việc tham gia và đạt được số điểm rèn luyện như mong muốn còn đang là điều nan giảiđối với đa số sinh viên.Vì hiểu được tính cấp thiết của vấn đề này nên nhóm chúng tôi quyết định nghiên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại phát triển với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi khu vưc, mỗi quốc gia đều được đánh giá trình độ phát triển thông qua trình độ dân trí Mà trình độ dân trí lại thể hiện được khả năng và tiềm năng phát triển của một đất nước Hay nói cách khác nền kinh tế hiện đại cũng chính là nền kinh tế tri thức, vậy ta có thể nói rằng tri thức lại chính là sản phẩm của giáo dục Và sự nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục cũng chính là nền tảng để nhóm chúng tôi tìm hiểu, khai thác và tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Trước đây, giáo dục tập trung vào kiến thức lý thuyết và chuyên ngành Tuy nhiên, ngày nay, nền giáo dục không chỉ chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn mà còn đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại khóa, rèn luyện thể chất và kỹ năng mềm Điều này khiến sinh viên không chỉ phải học tập để đạt điểm số cao mà còn phải tham gia các hoạt động ngoại khóa để tích lũy điểm rèn luyện.
Hoạt động rèn luyện tại các trường đại học không chỉ mang tính chất giải trí vui chơi mà nó còn mang tính học thuật Khi tham gia các hoạt động này sẽ giúp sinh viên phát triển và hoàn thiện bản thân một cách toàn diện hơn về cả mặt thể xác lẫn tinh thần Thông qua các hoạt động này cũng hình thành trong sinh viên tư tưởng chuẩn mực và thái độ học tập đúng đắn Ví như sinh viên sẽ tham gia một cách nghiêm túc và có trách nhiệm hơn trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt đông văn hóa, văn nghệ các cấp Đặc biệt là các hoạt động rèn luyện còn xây dựng nên một người sinh viên với tinh thần vượt khó, luôn luôn phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống Từ những khía cạnh trên chúng ta có thể thấy rằng các hoạt động rèn luyện cho sinh viên mang tính chất vô cùng quan trọng và cấp thiết Nhưng việc tham gia và đạt được số điểm rèn luyện như mong muốn còn đang là điều nan giải đối với đa số sinh viên.
Vì hiểu được tính cấp thiết của vấn đề này nên nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên” nhưng vì thời gian và nguồn lực có hạn nên chúng tôi chỉ khảo sát các trường đại học tại TPHCM.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008) cho thấy, sinh viên tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu không tham gia các hoạt động ngoại khóa do thiếu thời gian Trong số những người tham gia, một nửa mong muốn phát triển bản thân, trong khi số còn lại cho rằng hoạt động ngoại khóa ảnh hưởng đến điểm số và học bổng Nghiên cứu cũng đánh giá chất lượng các hoạt động do trường lớp, đoàn hội tổ chức.
SV tham gia bao gồm 3 nhân tố chính: (1) Tính bổ ích, (2) Tính hấp dẫn và (3) Tính thiết thực Cuộc khảo sát cho thấy, mặc dù phần lớn SV đều có nhận thức rằng việc tham gia các hoạt động, phong trào đoàn hội, câu lạc bộ và các cuộc thi sẽ đem đến lợi ích to lớn cho bản thân nhưng chất lượng của các hoạt động này chỉ được SV đánh giá ở mức trung bình.
Phạm Thế Hoàng (2015) nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng các hoạt đô ̣ng thể dục thể thao ngoại khóa của SV Đại học quốc gia Hà Nô ̣i Hoat đô ̣ng thể thao ngoại khóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với viê ̣c rèn luyê ̣n sức khỏe thể chất và tinh thần cho SV sau những giờ học nghiên cứu căng thẳng Để có thể đưa ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng các hoạt động thể dục thể thao tác giả đã dùng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so sánh, nghiên cứu lý luâ ̣n, điều tra, thống kê, Theo khảo sát khoảng 400 SV ở các khoa khác nhau thì có 31.42% SV không thích tham gia hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, 29.17% SV ghét và sợ hoạt động, 26% SV cảm thấy bình thường và chỉ có vỏn vẹn 13.42% SV thích tham gia Từ đó, tác giả có những đề xuất nhằm tăng sự hứng thú của SV với những hoạt đô ̣ng thể thao ngoại khóa như trong quá trình lên lớp giảng viên chú trọng nâng cao ý thức tham gia tập luyện thể dục thể thao của SV và bồi dưỡng hứng thú, thói quen của họ.
Ngô Xuân Hiếu (2017) nghiên cứu đề tài quản lý đánh giá kết quả ĐRL của SV các trường đại học ở Việt Nam hiện nay Với khảo sát là 525 người bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên và SV tại miền Bắc: Trường Đại học Hà Nội, miền Trung: Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, miền Nam: Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Kết quả khảo sát được xử lý bằng chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 20.0 Và kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả ĐRL cho SV trường đại học là: (1) nội dung, (2) khung điểm đánh giá, (3) phân loại kết quả rèn luyện, (4) thời gian và (5) quy trình đánh giá kết quả ĐRL. Nghiên cứu trên đã chỉ ra được có 5 yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý đánh giá ĐRL cho SV, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý đánh giá kết quả ĐRL của SV tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Hoàng Duy Thiện (2017) đã tiến hành nghiên cứu “Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường Xây Dựng Ứng Dụng Quản Lý ĐRL Trực Tuyến’’ để đáp ứng cho số lượng SV ngày càng đông và sau mỗi kỳ tất cả SV sẽ phải tiến hành đánh giá ĐRL trong các hoạt động đã tham gia nhưng hệ thống đánh giá ĐRL từ khi thành lập trường cho đến hiện nay vẫn đang áp dụng một cách thủ công, chưa có phần mềm hỗ trợ Điều đó khiến cho quá trình đánh giá của SV và nhà trường gặp phải nhiều khó khăn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí của cả 2 bên Xuất phát từ vấn đề đó mà Khoa Kỹ Thuật và Công Nghệ trường ĐH Trà Vinh mong muốn tin học hóa quá trình đánh giá và quản lý ĐRL để khắc phục những hạn chế vừa nêu.
Nguyễn Bá Huân và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu rèn luyện kỹ năng mềm của SV khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp Nghiên cứu đã khảo sát 318 SV bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu, cho thấy hầu hết SV gặp khó khăn trong việc rèn luyện các kỹ năng mềm và thiếu hướng dẫn phù hợp để phát triển, mặc dù trường đại học tập trung đào tạo và trau dồi các kỹ năng này Những lý do đằng sau vấn đề này bao gồm (1) thái độ; (2) nhận thức của SV đối với đào tạo kỹ năng mềm, (3) các nguồn lực hạn chế như giảng viên và (4) hỗ trợ tài chính cho đào tạo kỹ năng mềm Trên cơ sở phân tích này, nghiên cứu đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng mềm, đáp ứng nhu cầu của SV và nhà tuyển dụng.
Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động ngoại khóa của SV Đại Học Thương Mại Đà Nẵng” Các bạn đã sử dụng 2 công cụ để nghiên cứu là phỏng vấn sâu kết hợp với thu thập dữ liệu thông qua 200 phiếu khảo sát Kết quả cho thấy được, hơn 60%
SV cho rằng các hoạt động ngoại khóa hay hoạt động kiếm ĐRL rất khô khan, nhàm chán, chưa thu hút được các bạn tham gia; 30% khác thì cho rằng các hoạt động này rất hay và bổ ích, giúp cho các bạn có thể trao dồi thêm các kỹ năng cũng như cung cấp các tri thức cần thiết để sau này đi làm; 10% còn lại do các lí do như khoảng cách địa lí quá xa trường, không có phương tiện di chuyển hay sự rụt rè, ngại va chạm với môi trường mới, cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của các bạn SV.
Trương Hoài Trung (2019) nghiên cứu về giải pháp nâng cao thể chất cho SV trường Đại học Nha Trang bằng hoạt động ngoại khóa Để đi sâu vào đề tài nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm xã hội học, Với khảo sát khoảng 400 SV và 40 chuyên gia công tác liên quan đến hoạt động thể dục thể thao Kết quả nghiên cứu SPSS cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao thể chất của SV là: (1) số lượng, chất lượng giảng viên hướng dẫn, (2) kinh phí hoạt động, (3) cơ sở vật chất, (4) chất lượng phục vụ.
Để nâng cao thể chất cho sinh viên, Đại học Nha Trang đưa ra 5 giải pháp bao gồm: xây dựng nội dung và hình thức hoạt động thể dục thể thao phù hợp, thường xuyên tuyên truyền về vai trò của thể thao, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân lực phục vụ công tác thể dục thể thao ngoại khóa.
Nguyễn Xuân Trường và cộng sự (2019) đã nghiên cứu đề tài về hoạt động tình nguyện của SV Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh hiện nay Với đề tài này, các bạn đã sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu từ khảo sát bảng hỏi nhằm nhận diện thực trạng tham gia các hoạt động tình nguyện của SV Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh và phương pháp định tính từ phỏng vấn sâu đối với SV để bổ sung và giải thích cho thực trạng tham gia các họat động tình nguyện của SV Đại học quốc gia hiện nay. Bài nghiên cứu này đã phác thảo được bức tranh về lối sống của SV hiện nay thông qua các hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần đa dạng vào sự nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề lối sống của SV Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động tình nguyện của SV là:
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin thực tiễn về thực trạng tham gia hoạt động tình nguyện, bao gồm lợi ích cộng đồng, giá trị đoàn kết, khung điểm đánh giá và bối cảnh, giúp Đoàn thanh niên và Hội SV có được cái nhìn tổng quát về vấn đề này.
Từ đó, giúp cho Đoàn - Hội có phát triển các chương tình, hoạt động tình nguyện phù hợp với SV và mang lại hiệu quả tích cực cho cộng đồng và xã hội. Đỗ Mạnh Hà (2020) đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng và giải pháp của SV trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng đối với SV không chỉ trong quá trình học tập mà cả sau khi tốt nghiệp Các hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho học sinh như (1) nâng cao nhận thức và trí tuệ, (2) nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển các kỹ năng mềm thiết yếu, (3) nâng cao sức khỏe thể chất, (4) khám phá và làm mới bản thân.
Mặc dù những lợi ích rõ ràng, nhiều học sinh hiện nay vẫn thờ ơ với các hoạt động ngoại khóa Kết quả khảo sát trực tuyến với 260 sinh viên cho thấy 51% tham gia thường xuyên, 11.5% tham gia liên tục, 8.5% tham gia thỉnh thoảng và 29% chưa bao giờ tham gia Điều này cho thấy phần lớn sinh viên vẫn nhận thức được vai trò của các hoạt động ngoại khóa Tuy nhiên, tỷ lệ 29% chưa bao giờ tham gia cho thấy sự cần thiết của các biện pháp khuyến khích để thu hút nhiều sinh viên hơn vào các hoạt động này.
