán, thường được gọi tắt là chụp CT hay chụp CT scan. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia x để tạo nên các bức ảnh về mặt cắt các bộ phận trên cơ thể. Chiếc máy được sử dụng để tạo ra các búc ảnh này gọi là CT scanner, hay gọi tắt là máy CT scan hay máy CT. CT đôi khi còn được viết là CAT - Computed (Computerized) Axial Tomography. Ảnh minh họa. Tiến hành Bệnh nhân được yêu cầu nằm trên một chiếc bàn hẹp, có thể di chuyển trượt vào trung tâm của máy CT scanner. Tùy theo nhu cầu cần khảo sát mà bệnh nhân có thể nằm ngửa, sấp hay nằm nghiêng. Khi bệnh nhân nằm lọt vào bên trong lòng của máy CT scanner, máy sẽ tạo ra và chiếu các tia x xung quanh bệnh nhân. Một số model máy quét xoắn ốc hiện đại có thể tiến hành khảo sát trong một chuyển động liên tục. Các đầu dò kích thước nhỏ bên trong máy CT scanner có nhiệm vụ đo đạc số lượng tia x đi xuyên qua bộ phận cơ thể của bệnh nhân cần được khảo sát. Một máy tính thu thập những thông tin này và sử dụng chúng để tạo ra các hình ảnh riêng biệt, được gọi là những "lát cắt". Những hình ảnh này có thể được lưu trữ, xem trên màn hình hoặc in ra thành phim. Có thể tao nên các hình ảnh ba chiều của cơ quan trong cơ thể bệnh nhân bằng cách sắp xết từng lát cắt riêng lẻ lại với nhau. Trong quá trình chụp CT, bệnh nhân không được cử động vì có thể làm cho hình ảnh bị nhòe. Bệnh nhân có thể được yêu cầu nín thở trong một khoảng thời gian ngắn. Nói chúng, một quá trình chụp CT scan chỉ mất khoảng vài phút. Các máy nhiều đầu dò thế hệ mới có thể tạo nên hình ảnh toàn cơ thể tử đầu đến chân chỉ trong vòng chưa đến 30 giậy. Chuẩn bị Một vài loại khảo sát cần phải có thuốc cản quang được đưa vào bên trong cơ thể bệnh nhân trước khi tiến hành chụp CT. Các thuốc cản quang có thể làm nổi bật những vùng đặc biệt trong cơ thể, giúp tạo hình ảnh rõ nét hơn. Các thuốc cản quang có thể được đưa vào cơ thể bằng một đường tĩnh mạch ở bàn tay hoặc cánh tay. Thuốc cản quang cũng có thể được cho vào trực tràng bằng cách thụt tháo, hoặc có thể uống trước khi chụp CT. Bệnh nhân được uống với loại chất cản quan phù hợp với loại CT cần chụp. Chất cản quang cuối cùng sẽ đi ra khỏi cơ thể theo đường phân. Nếu bệnh nhân cần phải uống chất cản quang thì sẽ không được hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng từ 4 đến 6 giờ trước khi chụp CT. Tia x không gây đau. Một vài người có thể cảm thấy không được thoải mái vì nằm trên chiếc bàn cứng của máy CT scanner. Chất cản quang được tiêm qua đường tĩnh mạch có thể khiến cho bệnh nhân có cảm giác hơi rát bỏng, cảm giác hơi ấm toàn thân. Các cảm giác này là bình thường và sẽ khỏi trong vòng vài giây. Khi nào cần chụp CT? CT scan có thể tạo nên những hình ảnh chi tiết trong cơ thể một cách nhanh chóng, kể cả não, ngực và bụng. CT scan có thể được sử dụng để: Khảo sát mạch máu Khảo sát các khối và khối u, kể cả ung thư Hướng dẫn bác sĩ phẩu thuật sinh thiết đúng vị trí. Nguy cơ CT scan và các phương pháp sử dụng tia x khác đều cần phải được theo dõi và kiểm soát một cách chặt chẻ để đảm bảo sử dụng số lượng tia xạ tối thiểu. CT scan ít tạo ra các tia xạ ion hóa mà có khả năng gây ra ung thư và những dị tật khác. Tuy nhiên nguy cơ liên quan đến từng cá nhân thì rất nhỏ. Nguy cơ sẽ càng tăng lên khi tiến hành càng nhiều lần chụp. Trong một số trường hợp, CT scan cũng cần phải được thực hiện nếu có lợi nhiều hơn so với nguy cơ. Ví dụ trong trường hợp nghi ngờ ung thư mà không tiến hành chụp CT thì đôi khi còn nguy hiểm hơn. Chụp CT vùng bụng thì không nên tiến hành trên những phụ nữ đang mang thai. bởi vì có thể gây hại đến thai nhi. Những phụ nữ mang thai này nên thông báo cho bác sĩ biết để có thể xem xét sử dụng những phương pháp khác. Loại chất cản quang thường được sử dụng nhất thông qua đường tĩnh mạch là iốt. Nếu một người bị dị ứng với iốt mà bị cho thuốc ản quan là iốt thì có thể bị buồn nôn, hắc xì hơi, nôn, ngứa hoặc nổi ban đỏ. Nếu bắt buộc phải sử dụng loại cản quang này thì bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc kháng histamin hoặc steroid trước khi chụp CT. Thận sẽ giúp lọc iốt ra khỏi cơ thể. Do đó, đối với những người có bệnh thận hoặc tiểu đường thì nên uống nhiều nước sau khi chụp CT, và sẽ được theo dõi chặt chẻ chức năng thận. Bệnh nhân bị tiểu đường hoặc lọc thân thì nên thông báo cho bác sĩ biết trước khi tiến hành chụp CT. Hiếm khi chất cản quang gây ra sốc phản vệ (phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng). Nếu bạn cảm thấy khó thở trong khi đang chụp CT, bạn nên thông báo ngay với kỹ thuật viên để có những đánh giá và xử trí kịp thời. . Phương pháp xét nghiệm CT Scan CT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Computed Tomography (Computerized Tomography). CT scan có nghĩa là chụp quét cắt lớp. CT hay chụp CT scan. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia x để tạo nên các bức ảnh về mặt cắt các bộ phận trên cơ thể. Chiếc máy được sử dụng để tạo ra các búc ảnh này gọi là CT. vị trí. Nguy cơ CT scan và các phương pháp sử dụng tia x khác đều cần phải được theo dõi và kiểm soát một cách chặt chẻ để đảm bảo sử dụng số lượng tia xạ tối thiểu. CT scan ít tạo ra các

Ngày đăng: 29/06/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan