1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thuyết trình tư tưởng hồ chí minh

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và quá trình nhận thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Tho, Trần Đặng Minh Nhựt, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trịnh Thị Bích Thủy, Phan Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Thị Thúy Duy, Nguyễn Văn Được, Phan Nhựt Nam, Lý Đỗ Xuân Hoàng, Lê Thanh Khoa, Nguyễn Thị Như Ý, Ngô Thị Mỹ Thức, Nguyễn Thị Trúc My
Người hướng dẫn Huỳnh Ngọc An, GVHD
Trường học Trường Đại Học An Giang
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Báo cáo thuyết trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 nêu khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thố

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA DU LỊCH & VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LỚP DH21VN2 NHÓM 8 GVHD: HUỲNH NGỌC AN

An Giang, năm 2023

Trang 2

Bảng phân công việc

Trang 3

15 Nguyễn Thị Trúc My DVN20654

1

Thuyết trình

Trang 4

CHỦ ĐỀ 1: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) nêu khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh như sau:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm, toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin vào điều kiện cụthể của nước ta, kế thừa và phát triển cá giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thân vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta mãi mãi soi đường cho

sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”

- Khái niệm trên đã nêu rõ cấu trúc, nguồn gốc, nội dung và giá trị của

tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc ta

1 Về cấu trúc: Trong khái niệm nêu lên Tư tưởng Hồ Chí Minh

“là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”

 Đảng nêu khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh là một “hệ thống” có nghĩa là bao gồm nhiều bộ phận, nhiều quan điểm, lý thuyết có mốiliên hệ biện chứng chặt chẽ với nhau Hệ thống quan điểm đó vừa

đề cập “toàn diện” đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của cách mạng Việt Nam; vừa bàn luận một cách “sâu sắc” ở mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề của cách mạng

 Tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung bàn đến các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm: xác định con đường của cách mạngViệt Nam; mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng; lực lượng tiến hành; phương pháp tiến hành và giai cấp lãnh đạo cách mạng

 Tuy nhiên chúng ta cần hiểu, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc nhưng là về “những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” chứ không phải về tất cả các vấn đề của

1

Trang 5

xã hội Việt Nam để tránh có nhận thức sai lầm và xuyên tạc về tư tưởng Hồ Chí Minh.

2 Về nguồn gốc: Trong khái niệm nêu lên Tư tưởng Hồ Chí Minh

“là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại” Đảng ta đã chỉ rõ ba nguồn gốc lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm:

- Chủ nghĩa Mác – Lênin

- Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Tinh hoa văn hóa của nhân loại

 Điều đó cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ được hình thành từ những suy nghĩ chủ quan của Hồ Chí Minh mà dựa trên những cơ sở khoa học, những tiền đề tốt đẹp trước đó cả trong và ngoài nước Và điểm đặc biệt là Người đã kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo “vào điều kiện cụ thể của nước ta” chứ không áp dụng một cách rập khuôn, máy móc Đặc biệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin có vai trò quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, vì nó cung cấp cho Hồ Chí Minh một thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Dựa trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam, từ đó tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh đã có sự chuyểnbiến về chất Người tiếp thu và phát triển những giá trị tích cực vănhóa dân tộc, tinh hoa truyền thống tốt đẹp của nhân loại Tiến hành phân tích, đặc biệt là kinh nghiệm từ những hoạt động động thực tiễn để đưa ra những nhận định, đánh giá, đúc kết lại một cách khoa học Và cuối cùng Người đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn – con đường cách mạng vô sản đưa cách mạng nước ta đi đến thành công Vì thế Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trongviệc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Về giá trị và ý nghĩa: Đảng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh

“là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”

1

Trang 6

Lịch sử đã chứng minh, cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng

Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận đúng đắn, định hướng cho Đảng ta trong tổ chức lực lượng và xây dựng đường lối cách mạng, dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi Lập nên nước Việt Nam Dân đưa cả nước

đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hộị Đảng ta đã chỉ rõ: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng, đã đem lại thắng lợi cho công cuộc đổi mới ở nước ta, sẽ tiếp tục dẫn dắt chúng ta trên con đường xây dựng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam “Độc lập - Tự

do - Hạnh phúc” và trong giai đoạn hiện nay là soi đường cho Đảng vànhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh”

II Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh

Qua những cuốn sách, các bài viết của các lãnh tụ cùng thời với Hồ Chí Minh, như cuốn “Cách mạng tháng tám” (1946) khẳng định:

“Chúng tôi trình bày con đường cứu nước và xây dựng đất nước của dân tộc ta trong giai đoạn này, con đường vẻ vang mà Hồ Chủ tịch đã vạch ra cho dân tộc ta”; “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947);

“Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” (1948) của đồng chí Trường Chinh; cuốn “Lãnh tụ của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam” (01/1950); của đồng chí Lê Duẩn; Phạm Văn Đồng viết tác phẩm “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc” (1948), đã đề cập đến hình ảnh và công lao của Hồ Chí Minh về con đường vẻ vang mà Hồ Chủ tịch đã chọn, sự vận dụng xuất sắc chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta để đề ra đường lối chủ trương và phương pháp cách mạng đúng đắn

1 Chủ quan

- Ngay từ khi Đảng ra đời, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thông qua các văn kiện làm thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng từ các văn kiện gồm Chính cương vắn tắt; Sách lược vắn tắt; Chương trình vắn tắt; Điều lệ vắn tắt Cương lĩnh này đã thể hiện những nội dung rất cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam

2

Trang 7

- Sau khi Đảng ra đời , tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua thử thách và đã được khẳng định lại Việc nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng như vai trò của Người đối với quá trình phát triển của dân tộc từ sau khi là một quá trình không đơn giản Đã

có những sự hiểu không đúng từ Quốc tế Cộng sản và từ một số ngườitrong Đảng Cộng sản Đông Dương Nhưng thực tế đã chứng minh cho

sự đúng đắn của những quan điểm của Hồ Chí Minh và những người tham gia Hội nghị thành lập Đảng, vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh đã được khẳng định lại

- Khi Hồ Chí Minh mất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tôn vinh

Hồ Chí Minh là “Anh hùng dân tộc vĩ đại” Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có đoạn nêu rõ: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: “Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch HồChí Minh”

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) là một cột mốc lớn khi nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), Đảng đã nhận thức

về tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đầy đủ hơn so với Đại hội VII:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của

sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điềukiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) đã nêu rõ “ tư tưởng

vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là nền tảng

3

Trang 8

tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta”.

- Các đại hội đại biểu toàn quốc tiếp nối về sau, Đảng cũng luôn khẳng định công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam Xác định nhiệm vụ “thực hiện thường xuyên, sâu rộng,có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị”, kiên định vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Khách quan

- Ở bình diện quốc tế: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), tại Khóa họp Đại Hội đồng lần thứ 24 ở Pari, từ ngày 20-10-1987 đến ngày 20-11-1987, đã ra Nghị quyết số 24C/18.6.5 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

=> “Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày sinh củaChủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam

4

Trang 9

CHỦ ĐỀ CHÍNH: PHÂN TÍCH CƠ SỎ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀM RÕ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ

PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Cơ sở thực tiễn

1.1 Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp

- Từ 1858 – cuối thế kỉ XIX, các phong trào yêu nước nổ ra khắp mọi nơi như khởi nghĩa của Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,… Tiêu biểu nhất của giai đoạn này là phong trào Cần Vương, tuy rất anh dũng nhưng tất cả đều thất bại

=> Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã lụi bại, lỗi thời

- Sau khi bình định được Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Thực dân Pháp về cơ bản vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mở thêm các đồn điền, hầm mỏ Xuất hiện tầng lớp công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị

=> Từ đây, bên cạnh mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến, xuất hiện thêm mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản

và mâu thuẫn giữa toàn bộ dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp

- Cùng với sự biến đổi trên, hàng loạt các cuộc vận động cải cách và cách mạng dân chủ tư sản ra đời Tiêu biểu là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu, Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh khởi xướng,

=> Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thấtbại Nguyên nhân chủ yếu đến từ giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, các tổ chức và người lãnh đạo chưa có đường lối và phương phápcách mạng đúng đắn

Câu hỏi thực tiễn được đặt ra là: Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi

5

Trang 10

- Không chỉ giai cấp tư sản, giai cấp công nhân cũng có phong trào của riêng họ.