Võ Trọng Định (2020) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tham gia của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh Đề tài được đưa ra nhằm xác định các yếu tố tác động tới ý định tham gia của thanh niên Trên cơ sở đó tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh việc tổ chức các hoạt động tình nguyện và thu hút sự tham gia của thanh niên trên địa bàn Quận 3 Đề tài dùng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiện Bước sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp với việc đọc và phân tích các nghiên cứu đi trước nhằm điều chỉnh mô hình thang đo ý định tham gia các hoạt động tình nguyện của thanh niên trên địa bàn Quận 3 Bước chính thức, dùng cách lấy mẫu thông qua bảng câu hỏi khảo sát và kết quả thu được rằng trong 8 yếu tố đề xuất thì có 7 yếu tố tác động mạnh đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên Quận 3 Mức độ ảnh hưởng được sắp xếp theo mức độ giảm dần đó là: (1) Hiệu quả của các hoạt động; (2) Năng lực của cán bộ phụ trách;
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện ĐRL của sinh viên tại TPHCM, dựa trên tài liệu liên quan và khảo sát thực tế Từ đó, nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề cải thiện ĐRL cho sinh viên tại các trường đại học ở TPHCM và trên phạm vi toàn quốc.
Thứ nhất là tìm hiểu thực trạng SV tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện ở các trường tại TPHCM
Thứ hai là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của SV tại TPHCM.
Thứ ba là xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của SV tại TPHCM.
Thứ bốn là mô tả sự hài lòng của SV tại TPHCM khi tham gia các hoạt động điểm rèn luyện.
Kết quả khảo sát và phân tích sẽ được sử dụng để đưa ra các giải pháp giúp sinh viên cải thiện điểm rèn luyện.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
NNC thực hiện đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của SV tại TPHCM.
Các SV đang theo học tại các trường Đại học ở TPHCM.
- Nội dung nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của SV tại TPHCM.
- Không gian nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2021 đến năm 2023.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có thể thực điện đề tài NNC sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp điều tra xã hội, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng Nhưng chủ yếu là sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng.
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, NNC đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ những nghiên cứu này, NNC đã xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát cũng như mô hình nghiên cứu cho phù hợp.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: trước khi đi vào nghiên cứu định lượng chính thức, nhóm nghiên sẽ tiến hành khảo sát thông qua việc điều tra phỏng vấn khoảng 10 giảng viên và các SV hoạt động nhiều về mảng điểm rèn luyện Để từ đó đưa ra được những kết luận cụ thể hơn về các tác động bên trong và bên ngoài ảnh hưởng liên quan đến đề tài Từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết và phù hợp cho đề tài.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng, phân tích dữ liệu số liệu thu thập từ bảng câu hỏi được phát hành cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua phần mềm SPSS 26 Kết quả phân tích cung cấp cơ sở để đưa ra kết luận và giải quyết vấn đề được đề cập trong đề tài.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận, xây dựng cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải thiện điểm rèn luyện của SV tại địa bàn TPHCM Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng tổng hợp những ý kiến của SV về mặt tích cực và hạn chế khi tham gia các hoạt động để tích lũy điểm rèn luyện do trường tổ chức cũng như những vấn đề phát sinh khi các bạn tham gia nhưng lại không được ghi nhận điểm rèn luyện.
Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của SV tại TPHCM và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ấy Từ đó giúp SV hiểu rõ hơn về tính quan trọng của điểm rèn luyện đồng thời cũng cung cấp thông tin đến ban tổ chức các hoạt động nhằm điều chỉnh độ khó, chất lượng điểm rèn luyện Thông qua đó sẽ giúp cho các hoạt động điểm rèn luyện trở nên ý nghĩa hơn, đáp ứng được những điều mà SV mong muốn và các bạn sẽ tham gia một cách nhiệt tình để tích lũy được những kiến thức, kỹ năng mềm bản thân hứng thú, chứ không tham gia một cách thờ ơ, vô nghĩa Qua hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp cải thiện được số điểm rèn luyện của SV tại địa bàn TPHCM.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về lý thuyết nghiên cứu Giới thiệu các lý thuyết liên quan, tổng quan lý thuyết nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày các phương pháp nghiên cứu, xác định câu hỏi khảo sát, cách thức khảo sát.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Sử dụng phần mềm SPSS 26 để phân tích kết quả đã khảo sát được.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị đề tài nghiên cứu Trình bày kết quả, kết luận của nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho nghiên cứu, hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai.
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1 Khái niệm về điểm rèn luyện
Ngoài học lực, thì hạnh kiểm cũng được đánh giá là một trong những yếu tốt quan trọng ở các cấp một, hai và ba Hai tiêu chí này được sử dụng để xác định danh hiệu của học sinh, các yêu cầu để được lên lớp hoặc ở lại lớp và liệu họ có được nhận vào một trường trung học cơ sở hay trung học phổ thông không Lớn lên một chút, khi lên đại học thì có Điểm rèn luyện, nó được sử dụng để đánh giá đạo đức, hành vi, việc tuân thủ các chính sách của trường, vấn đề tham gia các hoạt động ngoại khóa Hay nói cách khác thì điểm rèn luyện nó là "tương đương" với hạnh kiểm ở các cấp một, hai và ba.
Theo thư viện pháp luật, hiện nay khái niệm điểm rèn luyện không được định nghĩa ở bất kỳ một văn bản pháp luật nào Theo cách hiểu thông thường thì điểm rèn luyện là điểm số dùng để đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nhận thức cũng như mức độ tích cực của SV trong việc tham gia các hoạt động, phong trào do nhà trường, đoàn khoa đề ra.
Vậy điểm rèn luyện có quan trọng không? Chắc chắn là quan trọng rồi vì các lý do sau đây:
Theo quyết định 96/ QĐ-HV-QLNH ngày 16/11/2015, điểm rèn luyện được áp dụng đối với:
● Xét học bổng, xét khen thưởng và kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét ở nội trú, xét giải quyết việc làm thêm, xét miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt tại khu nội trú và các chế độ ưu tiên khác trong quy định
Nền tảng này cung cấp tài liệu cho bài kiểm tra cuối khóa, khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp, được lưu trữ trong hồ sơ sinh viên sau khi tốt nghiệp và được cập nhật vào bảng điểm kết quả học tập.
● Người học đạt kết quả xuất sắc được xem xét biểu dương, khen thưởng.
Nếu SV bị xếp loại yếu, kém trong 2 học kỳ liên tiếp thì phải tạm dừng học ít nhất 1 học kỳ ở kỳ học tiếp theo
Ngoài ra, điểm rèn luyện còn là nền tảng quan trọng để SV thể hiện mình trước các công ty sau khi tốt nghiệp Nhà tuyển dụng đánh giá 1 phần đạo đức, sự năng động, cách sống của SV dựa trên điểm rèn luyện, mức độ tuân thủ luật pháp, quy định Qua đó, chúng ta có thể thấy ý nghĩa của điểm rèn luyện từ các ví dụ trên.
2.1.2 Khái niệm về hành vi ra quyết định
Yates và Zukowski định nghĩa hành vi ra quyết định là hoạt động lựa chọn hành động làm gì hoặc không làm gì để đạt được các mục tiêu đề ra Với việc lựa chọn này phải dựa trên cơ sở của lý giải cùng với quá trình tiến hành phân tích để đưa ra phương án tốt nhất.
Các nghiên cứu về tâm lý học con người đã dẫn đến việc hình thành 3 nhánh chính trong học thuyết ra quyết định cá nhân, bao gồm: học thuyết quyết định tiêu chuẩn, học thuyết quyết định mô tả và học thuyết ra quyết định quy định.
Theo học thuyết quyết định tiêu chuẩn, việc ra quyết định không phải là hành động tự nhiên mà là hành động có ý chí dựa trên các quy định, quy tắc và tiêu chuẩn Tính hợp lý và logic của quá trình ra quyết định được xác định bởi lợi ích mà nó mang lại Người ra quyết định cần xây dựng các giả định về nhu cầu hoặc khả năng có thể xảy ra, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định Điều quan trọng là các quyết định phải đảm bảo tính đầy đủ và tính chuyển tiếp.
(3) tính liên tục, (4) tính đơn giản và (5) tính độc lập.
Học thuyết quyết định mô tả tập trung vào việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định của con người, bao gồm cả quá trình hình thành ý tưởng và hành động thực hiện.
● Học thuyết ra quyết định quy định: liên quan đến cách các quyết định được thực thi trong thực tế và lý thuyết về các nguyên tắc ra quyết định có thể được sử dụng vào thực tế như thế nào Phân tích quyết định cho phép nhà ra quyết định chính thức hóa các vấn đề về quyết định Thiết kế các lựa chọn thay thế - nhiệm vụ cân bằng hiệu quả nhiều khía cạnh sẽ gây ảnh hưởng đến lựa chọn, chẳng hạn như các cân nhắc về kỹ thuật, kinh tế, môi trường và cạnh tranh, là một thành phần của phân tích quyết định.
Để nâng cao giá trị bản thân và hiệu quả công việc, việc đưa ra quyết định đúng đắn là vô cùng quan trọng Điều này đòi hỏi chúng ta phải phân tích kỹ lưỡng vấn đề, xác định rõ bản chất và đưa ra quy trình giải quyết hiệu quả, từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất.
2.1.3 Khái niệm và quy trình cải thiện – giải quyết vấn đề
D'Zurilla và Goldfried (1971) định nghĩa giải quyết vấn đề là "một quá trình hành vi, dù công khai hay ngấm ngầm về bản chất, mà (a) tạo sẵn nhiều phương án phản ứng hiệu quả tiềm tàng để xử lý tình huống có vấn đề và (b) tăng xác suất của việc lựa chọn phản hồi hiệu quả nhất trong số những lựa chọn thay thế khác nhau này". D'Zurilla (1988) đã sửa đổi định nghĩa này, chỉ rõ việc giải quyết vấn đề là "một quá trình nhận thức-tình cảm-hành vi mà thông qua đó một cá nhân (hoặc một nhóm) cố gắng xác định, khám phá hoặc phát minh ra các phương tiện hiệu quả hoặc thích ứng để đối phó với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống hàng ngày”
Theo Bransford và Stein (1984) đã lập ra nguyên tắc IDEAL và áp dụng nguyên tắc này giúp mỗi người tự thiết lập được cho mình một quy trình giải quyết vấn đề phù hợp với từng vấn đề của từng người khác nhau Trong đó IDEAL là viết tắt của 5 chữIdentify (nhận thức), Define (nguyên nhân), Explore (chiến lược), Anticipate andAction (kế hoạch và giải quyết), Look and Learn (nhìn nhận và học hỏi).
Tiến sĩ Shoji Shiba, người Nhật Bản, đã đưa ra giải pháp "7 bước trong giải quyết vấn đề" bao gồm: xác định vấn đề, thu thập dữ liệu, phân tích nguyên nhân, hoạch định và thực hiện giải pháp, đánh giá hiệu quả, tiêu chuẩn hóa và đánh giá quá trình.
Để giải quyết và cải thiện vấn đề hiệu quả, cần xác định và phân tích nguyên nhân, lựa chọn phương pháp tối ưu, triển khai và đánh giá giải pháp, nhằm loại bỏ mâu thuẫn giữa thực tế và mong muốn.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA SV
- Tham gia các CLB học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động NCKH.
- Tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao.
- Có ý thức trong học tập nghiêm túc
- Có tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập
- Có ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên, quy chế và các quy định trong nhà trường.
- Khen thưởng SV đạt thành tích hoạt động CT-VHTT-VN.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng
- Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, của nhà trường.
- Khen thưởng SV đạt thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.
CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
2.3.1.1 Thuyết hành vi hợp lý
Mô hình thuyết vi động hợp lý - Theory of Reasoned Action (TRA) do Ajzen và Fishbein xây dựng năm 1975 Đây là mô hình dự đoán ý định hành vi của con người. TRA cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý đinh được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó Thuyết hành động hợp lí quan tâm đến hành vi cá nhân của con người cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, mà khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi thái độ cá nhân cụ thể và một phần nữa là các chuẩn chủ quan Thái độ cá nhân là một hành vi hoặc một hành động cho thấy được sự tích cực hay tiêu cực của cá nhân về thực hiện một hoạt động nào đó, nó có thể được do lường thông qua sự tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin Chuẩn chủ quan đề cập đến nhận thức của các cá nhân hoặc các nhóm người có liên quan như thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, … có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi của một người Nó được đo lương thông qua những người có liên quan bằng cách xác định niềm tin chuẩn mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với sự mong đợi Tuy nhiên, các chuẩn chủ quan cũng sẽ thay đổi tùy theo tình huống và động lực của từng cá nhân TRA chính là mô hình lý thuyết đầu tiên về hành vi của con người và nó được sử dụng như là nền tảng lý thuyết của những mô hình sau này
Hình 2 1: Lý thuyết hành vi hợp lý TRA
Nguồn: Icek Ajzen & Martin Fishbein - 1975
Nhìn chung, thuyết hành động hợp lý (TRA) đã chỉ ra được mối quan hệ giữa thái độ và chuẩn chủ quan với ý định hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện hành vi của con người Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này đã chỉ ra những hạn chế còn thiếu sót của mô hình lý thuyết này ở sự vận hành tổng quát của nó và đặc biệt là giả định hành vi dưới sự kiểm soát của ý chí Vì trên thực tế, việc thực hiện hành vi không phải lúc nào cũng do ý định có từ trước, mà cũng không phải lúc nào thái độ và hành vi cũng đều liên kết với nhau bởi ý định Do đó, thuyết này chỉ áp dụng đối với hành vi có ý định từ trước Các hành động theo thói quen hoặc hành vi không ý thức, … không thể được giải thích bởi thuyết này Chính vì lẽ đó, sau này Ajzen đã cho ra đời thêm mô hình lý thuyết hành vi dự định để bổ sung cho những yếu điểm của mô hình lý thuyết hành vi hợp lý.
2.3.1.2 Thuyết hành vi dự định
Lý thuyết hành vi dự định - Theory of Planned Behavior (TPB) do Ajzen (1985) xây dựng, được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975) Ajzen nhìn ra được những hạn chế của lý thuyết trước đó về việc cho rằng hành vi của con người thì hoàn toàn kiểm soát lý trí Nhưng điều đó thì không hoàn toàn đúng Chính vì vậy, lý thuyết TPB ra đời nhằm bổ sung thêm yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” vào mô hình lý thuyết TRA để có thể giải quyết những mặt hạn chế của thuyết hành động hợp lý
Hình 2 2: Lý thuyết hành vi dự định TPB
Thuyết hành vi dự định TPB có biến phụ thuộc trung tâm là ý định cá nhân Đây chính là dấu hiệu cho thấy được rằng con người sẽ hành xử theo một cách nhất định. Điều này cũng cho thấy ý định thực hiện hành vi càng mạnh thì hành vi đó càng có nhiều khả năng được thực hiện Có rất nhiều nghiên cứu chỉ giải thích ý định và tóm gọn chúng là những yếu tố chuẩn đoán tốt về hành vi và làm trung gian cho tác động của thái độ và chuẩn mực chủ quan đối với hành vi (Gracia và Magistris, 2007; Wu và Chen, 2014) Mặt khác, Sheeran và cộng sự (2002) thực nghiệm đã chứng minh ba mươi loại hành vi khác nhau dựa trên Lý thuyết hành vi dự định và Lý thuyết về hành động hợp lý, và nhận thấy mức tăng trung bình khả năng giải thích của các biến là khoảng 8% điều đó chứng tỏ rằng Lý thuyết hành vi dự định vượt trội hơn lý thuyết về hành động hợp lý trong dự đoán hành vi. Ảnh hưởng của những người xung quanh có thể làm tăng hoặc giảm ý định tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của cá nhân Nếu các yếu tố bên ngoài xung quanh có thái độ tích cực đối với việc tham gia các hoạt động để cải thiện điểm rèn luyện này thì cá nhân đó có ảnh hưởng tích cực đến những lợi ích mà những hoạt động này mang lại và sẵn sàng tham gia chúng.
2.3.2 Thuyết nhận thức – hành vi
Thông qua các nghiên cứu về tâm lý học của Sheldon (1995) ta thấy được bản chất của lý thuyết hành vi- nhận thức là sự tách biệt giữa hai yếu tố tâm lý và hành động Thuyết này cho rằng, tư duy chính là nhân tố quyết định đến phản ứng chứ không phải do tác nhân ngoại cảnh kích thích đến quyết định phản ứng Sở dĩ con người có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì họ có những suy nghĩ chưa phù hợp Thế nên để thay đổi những hành vi lệch chuẩn đó họ cần phải thay đổi chính những suy nghĩ của chính họ.
Hình 2 3: Mô hình nhận thức – hành vi
Theo sơ đồ trên, trong nhiều trường hợp tác nhân kích thích (S) không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi Thay vào đó, chính nhận thức (C) về tác nhân kích thích và nhận thức về kết quả hành vi mới dẫn tới phản ứng (R) của con người
Như vậy, nhận thức - hành vi là trường phái trị liệu dựa trên quan điểm cho rằng cảm xúc của con người được tạo ra không phải bởi hoàn cảnh, môi trường mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm.
GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Để thiết lập nền tảng khoa học cho mô hình nghiên cứu, NNC đã tổng hợp các nội dung chính từ các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 2 1: Tổng hợp các biến trong các nghiên cứu đi trước
N guyễ n T hị T hu N guyệ t và c ộng s ự ( 2008) Phạ m T hế H oà ng ( 2015 ) N gô X uâ n H iế u ( 2017) N guyễ n H oà ng D uy T hi ện ( 2017 ) N guyễ n B á H uâ n và c ộng s ự ( 2018) N gô H uyề n T ra ng và c ộng s ự ( 2019) T rư ơng H oà i T rung ( 2019) N guyễ n X uâ n T rư ờng và c ộng s ự ( 2019) Đ ỗ M ạnh H à ( 2020) V õ T rọng Đ ịnh ( 2020) L ê H oà ng A nh và c ộng s ự ( 2020) H à N am K há nh G ia o và C ộng s ự ( 2021) H ow ar d T E ve rs on a nd R oge r E M il ls ap ( 2005) Ja cque lynne S E cc le s ( 2013) N guyễ n V ăn T ăng và c ộng s ự ( 2020) Đ ề xuấ t c ủa nhóm nghi ên c ứu
Vấn đề về khoảng cách
Nguồn: NNC tổng hợp 2.4.1.1 Tính hấp dẫn
Nhận thức về tính hấp dẫn của hoạt động là yếu tố then chốt thúc đẩy sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa và cải thiện điểm rèn luyện Nghiên cứu của Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019) cho thấy việc tạo ra các chương trình hấp dẫn và ý nghĩa sẽ thu hút sinh viên tham gia nhiều hơn.
SV, từ đó giúp cho việc cải thiện điểm rèn luyện trở nên có hiệu quả hơn.
Có thể nhận thấy rằng nội dung của các hoạt động nếu có tính hấp dẫn cao sẽ thu hút được lượng lớn người tham gia hơn Và khi đã cảm thấy thích thú bởi sự hấp dẫn của hoạt động thì người tham gia sẽ hào hứng, phấn khởi và tham gia hoạt động một cách hết mình.
H1: Tính hấp dẫn có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên.
Yếu tố quyết định việc tham gia các hoạt động nâng cao điểm rèn luyện của sinh viên là tính thiết thực của hoạt động Sinh viên cần nhận thức rõ lợi ích thiết thực từ việc tham gia để đưa ra lựa chọn phù hợp và hiệu quả.
Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng trong giáo dục sinh viên, giúp họ phát triển toàn diện Tham gia các hoạt động này giúp sinh viên học hỏi kỹ năng mềm, phát huy khả năng và sở trường, đồng thời mở rộng kiến thức xã hội Bên cạnh đó, ngoại khóa còn là yếu tố quan trọng giúp sinh viên giải tỏa tâm trạng, lấy lại hứng thú học tập, cải thiện chất lượng học tập và trở nên tích cực hơn.
H2: Tính thiết thực là một trong các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến vấn đề tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên.
Theo B Berelon và G Steiner, nhận thức có thể định nghĩa là tiến trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin nhận được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới Nhận thức không chỉ tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của con người, vào sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng mà còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa nhân tố ấy với hoàn cảnh chung quanh và với đặc điểm cá nhân của người đó
Nhận thức của SV trong việc tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện có vai trò rất quan trọng Bởi khi nhận thức được lợi ích của các hoạt động này không chỉ phục vụ việc cải thiện điểm rèn luyện mà nó còn giúp phát triển toàn diện nhân cách của chính bản thân mình, thì khi đó SV sẽ tham gia hoạt động với một thái độ chủ động và tích cực hơn.
H3: Hoạt động – Phong trào có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia của sinh viên đối với vấn đề cải thiện điểm rèn luyện.
Tính lợi ích mà các hoạt động đem lại là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự tham gia của SV các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện Nhận thức được các lợi ích từ các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện được hiểu như là nhận thức về những kết quả tích cực có thể mang lại từ hành động cụ thể (Kim và cộng sự, 2012)
Có thể thấy rằng những hoạt động nào mà càng nhiều lợi ích thì họ sẽ tham gia càng tích cực Lợi ích có thể là yếu tố mấu chốt để SV đưa ra các lựa chọn phù hợp cho mình Do đó, các bạn sẽ cân nhắc rất kỹ lưỡng trong việc đưa ra lựa chọn cho mình từ những lợi ích mà chúng đem lại.
H4: Tính lợi ích là một trong các yếu tố tác động tích cực đến quyết định tham gia của sinh viên.
Cuộc sống thường ngày của con người luôn luôn có những sự kiện, tình huống bất ngờ xảy ra mà chúng ta khó có thể kiểm soát được Trong những tình huống bất ngờ xảy đến, chúng ta thường bị căng thẳng, lo sợ dẫn đến những quyết định sai lầm. Liên hệ với những hoạt động điểm rèn luyện mà SV tham gia thì trong đó đôi khi cũng xảy ra nhiều tình huống, yếu tố bất ngờ dẫn đến việc tham gia các hoạt động bị gián đoạn
Ngoài bản chất của hoạt động và quan điểm cá nhân, các yếu tố bất ngờ cũng ảnh hưởng đến quyết định tham gia của sinh viên Ví dụ, dù sinh viên thấy hoạt động ý nghĩa và muốn tham gia, nhưng các sự cố bất ngờ như thời tiết xấu, phương tiện hư hỏng, hay tai nạn có thể khiến họ phải thay đổi kế hoạch.
H5: Yếu tố bất ngờ có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên.
2.4.1.6 Quyết định tham gia các hoạt động
Trước khi đưa ra quyết định cải thiện một vấn đề nào đó, chúng ta đã có một quá trình trải nghiệm và sau đó nhận thức được rằng kết quả đạt được không như ta mong muốn Từ đó, chúng ta tìm hiểu nguyên nhân để nhận thức rõ hơn về bản chất của vấn đề và những yếu tố ảnh hưởng (tính hấp dẫn, sự thiết thực, nhận thức, lợi ích, nguyên nhân khách quan và chủ quan của cá nhân) đến kết quả Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra quyết định để cải thiện vấn đề một cách tối ưu nhất.
Y: Quyết định tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên.
2.4.2 Tổng hợp các nhân tố trong mô hình nghiên cứu liên quan
Bảng 2 2: Tổng hợp các nhân tố trong mô hình nghiên cứu liên quan
Nhân tố Nguồn tác giả
Sự bổ ích Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008), Võ Trọng Định (2020),
Jacquelynne S.Eccles (2013) Tính hấp dẫn
Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008), Nguyễn Hoàng Duy Thiện
(2017), Võ Trọng Định (2020), Hà Nam Khánh Giao và Cộng sự (2021)
Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008), Phạm Thế Hoàng (2015), Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019), Trương Hoài Trung (2019), Võ Trọng Định
(2020), Hà Nam Khánh Giao và Cộng sự (2021); Howard T.Everson and Roger E.Millsap (2005); Jacquelynne S.Eccles (2013); Nguyễn Xuân Trường và cộng sự (2019); Đỗ Mạnh Hà (2020) Tính Nội
Ngô Xuân Hiếu (2017); Trương Hoài Trung (2019); Howard T.Everson and Roger E.Millsap (2005); Nguyễn Văn Tăng và cộng sự (2020)
Thời Gian Ngô Xuân Hiếu (2017)
Kết Quả Ngô Xuân Hiếu (2017); Lê Hoàng Anh và cộng sự (2020); Jacquelynne
S.Eccles (2013) Quy Trình Đánh Giá Ngô Xuân Hiếu (2017); Nguyễn Xuân Trường và cộng sự (2019)
Nguyễn Hoàng Duy Thiện (2017), Võ Trọng Định (2020), Lê Hoàng Anh và cộng sự (2020), Nguyễn Văn Tăng và cộng sự (2020)
Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019)Phương Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019)
Chất Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019), Trương Hoài Trung (2019)
Võ Trọng Định (2020), Lê Hoàng Anh và cộng sự (2020); Hà Nam Khánh Giao và Cộng sự (2021); Howard T.Everson and Roger E.Millsap (2005); Jacquelynne S.Eccles (2013); Nguyễn Bá Huân và cộng sự (2018); Đỗ Mạnh
Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008), Phạm Thế Hoàng (2015), Nguyễn Hoàng Duy Thiện (2017), Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019), Trương Hoài Trung (2019); Võ Trọng Định (2020); Hà Nam Khánh Giao và Cộng sự (2021); Jacquelynne S.Eccles (2013); Nguyễn Bá Huân và cộng sự (2018); Nguyễn Xuân Trường và cộng sự (2019); Đỗ Mạnh Hà (2020)
2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Thông qua những nghiên cứu đi trước, những khái niệm và các mô hình lý thuyết liên quan đến đề tài đã được đề cập ở Chương 1 và 2 Để đề tài có thể triển khai một cách thuận lợi và hạn chế tối đa những sai sót không đáng có thì NNC đã đưa ra quy trình làm việc một cách logic và đạt được hiệu quả cao Quá trình nghiên cứu toàn bộ báo cáo đã được NNC thiết kế và chỉnh sửa như sau:
Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu
Cụ thể là, để đánh giá được các mô hình trong luận văn, một mô tả định lượng nghiên cứu thiết kế là phương pháp thích hợp Trước hết, căn cứ vào cơ sở lý thuyết nghiên cứu trong Phần mô ̣t, một bộ công cụ và các phương pháp khoa học được dùng để kiểm định và có được một bộ thang đo hoàn chỉnh đáp ứng các yêu cầu về mặt thống kê toán học trong phân tích và xử lý số liệu, dữ liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động cải thiện ĐRL của SV.
Dữ liệu thứ cấp mà NNC có thể tiếp cận đến từ các nguồn như sau:
(1) Các nguồn tham khảo khác nhau trên Internet như: Các bài luận, Các đề tài nghiên cứu khoa học, được cập nhật trên các thư viện điện tử của các trường.
(2) Các sách và báo có liên quan đến đề tài
(3) Các quy định của pháp luật liên quan đến đề tài
Việc kiểm định mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong sẽ được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng Tùy vào điều kiện hoạt động của NNC thì sẽ thực hiện khảo sát trực tiếp và trực tuyến với kích thước mẫu khoảng 200
Để đánh giá tác động của các yếu tố lên quyết định tham gia hoạt động cải thiện ĐRL của sinh viên, nghiên cứu sử dụng lý thuyết bảng câu hỏi đo lường mức độ ảnh hưởng Phương pháp này dựa trên quan điểm và nhận xét của sinh viên, và đã được chứng minh hiệu quả trong các nghiên cứu trước đây, đảm bảo tính khả thi cao cho đề tài.
Sau quá trình thu thập dữ liệu thành công, NNC tiến hành kiểm tra và loại bỏ những biến không đạt yêu cầu, thực hiện mã hóa dữ liệu, nhập liệu, làm sạch dữ liệu và tiến hành các bước phân tích Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện trước và nghiên cứu định lượng được tiến hành sau.
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội học, cụ thể là điều tra bằng phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát đối với đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu với đối tượng là SV được thực hiện trước nhằm khám phá các khái niệm nghiên cứu và điều chỉnh, bổ sung thang đo Nghiên cứu với nhóm chuyên gia được thực hiện tiếp tục nhằm khẳng định và điều chỉnh thang đo Kết quả nghiên cứu định tính được dùng để xác định lại các nhân tố, thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập thông tin, từ đó NNC có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp hơn.
Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp thu thập thông tin một cách gián tiếp thông qua bảng khảo sát câu hỏi đối tượng nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại các trường đại học tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Mục đích của nghiên cứu này là đo lường đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng các kỹ thuật phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha kỹ thuật này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để giảm/rút gọn dữ liệu và hiểu biết chính xác hơn về các biến đo lường, phân tích tương quan và hồi quy.
Nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu kiểm tra, xác định và sàng lọc mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình lý thuyết, tạo nền tảng cho đề xuất mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh và phát triển các thang đo, đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh của NNC trong bối cảnh trường đại học tại TPHCM.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu ban đầu về ĐRL và các tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan Dựa trên việc tham khảo và tổng hợp từ các thang đo trong các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng thang đo sơ bộ Quá trình thiết kế bảng câu hỏi bao gồm các giai đoạn cụ thể.
Bước 1: Dựa trên format của những bảng câu hỏi từ các nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài và sự sáng tạo, tư duy của NNC nên bảng câu hỏi sơ bộ.
Bước 2: Sau khi đã có bảng câu hỏi sơ bộ thì đưa cho chuyên gia (cố vấn của đề tài) tiến hành xem xét, nhận xét và bổ sung Nhóm nghiên cứu sẽ điều chỉnh, thay đổi để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn
Bước 3: Sau khi có bảng câu hỏi hoàn chỉnh, NNC thiết kế bảng câu hỏi trên Google Form và bắt đầu đi khảo sát thử để xem xét có lỗi kỹ thuật trong quá trình nhận và điền form hay không Từ đó đưa ra bảng khảo sát hoàn chỉnh nhất.
Bước 4: Chính thức thực hiện khảo sát.
Nội dung bảng câu hỏi bao gồm hai phần như sau:
Phần 1: Thiết kế thu thập thông tin, mô tả đối tượng tham gia trả lời, sàn lọc đối tượng Tóm tắt bảng câu hỏi khảo sát phục vụ nghiên cứu chính thức.
Phần 2: Thiết kế để thu thập những thông tin liên quan đến ý kiến của SV về các khía cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động cải thiện ĐRL của SV.
THANG ĐO NGHIÊN CỨU
Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên tại thành phố.
Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất giả thuyết và xây dựng mô hình bằng lời khuyên lựa chọn các yếu tố của chuyên gia và sự sáng tạo, tư duy của NNC Sau khi thảo luận và ghi nhận tối đa các quan điểm được nêu ra theo ý kiến riêng của mọi người trong nhóm thảo luận Nhóm điều chỉnh các yếu tố trong mô hình nghiên cứu một cách phù hợp hơn với đề tài đang thực hiện, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm, giả thuyết đã đặt ra và phát triển các thang đo Đồng thời kiểm tra và đánh giá lại cách sử dụng từ ngữ trong từng biến quan sát nhằm đảm bảo câu hỏi đúng và rõ nghĩa để người khảo sát có thể dễ dàng hiểu được câu hỏi và tránh hiểu sai ngữ nghĩa của câu hỏi, từ đó gây ảnh hưởng đến kết quả sau cùng Sau đó tổng hợp ghi nhận kết quả thảo luận nhóm và kết quả nên được chuyên gia đồng ý rằng nội dung thảo luận rõ ràng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia và các biến đo lường các thành phần của sự ảnh hưởng khá đầy đủ, trên cơ sở đó ta thu được bảng câu hỏi định tính đã được điều chỉnh, bổ sung các thông tin biến quan sát sao cho phù hợp với đặc thù của các hoạt động liên quan đến điểm rèn luyện để đưa vào thực hiện nghiên cứu định lượng.
