1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nhi khoa trẻ 6-12 tháng pptx

4 293 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 132,37 KB

Nội dung

Nhi khoa trẻ 6-12 tháng Việc trang bị cho mình kiến thức về những bệnh nguy hiểm có thể phát sinh trong giai đoạn 2-6 tháng này, cũng như cách thực hiện những bài kiểm tra thị giác, thính giác sẽ giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của con em mình. Cung cấp đủ dinh dưỡng Bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ này là việc cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng cường thể chất và sức miễn dịch của trẻ. Việc chế biến các loại thức ăn một cách hợp lý, khoa học sẽ khiến bé vừa ăn ngon miệng vừa hấp thu tốt. Sức khỏe của bé nhờ đó được tăng cường, nâng cao khả năng miễn dịch. Các bà mẹ có con ở độ tuổi 6-12 tháng có thể tham khảo thực đơn và cách chế biến của bibi tại đây. Giữ an toàn cho bé Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng, người lớn cũng cần chú ý đề phòng các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình vui chơi của trẻ. Thứ nhất về khu vực vui chơi của bé, bố mẹ phải chú ý cất những thứ sau đây để con bạn không sờ, với tới:  Những thứ dễ vỡ như bình hoa, bát đĩa, cốc, chén.  Những vật trẻ có thể đưa vào mồm, nuốt vào bụng như đinh, kim, tiền kim loại.  Những đồ vật có thể gây sát thương ở tay chân, cơ thể như: dao, kéo…  Những thứ gây bỏng như ấm nước sôi, bình nước sôi, phích nước.  Chất gây độc hại như thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, thuốc lá, bột giặt, thuốc sát trùng, túi ni lông…  Đặc biệt là những đồ điện dùng trong nhà như quạt điện, lò sưởi đều phải có nắp bảo hiểm. Chọn đồ chơi cho trẻ cũng hêt sức quan trọng. Trước hết phải chú ý đến vấn đề an toàn: Đồ chơi bằng nhựa hoặc kim loại có cạnh sắc nhọn, dễ bị cắn vỡ nát, đồ chơi điện chuyển động tương đối nhanh, đồ chơi súng có thể bắn đạn, bắn nước đều có thể nguy hiểm đối với trẻ, không nên cho trẻ chơi. Đồ chơi có quét lớp chì, sơn dầu độc hại, đồ chơi bằng nhựa chế tạo từ chất hữu cơ, đồ chơi hình hạt hoặc mỏng nhỏ hơn cuống Họng trẻ có thể gây hóc. Tất cả những đồ chơi đó đều rất nguy hiểm với trẻ em. Phòng tránh bệnh truyền nhiễm cho trẻ Sức đề kháng ở trẻ nhỏ kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Giai đoạn 6-12 tháng, trẻ rất hay liếm mút, gặm nhấm đồ vật nên thường mắc bệnh viêm miệng hoặc những bệnh lây qua đường ăn uống như: giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh chân tay miệng Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ bố mẹ cần hết sức chú ý vấn đề vệ sinh. Cụ thể như: rửa sạch đồ chơi trước khi cho bé chơi, thường xuyên rửa tay cho bé bằng nước sạch. Bản thân người lớn cũng phải rửa sạch tay khi trước khi chơi với bé, đặc biệt là trước khi cho bé ăn. Với trẻ còn bú mẹ hoặc ăn Sữa nhân tạo thì sau mỗi bữa ăn, cần lau miệng cho trẻ bằng miếng gạc mềm nhúng nước đun sôi để nguội, quấn vào đầu ngón tay út, khua nhẹ khắp trong miệng trẻ và những ngóc ngách của miệng. Hàng ngày cần vệ sinh kỹ bình đựng Sữa của trẻ, các đồ dùng pha sữa, đun sôi hoặc tráng qua nước sôi cho sạch cặn sữa. Nếu thấy có nhiều tưa thì có thể lau miệng cho trẻ bằng mật ong vì mật ong có tính sát khuẩn và kháng nấm rất tốt, sau đó lau lại bằng nước đun sôi để nguội. . chơi đó đều rất nguy hiểm với trẻ em. Phòng tránh bệnh truyền nhi m cho trẻ Sức đề kháng ở trẻ nhỏ kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhi m. Giai đoạn 6-12 tháng, trẻ rất hay liếm mút, gặm nhấm. Nhi khoa trẻ 6-12 tháng Việc trang bị cho mình kiến thức về những bệnh nguy hiểm có thể phát sinh trong giai đoạn 2-6 tháng này, cũng như cách thực hiện. nguy hiểm đối với trẻ, không nên cho trẻ chơi. Đồ chơi có quét lớp chì, sơn dầu độc hại, đồ chơi bằng nhựa chế tạo từ chất hữu cơ, đồ chơi hình hạt hoặc mỏng nhỏ hơn cuống Họng trẻ có thể gây

Ngày đăng: 28/06/2014, 22:20

w