Tìmđúngđườngtrongmộtthếgiớikếtnối Tuy nhiên, theo ông Vũ Minh Trí (VMT), Tổng Giám đốc Yahoo! Việt Nam, không phải công cụ nào cũng có thể tạo ra hiệu quả, nhất là sử dụng theo kiểu phong trào như hiện nay. Ông nghĩ như thế nào về việc gần đây, quảng cáo online đang được quan tâm một cách đặc biệt trên thị trường? Có phải vì nó rẻ nên thích hợp trong khủng hoảng khi người ta phải cắt giảm chi phí? VMT: Có rẻ hay không còn phải tính đến việc tiếp cận được bao nhiêu người, chi phí cho mỗi đơn vị tính trên đầu người so với các hình thức quảng cáo khác như thế nào. Tôi không nghĩ quảng cáo online là rẻ, mà là một phương thức quảng cáo hiệu quả, tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và có thể đo lường hiệu quả. Thêm vào đó, đây là thời điểm thích hợp vì đã có đủ những điều kiện thuận lợi như số lượng người dùng Internet tăng lên, cơ sở hạ tầng, công nghệ dần được hoàn thiện… Hiệu quả như vậy nhưng tại sao hiện nay, ngân sách dành cho quảng cáo online chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng mức chi cho quảng cáo? VMT: Đó là do chúng ta vẫn còn nhiều rào cản đối với quảng cáo online. Người ta sợ đụng đến công nghệ, sợ cái gì đó phức tạp mà họ không biết. Hiện tại, vẫn còn khá nhiều lầm tưởng về Internet tại Việt Nam như cộng đồng Internet mới chỉ là một thiểu số, chỉ giới trẻ mới sử dụng Internet, sử dụng Internet chủ yếu là để kiểm tra email, tất cả người dùng Internet đều giống nhau… Trong khi đó, hiện nay Việt Nam đã có hơn 20 triệu người sử dụng Internet, chiếm khoảng 1/4 dân số và 70% trong số đó đã sử dụng trên ba năm. Rất nhiều người có học vấn, khá giả và ở thành phố đều có sử dụng Internet, kể cả những người lớn tuổi, họ cũng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và có sự khác biệt rất lớn trong hành vi sử dụng giữa các nhóm… Một lý do đáng kể nữa là người ta sợ thất bại, vì đến giờ ở Việt Nam vẫn chưa có công ty nào đưa ra những nghiên cứu cụ thể về hiệu quả của quảng cáo qua Internet. Theo ông, trong các hình thức quảng cáo online thì hình thức nào là hiệu quả nhất hiện nay? VMT: Với một công ty dùng phương thức quảng cáo qua Internet thì có đến 65% lượng truy cập đến từ quảng cáo qua công cụ tìm kiếm (SEM) và 11% từ display. Đây được xem là những phương thức quảng cáo online hiệu quả nhất hiện nay. Dự đoán đến năm 2010, quảng cáo online sẽ chiếm 1,5% trong tổng ngân sách dành cho quảng cáo, tức mỗi năm tăng trưởng 300% thì SEM cũng chiếm đến 40% thị phần. Ngoài ra, Internet di động cũng sẽ phát triển mạnh vì số người dùng điện thoại di động rất cao và Việt Nam sẽ triển khai công nghệ 3G vào năm nay. Thế còn những phương thức quảng bá khác như email marketing, blog… đang được một số nhãn hàng sử dụng khá rầm rộ trong thời gian gần đây thì sao, thưa ông? VMT: Ngoại trừ khi cần thông báo những thay đổi hay chính sách mới dành cho khách hàng, chúng tôi mới gửi email cho họ chứ chúng tôi không bán dữ liệu khách hàng cho bất cứ trường hợp nào. Theo tôi, với quy định tiếp thị qua email của Chính phủ và với tính năng chặn thư rác của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như số lượng người dùng còn hạn chế hiện nay (mới chỉ khoảng ba triệu người Việt Nam có blog) thì những hình thức này chưa thể tiếp cận được một lượng khách hàng lớn. Các doanh nghiệp muốn tiến hành quảng cáo online thì nên bắt đầu với những phương thức đơn giản nhưng đang cho thấy hiệu quả cao, hơn là theo kiểu phong trào, thấy ai làm gì mình cũng làm theo. Ông đánh giá hiện trạng sử dụng quảng cáo online tại Việt Nam hiện nay như thế nào? VMT: Với display, các nhà quảng cáo vẫn còn mang tư tưởng của quảng cáo truyền thống như tìm được vị trí đẹp tại các địa chỉ có đông người truy cập mà chưa quan tâm đến đối tượng khách hàng của mình. Còn với SEM, do cấu trúc ngữ pháp Việt Nam quá phức tạp, rắc rối nên không chỉ Yahoo mà cả các công cụ tìm kiếm khác như Google cũng phải dành thời gian để hoàn thiện. Sắp tới, chúng tôi sẽ phát triển thêm các hình thức rich media trên các kết quả tìm kiếm. Mobile marketing thì trước giờ chủ yếu là sử dụng dưới hình thức spam nên không tạo được hiệu quả, thậm chí còn gây phản cảm nhưng chúng tôi sẽ triển khai các hình thức display và tìm kiếm trên điện thoại di động. Hiện nay, nó mới chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai. Yahoo! Profile – giúp các mạng xã hội kếtnối Người sử dụng Internet ngày càng quan tâm đến các mạng xã hội nhiều hơn. Năm 2007, thếgiới chỉ mới có 12 triệu người sử dụng Bebo, 95 triệu người dùng MySpace và 25 triệu người tham gia vào Facebook. Chỉ sau một năm, tức năm 2008, với tốc độ phát triển chóng mặt, Bebo đã có 25 triệu người dùng, MySpace tăng lên 115 triệu, đặc biệt là Facebook hiện có 124 triệu người sử dụng. Theo nghiên cứu của eMarketer, chi tiêu cho quảng cáo trên các mạng xã hội của thếgiới sẽ tăng trưởng đến 762% (riêng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 865%) trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2011. Quảng cáo trên các mạng xã hội nhắm đến hành vi của người sử dụng Internet sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọngtrong quảng cáo online và là nguồn hỗ trợ chủ yếu cho sự tăng trưởng của các hình thức quảng cáo khác ngoài tìm kiếm như display, rich media và video. Tuy nhiên, các mạng xã hội hiện nay, ngay cả MySpace hay Facebook, vẫn chưa mang tính “xã hội” hoàn toàn vì một mạng xã hội vẫn chưa thể tương tác với các mạng xã hội khác. Yahoo đang cố gắng thay đổi điều này bằng cách hoàn thiện một mạng xã hội lớn nhất có tên Yahoo! Profile, để tất cả mọi người trên tất cả các mạng xã hội đều có thểnói chuyện được với nhau. Không những thế, họ còn có thể thực hiện tất cả những hoạt động thiết yếu trên trang này như chat, gửi email, xem tin tức, chia sẻ hình ảnh… Theo Tạp chí Marketing . Tìm đúng đường trong một thế giới kết nối Tuy nhiên, theo ông Vũ Minh Trí (VMT), Tổng Giám đốc Yahoo! Việt Nam,. thức display và tìm kiếm trên điện thoại di động. Hiện nay, nó mới chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai. Yahoo! Profile – giúp các mạng xã hội kết nối Người sử. eMarketer, chi tiêu cho quảng cáo trên các mạng xã hội của thế giới sẽ tăng trưởng đến 762% (riêng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 865%) trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2011. Quảng