ĐiềukỳdiệuvàsứcsốngcủabảnVọngcổ Nhạc sĩ Cao Văn Lầu Là người Việt Nam, không ai không biết hoặc chưa một lần được nghe bài Vọngcổ (bài ca). Không chỉ thế, nhiều người ngoại quốc cũng mê bài Vọng cổ, một số người còn thích học ca hoặc đờn nữa, như Dr. A. Kate William (người Mỹ, luận án Tiến sĩ âm nhạc của ông là “Điệu thức Oán của nhạc Tài tử - Cải lương Việt Nam”), Dr. M. Ghisa (người Đức, luận án Tiến sĩ âm nhạc cũng về đề tài nhạc Tài tử - Cải lương Việt Nam), Musician Shachiya (người Nhật) biết đờn Tranh nhạc Tài tử - Cải lương, và khá nhiều sinh viên nước ngoài đã và đang học tại một số trường Đại học TP HCM thích Vọng cổ… Điều đó làm cho chúng ta không khỏi ngạc nhiên, vì điều gì kỳdiệucủabảnVọng cổ, vàVọngcổ đã để lại một ấn tượng cho nhiều người. Đến lượt mình, Vọngcổ như một ma lực thu hút mọi đối tượng, mà không hề phân biệt một điều gì: giới tính, tuổi tác, giai cấp, vị trí, tầng bậc… Từ lâu bảnVọngcổ còn trở thành một thể điệu chủ lực của nghệ thuật Cải lương nữa, trong giới thường gọi là “bài vua”. CHUYỆN TÌNH CỦA “DẠ CỔ HOÀI LANG” Nói đến quê hương Bạc Liêu, người ta nghĩ ngay đến bản Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Khá nhiều người trong giới biết sự ra đời và tình sử củabản nhạc này. Nhưng hiểu đúng và biết rõ thì không đơn giản chút nào; thậm chí một số thông tin khác từ báo chí, có những bài viết chưa thống nhất về năm ra đời củabản Dạ Cổ Hoài Lang, có người viết ra đời 1918, có người 1919, 1920… Có người gọi bảnVọng cổ, có người gọi là bài Vọng cổ, là sự phát triển kế thừa của Dạ Cổ Hoài Lang. Vì lẽ đó, sau thời gian nghiên cứu theo nhiều tư liệu và chúng tôi đã gặp trực tiếp nhân chứng sống là ông Cao Văn Bỉnh (con trai thứ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu vừa mất năm 2010), và đối chiếu bài phát biểu của ông Cao Kiến Thiết (con trai trưởng của Cao Văn Lầu), tại cuộc Hội thảo Dạ Cổ Hoài Lang ở Bạc Liêu 1992, tư liệu đáng tin cậy; nhằm cung cấp cho bạnđọcvà trong giới những chất liệu chính xác về Dạ Cổ Hoài Lang và trả về tiểu sử vốn cócủa nó. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh: 22.12.1892, tại xóm Cây Cui, thôn Thuận Lễ, tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An); ông mất ngày: 13.08.1976, tại thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Cha của ông là Cao Văn Giỏi (Chín Giỏi), vốn là một nghệ nhân thổi kèn, đánh trống nhạc Lễ, sau là thầy tuồng cho gánh Hát bội. Mẹ của ông là bà Đỗ Thị Tài, nông dân. Ông Cao Văn Lầu theo cha mẹ tha phương xuôi về Bạc Liêu, lúc ông chưa đầy 4 tuổi; cuối cùng dừng lại tại rạch ông Bổn, nay là phường 2, thị xã Bạc Liêu. Tại đây, ông học đờn Tranh và Kìm của thầy nhạc Khị (Lê Tài Khi), cùng thời với Trịnh Thiên Tư, Ba chột, Mười Khói, Hồng Phát, Trần Tấn Trung (soạn giả Mộng Vân), Tư Biên, Chín Máng… Thời gian học nhạc tại nhà thầy, Cao Văn Lầu yêu cô Hai Thân (con gái của thầy nhạc Khị), nhưng lúc đó nhà nghèo không có tiền cưới; rồi cô Hai Thân cũng đi lấy chồng. Cao Văn Lầu đau buồn cho mối tình đầu không