1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

"Hồn" cải lương ở đâu? pdf

6 387 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 297,26 KB

Nội dung

"Hồn" cải lương đâu? Thông thường người trong giới hay bình với nhau về cái "hồn" của Cải lương, tức đờn chưa ra nét Cải lương, vở diễn thiếu chất Cải lương hoặc ca diễn chưa ra cái hồn Cải lương… Vậy cái hồn của Cải lương đâu hay thế nào là ra chất Cải lương? PHẦN "HỒN" LÀ TÍNH CHẤT Phạm vi và đối tượng bài này là nói đến cái hồn của Cải lương, nhằm cung cấp cho bạn đọc về khái quát cái "hồn" với ý nghĩa đích thực của nó. Khi nói đến từ "Cải lương" người ta nghĩ ngay, đó là loại hình ca kịch truyền thống Nam bộ để phân biệt với các loại hình ca kịch khác như Hát bội, Chèo, Dù kê… Để phân biệt rặc ròi chất Cải lương (hồn), trước nhất phải có thành phần nhạc Tài tử làm nền tảng, kế đến là những ngôn từ (văn chương) phải mang âm điệu ca ngâm. Một ví dụ đơn giản nhất về chất Cải lương, khi cùng một câu thoại được biểu đạt qua hai cách nói của hai diễn viên (một kịch nói và một Cải lương), "ngày mai này anh phải tạm xa em để lên đường ra biên giới". Diễn viên kịch, nói gọn và dứt khoát như câu nói mà bao người khác đời thường vẫn nói; diễn viên Cải lương, nói với âm giọng khác hơn, vừa nói vừa có một chút ngân giọng hoặc lên xuống giọng những âm tiết (chữ) nhấn trọng âm hoặc kéo hơi dài những âm tiết đó bằng cảm xúc đượm buồn hơn, còn được gọi là ngữ điệu: ngày mai này, anh phải tạm xa… em để lên đường ra… biên giới… chẳng hạn. Nghĩa là nghe âm giọng như lời ru, lời ngâm một số âm tiết trong lời nói có mang theo âm điệu ngân nga, chính âm điệu này là chất Cải lương thuộc về "phần hồn", còn "phần xác" là hình thức cấu trúc các bài bản Cải lương. Nếu có đờn dạo theo đưa hơi thì các âm trong câu thoại sẽ trở thành câu ngâm lại rõ nét chất Cải lương hơn. Như vậy, cái hồn của Cải lương là toàn bộ những hơi điệu của dòng nhạc Tài tử đã biến thể (âm hưởng), liên kết với những từ ngữ có mang tính ca ngâm trong một chu cảnh, trạng thái thích hợp đối với những nhân vật kịch. Nói cách khác, tính chất âm nhạc Tài tử hoá "hồn" vào những ngôn từ thích hợp, mà những ngôn từ đó phải mang ngữ điệu ca ngâm. Nghĩa là từ ngữ còn tuỳ thuộc vào các thể điệu qui định, từ ngữ đó phải mang dấu hiệu của ca ngâm. CHẤT CẢI LƯƠNG TRONG DIỄN TẤU - DIỄN XƯỚNG Diễn tấu gồm hoà tấu (nhiều nhạc cụ), song tấu (hai nhạc cụ), độc tấu (một nhạc cụ) nhưng diễn tấu nói chung cho ra nét Cải lương là một phong cách. Vì nếu diễn tấu nhạc Cải lương mà không ra cái hồn của Cải lương thì trở thành diễn tấu nhạc Tài tử. Bởi nhạc Tài từ tuy là "cha đẻ" của nhạc Cải lương nhưng nó vốn không mang tính chất ca kịch, tức tách khỏi tổ hợp sân khấu (nghe và xem) chỉ mang tính thính phòng (nghe). Nếu nói đầy đủ, nhạc Cải lương với vai trò chính là phục vụ cho sân khấu ca kịch (tình huống kịch và trạng thái nhân vật). Ví dụ, cũng một thể điệu Phụng hoàng trong vở "Nửa đời hương phấn" diễn viên đơn ca (Tài tử) thì lối "rao" và đờn của dàn nhạc vẫn bình thường, người ca cũng ca bình thường khi biểu đạt, nhưng thể điệu Phụng hoàng được các diễn viên ca diễn bằng hình thức sân khấu thì hoàn toàn khác, có điệu bộ, diễn cảm qua hơi giọng, nét mặt tức bộc lộ trạng thái nhân vật… thì thể điệu Phụng hoàng do dàn nhạc tấu theo rất mùi mẫn, tiết tấu nhặt khoan, trầm bổng theo từng lời ca của nhân vật, giọng ca xúc cảm hơn lúc đơn ca, thậm chí có lúc sụt sùi khóc thút thít… các nhạc công nắn nót từng chữ đờn theo ca diễn của diễn viên, khiến diễn viên dễ ngâm, dễ ca và dễ khóc, tức bộc lộ được trạng thái nhân vật. Dàn nhạc trong Tài tử hoà tấu thì cũng giống như dàn nhạc tân hoà âm trong một ca khúc hay tổ khúc nào đó, tức hoà phối âm thanh của các nhạc cụ đồng thời cùng một lượt. Dàn nhạc phải phân bố, điều phối cho từng nhạc cụ diễn tấu cho hợp lí theo từng màn lớp, thậm chí câu nêu, câu rao… Ví dụ, guitar lõm chạy bao sân (tổng quát), kìm trỗi hoặc rao trong những tình huống hùng hồn, xung đột gay gắt, đờn tranh rao những tình huống trữ tình, lãng mạn hoặc lúc êm diệu, buồn man mác, lúc bi thương thì đờn bầu rao lên, guiatr lõm rao hơi Oán tạo âm điệu mùi mẫn, gợi cảm xúc nếu cần là diễn viên có thể khóc một cách chân thật thì đó mới là cái hồn của Cải lương. Nói cách khác, ca diễn, diễn tấu có "hồn". Mỗi diễn viên có chất giọng riêng, mỗi nhân vật có tính cách riêng nên dàn nhạc cũng có từng nhạc cụ rao dọn hơi thích hợp cho họ ca ngâm - diễn cảm, tức tiếng đờn làm thế nào dạo lên là họ nói lối hoặc vô ca cho ngọt thì mới "ăn tiền". Như NSUT Út Bạch Lan chuẩn bị ca ngâm, mà đờn kìm rao lên dọn hơi Nam hay Oán thì bà vô ngọt lịm; NSƯT Thanh Kim Huệ chuẩn bị ca ngâm mà guitar lõm hay đờn tranh dạo lên thì tiếng ca ngâm của chị liền bay bổng hơn; NSƯT Thanh Sang, Lê Thuỷ chuẩn bị nói lối mà đờn kìm hay đờn bầu khơi mào thì ngay từ đầu đã mùi mẫn, người nghe có thể rụng rời tay chân; NSƯT Thanh Tuấn xuất hiện mà guitar lõm rao dây xề, là anh cất giọng ngay từ đầu cuốn hút người nghe như muốn "nín thở" vậy… Và tất nhiên, các nhạc công phải đồng cảm với diễn viên qua cảnh huống mà diễn viên đang ca ngâm cho nhân vật, tức không phải giọng ca cá nhân của riêng mình (salon) nữa. Có thể nói, nhạc công lúc đệm đàn cho diễn viên ca ngâm, nhạc công đó cũng phải gởi hồn hoà nhập tâm trạng mình vào tình cảm của nhân nhân vật thì mới thể hiện được cái hồn của Cải lương qua ngón đờn của mình, người trong nghề còn gọi là "đờn thần" nếu không đạt được điều đó thì chẳng khác nào diễn tấu thuần tuý chơi Tài tử hoặc độc tấu một mình để mình nghe vậy. CHẤT CẢI LƯƠNG TRONG VỞ DIỄN Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong những yếu tố cấu thành chất Cải lương của một tổng thể ca kịch. Vì sao? Vì vở diễn là mảnh đất nuôi trồng cho những nhạc công và diễn viên thể hiện tài năng của mình đó. Trước tiên là nói đến kịch bản phải có tố chất Cải lương thì vở diễn mới toát ra cái hồn của Cải lương được, còn kịch bản thiếu hay yếu chất Cải lương thì vở diễn trình diễn trước công