Tự lực cánh sinh potx

4 538 2
Tự lực cánh sinh potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tự lực cánh sinh Những người xuất thân bình thường, không vốn liếng, không một xu dính túi, muốn vượt lên trên người khác, muốn tạo dựng sự nghiệp riêng cho mình, thì phải biết dựa vào bản thân. Tự lực cánh sinh Không nên kỳ vọng người khác sẽ thay bạn làm tất cả. Những lúc cần phải chịu đựng gian khổ, thì chính bạn chứ không ai khác phải lăn lưng để chịu đựng những gian khổ đó; những gì cần phải trải nghiệm, nếm trải bạn cũng không thể tìm cách trốn tránh, thoái thác. Ý thức được tầm quan trọng của việc dựa vào bản thân, không chờ đợi, không dựa dẫm vào người khác, chính là một dấu mốc đánh dấu quyết tâm muốn thay đổi hiện trạng. Trần Kiến Dân (Trung Quốc) – người đã đưa món “đậu phụ rỗ” du nhập vào Nhật Bản, và được người Nhật gọi bằng cái tên thân mật “Ông vua của đậu phụ rỗ” – là ví dụ điển hình về một con người biết dựa vào bản thân để thành công. Trần Kiến Dân vốn là người Hồng Kông, nhưng hiện nay đã trở thành ông chủ của “Khách sạn Tứ Xuyên” nổi tiếng nhất Nhật Bản. Khi còn là một chàng trai trẻ, không một xu dính túi nhưng tràn đầy nhiệt huyết và ý chí, Trần Kiến Dân đã mượn một người quen 200 đôla sang Nhật làm ăn với quyết tâm tạo dựng sự nghiệp. Nhưng chẳng bao lâu sau, Trần Kiến Dân đã tiêu hết 200 đôla và trở thành kẻ lang thang đầu đường xó chợ sau khi bị đuổi ra khỏi nhà trọ rẻ tiền nhất. Một tháng sau, Trần Kiến Dân đến xin việc ở một quán ăn người Hoa trên đất Nhật. Trước sự van nài của Trần Kiến Dân, chủ quán đành phải nhận Trần Kiến Dân vào làm đầu bếp. Chủ quán muốn Trần Kiến Dân từ bỏ món ăn Tứ Xuyên “vừa cay lại vừa khó ăn”, để chuyển sang học cách nấu những món ăn Bắc Kinh “vừa thơm ngon lại vừa dễ ăn”. Còn Trần Kiến Dân thì luôn tâm niệm rằng món ăn Tứ Xuyên rất ngon và có phong cách riêng. Ông nung nấu ý chí một ngày nào đó sẽ tự mở một nhà hàng bán những món ăn Tứ Xuyên đầy phong cách đó. Vài năm sau, Trần Kiến Dân xin thôi việc rồi mua sắm dao thớt xoong, chảo, tự chế một chiếc xe đẩy nhỏ, quyết tâm tạo dựng tiếng tăm cho món ăn Tứ Xuyên trên đất Nhật. Lúc đầu có rất ít người Nhật để ý đến những món ăn đó. Buôn bán nhỏ lẻ, tiền lời chẳng được là bao, nên cuộc sống của Trần Kiến Dân vô cùng chật vật vất vả. Nhưng ông không nản chí, một lòng một dạ quyết tâm giới thiệu những món ăn Tứ Xuyên đến với người Nhật. Ông tự thề với bản thân dù có khó khăn đến mấy cũng không bỏ cuộc. Trải qua mấy chục năm gian khổ phấn đấu, cuối cùng ông cũng đã thành công và trở thành nhân vật nổi tiếng mà mọi người dân Nhật đều biết đến. Trần Kiến Dân đã từng lưu lạc đầu đường xó chợ nơi đất khách quê người nghèo túng không một xu dính túi, thế nhưng dựa vào ý chí và nghị lực bản thân, ông đã thực hiện được ước mà ông nung nấu kể từ khi mới đặt chân lên đất Nhật. Lời bình: Trên đời này, cái không đáng tin cậy nhất là ngoại lực, cái đáng tin cậy và đáng để chúng ta dựa dẫm nhất chính là nội lực, chính là bản thân chúng ta. Ý thức được tầm quan trọng của việc dựa vào bản thân, không chờ đợi không dựa dẫm vào người khác, chính là một dấu mốc đánh dấu quyết tâm muốn thay đổi hiện trạng. . Tự lực cánh sinh Những người xuất thân bình thường, không vốn liếng, không một xu dính túi, muốn. trên người khác, muốn tạo dựng sự nghiệp riêng cho mình, thì phải biết dựa vào bản thân. Tự lực cánh sinh Không nên kỳ vọng người khác sẽ thay bạn làm tất cả. Những lúc cần phải chịu đựng gian. ý chí một ngày nào đó sẽ tự mở một nhà hàng bán những món ăn Tứ Xuyên đầy phong cách đó. Vài năm sau, Trần Kiến Dân xin thôi việc rồi mua sắm dao thớt xoong, chảo, tự chế một chiếc xe đẩy nhỏ,

Ngày đăng: 28/06/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan