ĐườngBáHổ-DanhhọathờiMinh C ĐườngBáHổ (1470 – 1524) tên thật là Đường Dần, BáHổ là tên tự. Cuối đời tín Phật, lấy hiệu là Lục Như Cư Sĩ và Đào Hoa Am Chủ. Ông vốn người ở huyện Ngô, Tô Châu (Giang Tô), xuất thân từ thương gia kinh doanh rượu “thường thường bậc trung”, nổi tiếng tài hoa và tính cách phong lưu, ngạo nghễ, là người đứng đầu nhóm Giang Nam Tứ Đại Tài Tử thời Minh, đặc biệt nổi trội về tranh sơn thuỷ. ĐườngBáHổ là nhân vật kỳ lạ, để lại rất nhiều truyền thuyết trong dân gian Trung Quốc. Đạo diễn Châu Tinh Trì từng lấy ông làm hình tượng chính xây dựng bộ phim “Đường BáHổ điểm Thu Hương”. ĐườngBáHổ là đệ tử xuất sắc của danhhoạ Chu Thần. Tranh nhân vật (như các bức: Vương Thục cung kỹ, Thu phong hoàn phiến, Lý Đoan Đoan) và tranh hoa điểu (như các bức: Mặc mai, Phong trúc, Câu dục minh xuân, Lâm thuỷ phù dung, Hạnh hoa) của ông đều rất nổi danh, nhưng thành tựu cao nhất của ông tập trung ở tranh sơn thuỷ. Những tác phẩm thời trẻ của ĐườngBáHổ hiện chỉ còn đôi ba bức như Động Đình huỳnh mao chử, Trinh thọ đường và Đối trúc. Tranh thời trung niên của ông ảnh hưởng hoạ phong của Chu Thần khá rõ nét, mà Chu Thần lại ảnh hưởng hoạ pháp của Lý Đường và Lưu Tùng Niên thời Nam Tống, cho nên tranh của ĐườngBáHổ cũng thuộc hoạ phái hàn lâm với phong cách hùng kiện, chặt chẽ, tinh tế, đồng thời ông cũng tham cứu bố cục và kỹ xảo bút mặc của các đại gia Mã Viễn, Hạ Khuê; dung hợp và quán thông tinh hoa của các danhhoạ Lý Thành, Phạm Khoan, Quách Hi (thời Bắc Tống) và Hoàng Công Vọng, Vương Mông thời Nguyên, dần dần tạo ra phong cách riêng cho mình. Song song với việc học tập các danhhoạ đời trước, ĐườngBáHổ cũng rất chú ý học tập ở tự nhiên. Năm 1500, ông dành hơn chính tháng du sơn nhạo thuỷ, bắt dầu từ Tô Châu. Các thắng cảnh và danh sơn đại xuyên như : Lư Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Vũ Di, Nhạn Đãng Sơn, Thiên Đài Sơn, Phổ Đà Sơn, Huỳnh Sơn, Cửu Hoa Sơn; Thung Lũng Hoa Đào, Tây Hồ, Bình Sơn Đường, Vu Hồ, Cửu Giang, Xích Bích, Nhạc Dương Lâu, Động Đình Hồ, Cửu Lý Hồ, Phúc Xuân Giang, Tân An Giang… đều từng in dấu chân ĐườngBáHổ và để lại dấu ấn trong các hoạ phẩm của ông. Khi ĐườngBáHổ trở lại Tô Châu sau chuyến lãng du đó, gia đình ông rơi vào cảnh cùng túng, vợ con lại bỏ nhà đi, bản thân ông phải mưu sinh bằng cách bán văn bán tranh và giải sầu bằng những nét đan thanh. Năm 36 tuổi, ông dời đến Thung Lũng Hoa Đào (Đào Hoa Ổ) dựng mái lều tranh bằng tiền bán tranh và tiêu dao ở đó cho đến cuối đời. Tranh của ĐườngBáHổ có kết cấu chặt chẽ, tạo hình chân thực sinh động, thế núi hùng tuấn, thạch chất cứng cỏi, bút pháp cương kiện, sắc rõ mực đậm với những tác phẩm tiêu biểu: Vương Ngạo xuất sơn, Bái đài thực cảnh, Hành xuân kiều, Quan sơn hành lữ. Cuối đời, hoạ phong của ông thoát ra khỏi ảnh hưởng của Chu Thần, tự thành nhất gia, giai đoạn này, tác phẩm chủ yếu là tranh sơn thuỷ, đại biểu là: Sơn lộ tùng phong, Xuân sơn bán lữ, Lạc hà cô lộ, Hư các vãn lương, Tây châu thoại cựu, U nhân yên toạ, Hạ nhật sơn cư… với bố cục giản, rõ, nét nhỏ như tơ nhưng vẫn không yếu ớt, mang cái đẹp giao hoà giữa cương vừa nhu. Chỉ riêng về vẽ đá, ông đã vận dụng nhiều kỹ thuật đi mực hành bút: đoản khảm, trường suân, thuận bút, sóc hào, phương chiết, viên chuyển. Các cảnh cỏ cây, nhà cửa, suối khe… đều được sắp xếp bài trí cẩn mật theo thứ tự phù hợp, chặt mà không tắc, nhiều mà không rối, giàu dư vị và ý thơ. Mực và màu tuy