chúng sẽ nhạt nhẽo hoặc biến thể thiếu đi cái hồn ấy, giống như kịch nói xen bài ca hay ca cảnh mà thôi. Kịch bản là nguồn dự trữ chất Cải lương, nó có mối liên lệ tương tác đến hành động ca diễn của diễn viên, diễn viên có điều kiện, cơ hội để bộc lộ sở trường ca ngâm của mình cũng do vốn liếng kịch bản cung cấp. Ta không đi sâu vào nghệ thuật, kĩ thuật biên kịch mà đây chỉ nói lí do cấu trúc thể điệu (bài ca) trong kịch bản Cải lương, làm sao cho có hồn Cải lương để những người thay mặt tác giả kịch bản (diễn viên) gởi đến khán giả vở diễn Cải lương phải đậm đà Cải lương đích thực. Vì kịch bản Cải lương dù được sản xuất ra dưới dạng văn bản, nhưng tính năng của nó không phải để đọc hay để nói như kịch nói, mà để tiến hành hai hành vi đồng thời trong hành động ca và diễn kịch, gọi chung là "ca diễn" thì lúc đó hồn Cải lương mới xuất hiện. Nhưng chu cảnh ca diễn phải xảy ra tại một tình huống và trạng thái cụ thể. Trước tiên, trong kịch bản chưa có sẵn cái hồn Cải lương mà do tư duy của tác giả tưởng tượng ra để thiết kế bài bản thích hợp, tình huống nào sử dụng điệu Xuân tình, Nam Xuân, Văn Thiên Tường, Vọng cổ… còn phải xem xét nhân vật nào để bố trí thể điệu cho phù hợp với tính cách nhận vật đó. Ví dụ, trong một lớp vở Đời Cô Lựu của soạn giả Trần Hữu Trang, nhân vật Cô Lựu và Kim Anh ca lớp Phụng hoàng, lúc Cô Lựu kể đời tư của mình với Kim Anh (Kim Anh ơi! Dĩ vãng quá đau thương…); trong Chuyện tình Hàn Mạc Tử của soạn giả Viễn Châu, viết cho nhân vật Mai Đình và Hàn Mạc Tử ca lớp Văn Thiên Tường - lớp dựng, lúc Hàn Mạc Tử phát hiện mình đã bị bệnh phong cùi, Mai Đình an ủi (Anh Trí ơi! Từ nay anh không còn sợ cô đơn…); trong Lan và Điệp, nhân vật Lan lúc hấp hối, Điệp giả sư cụ vào thăm… Lan ca lớp Tứ đại oán (Dạ thư thầy! Con không phải là Vũ Khắc Điệp, mà con chính là Nguyễn Thị Lan…)… Nếu những tình huống này mà tác giả kịch bản thiết kế bài bản không thích hợp thì các diễn viên ca diễn chưa chắc đã hiện ra hồn Cải lương, có khi là kịch ghép bài ca? Tóm lại, cái hồn Cải lương là tính chất của ca kịch. Ca gồm nhạc và lời (các thể điệu Tài tử và ca từ); kịch gồm nhân vật và sự kiện (đời sống nhân vật và hoàn cảnh, tình huống kịch); với một đặc trưng tiêu biểu là dòng nhạc Tài tử làm chủ đạo… ; các yếu tố cấu thành tạo một hiệu quả gây xúc cảm thật sự đến đối tượng của mình, thì cái gọi là “hồn” đã có trong đó. Ths Đỗ Dũng . "Hồn" cải lương ở đâu? Thông thường người trong giới hay bình với nhau về cái "hồn" của Cải lương, tức đờn chưa ra nét Cải lương, vở diễn thiếu chất Cải lương hoặc ca. cái hồn Cải lương Vậy cái hồn của Cải lương ở đâu hay thế nào là ra chất Cải lương? PHẦN "HỒN" LÀ TÍNH CHẤT Phạm vi và đối tượng bài này là nói đến cái hồn của Cải lương, nhằm. năng của mình ở đó. Trước tiên là nói đến kịch bản phải có tố chất Cải lương thì vở diễn mới toát ra cái hồn của Cải lương được, còn kịch bản thiếu hay yếu chất Cải lương thì vở diễn trình diễn

Ngày đăng: 28/06/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w