+ Cuối thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã xuất hiện nhưng số lượng rất

ít ỏi và dần trở nên đông đảo và phát triển do các lần khai thác thuộc địa của Pháp

+ Giai cấp công nhân chịu 3 tầng áp bức: thực dân, tư bản, phong kiến Họ đã sớm có tư tưởng vùng lên nhưng hình thức đấu tranh vẫn còn thô sở như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể rồi dần tiến tới bãi công, đình công

+ Sau khi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của HCM truyền bá vào Việt Nam, phong trào công nhân đã có hệ tư tưởng và người lãnh đạo đúng đắn Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam Minh chứng rõ ràng nhất là cách mạng Việt Nam Sau đó chính thực tiễn Đảng lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước góp phần bổ sung phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các phương diện

1.2 Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới

đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước đế quốc như Pháp, Mỹ, Nga, Đức, Ý, Bỉ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa, biến các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của các nước

đế quốc

=> Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa và phụthuộc ngày càng phát triển gay gắt đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển

- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới

6

Trang 11

- Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy

sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các đảng cộng sản ở nhiều nước

- Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của nhà nước Xô viết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên

Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, công nhân vàphong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứunước

=> Đó là cơ sở thực tiễn cách mạng thế giới trực tiếp dẫn tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ chí Minh

2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN

- Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú, bền vữngvới những truyền thống tốt đẹp và cao quý

- Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm:

+ Truyền thống này là cơ sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đất nước của người Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng Chính lòng yêu nước đã thôi thúcNgười ra đi tìm đường cứu nước và ý chí kiên cường đã giúp người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện mục đích của mình là độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân

+ Chính Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi

Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguyhiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

7

Trang 12

=> Dân tộc Việt Nam có lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành những truyền thống tốt đẹp: đó trước hết là tinh thần yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt Nam.

Đó chính là cơ sở đầu tiên, nguồn gốc sâu sa hình thành nên tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh

Tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc:

+ Truyền thống này hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnhvà nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và vớigiặc ngoại xâm Người Việt Nam quen sống gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau

- Tinh thần lạc quan, yêu đời:

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời đã giúp người Việt Nam có niềm tin vào sức mạnh củabản thân mình, tin vào thắng lợi của chính nghĩa

- Tinh thần cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu

+ Với tinh thần ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa đón nhận tinh hoa của văn hoá nhân loại, từ Nho, Phật, Lão của phương Đông đến tư tưởng văn hoá hiện đại phương Tây, biến cái của người thành cái của mình

Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:

- Chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cường để dựng nước và giữ nước tồn tại trong suốt lịch sử của dân tộc

- Tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ làm cho mối quan hệ Cá Gia đình-Làng-Nước ngày càng trở nên bền chặt và nương tựa vào nhau để sinh tồn và phát triển

nhân Dũng cảm, cần cù, dẻo dai trong lao động sản xuất, chiến đấu để sinhtồn và phát triển trước thiên nhiên và kẻ thù xâm lược

8

Trang 13

- Đồng thời tiếp nhận những giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại.

→ Chủ nghĩa yêu nước là điểm xuất phát, là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin, là một trong những nguồn gốc chủ yếu hình hành tư tưởng Hồ Chí Minh

Vai trò của việc giáo dục truyền thống dân tộc đối với sinh viên:

- Việc giáo dục truyền thống dân tộc với sinh viên hiện nay là vô cùng cần thiết

+ Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Thể hiện ở việc học tập tốt, tuân thủ chủ trương đường lối pháp luật của nhà nước, quan tâm đến cộng đồng, chấp hành quy đình của Đảng,Nhà nước

+ Phát huy truyền thống đoàn kết

+ Lạc quan

+ Cần cù chịu khó vượt lên mọi hoàn cảnh chăm chỉ học tập rèn luyện

- Tạo nền tảng tinh thần vững chắc, thực hiện đại đoàn kết toàn dân xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội

=> Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam lên tần cao mới Tư tưởng của người là sự kết tinh, hội tụ và tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt Nam Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc vĩ đại và cũng chính người đã làm rạng rỡ dântộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta

2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại

Xuất thân trong gia đình khoa bảng, trước khi ra đi tìm đường cứu nước, dù phải tiếp nhận những tri thức thông qua nền giáo dục theo kiểu Hán học hay của Phương Tây, Hồ Chí Minh cũng đã được trang

bị một học vấn thấm đậm chủ nghĩa yêu nước- nhân văn Việt Nam

9

Trang 14

Cũng vì vậy những giá trị tinh túy của văn hóa nhân loại đã được Hồ Chí Minh dễ dàng chọn lọc và tiếp nhận.

– Văn hóa phương Đông

Tinh hoa văn hóa, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông, và ở Việt Nam trước đây

 Về Nho giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng

nhân trị, đức trị để quản lý xã hội Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đứccủa Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức đến một thế giới đại đồng

 Về Phật giáo, là một tôn giáo lớn bao gồm các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu luyện dựa trên lời dạy của Đức Phật Thích Ca mâu ni Phật giáo với tư cách là một triết thuyết về giác ngộ, giải phóng, đề cao đức từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, cứu khổ, cứu nạn, khi truyền đến Việt Nam Hồ Chí Minh chú ý kế thừa,

phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hòa đồng, gắn

bó với đất nước của Đạo Phật Những quan điểm tích cực đó trong

đó có triết lý của Đạo Phật được Hồ Chí Minh vận dụng và sáng tạo để đoàn kết đông bào theo Đạo Phật, đoàn kết toàn dân vì nướcViệt Nam hòa bình, thóng nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh

 Về Lão giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của

Lão Tử, khuyên con người nên sống gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ môi trường sống; tưtưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo Hồ Chí Minh kế thừa phát triển tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng

10

Trang 15

danh lợi trong Lão giáo Người khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng tham muốn về vật chất, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô

tư, hành động theo ý đạo lý với ý nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên xã hội

 Các học thuyết phương Đông khác, Hồ Chí Minh còn chú ý kế

thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau trong các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại khác như Mặc Tử, Hàn Phi

Tử, Quản Tử, v,v… Người cũng chú ý tìm hiểu những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găngđi, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Người đã phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sản thành tư tưởngđấu tranh cho Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản

=> Như vậy, là nhà mácxít sáng tạo, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong tư tưởng, văn hóa phương Đông để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam thời hiện đại.– Văn hóa phương Tây

Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Pháp-bản xứ ở thành phố Vinh (1905), Hồ Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789: Tự do – Bình đẳng – Bác ái

Đi sang phương Tây, Người tiếp cận những tác phẩm của các nhà tư tưởng thế kỷ ánh sáng; quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng

đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong Bản

Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền

và Dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền

mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay

Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới

Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ông” (All men) Nguyên bản của câu đó là đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nô lệ

11

Trang 16

còn tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc rất nặng nề, những người đàn ông có quyền mà Tuyên ngôn đề cập đến chỉ là những người đàn ông da trắng Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền vốn có

ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ông da trắng Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại Cũng từ việc khẳng định đạo lý và chính nghĩa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt giả dối, bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thựcdân Pháp Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã khái quát một cách sâu sắc tội ác của thực dân Pháp trong gần 100 năm cai trị ở đất nước

ta trên tất cả các mặt, đặc biệt là việc chà đạp, tước đoạt quyền các quyền tự nhiên của con người, của dân tộc Người khẳng định: trong thời đại mới, không chỉ chế độ phong kiến chuyên chế mà chủ nghĩa thực dân với bản chất tàn bạo của nó cần được xóa bỏ, để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người Khi còn chủ nghĩa thực dân, còn tình trạng dân tộc này áp bức, nô dịch dân tộc khác thì chắc chắn quyền con người ở các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc bị chà đạp, không được ghi nhận và thực hiện

=> Như vậy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chọn lọc các tư tưởng, văn hóa tiến bộ của phương Đông và phương Tây, dân tộc và thời đại; truyền thống và hiện đại, không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng tri thức, văn hóa phong phú của nhân loại

- Người khẳng định rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác – Lênin, đã giải quyết yêu cầu về đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

12

Trang 17

- Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tiếp thu chủ nghĩa Mác –Lê Nin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản với tầm vóc trí tuệ lớn như Lê Nin mong muốn: “ Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiêu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”

- Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản trên cơ sở hiểu biết sâu sắc kho tàng tri thức của nhân loại, từ Đông sang Tây Hồ Chí Minh chỉ rõ:

- Học thuyết Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có

ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng

=> Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không những đã vận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung và phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lê Nin trong thời đại mới Hồ Chí Minh đều có những luận điểm bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin Tư tưởng hồ Chí Minh là một bước nhảy vọt trong lịch

sử tư tưởng Việt Nam

3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

13

Trang 18

nước đế quốc giàu cũng như các dân tộc thuộc địa nghèo nàn, lạc hậu, mà chỉ với hai bàn tay trắng: người đã làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống, tự học hỏi, biết nhiều ngoại ngữ và hoạt động cách mạng Người đã kết hợp học ở nhà trường, học trong thực tế hoạt động cách mạng, học ở những nơi người đã đến và đã có vốn học thức sâu rộng Đông Tây kim cổ để vận dụng vào cách mạng.