thành chỉ vì “phận nghèo”. Sau đó, ông nghỉ học. Thấy con buồn bã, ông bà Chín Giỏi bán lúa non để có tiền cưới vợ cho con. Vợ ông Cao Văn Lầu là bà Trần Thị Tấn ở Điền Tây Ô – Bạc Liêu, là một phụ nữ đẹp người đẹp nết, lại giỏi giang việc nhà và ruộng rẫy. Nhưng sau ba năm chung sống vợ chồng, bà Tấn vẫn không sinh con đẻ cháu cho ông bà Chín Giỏi ẵm bồng. Trong khi đó, quan niệm phong kiến về hôn nhân gia đình thời đó rất khắc nghiệt “Tam niên vô tử bất thành thê”; ông bà Chín Giỏi buộc vợ chồng ông Cao Văn Lầu chia tay, để bà cưới vợ khác cho ông Lầu. Dâng lời mẹ, ông Cao Văn Lầu đưa vợ về bên mẹ vợ, nhưng ông thì không chịu cưới vợ khác vì ông rất yêu thương vợ. Nhiều đêm khi xa vợ, Cao Văn Lầu không ngủ được, nằm trằn trọc nghe tiếng trống đêm ở chùa Vĩnh Phước vọng lại mà não lòng. Cao Văn Lầu nhớ đến bài “Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” theo điệu Nam Ai; ông lại liên tưởng đất nước đang bị Thực dân xâm lược, làm cho biết bao phụ nữ sốngcô đơn chờ chồng, tâm trạng ấy chẳng khác gì cảnh vợ chồng ông; là hình ảnh của những chinh phu – chinh phụ… Đó là những cảm xúc thúc đẩy, dẫn đến buổi bình minh của Dạ Cổ Hoài Lang, “Hò là xang xê cống… = Từ là từ phu tướng…” (1917). Sau đó, tác phẩm được sự góp ý sửa chữa của thầy Thống (tức nhà Nho học Nguyễn Xuân Thơ) và sư Nguyệt Chiếu ở chùa Vĩnh Mỹ, về tựa bài, một số chữ nghĩa; rồi ông đem ra trình bày với một số đồng nghiệp, và cũng được góp ý thêm. Một hôm, Cao Văn Lầu lén cha mẹ đi thăm vợ; hai người hẹn gặp nhau tại nhà ông Chín Đại (đờn Tranh, thân phụ của NS Bảy Cao), ông Lầu mượn đờn Tranh của Chín Đại, vừa đờn vừa ca cho vợ nghe và nói “Tui viết bản nhạc này để tặng cho mình”… Sau đó, ông Lầu đem vợ gởi qua nhà dì Ba Xịu, nơi thuận đường ông đến thăm và cha mẹ ông khó phát hiện (1918) Khi được tin vui, “vợ Cao Văn Lầu có thai” ông bà Chín Giỏi niềm nở đón con dâu về và khoe giáp xóm! Kết quả, cậu con trai đầu lòng ra đời (1919) tên là Cao Kiến Thiết (sau này ông là cán bộ ngoại giao cấp cao – Đại sứ quán Mông Cổ); cũng là lúc bản Dạ Cổ Hoài Lang được phổ biến trong giới Tài tử Bạc Liêu. Vậy, bản Dạ Cổ Hoài Lang được nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác từ năm 1917, đến khi được hai nhà sư góp ý đặt tên, bản bè cùng tham khảo vào khoảng 1918, nhưng khi tương đối hoàn chỉnh thời kỳ đầu và được công bố chính thức trong giới Tài tử Bạc Liêu vào năm 1919. NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA DẠ CỔ HOÀI LANG Theo tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu về Da Cổ Hoài Lang, trong đó có công trình nghiên cứu của ông Trương Bỉnh Tòng với những chất liệu trrùng khớp và đáng tin cậy. Có thể nói, Bản Dạ Cổ Hoài Lang khi thành phẩm, nó luôn phát triển theo thời gian với sự tăng tiết tấu, mở rộng nhịp thức: từ 2 – 4 – 8 – 16 – 32 – 64; và như vậy, mỗi lần tăng nhịp là nó để lại một dấu ấn trong Đờn ca Tài tử và Sân khấu Cải lương. Xin nói thêm về sự khu biệt của tên gọi “bản” và “bài”; từ “bản” là để chỉ bản nhạc chưa có lời ca, “bài” là để chỉ bài ca, tức có cả nhạc và lời. Bản Dạ Cổ Hoài Lang ban đầu có 20 câu, nhịp 2 (mỗi câu có 2 nhịp); khi tăng lên nhịp 4 (mỗi câu có 4 nhịp) thì có tên gọi là VọngCổ Hoài Lang, theo sự gợi ý của ông Nguyễn Xuân Thơ. Vì Dạ Cổ Hoài Lang theo nghĩa Hán – Việt, là đêm đêm nghe tiếng trống nhớ chồng; còn VọngCổ Hoài Lang, là càng nhớ về truyền thống xưa càng thương nhớ chồng (Tham luận của Trương Bỉnh Tòng); nên từ “Dạ Cổ” đổi thành “Vọng Cổ”. Những năm đầu thập niên 20 của thể kỷ trước, nhạc sĩ Bảy Kiên ở gánh Cải lương Tập Ích Ban, kéo dài từ nhịp đôi thành nhịp tư và được nhạc sĩ Cao Văn Lầu đồng ý (1920 – 1923). Giai đoạn này, soạn giả Huỳnh Thủ Trung (Tư Chơi) viết tuồng “Khúc Oan Vô Lượng” vào những năm đầu thập niên 30, ông đưa bảnVọngCổ Hoài Lang nhịp 4 vào, cho Nghệ sĩ Phùng Há ca. Sự nới rộng nhịp thức, tạo hiệu quả ca ngâm ngân nga, đưa hơi nghe mượt mà hơn. Khi bản nhạc tăng lên nhịp 8 (mỗi câu có 8 nhịp), có một soạn giả viết hai bài “Nặng Gánh Nợ Đời” và “Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa” do Nghệ sĩ Năm Nghĩa ca trong dĩa Asia, và được phát hành khắp nơi vào giữa thập niên 40 (1944 – 1946). Một lần nữa, sự tăng nhịp thức buộc tác giả viết lời ca dài thêm, tạo hiệu quả phong phú về nghệ thuật ca từ; người ca cóđiều kiện để biểu đạt làn hơi chất giọng. Chính vì thế, mà giai đoạn này Nghệ sĩ Năm Nghĩa đã làm nức lòng thính giả qua hai bài ca nói trên, để lại một dấu ấn sâu đậm trong tiểu sử củabản nhạc này. Tính biện chứng của dấu ấn này, bản nhạc chấp cánh cho nghệ sĩ nổi danh, và qua biểu đạt của người ca sĩ làm cho sự thực nghiệm của nhịp thức mới càng phong phú về nhạc điệu. Đến thập đầu niên 50, bảnVọngCổ Hoài Lang lại thêm một dấu ấn trong tiểu sử của mình; là tăng gấp đôi nhịp, từ nhịp 8 lên nhịp 16 (mỗi câu có 16 nhịp). Thông thường nhịp thức tăng là sự mở rộng tiết tấu, thì lời ca cũng phải gia tăng thêm cho tương đồng với nhịp điệu. Giai đoạn này, bảnVọngCổ Hoài Lang một lần nữa được đổi tên là VọngCổ Bạc Liêu, cốt để nhấn mạnh sự ra đời, nguồn gốc và chủ nhân của nó là ở Bạc Liêu. Có một tác giả viết bài “Tôn Tẩn gỉa điên” do nghệ sĩ Út Trà Ôn ca trong dĩa Asia; ông đã tạo sứcsống mới cho bài VọngCổ thêm trẻ trung, trữ tình, với phong cách mới là ca buông hơi, nhấn nhá câu ca, nghệ thuật trường canh… Cũng từ bài Vọngcổ giai đoạn mở đầu nhịp 16, mà trong giới và công chúng tặng cho nghệ sĩ Út Trà Ôn danh hiệu là “Đệ Nhất Danh Ca”. Do dòng chảy của thời gian và quy luật phát triển tất yếu, kể từ giai đoạn này từ “Vọng cổ” tồn tại cho đến hôm nay. Qúa trình đó là sự sáng tạo của nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn để làm thành bản nhạc từ nhịp 2 đến nhịp 4, 8, 16, 32… Và mỗi lần “thay da đổi thịt” như vậy, Vọngcổ thêm một kỷ nguyên về nhịp điệu, nội dung ca từ càng phong phú, giàu chất thơ ca - văn học. SỰ HOÀ KẾT CỦABẢNVỌNGCỔ Qua nhiều giai đoạn phát triển như nói ở bài viết trước, từ Dạ Cổ Hoài Lang đến VọngCổ Hoài Lang, Vọngcổ Bạc Liêu; khi bản nhạc này định hình ở loại nhịp 32 (mỗi câu có 32 nhịp, lời ca thường là 20 nhịp, còn 12 nhịp không có lời gọi là “thừa” hoặc “láy”), sứcsốngcủabản nhạc không dừng lại trong phạm vi Bạc Liêu nữa, mà nó được phổ biến rộng khắp Nam bộ, nên chỉ còn tên gọi là “Vọng cổ” cho đến hôm nay. Sau đó với một thời gian ngắn, nhạc sĩ Bảy Bá (soạn giả Viễn Châu) sáng tác lời và mở rộng bảnVọng cổ, tăng lên nhịp 64 với bản “Ba Râu đi Chợ Lớn”, ông viết lời ca nhiều chữ cho NS Văn Hường ca hài hước trên dĩa hát Hồng Hoa. Vì lời ca quá nhiều chữ theo cách ca lùa văn của NS Văn Hường không thích hợp với lối chơi đờn ca Tài tử, trừ một số ít người nháy giọng NS Văn Hường, đại đa số các Tài tử đã không học lối ca hài hước, nên bảnVọngcổ trở lại nhịp 32. Cũng với nhịp thức này, những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhạc sĩ Bảy Bá là một trong những người đưa tân nhạc hoà kết với bảnVọng cổ; bằng cách mở đầu gác một đoạn tân nhạc, rồi Vọngcổ câu 1 và 2, giữa bài ca là một đoạn tân nhạc nữa, rồi Vọngcổ câu 5 và 6. Có những bài ca lại pha tân nhạc vào giữa câu Vọngcổ nữa, nên gọi là Tân cổ giao duyên. Buổi bình minh của thể loại Tân cổ giao duyên, có thể nói bài Cô Gái Bán Đèn Lồng hoặc Cô Hàng Chè Tươi của soạn giả Viễn Châu do NS Lệ Thuỷ ca, là đánh dấu một phong cách mới nữa củabảnVọng cổ. Sau đó, soạn giả Loan Thảo được xem như người có nhiều tác phẩm để đời về thể loại này, và Tân cổ giao duyên vẫn đồng hành với thời gian phát triển củabảnVọngcổ cho đến bây giờ. Cũng xu hướng phát triển tương tự, bảnVọngcổ còn hoà kết với một số thể điệucủa Cải lương. Sự hoà kết ấy, không chỉ gác đầu hoặc đan xen giữa bài ca là một bản vắn như Kiều Nương, Sơn Đông Hướng Mã, Ngũ Điểm Bài Tạ, Sương Chiều, Tú Anh…; mà nhiều tác giả còn chặt khúc những thể điệu lớn để hoà kết với Vọng cổ, như đan xen đa phần là những thể điệu thuộc hơi Nam – Oán cho phù hợp tính cách củaVọngcổ như Ngựa Ô Nam, Nam Xuân, Phụng Hioàng, Trường Tương Tư, Tứ Đại Oán… Sau năm 1975, bảnVọngcổ lại bước sang phong mới nữa, đó là sự hoà kết với nhạc mới, gác đầu và đan xen thể điệu Cải lương và các điệu Lý. Có thể thấy, những về bài Tân cổ giao duyên hoà kết với nhạc mới những năm đầu giải Phóng như Tiếng Chày Trên Sóc Bom Bo, Em Ở Nơi đâu, Tình Đồng Chí, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Dòng Sông Quê Em, Em Nông Trường Anh Biên Gíơi… Những tác gỉa viết thể loại này khá thành công như Thanh Vũ, Huyền Nhung, Phong Trường Sơn, Huỳnh Vũ… Nhiều tác giả viết Vọngcổ nổi tiếng, thường hoà kết các thể điệu Cải lương hoặc Lý như Trần Nam Dân, Ngô Hồng Khanh, Trọng Nguyễn, Châu Thanh, Dương Thị Thu Vân, Hà Nam Quang, Thanh Hiền, Thanh Vũ, Hồng Quân, Huyền Nhung, Minh Thuỳ, Văn Hồng Cẩm, Hồ Sỹ… Một số tác giả khác thường sử dụng các điệu Lý mới của nhạc sĩ Cao Văn Lý (Phạm Lý) và hai thể điệu mới của NSƯT – danh cầm Văn Giỏi: Đoản Khúc Lam Giang và Phi Vân Điệp Khúc đều sáng tác sau 1975. Hai thể điệu được xem là hiện tượng “Văn Giỏi” hơn hai thập niên cuối của thế kỷ trước, vì không chỉ hoà kết ở những bài Vọng cổ, mà hầu hết những vở Cải lương từ ấy đến nay thường có một trong hai thể điệu này. Riêng các nghệ sĩ Cải lương cũng rất yêu thích hai thể điệu này, tính chất nhạc điệu trữ tình, mượt mà, giai điệu dễ chinh phục người nghe và người biểu đạt cóđiều kiện để phô diễn làn hơi chất giọng của mình. Vì thế, nhiều nghệ sĩ thường yêu cầu các tác giả khi viết Vọngcổ hay kịch bản Cải lương nên quan tâm đưa hai điệu này vào tác phẩm để họ biểu đạt sở trường – sở đoản của họ. ĐIỀUKỲDIỆUCỦABẢNVỌNGCỔ Trước nhất là ta thấy sứcsốngcủabảnVọngcổ (tức bản nhạc), hình thức cấu trúc không quá phức tạp, chỉ 6 câu, dù trước đây vốn 20 câu, nhưng cô đọng lại chỉ 6 câu, có những bài Vọngcổ chỉ sử dụng 4 câu; còn trong Cải lương thì vô chừng, tác giả kịch bản tuỳ sử dụng theo tính cách nhân vật và tình huống kịch, lúc 1 hoặc 2 câu hay 3 câu, xé lẻ ra mà không nhất định phải tuân thủ theo qui ước thứ tự nào. Một điều chúng ta nên nhớ rằng, hàng trăm tác giả viết kịch bản Cải lương vàVọng cổ, về âm nhạc là họ không phải tốn trí tuệ, công sức để sáng tác nhạc, mà nền nhạc có sẵn tác giả chỉ viết lời và viết ra hàng vạn lời ca khác nhau, nội dung, tư tưởng khác nhau thành triệu triệu ca từ khác nhau; nhưng cũng chỉ trong qui phạm của 6 câu Vọngcổ với bấy nhiểu chữ nhạc mà thôi (chỉ từng đó nhạc); và cũng chỉ có 5 âm cơbản là Hò, Xự, Xang, Xê, Cống không hơn không kém. Nhạc sĩ diễn tấu hàng trăm người chỉ đờn 6 câu thôi, mà đã có hàng trăm cách đờn khác nhau không ai giống ai, chữ nhạc (tiếng đờn) vô cùng thiên biến vạn hoá hàng vạn chữ từ 5 âm chính. Trong khi đó, nhạc quãng 8 phương Tây, mỗi tác phẩm là lời ca mới và chữ nhạc mới; mỗi lần sáng tác ca khúc là mỗi lần sáng tác một bản nhạc; nó không có những điềukỳdiệu như Vọng cổ, nó không dễ sáng tác và sáng tác ca khúc khó hay như bài Vọng cổ. Vì thế là dòng nhạc quãng 8 ít nhạc sĩ sáng tác thành công, còn tác giả Vọngcổ dễ thành công và công chúng biết đến nhiều hơn. Có một lần, một cựu chiến binh Mỹ tên là Paul Nguyễn, ông ta tham chiến ở miền Nam – Việt Nam trước 1975; từ sau năm 1990 đến nay ông thường qua lại Việt Nam và ông ta lấy vợ Việt Nam ở Biên Hoà – Đồng Nai (bạn tôi). Nhiều năm nay ông sưu tầm nhạc cụ cổ Việt Nam đem về Mỹ bán cho Trường Đại học Harward; có một lần ông ta hỏi tôi “Bản nhạc Vọngcổ sao hay lạ thường thế, chỉ có bao nhiều khuông nhạc mà tác giả nào viết lời cũng được và hay, đưa vào Cải lương nghe càng hấp dẫn, nó có bí quyết gì? ”. Tôi chỉ trả lời: “Đó là điềukỳdiệucủabảnVọngcổ vốn đã thế, bạn muốn biết tại sao, bạn phải tìm hiểu và học hỏi nó thì mới hiểu điềukỳdiệu ấy, thời gian ít nhất là ba năm; tức là rành tiếng Việt và học khoá diễn viên Cải lương hoặc khoá Lý luận sân khấu của Trường ĐH SK&ĐA”… Bài Vọngcổ là một phương tiện âm nhạc có khả năng chuyên chở nội dung, tư tưởng rất phong phú và đa dạng hoá về thể tài (đề tài, thể loại nghệ thuật), là một phương pháp mô tả tính cách khá đặc biệt, cũng chỉ một bản nhạc cố định 6 câu đó thôi, nhưng lúc thì diễn đạt tính