Sau khi thảo luận nhóm, thang đo được điều chỉnh, được mã hóa như sau:
3.2.2.1 Thang đo Tính hấp dẫn
Các yếu tố thành phần này đo lường về tính hấp dẫn đối với SV tham gia hoạt động ĐRL Nhằm thu hút và gây ấn tượng với SV nên nhân tố này được đặt tên là Tính hấp dẫn, ký hiệu: Attractive Được đo lường bằng 6 biến quan sát, mã hóa từ A1 đến A6.
Bảng 3 1: Thang đo Tính hấp dẫn
Tôi cảm thấy các hoạt động tổ chức dưới hình thức ngoài trời sẽ thu hút tôi tham gia nhiều hơn
- Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008)
- Hà Nam Khánh Giao và Cộng sự (2021)
A2 Tôi cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động có timeline rõ ràng
A3 Tôi cảm thấy các hoạt động xã hội
(như quyên góp, phát từ thiện ) sẽ tạo động lực cho mình tham gia các hoạt động
A4 Tôi cảm thấy các hoạt động có content thú vị sẽ hấp dẫn tôi hơn
Tôi cảm thấy các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về thực tế cuộc sống sẽ thu hút mình
A6 Các hoạt động từ đoàn, khoa, CLB lớn uy tín sẽ hấp dẫn tôi hơn
Nguồn: NNC đề xuất 3.2.2.2 Thang đo Tính thiết thực
Các yếu tố thành phần này đo lường tính thiết thực của việc SV tham gia các hoạt động để tích lũy điểm rèn luyện Tính thiết thực đã và đang là công cụ giúp SV dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm các hoạt động nhằm giúp các bạn rèn luyện kỹ năng cần thiết cho bản thân, ký hiệu: Practicality Được đo lường bằng 5 biến quan sát, mã hóa từ P1 đến P5.
Bảng 3 2: Thang đo Tính thiết thực
Tôi cảm thấy các hoạt động điểm rèn luyện Hội thảo về hướng nghiệp giúp SV định hướng tương lai tốt hơn
- Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008)
- Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019)
- Hà Nam Khánh Giao và Cộng sự (2021)
- Nguyễn Xuân Trường và cộng
Tôi cảm thấy các hoạt động điểm rèn luyện thực tế thật sự giúp đỡ được cho những người khó khăn
Tôi cảm thấy các hoạt động rèn luyện thể thao giúp tôi nâng cao thể lực và sức khỏe
P4 Tôi cảm thấy các hoạt động rèn luyện có trao giải thưởng được rất nhiều SV hưởng ứng và tham gia sự (2019)
Tôi cảm thấy các hoạt động rèn luyện tuyên dương những tấm gương sáng đã truyền cảm hứng, động lực cho SV
3.2.2.3 Thang đo Hoạt động – Phong trào
Bài viết này phân tích các yếu tố thành phần phản ánh mức độ thường xuyên, đa dạng và hứng thú của sinh viên khi tham gia các hoạt động phong trào liên quan đến điểm rèn luyện.
Ký hiệu: Activities - Movement Được đo lường bằng 6 biến quan sát, mã hóa từ M1 đến M6.
Bảng 3 3: Thang đo Nhận thức
Hoạt động – Phong trào Nguồn
M1 Các phong trào đoàn - hội ở trường tôi được tổ chức rất nhiều
Nhóm nghiên cứu đề xuất
Các hoạt động - phong trào CLB ở trường tôi được tổ chức rất năng động và sáng tạo
Trường tôi tổ chức phong trào với các chủ đề đa dạng như: hoạt động về thể thao, văn hóa, nghệ thuật, chính trị, xã hội,
Tôi cảm thấy hào hứng bởi năng lượng từ các hoạt động - phong trào và điều đó thúc đẩy tôi tham gia
M5 Bạn bè tôi tham gia rất nhiều các hoạt động - phong trào
M6 Các hoạt động - phong trào trường tôi được đầu tư tổ chức rất chỉnh chu
3.2.2.4 Thang đo Tính lợi ích
Các yếu tố thành phần này đo lường về những lợi ích mà các hoạt động đem lại cho SV, ký hiệu: Benefit Được đo lường bằng 6 biến quan sát, mã hóa từ B1 đến B6.
Bảng 3 4: Thang đo Tính lợi ích
B1 Việc tham gia các hoạt động rèn luyện giúp Tôi được rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm
- Nguyễn Thị Thu Nguyệt và cộng sự (2008),
- Ngô Huyền Trang và cộng sự (2019)
- Hà Nam Khánh Giao và Cộng sự (2021)
- Nguyễn Bá Huân và cộng sự (2018)
- Nguyễn Xuân Trường và cộng sự (2019)
Tôi thấy rằng khi tham gia nhiều hoạt động rèn luyện giúp tôi nâng cao cơ hội tìm việc sau khi tốt nghiệp
B3 Tôi mở rộng được các mối quan hệ xã hội khi tham gia các hoạt động rèn luyện
B4 Nội dung các hoạt động giúp Tôi nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội
Tham gia các hoạt động rèn luyện giúp Tôi có cơ hội học hỏi kinh nghiệm học tập từ những người đi trước
B6 Tôi có được cơ hội tiếp xúc thực tế với các doanh nghiệp qua việc tham gia các hoạt động
3.2.2.5 Thang đo Yếu tố bất ngờ
Những ảnh hưởng từ các yếu tố bất ngờ trong cuộc sống ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động điểm rèn luyện của SV, ký hiệu: Surprises Thành phần đo lường bằng 5 biến quan sát, mã hóa từ S1 đến S5.
Bảng 3 5: Thang đo Yếu tố bất ngờ
Yếu tố bất ngờ Nguồn
Anh/Chị có cảm thấy thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động của các SV.
Nhóm đề xuất nghiên cứu
Anh/chị cảm thấy việc phương tiện hư hỏng giữa đường cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tham gia của SV.
Vấn đề sức khỏe cũng là một yếu tố quyết định đến việc tham gia các hoạt động của SV.
S4 Sự trùng lặp giữa lịch học với thời gian diễn ra hoạt động
Việc thay đổi timeline diễn ra hoạt động bất ngờ cũng ảnh hưởng đến việc tham gia của SV.
3.2.2.6 Thang đo Quyết định tham gia
Các yếu tố thành phần này đo lường mức độ quyết định tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của SV trong thời gian sắp tới Thành phần này được ký hiệu:Decision Đo lường bằng 5 biến quan sát, mã hóa từ D1 đến D5.
Bảng 3 6: Thang đo Quyết định tham gia
Quyết định tham gia Nguồn
Anh/Chị chắc chắn vẫn sẽ tham gia các hoạt động liên quan đến điểm rèn luyện trong thời gian tới
Nhóm đề xuất nghiên cứu
Anh/Chị sẽ vui vẻ, thoải mái và tự nguyện tham gia các hoạt động điểm rèn luyện
Anh/Chị sẽ kêu gọi bạn bè cùng tham gia các hoạt động điểm rèn luyện
D4 Mức độ hài lòng về ban tổ chức các hoạt động điểm rèn luyện
D5 Mức độ hài lòng về ý nghĩa, giá trị hoạt động mang đến
MẪU NGHIÊN CỨU
Dựa trên việc xác định 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích trong EFA với tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1 (Hair và cộng sự,
1998), nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát trở lên
Theo Green (1991) cho rằng, cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy bội tối thiểu là N ≥ 8p + 50, trong đó p là số biến độc lập; N: cỡ mẫu.
Mô hình nghiên cứu dự kiến có 6 nhân tố, nên kích thước mẫu tối thiểu được áp dụng trong phân tích nhân tố EFA tối thiểu phải là 8 x 5 + 50 = 90 mẫu
Tuy nhiên, để tăng thêm độ tin cậy của dữ liệu và có thể loại những phiếu khảo sát không hợp lệ Do đó, số mẫu tối thiểu dùng cho khảo sát là 200 phiếu khảo sát được gửi đi để thu thập dữ liệu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện phỏng vấn 200 SV học tại các trường đại học ở TPHCM.
Chương Ba trình bày về thiết kế và các bước trong quá trình thực hiện nghiên cứu của nhóm để tiến hành đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất từ những Chương trước Quy trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát là chủ yếu Trong đó nghiên cứu định tính được thực hiện trước và nghiên cứu định lượng thực hiện sau.
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá sự tồn tại các khái niệm, nhân tố trong nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng, điều chỉnh và phát triển thang đo Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp điều tra bằng phương pháp xã hội học với đối tượng nghiên cứu và phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy sự tồn tại và mối quan hệ của các khái niệm, nhân tố trong nghiên cứu theo tổng quan lý thuyết Nên mô hình nghiên cứu đề xuất được thực hiện và đã có những điều chỉnh thích hợp với đề tài.
Nghiên cứu định lượng nhằm phục vụ mục đích mô tả và giải thích các vấn đề dựa trên các mô hình thống kê Nhóm nghiên cứu thực hiện hình thức phỏng vấn có cấu trúc là một trong những hình thức phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi khải sát đến với các bạn SV đang theo học tại các trường đại học ở TPHCM.
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ
Về giới tính: Đáp viên khảo sát có 69 đáp viên Nam chiếm tỷ lệ 26.64%, 187 đáp viên Nữ chiếm 72.2%, 3 đáp viên lựa chọn khác chiếm tỉ lệ 1.16%
Về năm đào tạo: Có 24 đáp viên là SV “năm 1”, 215 đáp viên là SV “năm 2”,
13 đáp viên là SV “năm 3” và 8 đáp viên là SV “năm 4”.
Về tình trạng điểm rèn luyện ở các kỳ trước
Có 51 đáp viên đạt loại “xuất sắc” chiếm tỉ lệ 19.6%, có 97 đáp viên đạt loại
Kết quả khảo sát cho thấy 37,3% số người được khảo sát đạt loại "Tốt", 33,5% đạt loại "Khá", 8,5% đạt loại "Trung bình", 0,4% đạt loại "Yếu" và 0,4% đạt loại "Kém".
Về hình thức diễn ra các hoạt động:
Có 96 đáp viên mong muốn các hoạt động diễn ra dưới hình thức “Online” chiếm tỉ lệ 36.9%, 21 đáp viên mong muốn “Offline” chiếm tỉ lệ 8.1% và có đến 143 đáp viên mong muốn diễn ra với hình thức “Online & Offline” chiếm 55% tỉ lệ.
Về sự hứng thú, yêu thích của các bạn khi tham gia các hoạt động:
Có 118 đáp viên chiếm tỉ lệ 45.4% là cảm thấy “Có” hứng thú, 130 đáp viên chiếm 50% tỉ lệ là cảm thấy “Bình thường”, còn lại 12 đáp viên ứng với 4.6% là
“Không” cảm thấy hứng thú.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của SV
Mức độ đồng ý của các đáp viên đối với các biến quan sát là khá cao với giá trị trung bình của các biến quan sát đều có giá trị từ 3,31 trở lên Mức độ đồng ý trung bình cao nhất là biến quan sát S2 – “Yếu tố bất ngờ [Sự trùng lặp giữa lịch học với thời gian diễn ra hoạt động]” đạt 4,05 và thấp nhất là biến quan sát A1 – “Tính sáng tạo [Tôi cảm thấy các hoạt động tổ chức dưới hình thức ngoài trời sẽ thu hút tôi tham gia nhiều hơn]” đạt 3,31.
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
4.2.1 Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đều > 0,6 và tương quan biến tổng của các biến đều > 0,3 nên không có biến nào bị loại khỏi thang đo.
Bảng 4 1: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo
T Thang đo Các biến thành phần Số biến
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA a Phân tích nhân tố cho biến độc lập
Bảng 4 2: Bảng Kết quả phân tích KMO cho biến độc lập
KMO Sig Phương sai rút trích Các biến bị loại bỏ KMO lần 1 0,957 0,000 67.497% B1, B2, A2, A3
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC
Phân tích nhân tố khám phá EFA được kết quả còn 24 chỉ báo được phân chia trong 4 nhóm như sau:
Nhóm yếu tố "Lợi ích phong trào" được hình thành bằng cách kết hợp các biến thuộc hai yếu tố cũ là "Hoạt động - Phong trào" và "Tính lợi ích", bao gồm 10 chỉ báo: M1, M2, M3, M4, M5, M6, B3, B4, B5, B6.
Nhóm yếu tố “Sự hấp dẫn từ thực tiễn” được tạo thành từ sự kết hợp của các biến thuộc 2 yếu tố đề xuất cũ là “Tính thiết thực” và “Tính hấp dẫn” gồm 9 chỉ báo: P1, P2, P3, P4, P5, A1, A4, A5, A6.
Nhóm yếu tố “Sự kiện bất ngờ” được tạo thành từ sự kết hợp của các biến thuộc
1 yếu tố đề xuất cũ là “Yếu tố bất ngờ” gồm 5 chỉ báo: S1, S2, S3, S4, S5.
Bảng 4 3: Bảng phân tích nhân tố khám phá EFA
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization. a Rotation converged in 5 iterations. b Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc
Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc được kết quả hệ số KMO 0,854 > 0,5 với Sig = 0,000 < 0,05, phương sai trích 75,25% > 50% nên có thể kết luận các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ thành một yếu tố gọi là yếu tố “Quyết định tham gia”.
4.2.3 Mô hình điều chỉnh và các giả thuyết
Mô hình điều chỉnh sẽ có 4 yếu tố với các giả thuyết:
- Giả thuyết H1: Yếu tố “Lợi ích phong trào” có quan hệ thuận chiều với “Quyết định tham gia” quyết định tham gia hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
- Giả thuyết H2: Yếu tố “Sự hấp dẫn từ thực tiễn” có quan hệ thuận chiều với
“Quyết định tham gia” quyết định tham gia hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Giả thuyết H3: Yếu tố “Sự kiện bất ngờ” có quan hệ thuận chiều với “Quyết định tham gia” quyết định tham gia hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thực tế bằng phân tích hồi quy bội
Bảng 4 4: Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Model Summary
Mô hình Giá trị R R bình phương
Sai số chuẩn của ước tính
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC
Giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.684 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 68,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 31.6% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Mô hình giải thích được 68,4% sự biến động của quyết định tham gia của SV. Giá trị D – W là 2.027 với n = 260, số biến độc lập là 3 Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin–Watson để đánh giá hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất Giá trị
DW = 2.027, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011).
Bảng ANOVA cho kết quả F = 184.901 và Sig = 0,000 < 0,05 nên giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ.
Bảng 4 5: Bảng kết quả phân tích hồi quy _ Bảng ANOVA
Tổng các bình phương df
Tổng 192.119 259 a Biến phụ thuộc: Quyetdinhthamgia b Dự đoán: (Hằng số) sukienbatngo, loiichphongtrao, suhapdantuthuctien
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC Bảng 4 6: Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Coefficients
Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig Thống kê đa cộng tuyến
Hệ số phóng nhận đại phương sai
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC
Qua bảng trên ta thấy các yếu tố “LP”, “HT”, “BN” là có nghĩa vì Sig < 0,05 Ta có phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa như sau:
QDTG i = 0,079 + 0,5 * LP + 0,243 * HT+ 0,218 * BN + ei
Phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
QDTG i = 0,469 * LP + 0,223 * HT + 0,214 * BN + ei Trong đó:
QDTG: Quyết định tham gia
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng gồm:
- LP: Lợi ích phong trào
- HT: Sự hấp dẫn từ thực tiễn
- BN: Sự kiện bất ngờ
Các yếu tố “Lợi ích phong trào”, “Sự hấp dẫn từ thực tiễn”, “Sự kiện bất ngờ” đều có tác động thuận chiều đến “Quyết định tham gia” của SV, do đó các giả thuyếtH1, H2, H3 được chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai VIF từ kết quả hồi quy đều nhỏ (nhỏ hơn 10) nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy bội Dựa trên kết quả này, chương tiếp theo sẽ đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị cho vấn đề nghiên cứu.
KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định và xem xét sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện ĐRL của SV Với số lượng mẫu khảo sát thu thập được là 260 và thông qua các phương pháp kiểm định, phân tích cần thiết được tiến hành nhằm giải quyết được các vấn đề, mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở Chương Một. Nhóm nghiên cứu đưa ra một vài nhận định như sau:
Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa, nhóm nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết liên quan đến vấn đề này.
Hai là , bài nghiên cứu khoa học đã đo lường được các mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cải thiện điểm rèn luyện của SV đang theo học tại TPHCM Và kết quả phân tích thu được đã cho thấy sự tác động của các yếu tố đến quyết định tham gia của SV như thế nào Thông qua đó, đề tài nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng nhiều, ít của các yếu tố đến quyết định tham gia của SV và phản ánh một phần nào đó thái độ của các bạn đối với vấn đề này Từ đó cũng cung cấp được cho nhà trường thông tin để có những điều chỉnh một cách phù hợp hơn trong các hoạt động sắp tới để và thu hút them đông đảo các SV tham gia.
Sau khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động điểm rèn luyện của sinh viên, NNC đã tiến hành phân tích hồi quy để kiểm định mối quan hệ và tác động của chúng Kết quả cho phép NNC đánh giá, kiến nghị nâng cao chất lượng các hoạt động điểm rèn luyện và giải quyết vấn đề sinh viên gặp phải Việc đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố giúp nhà trường điều chỉnh kế hoạch, nâng cao hiệu quả các hoạt động và nhận được sự ủng hộ từ sinh viên Kết quả khảo sát đã khẳng định các giả thuyết ban đầu.
Bảng 5 1: Các giả thuyết kiểm định và kết luận
Mã giả thuyết Giả thuyết Kết luận
H1 Lợi ích phong trào có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia hoạt động cải thiện điểm rèn luyện Chấp nhận H2
Sự hấp dẫn từ thực tiễn có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia hoạt động cải thiện điểm rèn luyện.
H3 Sự kiện bất ngờ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia hoạt động cải thiện điểm rèn luyện Chấp nhận
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của NNC
HÀM Ý QUẢN TRỊ
Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích và nhận xét được trình bày trong Chương
4 có thể thấy được rằng yếu tố Lợi ích và Hoạt động – Phong trào có tác động tích cực đến quyết định tham gia các hoạt động cải thiện ĐRL của SV ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM ở mức độ tương đối cao Và dựa trên nền tảng đó, NNC chúng tôi có một vài đề xuất cho các đơn vị tổ chức, các câu lạc bộ- đội- nhóm trong việc làm tăng sự hài lòng, tạo sự hứng thú và mới mẻ cho SV khi tham gia các hoạt động rèn luyện,nâng cao chất lượng hoạt động, tạo ra sức hấp dẫn cho các hoạt động rèn luyện đồng thời thu hút được đông đảo các SV tham gia tích cực.
Hình 5 1: Kết quả thống kê mô tả của yếu tố lợi ích phong trào
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC
Kết quả nghiên cứu thể hiện qua yếu tố “Lợi ích phong trào” ảnh hưởng đến đến quyết định tham gia các hoạt động rèn luyện của SV ở các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày trong chương 4.
Yếu tố này có tác động cao với hệ số Beta dương và bằng 0.469 và có điểm đánh giá trung bình 3.602 Điều này chứng minh giả thuyết H1 được coi là mô hình nghiên cứu đúng và phù hợp
Lợi ích của các hoạt động tác động rất nhiều đến quyết định tham gia các họat động rèn luyện của SV Do đó, khi tổ chức hoạt động rèn luyện thì đơn vị tổ chức cần đưa ra tất cả những lợi ích mà SV có được khi tham gia các hoạt động này để có thể thu hút SV ngay từ ban đầu Các hoạt động được tổ chức đầu tư, đa dạng chủ đề, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho SV thì đương nhiên tất cả SV sẽ sẵn sàng tham gia.
Hoạt động rèn luyện cũng cần được mở rộng thêm nhiều đối tượng tham gia (Giáo sư, tiến sĩ, cựu SV, SV từng khóa, doanh nghiệp…) để có thể tạo cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các đối tượng với nhau SV sẽ có hứng thú với các đối tượng có trình độ học thức cao, người nổi tiếng, … để có thể giao lưu, giải đáp thắc mắc của mình thông qua những đối tượng này Đồng thời, SV có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và định hướng bản thân rõ ràng hơn Do đó, các hoạt động mà có sự tham gia của nhiều đối tượng như vậy sẽ thu hút SV tham gia nhiều hơn.
Bên cạnh đó, những hoạt động rèn luyện cần được tổ chức một cách năng động,sáng tạo hơn thì sẽ thu hút nhiều SV tham gia hơn SV rất thích những hoạt động mang tính chất giải trí, có thể tham gia cùng nhóm bạn bè, vận động ngoài trời, … Do đó,đơn vị tổ chức cần cân nhắc hơn khi tổ chức các hoạt động rèn luyện để SV tham gia một cách tự nguyện và đều hài lòng với những hoạt động rèn luyện sau khi tham gia chứ không không phải bị ép buộc vì điểm số.
5.2.2 Sự hấp dẫn từ thực tiễn
Yếu tố này có tác động với hệ số Beta dương và bằng 0.223 và có điểm đánh giá trung bình 3.608888889 Điều này chứng minh giả thuyết H3 được coi là mô hình nghiên cứu đúng và phù hợp.
5 2: Kết quả thống kê mô tả của yếu tố sự hấp dẫn từ thực tiễn
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC
Các hoạt động rèn luyện mà gắn với thực tiễn cuộc sống- xã hội sẽ làm cho SV hứng thú hơn khi tham gia Do đó, việc tăng cường tổ chức các hoạt động từ thực tiễn là điều mà các đơn vị tổ chức cần hướng đến nhiều hơn để tăng số lượng SV quyết định tham gia hoạt động rèn luyện Các đơn vị tổ chức cần theo dõi các thực trạng thực tế xung quanh đời sống xã hội để có thể tổ chức các hoạt động rèn luyện thật ý nghĩa, không chỉ giúp SV phát triền nâng cao bản thân mà còn đóng góp một phần ý nghĩa cho xã hội.