- Đặc biệt Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán ,đổi mới cách mạng,đã vận dụng quy luật chung của xã hội loài người ,của cách mạng thế giới và hoàn cảnh riêng ,cụ với mục thể của Việt Nam ,đề xuất tư tưởng đường lối cách mạng ,có năng lực tổ chức biến tư tưởng ,đường lối cách mạng thành hiện thực

- Hồ Chí Minh là nguời có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại,

đã đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới Là người có năng lực thực tiễn, tiên tri, dẫn dắt toàn đảng toàn dân ta

đi đến thắng lợi vinh quang, là người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân Là người suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng thế giới

- Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương trẻ nhỏ, dạt dào tình yêu tổ quốc ,yêu người lao động ,đồng bào ,nhân dân ,yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

- Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh là học tập tinh thần sáng tạo để hành động cho phù hợp tiêu cách mạng đã đề ra Sáng tạo là trên cơ sở nắm vữngnhững nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh rồi đưa vào thực tiễn phù hợp hoàn cảnh cụ thể

- Độc Lập, tự chủ, có nghĩa là Hồ Chí Minh không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào một luồng ý kiến nào, không bắt chước, “theo đuôi”ai, kể

cả “theo đuôi quần chúng”

- Hồ Chí Minh tiếp thu những tư tưởng tiến bộ ở trong nước và thế giới kết hợp nhân tố chủ quan rồi tạo thành tư tưởng của mình

14

Trang 19

3.2 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lí luận

- Hồ Chí Minh là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú phi thường Trước khi trở thành chủ tịch nước Người đã sống

và hoạt động, công tác khoàng 30 nước trên thế giới Người hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân Hoạt động thực tiễn tại các cường quốc, thấu hiểu hoàn cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Châu

Á, Châu Phi, Mỹ latinh

- Hồ Chí Minh thấu hiểu về phòng trào giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản,… tham gia nhiều phong trào cộng sản quốc tế ở nhiều nước, qua nghiêng cứu đời sống xã hội ở Liên Xô- nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới

- Hồ Chí Minh là tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam Tổng kết thực tiễn cách mạng, bổ sung phát triển lý luận, tư tưởng cách mạng Cùng với việc tìm thấy mục tiêu, phương hướng cách mạng Việt Nam ở Chủ nghĩa Mác-Lênin Người tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp ,thành lập Đảng cộng sản Việt Nam- tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở chủ nghĩa Mác-Lênin Người sáng lập

ra mật trận thống nhất, sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á

- Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đặc điểm riêng có trong cách nghĩ và hành động của Người Trong đó, mọi suy nghĩ, hành động của Người luôn dựa trên thực tiễn sinh động của cuộc sống Phong cách thực tiễn của Người là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trở thành nguyên tắc trongsuy nghĩ và hành động Học tập phong cách thực tiễn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh

- Phong cách thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở việc Người luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hành động

15

Trang 20

=> Có thể nói Hồ Chí Minh là một người có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước, vì quê hương, đất nước, vì nhân dân mà Người làm cách mạng, làm chính trị Mặt khác, Người cũngxác định rõ ràng là chỉ có làm cách mạng, làm chính trị mới đảm bảo thực sự cho lý tưởng vì nước, vì dân được thực hiện.Với chí hướng và lập trường như vậy, cho nên trong cuộc đờihoạt động cách mạng, hoạt động chính trị của mình, Hồ Chí Minh có quan niệm thống nhất và cách giải quyết đúng đắn,thành công giữa vấn

đề dân tộc và giai cấp; quốc gia và quốc tế Đây cũng là cơ sở để chúng ta hiểu được vì sao cả nhân loại (ngay cả kẻ thù của cách mạng) cũng phải khâm phục, kính trọng Người, đánh giá rất cao về Người

