Phương pháp Chúng ta có hai phương pháp để tính thuế TNDN đoá là theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ: - Đối với phương pháp trực tiếp thuế TNDN sẽ được tính theo tỉ lệ doa
Trang 1ĐẠI HỌC UEH KHOA TÀI CHÍNH CÔNG
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH
MÔN: KẾ TOÁN THUẾ
TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 4, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Mục tiêu 4
2 Phương pháp 4
3 Cơ sở lý thuyết 4
3.1 Khái niệm: 4
3.2 Vai trò: 5
3.3 Phạm vi áp dụng: 5
3.3.1 Đối tượng chịu thuế: 5
3.3.2 Người nộp thuế 5
3.4 Cách xác định thuế TNDN 5
3.4.1 Thu nhập chịu thuế: 5
3.4.2 Thu nhập tính thuế: 6
3.4.3 Thuế TNDN 6
3.5 Ưu đãi thuế TNDN: 7
3.5.1 Ưu đãi về thuế suất thuế TNDN 7
3.5.2 Ưu đãi về thời gian giảm thuế, miễn thuế: 8
3.6 Kê khai nộp thuế TNDN 8
3.6.1 Kỳ tính thuế TNDN 8
3.6.2 Tờ khai thuế 8
3.6.3 Nơi nộp thuế 8
3.8 Kế toán thuế TNDN hiện hành 9
3.8.1 Chứng từ: 9
3.8.2 Tài khoản kế toán 9
3.8.3 Hạch toán thuế TNDN hiện hành 10
4 Vận dụng 11
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ quan trọng giúp Nhà nước tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội Thuế TNDN là một khoản chi phí quan trọng trong một doanh nghiệp Ngoài ra thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những yếu tố đánh giá được tính hiệu quả của một doanh nghiệp Do đó em muốn thông qua bài tiểu luận này giúp mọi người hiểu rõ hơn
về lý thuyết và cách hạch toán của loại thuế này
3
Trang 41 Mục tiêu
- Nắm vững được kiến thức cơ bản về thuế TNDN
- Các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- Biết được cách hạch toán thuế TNDN hiện hành
- Vận dụng
2 Phương pháp
Chúng ta có hai phương pháp để tính thuế TNDN đoá là theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ:
- Đối với phương pháp trực tiếp thuế TNDN sẽ được tính theo tỉ lệ doanh thu
Thuế TNDN = Doanh thu bán hàng, cung cấp DV x Tỉ lệ phần trăm tương ứng
Trong đó tỉ lệ phần trăm được quy định cụ thể đối với từng ngành nghề khác nhau trên Bảng danh mục các ngành nghề tính thuế theo tỉ lệ phần trăm; Doanh thu dùng để tính thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp là toàn bộ số tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế trên hoá đơn chứng từ bao gồm cả phụ phí mà doanh nghiệp được hưởng
- Tuy nhiên ở học phần này chúng ta chủ yếu tìm hiểu thuế TNDN được tính theo phương pháp khấu trừ
3 Cơ sở lý thuyết
3.1 Khái niệm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Trước hết chúng ta nên tìm hiểu thuế thu nhập Theo đó thuế thu nhập là thuế đánh trực tiếp vào phần thu nhập chịu thuế của cá nhân hoặc doanh nghiệp tuy nhiên không phải toàn bộ phần thu nhập này bắc buộc phải chịu thuế mà sẽ được giảm trừ một số chi phí hợp lý
Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào phần thu nhập của doanh nghiệp phải chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt
Trang 5động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ và thu nhập từ các hoạt động khác theo quy định của chính phủ
3.2 Vai trò:
Thuế TNDN là một nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước Có các chức năng sau:
- Giúp Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập nhằm đảm bảo công bằng cho xã hội;
- Giúp Nhà nước điều tiết được hướng hoạt động phát triển theo đúng chiến lược và kế hoạch đã đặt ra bằng cách sử dụng việc thu thuế TNDN
để khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh;
- Giúp Nhà nước điều tiết được các hoạt động kinh doanh phù hợp với từng thời kì nhất định
3.3 Phạm vi áp dụng:
3.3.1 Đối tượng chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế TNDN là phần thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và phần thu nhập chịu thuế khác kể cả thu nhập từ hoạt động sản, xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài
3.3.2 Người nộp thuế
Là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có tạo ra thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các doanh nghiệp nước ngoài nhưng có cơ sở thực trú tại Việt Nam Cơ
sở thường trú này là nơi mà các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại Việt Nam;
- Các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với phần thu nhập chịu thuế tại Việt Nam;
- Các trường hợp khác
3.4 Cách xác định thuế TNDN
3.4.1 Thu nhập chịu thuế:
5
Trang 6Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế khác
- Doanh thu sẽ bao gồm toàn bộ tiền thu được từ việc bán hàng, gia công, cung cấp dịch vụ , các khoản phụ thu mà doanh nghiệp nhận được Bất kể
đã thu tiền hay chưa Nếu doanh nghiệp tính thuế TNDN theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu này là phần doanh thu chưa bao gồm thúe GTGT và ngược lại nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì khoản doanh thu này đã bao gồm thuế GTGT
- Chi phí được trừ: là những khoản chi phí nằm ngoài các khoản chi phí không được trừ theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được những điều kiện sau:
xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
phải có đầy đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
3.4.2 Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển
- Thu nhập miễn thuế: gồm 12 khoản thu nhập được miễn thuế đã được quy định rõ trong Luật thuế TNDN
- Các khoản lỗ được kết chuyển
chưa bao gồm phần lỗ được kết chuyển từ các năm trước
được trừ vào thu nhập chịu thuế thời gian không quá 5 năm bắt đầu
từ năm tiếp sau phát sinh lỗ
3.4.3 Thuế TNDN
Trang 7Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
- Thuế suất thuế TNDN:
pháp luật Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế suất là 20%;
thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế suất từ 32% - 50%;
tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bạch kim, bạc, vàng,…)
Trường hợp, doanh nghiệp có trích quỷ phát triển khoa học và công nghệ thì:
Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế - Khoản trích lập quỹ KHCN) x Thuế suất thuế TNDN
3.5 Ưu đãi thuế TNDN:
3.5.1 Ưu đãi về thuế suất thuế TNDN
Ưu đãi thuế TNDN chỉ áp dụng với những doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ và nộp thuế TNDN theo kê khai
Thông thường mức thuế suất được áp dụng là 20% tuy nhiên sẽ có một số doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất ưu đãi
Các hình thức ưu đãi:
- Thuế suất 10% trong thời gian 15 năm đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới, dự án có quy mô tối vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng;
- Thuế suất 10% đối với các doanh nghiệp có thu nhập từ thực hiện các hoạt động xã hội trong lĩnh vực, y tế giáo dục, thu nhập của cơ quan báo chí, hợp tác xã,…
- Thuế suất 17% trong thời gian 15 năm;
7
Trang 8- Thuế suất 17% đối với thu nhập từ Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô
3.5.2 Ưu đãi về thời gian giảm thuế, miễn thuế:
- Áp dụng thuế suất 10% trong suốt 15 năm, được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số tiền thuế phải nộp của 9 năm sau đó;
- Áp dụng thuế suất 10% trong toàn bộ quá trình hoạt động, miễn thuế 4 năm và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo;
- Áp dụng mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động
- Áp dụng mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động, được miễn thuế 4 năm và được giảm 50% số tiền thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo;
- Áp dụng mức ưu đãi thuế suất 15% trong suốt quá trình hoạt động;