Để thu hút đông đảo sinh viên tham gia, các đơn vị tổ chức cần nghiên cứu và đề xuất các hoạt động rèn luyện thực tiễn mới mẻ, sáng tạo và gắn liền với thực tế Hiện tại, nhiều hoạt động rèn luyện được tổ chức nhưng lại quá khô khan, thiếu sự mới mẻ và không gắn liền với thực tiễn, dẫn đến việc sinh viên mất hứng thú và không muốn tham gia Việc tìm hiểu rõ hơn về hứng thú của sinh viên là điều cần thiết để xây dựng các hoạt động rèn luyện hiệu quả hơn.
Tổ chức các hoạt động rèn luyện gắn với thực tiễn không phải là điều quá khó khăn, nhưng để các hoạt động này vừa thực tiễn, vừa thu hút sinh viên, lại mang ý nghĩa xã hội đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng Các đơn vị tổ chức cần cân nhắc kỹ lưỡng để đáp ứng nhu cầu của sinh viên, từ đó tạo động lực tích cực cho sinh viên tham gia các hoạt động rèn luyện.
Hình 5 3: Kết quả thống kê mô tả của sự kiện bất ngờ
Nguồn: Kết quả phân tích của NNC
Chương 4 của nghiên cứu trình bày kết quả phân tích về ảnh hưởng của "Sự kiên bất ngờ" đến quyết định tham gia các hoạt động rèn luyện của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Yếu tố này có tác động với hệ số Beta dương và bằng 0.214 và có điểm đánh giá trung bình 3.956 Điều này chứng minh giả thuyết H4 được coi là mô hình nghiên cứu đúng và phù hợp.
Để thu hút sinh viên tham gia, các hoạt động rèn luyện cần được tổ chức một cách chuyên nghiệp và khoa học Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào kế hoạch rõ ràng với timeline cụ thể, địa điểm thuận lợi và nội dung hấp dẫn Hiện nay, nhiều hoạt động bị hạn chế bởi địa điểm quá xa, thời gian trùng lịch học hoặc ôn thi, khiến sinh viên khó khăn trong việc tham gia Do đó, việc phân bổ timeline hợp lý là yếu tố cần được chú trọng để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động rèn luyện.
Khi tổ chức các hoạt động thì các đơn vị tổ chức cũng nên nghiên cứu về yếu tố bất ngờ mà SV gặp phải khi tham gia các hoạt động rèn luyệnn như: phương tiện bị hư hỏng giữa đường, thời tiết xấu, … thì cũng ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động rèn luyện của SV Khi các đơn vị tổ chức có sự chuẩn bị về các yếu tố bất ngờ này và đưa ra những phương án giải quyết phù hợp: SV báo cáo sự cố bất ngờ kịp thời thì sẽ không bị trừ điểm hoặc đơn vị tổ chức cho thời gian để SV giải quyết sự cố và đến hoạt động rèn luyện không quá thời gian tối thiểu quy định vẫn sẽ được tính điểm,… thì SV sẽ thấy cảm tình hơn và sẽ thông cảm nếu có sự thiếu sót về chất lượng tổ chức của các họat động, SV sẽ có thiện cảm hơn với đơn vị tổ chức và sẵn sàng tham gia các hoạt động của đơn vị tổ chức này.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Thứ nhất , đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng các hoạt động liên quan đến ĐRL cũng như là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của SV TP.HCM nói riêng và SV Việt Nam nói chung.
Thứ hai , đề tài nghiên cứu đã khái quát tình hình và cảm nhận của SV về nội dung ý nghĩa của các hoạt động điểm rèn luyện.
Thứ ba , đề tài nghiên cứu đã khái quát một phần nào đó góc nhìn của SV về phía ban tổ chức hoạt động điểm rèn luyện như tính chỉnh chu, thái độ và sự chuyên nghiệp.
Nghiên cứu đã xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia các hoạt động liên quan đến điểm rèn luyện của sinh viên, cụ thể là thông qua phân tích dữ liệu NNC.
Thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia điểm rèn luyện của SV tại TPHCM, NNC cung cấp cho nhà trường một cái nhìn cụ thể hơn về quan điểm của SV trong việc tham gia các hoạt động liên quan đến điểm rèn luyện. Đồng thời, nhà trường có thể tham khảo qua các đề xuất của nghiên cứu để tăng cường số lượng, chất lượng các hoạt động điểm rèn luyện để có thể đáp ứng được mong muốn nhu cầu của SV Từ đó, đơn vị tổ chức có thể hoạch định những kế hoạch và hoạt động phát triển theo mức độ ưu tiên phù hợp với khả năng của mình, nhằm có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng tham gia của SV Điều đó giúp cho phía ban tổ chức có thể kết nối và lan tỏa năng lượng tích cực đến với SV thông qua các hoạt động điểm rèn luyện.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỪ NHÓM NGHIÊN CỨU
Thứ nhất , nhà trường cần nên có những thông báo hướng dẫn cụ thể hơn về cách tính điểm rèn luyện Như là đăng những bài post nhỏ trên fanpage của các trang chính thống, để các bạn SV có thể dễ dàng cập nhật và dễ hiểu hơn.
Để đảm bảo hiệu quả của hội thảo chuyên ngành, ban tổ chức cần lựa chọn đối tượng tham gia một cách kỹ lưỡng Ưu tiên những sinh viên thực sự mong muốn tham gia và có mục tiêu tích lũy kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành học của họ.
Thứ ba , các hoạt động được tổ chức bởi nhà trường, các đoàn - khoa và các câu lạc bộ nên được duyệt kế hoạch một cách kĩ càng và nội dung mang tính chất công khai minh bạch để tránh các trường hợp SV hiểu lầm ý nghĩa của các hoạt động Từ đó tạo nên những làn sóng trái chiều, công kích phía ban tổ chức không đáng có.
Thứ tư , nhà trường nên xây dựng một hòm thư đóng góp - thu nhận ý kiến, ý tưởng về các hoạt động điểm rèn luyện nói chung và các hoạt động ngoại khóa nói riêng Hòm thư sẽ thu nhận tất cả các ý kiến và đề xuất của SV về hoạt động mà họ thật sự mong muốn được tổ chức Nhà trường sẽ xem xét và chọn lọc những đề xuất hay để lên kế hoạch thực hiện Từ đó có thể tạo sự kết nối và thấu hiểu hơn cho SV - nhà trường
Thứ năm, các hoạt động điểm rèn luyện nên được tổ chức một cách trải đều trong một học kỳ (khoảng 3 tháng) Để làm được điều đó thì các đơn vị tổ chức cần liên kết chặt chẽ với nhau và lên timeline tổ chức hoạt động một cách chi tiết và cụ thể nhất Nếu làm tốt thì sẽ hạn chế được tình trạng quá nhiều hoạt động dồn vào một tháng mà những tháng khác số lượng hoạt động rất ít Và khi quá nhiều hoạt động diễn ra trong cùng một khoảng thời gian thì timeline các hoạt động sẽ bị chồng chéo lên nhau Điều đó làm cho SV cảm thấy bị “ngộp” khi có quá nhiều hoạt động đang diễn ra và lưỡng lự khi phải lựa chọn một trong các hoạt động diễn ra trong cùng một ngày một giờ.
Nhiều sinh viên tham gia câu lạc bộ chỉ vì điểm rèn luyện, trong khi một số khác lại không hứng thú bởi nội dung của các câu lạc bộ hiện tại Vì vậy, NNC đề xuất nhà trường nên xây dựng các câu lạc bộ về hoạt động thực hành sáng tạo như terrarium, thủ công (đan len, thêu thùa, điêu khắc gỗ mini), thủy sinh, v.v Các câu lạc bộ này tập trung vào thực hành trực tiếp, hướng dẫn lý thuyết một cách minh bạch, giúp khơi gợi sự hứng thú của sinh viên hơn so với các câu lạc bộ hiện nay.
Để tránh tình trạng sinh viên cảm thấy thất vọng về câu lạc bộ và các hoạt động điểm rèn luyện, ban tổ chức cần có đội ngũ hỗ trợ phản hồi nhanh chóng và rõ ràng khi sinh viên gặp vấn đề về ghi nhận hoạt động Việc trả lời hời hợt có thể gây ra sự bức xúc và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của sinh viên.
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn, với phạm vi và kích thước mẫu hạn chế Do đó, kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh đầy đủ thực trạng và chỉ mang lại một số kết luận hạn chế, đóng góp nhỏ cho nhà trường trong việc cải thiện các hoạt động điểm rèn luyện.
Hai là , mô hình lý thuyết và thang đo được đề xuất trong nghiên cứu chưa được khai thác tốt cụ thể là nghiên cứu chỉ xem xét sự tác động của 5 yếu tố với xác suất giải thích cho mô hình là 75,25% (>50%) độ biến thiên của dữ liệu Trong bối cảnh ngày nay vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến hành vi tham gia các hoạt động liên quan đến ĐRL của SV TP.HCM và những yếu tố này đều được hình thành từ nền tảng tâm lý nên có thể biến đổi liên tục theo thời gian và không gian, do đó nội dung thang đo có thể còn thiếu sót, chưa được chuẩn hoá và mang tính ứng dụng cao
Ba là, cách thức lấy mẫu là phương pháp chọn mẫu phi xác suất Ưu điểm của phương pháp này là thuận tiện, ít tốn thời gian và chi phí cho nghiên cứu nhưng lại không thể hiện được hết tính chất của tổng thể.
ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Do những hạn chế trên, NNC xin đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo để giải quyết một phần những hạn chế trên. Đầu tiên , nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện trên quy mô lớn để thu được kết quả có thể mở rộng, mang tính đại diện và có một con số chắc chắn và cụ thể hơn cho việc phân tích hành vi tham gia các hoạt động liên quan đến ĐRL của SV.
Thứ hai , lấy mẫu xác suất có thể được áp dụng vì mẫu được chọn thể hiện các đặc điểm của mẫu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có giá trị cao hơn.
Nghiên cứu cần được mở rộng với các hướng nghiên cứu bổ sung, nhằm khám phá thêm các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng chưa được đề cập trong nghiên cứu hiện tại.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và phương pháp phân tích đánh giá ở chương bốn, chương năm đã trình bày kết luận kết quả nghiên cứu và kết luận tổng quát của đề tài Có 3 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận Đồng thời cũng đã đưa ra những đề xuất hàm ý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện cũng như tăng số lượng SV tham gia các hoạt động rèn luyện Ngoài ra, trong phần này cũng nêu được những hạn chế nhất định và hướng nghiên cứu tiếp theo trong trường mở rộng phạm vi nghiên cứu.