dày nhưng đã có sự biến hoá đậm nhạt uyển chuyển. Sở dĩ tranh sơn thuỷ của ĐườngBáHổ đạt đến thành tựu thượng đẳng, bút mặc tinh diệu cao thâm, một phần vì ông biết học tập, cách tân, sáng tạo và cũng biết giải phá những khuôn khổ của hoạ phái phương Bắc, hoạ phái Giang Nam, viện thể Nam Tống và cả trường phái văn nhân sơn thuỷ hoạthời Nguyên. Cống hiến nổi bật của ĐườngBáHổ đối với lịch sử hội hoạ Trung Quốc là ở chỗ ông đã tổng hợp được những tinh hoa của Nam tông – Bắc phái, dung hoà được Thi tình – Hoạ ý và đạt được sự giao dung trong mối quan hệ: Thi – Thư – Hoạ. Phần lớn hoạ phẩm của ông hiện được trưng bày tại các bảo tàng: Bắc Kinh, Đài Bắc, Thượng Hải, Tứ Xuyên và một số bức hiện được tàng lưu ở Mỹ như bức Hoa Sơn. Không chỉ hoạ, mà thư pháp của ĐườngBáHổ cũng rất được yêu chuộng, đồng thời ông cũng là một đại thi nhân thời Minh, với nhiều tác phẩm như các tập: Thượng ngô thiên cung thư, Bách nhẫn ca, Giang Nam tứ quý ca, Đào hoa am ca, Nhất niên ca, Nhàn trung ca… Phần lớn tác phẩm của ông là du ký, đề hoạ, cảm hoài biểu hiện sự cuồng phóng và ngạo ngễ, song ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Năm 1523, Đào Hoa Am Chủ bệnh rồi mất ở Đào Hoa Am giữa Thung Lũng Hoa Đào, như ước nguyện sinh thời, để lại bài Đào Hoa Am Ca 桃? 花 庵? 歌 muôn đ?i bất hủ: 桃花坞里桃花庵,Đào hoa ổ lý đào hoa am 桃花庵下桃花仙。Đào hoa am hạ đào hoa tiên 桃花仙人种桃树,Đào hoa tiên nhân chủng đào thụ 又摘桃花换酒钱。Hựu chiết đào hoa hoán tửu tiền 酒醒只在花前坐,Tửu tỉnh chỉ tại hoa tiền toạ 酒醉还来花下眠。Tửu tuý hoàn lai hoa hạ miên 半醉半醒日复日,Bán tuý bán tỉnh nhật phục nhật 花落花开年复年。Hoa lạc hoa khai niên phục niên 但愿老死花酒间,Đãn nguyện đãn tử hoa tử gian 不愿鞠躬车马前。Bất nguyện cúc cung xa mã tiền 车尘马足显者事,Xa trần mã túc hiển giả sự 酒盏花枝隐士缘。Tửu trản hoa chi ẩn sĩ duyên 若将显者比隐士,Nhược tương hiển giả tỉ ẩn sĩ 一在平地一在天。Nhất tại bình địa nhất tại thiên 若将花酒比车马,Nhược tương hoa tửu tỉ xa mã 彼何碌碌我何闲。Bỉ hà lục lục ngã hà nhàn 别人笑我太疯癫,Biệt nhân tiếu ngã thái cuồng điên 我笑他人看不穿。Ngã tiếu tha nhân khán bất xuyên 不见五陵豪杰墓,Bất kiến Ngũ Lăng hào kiệt mộ 无花无酒锄作田。Vô hoa vô tửu sừ tác điền. Tạm dịch: Đào Am giữa lũng hoa đào Có tiên lánh bụi thuở nào lại đây Rừng đào tiên để chốn này Ta bẻ đổi rượu vui say mấy cành Tỉnh ra hoa lại trước mình Say say tỉnh tỉnh vô tình ngày qua Hoa rụng rồi nở năm xa Ước mong chết giữa rượu hoa thơm nồng Ngựa xe luồn cúi chẳng mong Dành người tham lục tiếc hồng đua chen Cành hoa chén rượu làm duyên Vui đời ẩn sĩ, không quen gác lầu Bằng so ẩn sĩ – sang giàu Như trời với đất biết bao cách trùng Ngắm hoa nâng chén ung dung Hơn ai xe ngựa long đong ưu phiền Người đời cười trách ta điên Ta cười người mãi u miên trong trần Kìa xem hào kiệt Ngũ Lăng Không hoa không rượu băng xăng cả đời. Chú thích: Bức tranh minhhọa trong bài là tác phẩm Khán tuyền thính phong đồ (Ngắm suối và lắng nghe gió) của ĐườngBáHổ hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Nam Kinh. . Đường Bá Hổ - Danh họa thời Minh C Đường Bá Hổ (1470 – 1524) tên thật là Đường Dần, Bá Hổ là tên tự. Cuối đời tín Phật, lấy hiệu là Lục Như. Châu Tinh Trì từng lấy ông làm hình tượng chính xây dựng bộ phim Đường Bá Hổ điểm Thu Hương”. Đường Bá Hổ là đệ tử xuất sắc của danh hoạ Chu Thần. Tranh nhân vật (như các bức: Vương Thục cung. hoạ, mà thư pháp của Đường Bá Hổ cũng rất được yêu chuộng, đồng thời ông cũng là một đại thi nhân thời Minh, với nhiều tác phẩm như các tập: Thượng ngô thiên cung thư, Bách nhẫn ca, Giang Nam