- Áp dụng mức thuế suất 17% trong 10 năm, được miễn thuế 2 năm và được giảm số tiền thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo
3.6 Kê khai nộp thuế TNDN
3.6.1 Kỳ tính thuế TNDN
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch, trường hợp năm tài chính không trùng với năm dương lịch thì kỳ tính thuế sẽ được xác định theo năm dương lịch
3.6.2 Tờ khai thuế
ST
T
78/2014)
dụng, chuyển quyền thuê đất
02/TNDN
3.6.3 Nơi nộp thuế
DN nộp thuế tại nơi có trụ sở chính
Trang 93.7 Phạt thuế
Phạt chậm nộp: 0,05%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
Nộp thiếu: 10% số tiền nộp thiếu
Trốn thuế, gian lận thuế: phạt từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế
Nếu tự điều chỉnh trước khi có quyết định thanh tra kiểm tra thì không bị phạt nhưng vẫn phải nộp tiền nộp chậm
3.8 Kế toán thuế TNDN hiện hành
3.8.1 Chứng từ:
Tuỳ vào mục phạm vi kế toán mà cần có các chứng từ có liên quan khác nhau, ví dụ:
Đối với hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ:
- Hợp đồng
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng
- Chứng từ thanh toán
Đối với nghiệp vụ ngân hàng:
- Ủy nhiệm chi
- Giấy báo nợ, có
- Sổ phụ ngân hàng
- Bảng sao kê chi tiết các tài khoản có liên quan
3.8.2 Tài khoản kế toán
TK 821: Chi phí thuế TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại Đối với kế toán thuế TNDN chúng ta sẽ sử dụng tài khoản 8211 để ghi nhận
số thuế TNDN phải nộp theo quý hoặc theo năm
8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hiện hành
phát sinh trong năm
Phần thuế TNDN được bổ sung
từ năm trước
Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp nhỏ hơn khoản tạm phải nộp nên được giảm trừ vào chi phi phí thuế TNDN đã ghi nhận trong năm
9
Trang 10Số thế TNDN phải nộp được ghi giảm từ các năm trước
Kết chuyển số chênh lệch vào tài khoản 911 – Xác định kế quả kinh doanh
Khi đề cập đến thuế TNDN chúng ta sẽ sử dụng TK 3334: Thuế TNDN
3334 – Thuế TNDN
Số thuế TNDN đã nộp vào
NSNN trong kỳ
Số thuế TNDN được giảm trừ
vào số thuế phải nộp
Số thuế TNDN phải nộp
Số thuế TNDN còn phải nộp vào NSNN
3.8.3 Hạch toán thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN phải nộp vào NSNN hàng quý:
Nợ 8211
Có 3334
Khi nộp thuế TNDN vào NSNN hàng quý
Nợ 3334
Trang 11Có 111,112
Cuối năm, khi xác định số thuế phải nộp của năm tài chính
(1)Khi số thuế TNDN phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm
Nợ 3334
Có 8211
(2)Khi số thuế TNDN phải nộp lớn hơn số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm
Nợ 8211
Có 3334
4 Vận dụng
Công ty ABC thành lập vào tháng 1 năm 2022
Thuế suất thuế TNDN: 20%
Vào năm 2022, Có các số liệu liên quan đến số thuế TNDN tạm phải nộp và thực nộp như sau: (đvt: 1000đ)
- Tạm tính quý 1: lãi 5.000 ( đã nộp thuế trên cổng thông tin điện tử)
- Tạm tính quý 2: lãi 12.000 ( đã nộp thuế trên cổng thông tin điện tử)
- Tạm tính quý 3: lỗ 3.000
- Tạm tính quý 4: lãi 10.000 (đã nộp thuế trên cổng thông tin điện tử) Khi quyết toán thuế TNDN có kết quả lãi 30.000
Yêu cầu:
- Hạch toán TNDN tại các quý
- Hạch toán thuế TNDN khi quyết toán
- Hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN vào cuối kì kế toán để xác định kết quả kinh doanh
Yêu cầu 1:
Có 3334: 1000
Nợ 3334: 1000
Có 112: 1000
Có 3335: 2.400
Nợ 3334: 2.400
Có 112: 2.400 11
Trang 12Quý 3 Không cần phải hạch toán quý 3 vì phát sinh lỗ
Có 3335: 2.000
Nợ 3334: 2.000
Có 112: 2.000
Yêu cầu 2:
Số tiền thuế phải nộp của cả năm là:
30.000 x 20% = 6.000
Nhưng đã nộp trên thực tế
1.000 + 2.400 + 2000 = 5.400
=> chênh lệch = 6.000 – 5.400 = 600
Nợ 8211: 600
Có 3334: 600
Yêu cầu 3
Nợ 911: 6.000
Có 8211: 6.000
Tài liệu tham khảo
- Bài gi ng thầầy Đ ng Văng C ả ặ ườ ng