1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Ống kính cho người mê chụp chân dung potx

4 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 87,31 KB

Nội dung

Ống kính cho người chụp chân dung Những bài trích đăng thần học hỏi. Xin các bậc Thầy Những ống kính dạng này không phải là loại tạo hiệu ứng tiêu điểm mềm (soft focus) mà thường rất nét. Ống kính loại này dành cho những nhà nhiếp ảnh muốn điều chỉnh hiệu ứng của những vùng ngoài tiêu điểm (out-of-focus area). Việc điều chỉnh này không ảnh hưởng tới những phần nằm trong mặt phẳng tiêu điểm mà chỉ ảnh hưởng tới những phần nằm ngoài mặt phẳng tiêu điểm (bokeh). Những ống kính loại này thường điều chỉnh mức độ cầu sai để đạt được những hiệu ứng mong muốn và do đó thường rất đắt và thường dùng để chụp chân dung. Nếu các bạn muốn đạt được hiệu ứng tiêu điểm mềm, vẫn phải sử dụng các kính lọc làm mềm tiêu điểm (soft filters). Nikon có 2 ống kính thuộc dòng DC đó là AF DC-Nikkor 135mm f/2 và Nikon AF DC-Nikkor 105mm f/2, được giới thiệu từ năm 1990, năm 1995 thì có thêm tính năng D cho ống kính. Hai ống kính này nổi tiếng về độ nét và dành riêng cho thể loại chân dung với tính năng DC mà các hãng khác thời đó không có sản phẩm tương ứng. Trong bài viết này giới thiệu một số tính năng của ống kính DC độc đáo này của Nikon như hiệu ứng Front & Rear focus. Với những ống kính chuyên dụng loại này nếu chụp ở khẩu nhỏ như f/4 trở xuống quả là phí phạm, do đó với các ống kính "tầm cỡ" như 85mm f/1.4, 105mm f/1.8, 135mm f/2, 200mm f/2 thì chúng ta nên khai thác độ sướng bằng cách mở khấu tối đa khi chụp. Nikon đã thiết kế để ống kính vẫn cho kết quả ảnh nét đanh ngay trung tâm và vùng bokeh mượt mà khi mở khẩu gần như tối đa. Ống kính Nikon AF DC-Nikkor 135mm f/2D khi chụp bình thường thì set vòng DC tại vị trí 0, tức là không dùng đến hiệu ứng DC Hiệu ứng DC có tác dụng như thế nào? Ống kính dòng DC được Nikon thiết kế thêm 1 vòng hiệu ứng (có thể gọi nôm na là vòng khẩu độ thứ 2), các bạn có thể thấy hình minh họa với các chỉ số mở ống kính tương ứng với vòng khẩu độ chính như trên các ống kính bình thường. Chỉ số này bao gồm: (F=FOREGROUND) nhấn mạnh vùng mờ "blur" phía TRƯỚC điểm lấy nét chính (R = REAR) nhấn mạnh vùng mờ "blur" phía SAU điểm lấy nét chính Khi xoay vòng DC thì các bạn sẽ thấy có 1 cụm thấu kính dịch chuyển, nó sẽ phối hợp với khẩu độ thiết lập để tạo hiệu ứng mờ "blur". Gọi nôm na là vòng khẩu thứ 2 nhưng sẽ không có lá khẩu mà chỉ có 1 hệ thống thấu kính. Nikon thiết kế cái này khá đặc biệt. Cứ mỗi nấc được thiết lập ở vòng DC thì hiệu ứng tăng lên, tại 5.6 là cao nhất, hình sẽ cảm giác gần như out nét. Câu hỏi là tại sao chỉ đến 5.6 mà không có 8, 11, 16 hay to hơn? Có lẽ là nếu chụp ảnh khẩu f nhỏ thì vùng DOF sẽ dày, lúc này DC không có tác dụng nữa. ( ? ) Ống kính này có tốc độ lấy nét AF khá chậm do khoảng chạy lấy nét dài (lợi thế khi chuyển qua chế độ manual focus), được thiết kế cách nay cũng 2 thập kỷ nên không thể so sánh với các ống kính đời mới sau này. Theo cảm nhận thì tốc độ lấy nét của lens 135 DC này tương đồng với 85mm f/1.4 hoặc 180mm f/2.8. Tuy nhiên ống kính không có hiện tượng "hunting" chạy lịch xịch qua lại, nó lấy nét rất chính xác. Chậm mà chắc. Khi set Front hay Rear tương ứng với khẩu độ thì hiệu ứng không thấy rõ lắm, các bạn có thể thấy ở dưới đây Tuy nhiên khi set khẩu lớn và REAR hay FRONT ở số lớn nhất thì ta sẽ có hiệu ứng thật khác biệt "amazing" mà các bạn sẽ có dịp xem tiếp Thế mạnh của lens này là cực nét ngay cả khi mở khẩu tối đa. Với tiêu cự 135mm và độ mở f/2 thì người xem sẽ chỉ tập trung vào chủ thể trong khi đó background đã được làm mờ Ống kính DC khi mở khẩu tối đa và set DC ở mức lớn nhất thì chúng ta sẽ có hiệu ứng cao nhất (extreme), theo cảm nhận của apham là thế, các bác hãy xem so sánh. Khi chụp ảnh thì việc chọn chủng loại ống kính, tiêu cự hoàn toàn tùy thuộc vào sở thích hay cái gu của mỗi người. Còn các hãng máy ảnh thì đưa ra đủ các loại ống kính với công năng khác nhau để chúng ta chọn lựa và đầu tư theo những mục đích khác nhau. Nói chung là ống kính 135mm DC này có thể chụp ảnh phong cảnh, chân dung, đời thường, v.v Tất cả là tùy vào người chụp. Sự sáng tạo là không giới hạn và nhiệm vụ của thiết bị là giúp chúng ta đạt được mục tiêu ấy. Ống kính DC sản xuất ra cũng là hỗ trợ việc sáng tạo, ai thích thì dùng và hiệu ứng của nó hoàn toàn khác với những gì ống kính bình thường ghi nhận. Khi không dùng DC thì 135mm trở thành ống kính bình thường Nhận xét qua quá trình thử nghiệm Ưu điểm: - Chất lượng ảnh với độ nét, màu sắc, tương phản cực tốt, khỏi phải bàn. Đây là loại ống kính thuộc loại "legendary" huyền thoại của Nikon - Tốc độ lấy nét chậm mà chắc, chính xác - Hiệu ứng Defocus Control thật sự làm việc - Kết cấu (build quality) thuộc dòng PRO của thập kỷ 90, toàn bộ làm bằng kim loại magnesium nhưng có điểm yếu chết người ở vòng A-M Khuyết điểm: - Vòng A-M dễ gãy vỡ nếu dùng không cẩn thận - Ống kính hết sản xuất, giá cao . Ống kính cho người mê chụp chân dung Những bài trích đăng thần học hỏi. Xin các bậc Thầy Những ống kính dạng này không phải là loại tạo hiệu ứng. thiệu từ năm 1990, năm 1995 thì có thêm tính năng D cho ống kính. Hai ống kính này nổi tiếng về độ nét và dành riêng cho thể loại chân dung với tính năng DC mà các hãng khác thời đó không. của ống kính DC độc đáo này của Nikon như hiệu ứng Front & Rear focus. Với những ống kính chuyên dụng loại này nếu chụp ở khẩu nhỏ như f/4 trở xuống quả là phí phạm, do đó với các ống kính

Ngày đăng: 28/06/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w