Thaigiáo3-6thángGiáo dục thai nhi (GDTN) nhằm phát triển thị giác, thính giác và bồi dưỡng khả năng quan sát, tính nhạy cảm trong phản ứng đối với sự vật của bé, phát triển khả năng phối hợp nhịp nhàng các động tác, độ nhanh nhạy của cơ thể, sự nhạy cảm trong tâm hồn. Bắt đầu từ tuần thai thứ 18, các giác quan của em bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Bạn đã có thể tiến hành chiếu sáng, chơi trò vận động, và các phương thức giáo dục khác. Tháng thứ 4 Khi có thai được 4 tháng thì các phản ứng nghén sẽ mất dần đi, bạn đã thích ứng được với những thay đổi về tâm sinh lý trong thời kỳ đầu mang thai. Lúc này tâm lý của người mang thai đã có chuyển biến tốt và đã thấy muốn ăn. Vì thế, các bà mẹ cần phải chú ý ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi thư giãn. Sau đây là những cách thức giáo dục bạn có thể áp dụng trong tháng này: Chiếu ánh sáng vào bụng: Ban đầu dùng ánh sáng màu xanh dịu. Sau một thời gian có thể dùng ánh sáng nhiều màu. 1-2 phút lại thay đổi một lần. Từ gần, sau xa dần. Đọc truyện: Mỗi ngày 1-2 lần khoảng 1 phút, đọc hoặc kể chuyện cho bé nghe. Mẹ kể với giọng chậm rãi, thân thiết và đầy tình yêu thương. Âm nhạc và liên tưởng: Mỗi ngày 3 lần nghe (sáng, trưa, tối), mỗi lần 5-10 phút, nhạc cần êm dịu, lãng mạn, tiết tấu nhẹ nhàng. Mẹ nên nghe nhạc trong tư thế thoải mái (nửa nằm nửa ngồi) vừa nghe vừa liên tưởng tới hình ảnh tốt đẹp. Phương pháp vận động: Sau khi bạn phát hiện em bé đã “máy” thì bạn có thể bắt đầu chơi với bé rồi đấy. Mỗi ngày vào một giờ nhất định bạn hãy tiến hành tập thể dục cho con: Mẹ nằm, thân thả lỏng, dùng tay xoa bụng, ấn nhẹ ngón trỏ và ngón giữa lên các vị trí khác nhau trên bụng và quan sát phản ứng. Sau một vài tuần, bé đã quen, sẽ có phản ứng tích cực, có thể vận động mỗi lần 5 phút. Vuốt ve đối thoại: Cả bố và mẹ đều tham gia trò chuyện cùng bé. Nói với bé những câu yêu thương, vuốt ve bụng của mẹ. Tháng thứ 5 Giáo dục thai nhi chủ yếu bằng cách kích thích thính giác và vận động. Thư giãn: Tinh thần của các Bà bầu lúc này thường vui vẻ, ngoài việc phải chú ý dưỡng thai ra, người có thai nên hoạt động ngoài trời, thăm thú những cảnh đẹp thiên nhiên, tới viện bảo tàng, các triển lãm để thưởng thức những cái đẹp của nhân loại. Trút bầu tâm sự: Ngoài ra bạn cũng nên đi xem ca nhạc, xem phim cùng với chồng của bạn, hay tán gẫu với bạn bè, Nói chuyện với người vui tính, lạc quan, Nói hết những phiền muộn lo lắng trong lòng mình. Phương pháp trò chơi: Khi thai bất ngờ đạp vào bụng mẹ thì mẹ vỗ vào chỗ thai vừa đạp, chờ bé đạp tiếp. Lúc đầu bé chưa biết chơi, sau dần bé sẽ quen và mẹ vỗ đâu thì bé sẽ đạp đấy. Vuốt ve đối thoại: bạn hãy cùng chồng thường xuyên vuốt ve vỗ về bé bằng cách đưa tay xoa quanh bụng bạn thật nhè nhàng, tình cảm. Âm thanh: Khi đã được 5 tháng, thai nhi có thể nghe thấy được tất cả các âm thanh, ví dụ như nhịp tim, tiếng Nói của người mẹ, âm nhạc và những tiếng động huyên náo trên đường phố. Do vậy, người có thai phải tránh không để những tiếng động mạnh và chói kích thích đến thai mà nên cho bé được hưởng những âm thanh êm dịu. Bạn có thể hát cho con nghe, mẹ nghe nhạc thư giãn dịu nhẹ. Ngôn ngữ xem ở trên. Tháng thứ 6 Lúc này thai nhi phát triển tương đối nhanh, bụng của người phụ nữ đã nổi rõ. Thai đã máy rất rõ, tình cảm giữa cha mẹ và em bé có thêm những bước phát triển. Cha mẹ có thể tiếp tục những phương pháp thaigiáo đã được tiến hành từ trước. Âm nhạc: Nên thường xuyên mở nhạc hoặc hát những bản nhạc mà mình ưa thích. Âm lượng chỉ cần để ở mức vùa phải là em bé đã nghe được rồi. Đối thoại: Bạn hãy gọi tên bé, coi bé là đứa bé 3 tuổi và tán gẫu với bé. Làm như vậy là truyền tình yêu của bố mẹ cho con, vun đắp tình mẫu tử và tạo điều kiện cho thai nhớ tên mình. Sau khi bé chào đời, gọi tên đó ra thì bé sẽ cảm thấy dễ quen và mau nhớ tên. Khi Nói chuyện với con, bạn có thể Nói ý nghĩa về công việc hàng ngày của mình, kể chuyện đọc thơ, khi đi chơi bách bộ tả phong cảnh mình đang đi, Nói với con về sự an bài và hy vọng sau này của con. Tóm lại, có rất nhiều chủ đề, chủ yếu là người mẹ phải luôn tin rằng thai có thể “hiểu” được lời Nói của mình, nó là một sinh mệnh mới, là đối tượng Nói chuyện có cảm tình. Làm như vậy càng tăng tình cảm thân thiết giữa cha mẹ và đứa con, đồng thời làm cơ sở để sau này ra đời đữa bé sẽ nghe và biết Nói nhanh hơn. Ngoài trò chuyện, nghe đài, có thể bắt đầu cho bé nghe tiếng nước ngoài Âm nhạc: buổi sáng cho bé nghe nhạc vui nhộn. Buổi tối trước khi đi ngủ thì hai mẹ con nghe nhạc du dương, đặc biệt là nhạc cổ điển. Tiếng động mà bé nghe thấy là tiếng động nhịp tim của mẹ, tiếng động đó làm cho bé yêu của bạn sẽ vững tâm hơn. Nhạc cổ điển phù hợp với việc dạy bé là vì tiết tấu và nhịp độ của nó gần giống với nhịp đập của tim người mẹ là 1 phút đập 72 lần. Ngoài nghe nhạc ra, bạn nên thường xuyên hát cho con nghe nữa. Vì khi người mẹ hát, qua hoạt động của cơ thể mẹ có ảnh hưởng trực tiếp kích thích thính giác của bé. (ÁP DỤNG CHO tất cả các tháng mang thai khác đều được). Vận động: Sau khi thai 6 tháng tuổi, nếu sờ bụng mẹ sẽ thấy tay và chân của bé. Lúc này, bố, mẹ có thể ấn nhè nhẹ và xoa thai như đang chơi đùa với con. Nhưng chú ý không nên ấn mạnh quá, thai quậy làm dây rốn cuốn cổ hoặc cuốn thân thì có hại. Một lưu ý khác: không chơi đùa với bé lâu quá kẻo bé mệt, chỉ nên chơi với bé khoảng 3 phút sau đó nựng nịu bé. Trách nhiệm của người chồng Thông thường, ý thức làm bố của người chồng thể hiện muộn hơn so với ý thức làm mẹ ở người vợ. Người bố chỉ cảm thấy trách nhiệm của mình sau khi con Khóc chào đời, lúc đó mới thực sự thấy yêu con và có ý thức làm bố. Nhưng nếu khi vợ có thai, người chồng chăm sóc và quan tâm tới vợ, luôn luôn quan tâm tới sự phát triển của thai, chia sẻ những khó khăn nhọc nhằn với vợ ở các giai đoạn có thai, thì ý thức làm bố sẽ nảy nở sớm hơn. Nếu việc giáo dục thai nhi ở giai đoạn đầu khi mới có thai, trách nhiệm người chồng chủ yếu là làm cho tính tình người mẹ ôn hòa vui vẻ, tạo mọi điều kiện hoàn cảnh tốt cho mẹ và con, thì đến giai đoạn giữa kì, thông qua phương pháp cụ thể để gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai, làm tốt vai trò người chồng, người cha. Khi giáo dục thai, người chồng phải hỗ trợ với vợ để đặt ra nội dung giáo dục, cùng nhau nuôi dưỡng đứa con yêu với mong muốn nó vừa khỏe mạnh lại vừa thông minh. . Thai giáo 3-6 tháng Giáo dục thai nhi (GDTN) nhằm phát triển thị giác, thính giác và bồi dưỡng khả năng quan. DỤNG CHO tất cả các tháng mang thai khác đều được). Vận động: Sau khi thai 6 tháng tuổi, nếu sờ bụng mẹ sẽ thấy tay và chân của bé. Lúc này, bố, mẹ có thể ấn nhè nhẹ và xoa thai như đang chơi. của mẹ. Tháng thứ 5 Giáo dục thai nhi chủ yếu bằng cách kích thích thính giác và vận động. Thư giãn: Tinh thần của các Bà bầu lúc này thường vui vẻ, ngoài việc phải chú ý dưỡng thai ra,