Hùng hồn, lúc thì bi ai, thương giận, oán hận, trữ tình, buồn chán, vui nhộn hài hước… Nó được ví như một “thần dược” trị được nhiều chứng bệnh nan y vậy. Do vậy, bất cứ lĩnh vực nào, đề tài, Vọngcổ cũng có thể can dự vào, ca ngợi cũng được, phê phán cũng xong, tả ý, tả tình, tả chân, tả thật đều được công chúng đồng thuận. Đây cũng là một trong những đặc điểm hoà kết về mặt tính chất, và là thế mạnh củaVọngcổ hơn hẳn các thể điệu khác trong nhạc Tài tử và Cải lương. BảnVọngcổcó rất nhiều điềukỳ diệu, nó ra đời muộn hơn so với nhiều thể điệu Tài tử - Cải lương, nhưng không bao lâu, có thể tính từ giữa thập niên 40 của thể kỷ 20, nó trở thành “Bá chủ”, là một bài bản chủ lực nhất của Cải lương, nếu một vở ca kịch mà không có ít nhất vài câu Vọngcổ thì vở đó không thành Cải lương. Nhiều khán, thính giả thưởng thức Cải lương là mê nghe ca Vọng cổ; hầu hết họ đến rạp xem Cải lương cũng chỉ vì chờ xem nghe đào kép xuống “Hò” Vọngcổ rồi vỗ tay, huýt sáo tán thưởng. Bài Vọngcổcó trường phái nhưng không có trường lớp chính qui cho riêng nó; bài Vọngcổ dễ học ca mà không cần trải qua trường lớp, biết bao người không phải là nghệ sĩ nhưng vẫn có thể ca hay như nghệ sĩ; từ nam – phụ - lão - ấu, quan dân, quan chức, trí thức phần đông ít nhất cũng biết ca vài câu Vọngcổ hoặc ngâm nga, í ới vài lời rồi xuống…”Hò” cho thoả khẩu giọng. Tính Phổ cập củabảnVọngcổ rất nhanh và rộng, đối tượng ca Vọngcổ không còn chỉ phạm vi Nam bộ, mà hiện nay trên cả nước nhiều người biết ca và ca hay, ngay từ Thủ đô Hà Nội, đến các tỉnh, rồi từ Quảng Nam – Đà Nẵng – Huế… Và mỗi lần người nghe Vọngcổ cả người ca Vọngcổ khi cất cao giọng để xuống “Hò” thì dường như ai cũng có giây phút nín thở đó để chờ xuống “Hò”… Vọngcổ đã làm “cho xiêu lòng chị cho dầy duyên em” là thế! BảnVọngcổ còn có thể có những điềukỳdiệu khác mà chúng ta chưa thể tiên đoán được; bởi lẽ, từng giai đoạn phát triển xã hội thì Bản nhạc này lại có những điều thú vị, mới hơn. Nghệ thuật Cải lương nhiều thập niên rồi yếu đi mà vẫn chưa thay đổi được cục diện, còn bài – bảnVọngcổ thì không ngừng phát triển đa dạng, ngày càng phong phú được trong giới và các phương tiện truyền thông chăm chú hơn. Nhiều cuộc thi sáng tác, giọng ca Cải lương “Bông Lúa Vàng”, “Chuông Vàng Vọng Cổ”, nhiều nghệ sĩ Cải lương đi show lẻ, các Đài PT&TH đều lấy bảnVọngcổ làm nền tảng; và chắc rằng BảnVọngcổ trong tương lại sẽ còn nhiều điềukỳdiệu nữa… . quan tâm đưa hai điệu này vào tác phẩm để họ biểu đạt sở trường – sở đoản của họ. ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA BẢN VỌNG CỔ Trước nhất là ta thấy sức sống của bản Vọng cổ (tức bản nhạc), hình thức cấu. lương, và khá nhiều sinh viên nước ngoài đã và đang học tại một số trường Đại học TP HCM thích Vọng cổ Điều đó làm cho chúng ta không khỏi ngạc nhiên, vì điều gì kỳ diệu của bản Vọng cổ, và Vọng. Điều kỳ diệu và sức sống của bản Vọng cổ Nhạc sĩ Cao Văn Lầu Là người Việt Nam, không ai không biết hoặc chưa một lần được nghe bài Vọng cổ (bài ca). Không chỉ thế,