Từ kết quả nghiên cứu của chương 5 nói riêng và cả đề tài nói chung, thì NNC đã đưa ra một số đề xuất để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra Từ đó cũng nói lên mong muốn của SV về các hoạt động ĐRL, các CLB, trong tương lai để có thể đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ Qua đó NNC cũng đã đề xuất một vài giải pháp để có thể cải thiện được các vấn đề nêu trên, từ đó có thể góp một phần sức lực giúp cho nhà trường và cả SV có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc tham gia ĐRL.
Nghiên cứu vẫn còn một vài hạn chế do phạm vi nghiên cứu còn hẹp, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khá ngắn, nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài khá ít và cách tiếp cận của NNC còn thiếu sự chuyên nghiệp Vì đề tài liên quan đến ĐRL có thể nói là đề tài cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng” nên nếu có cơ hội thực hiện những nghiên cứu tiếp theo nhóm sẽ nâng cao chất lượng khảo sát hơn và đồng thời thực hiện nhiều phương pháp cách thức chuyên nghiệp để tiếp cận các khía cạnh liên quan đến đề tài một cách tốt hơn.
Trường, N X., & Quỳnh, L T M (2019) Nghiên cứu đề tài về hoạt động tình nguyện của SV Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh hiện nay
Ajzen, I & Fishbein, M (1975) Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An
Introduction to Theory and Research Reading MA: Addison-Wesley.
Anh, L H (2020) Nghiên cứu đánh giá rèn luyện là một yêu cầu bắt buộc đối với SV các trường đại học ở Việt Nam
Berelson, B & Steiner, G A (1964) Human Behavior: An Inventory of Scientific
Findings Harcourt Brace Jovanovich, New York 239.
Bransford, J.D and Stein, B.S (1984) Development and Validation of a Problem
Solving Skill Test in Robot Programming Using Scaffolding Tools Open
Bài báo "Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tham gia của thanh niên đối với các hoạt động tình nguyện trên địa bàn Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Định, V T được xuất bản trên tạp chí Khoa học Xã hội, số 25-40, năm 2020, tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
D'Zurilla, T J & Goldfried, M R (1971) Problem solving and behavior modification Journal of Abnormal Psychology 78(1), 107-126.
Eccles, J S (2013) Nghiên cứu đề tài các hoạt đô ̣ng ngoại khóa và sự phát triển của thanh thiếu niên - Extracurricular Activities and Adolescent Development
Fishbein, M., & Ajzen, I (1975) The theory of reasoned action Perceived Behavioral
Control Retrieved November 14, 2022, from https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/theory-of- reasoned-action
Giao, H N K., & Phượng, Đ.T.K (2021) Nghiên cứu về ý định tham gia các hoạt đô ̣ng tình nguyê ̣n của SV trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
Hà, Đ M (2020) Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp của SV trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa
Hiếu, N X (2017) Nghiên cứu đề tài quản lý đánh giá kết quả điểm rèn luyện của SV các trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Hoàng, P T (2015) nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng các hoạt đô ̣ng thể dục thể thao ngoại khóa của SV Đại học quốc gia Hà Nô ̣i
Howard T Everson & Roger E Millsap (2005) Nghiên cứu đề tài Hoạt động ngoại khóa ở trường THPT và Điểm SAT cao hơn
Huân, N B., & Thoa, B T N (2018) Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của SV Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Kim, H W., Xu, Y., & Gupta, S (2012) Which is more important in Internet shopping, perceived price or trust? Electronic Commerce Research and Applications (3), 241-252.
Nguyệt, N T (2008) Nghiên cứu tác động của việc tham gia phong trào đoàn hội, câu lạc bộ và các cuộc thi trong trường Đại học đến việc học tập và rèn luyện kĩ năng mềm của SV tại Trường Đại học Quốc gia TP HCM
Qiao, Y (2011) Instertate Fiscal Disparities in America New York and London:
Sheldon, K M., & Kasser, T (1995) Coherence and congruence: Two aspects of personality integration Journal of Personality and Social Psychology (68), 531-543.
Shiba, S (1991) The Seven Step Method: A Problem Solving Process for Continuous
Improvement Center for Quality Management.
Tăng, N V (2020) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của học sinh vào các hoạt động câu lạc bộ thể thao ngoại khóa
Thiện, N H (2017) Nghiên cứu Tổng Kết Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Trường
Xây Dựng Ứng Dụng Quản Lý Điểm Rèn Luyện Trực Tuyến
Nghiên cứu của Trang, N T., Trang, N T., và Tu, T Q (2019) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Đại học Thương mại Đà Nẵng.
Trung, L H (2019) Nghiên cứu về giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên trường Đại học Nha Trang bằng hoạt động ngoại khóa
Wu, S I., & Chen, Y J (2014) The Impact of Green Marketing and Perceived
Innovation on Purchase Intention for Green Products International 6(5), 81.
Yates, J F., & Zukowski, L G (1976) Characterization of ambiguity in decision making Behavioral Science Retrieved 11- 16, 2022, from https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/bs.3830210104
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN ĐIỂM RÈN
Xin chào quý Anh/Chị!
Chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, trường đại học Tài chính– Marketing Tôi hiện đang nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cải thiện điểm rèn luyện của sinh viên” Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát thực trạng tham gia các hoạt động liên quan đến điểm rèn luyện của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Những ý kiến của Anh/Chị sẽ là những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài trên Tôi rất mong Anh/Chị có thể dành chút ít thời gian để trả lời phiếu khảo sát này Mọi thông tin mà Anh/Chị trả lời được sử dụng với mục đích nghiên cứu Tất cả mọi thông tin của Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Câu 2: Giới tính của bạn là:
O Không muốn nêu cụ thể
Câu 3: Chuyên ngành hiện tại của bạn là gì?
Câu 4: Bạn hiện là sinh viên năm mấy?
Câu 5: Điểm rèn luyện ở các kỳ trước của bạn như thế nào?
Câu 6: Bạn không thể tham gia hầu hết các hoạt động do nhà trường tổ chức vì:
Không kịp đăng ký form
🞅 Địa điểm diễn ra các hoạt động quá xa
Các hoạt động thiếu tính hấp dẫn
Câu 7: Bạn mong muốn các hoạt động được diễn ra theo hình thức nào?
Câu 8: Lợi ích của việc tham gia các hoạt động ngoại khóa
Tích lũy điểm rèn luyện
Học được nhiều kỹ năng
Mở rộng được các mối quan hệ
Câu 9: Bạn có yêu thích các hoạt động mà mình đã tham gia không?
PHẦN 2 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN ĐIỂM RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN
Anh/Chị vui lòng chọn 1 đáp án bằng cách Chọn vào ô chỉ mức độ đồng ý trong các lựa chọn sau:
Ký hiệu các biến điều tra:
M (Activities - Movement): Hoạt động - Phong trào
S (Surprises): Yếu tố bất ngờ
Ký hiệu Biến quan sát Mức độ đồng ý
Tôi cảm thấy các hoạt động tổ chức dưới hình thức ngoài trời sẽ thu hút tôi tham gia nhiều hơn
A2 Tôi cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động có timeline rõ ràng 1 2 3 4 5
Tôi cảm thấy các hoạt động xã hội (như quyên góp, phát từ thiện ) sẽ tạo động lực cho mình tham gia các hoạt động
A4 Tôi cảm thấy các hoạt động có content thú vị sẽ hấp dẫn tôi hơn 1 2 3 4 5
A5 Tôi cảm thấy các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về thực tế cuộc sống sẽ thu hút mình 1 2 3 4 5
A6 Các hoạt động từ đoàn, khoa, CLB lớn uy tín sẽ hấp dẫn tôi hơn 1 2 3 4 5
Tôi cảm thấy các hoạt động điểm rèn luyện Hội thảo về hướng nghiệp giúp sinh viên định hướng tương lai tốt hơn
P2 Tôi cảm thấy các hoạt động điểm rèn luyện thực tế thật sự giúp đỡ được cho những người khó
P3 Tôi cảm thấy các hoạt động rèn luyện thể thao giúp tôi nâng cao thể lực và sức khỏe 1 2 3 4 5
Tôi cảm thấy các hoạt động rèn luyện có trao giải thưởng được rất nhiều sinh viên hưởng ứng và tham gia
Tôi cảm thấy các hoạt động rèn luyện tuyên dương những tấm gương sáng đã truyền cảm hứng, động lực cho sinh viên
M1 Các phong trào đoàn - hội ở trường tôi được tổ chức rất nhiều 1 2 3 4 5
M2 Các hoạt động - phong trào CLB ở trường tôi được tổ chức rất năng động và sáng tạo 1 2 3 4 5
Trường tôi tổ chức phong trào với các chủ đề đa dạng như: hoạt động về thể thao, văn hóa, nghệ thuật, chính trị, xã hội,
Tôi cảm thấy hào hứng bởi năng lượng từ các hoạt động - phong trào và điều đó thúc đẩy tôi tham gia
M5 Bạn bè tôi tham gia rất nhiều các hoạt động - phong trào 1 2 3 4 5
M6 Các hoạt động - phong trào trường tôi được đầu tư tổ chức rất chỉnh chu 1 2 3 4 5
B1 Việc tham gia các hoạt động rèn luyện giúp Tôi được rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm 1 2 3 4 5
B2 Tôi thấy rằng khi tham gia nhiều hoạt động rèn luyện giúp tôi nâng cao cơ hội tìm việc sau khi
B3 Tôi mở rộng được các mối quan hệ xã hội khi tham gia các hoạt động rèn luyện 1 2 3 4 5
B4 Nội dung các hoạt động giúp Tôi nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội 1 2 3 4 5
Tham gia các hoạt động rèn luyện giúp Tôi có cơ hội học hỏi kinh nghiệm học tập từ những người đi trước
B6 Tôi có được cơ hội tiếp xúc thực tế với các doanh nghiệp qua việc tham gia các hoạt động 1 2 3 4 5
S1 Anh/Chị có cảm thấy thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động của các sinh viên 1 2 3 4 5
Anh/chị cảm thấy việc phương tiện hư hỏng giữa đường cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tham gia của sinh viên.
S3 Vấn đề sức khỏe cũng là một yếu tố quyết định đến việc tham gia các hoạt động của sinh viên 1 2 3 4 5
S4 Sự trùng lặp giữa lịch học với thời gian diễn ra hoạt động 1 2 3 4 5
Việc thay đổi timeline diễn ra hoạt động bất ngờ cũng ảnh hưởng đến việc tham gia của sinh viên.
Anh/Chị chắc chắn vẫn sẽ tham gia các hoạt động liên quan đến điểm rèn luyện trong thời gian tới
D2 Anh/Chị sẽ vui vẻ, thoải mái và tự nguyện tham 1 2 3 4 5