Những phẩm chất cá nhân cùng những hoạt động thực tiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh

II LÀM RÕ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN GIỮ VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Đầu tiên: Chủ nghĩa yêu nước với ý chí bất khuất, tự lực, tự cường

để dựng nước và giữ nước tồn tại trong suốt lịch sử của dân tộc Đồng thời, trong quá trình dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết và ý thứcdân chủ cũng xuất hiện Tinh thần đoàn kết và ý thức dân chủ làm cho mối quan hệ Cá nhân - Gia đình - Làng - Nước ngày càng trở nên bền chặt và nương tựa vào nhau để sinh tồn và phát triển

- Thứ hai: là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân,tương ái Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thànhdân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên

và với giặc ngoại xâm Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam

đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyềnthống này vẫn bền vững Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnhcủa truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiệntập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồngminh)

16

Trang 21

- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan,yêu đời Tinh thầ lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh củabản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa Hồ ChíMinh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.

- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh,sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa củanhân loại Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủcựu, thói bài ngoại cực đoan Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc,nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt,cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình Hồ Chí Minh làhình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó

2 Tinh hoa văn hóa nhân loại

Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đãđược hấp thụ môt nền Quốc học và Hán học khá vững vàng Khi ranước ngoài, Người có thể viết văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhàbáo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu cầu “tự bạch” thì Ngườilàm thơ bằng chữ Hán Chính điều đó tạo điều kiện cho Người tiếp thuđược tinh hoa văn hóa nhân loại và làm nên nét đặc sắc ở Hồ ChíMinh, một con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông– Tây

Tư tưởng văn hóa phương Đông:

- Nho giáo:

Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng cónhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử Đó

là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng

về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần

đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học

Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực,phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Người dẫn lời củaLênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái đượcnhững điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”

17

Trang 22

- Phật giáo:

Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt Nam khásớm Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắctrong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.+ Tư tưởng của phật giáo: Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái,cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; xây dựng nếpsống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề caotinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phânbiệt đẳng cấp Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lườibiếng

+ Phật giáo khi vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độclập, tự chủ đã hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủtrương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước,tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻthù dân tộc

Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dânlao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tưtưởng phương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử Khi đã trở thànhngười mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dâncủa Tôn Trung Sơn

Tư tưởng và văn hóa phương Tây

- Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào TrườngQuốc học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp Đặcbiệt, Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộcĐại cách mạng Pháp 1789

- Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York,làm thuê ở Bruclin và thường đến thăm khu Haclem của người

da đen Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sốngcủa con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 củanước Mỹ

18

Trang 23

- Khi đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩmcủa các nhà tư tưởng khai sáng như tinh thần pháp luật củaMôngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô Tư tưởng dân chủ củacác nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.

 Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trongcuộc sống thực tiễn Người học được cách làm việc dân chủtrong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg),trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp

3 Chủ nghĩa Mác - Lênin

- Đảng ta đã chỉ rõ ba nguồn gốc lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh Bao gồm: Chủ nghĩa Mác – Lênin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại Đặc biệt, chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò quyết định nhất tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bởi đã trang bị cho Người thế giới quan và phương pháp luận Mác xít Với thế giới quan và phương pháp luận Mác xít, Hồ Chí Minh có sự chuyển biến về chất trong tư tưởng cách mạng của mình để có thể hấp thụ và chuyển hóa được những giá trị tích cực và tiến bộ trong truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giúp Người nhận định, đánh giá, phân tích,tổng kết rất nhiều những học thuyết, quan điểm khác nhau và đặc biệt

là những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn một cách khoa học, để từ đónâng trí tuệ của Người lên một tầm cao mới tìm ra con đường cứu nước đúng đắn – con đường cách mạng vô sản

- Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt Đồng thời, học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân vànhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnhcủa chính mình

- Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại

 Mác-Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động

19

Trang 24

Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thựctiễn vận động của lịch sử, hay nói cách khác học thuyết đó chỉ đưa ra cơ sở và phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động Điều đó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa giáo điều xơ cứng.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Sau khi tìm hiểu các cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng em xin đưa ra những liên hệ thực tiễn về thực trạng hiện nay tácđộng đến nhận thức của mỗi người về tư tưởng Hồ Chí Minh Và chúng em quyết định tiếp cận vấn đề này dưới góc độ thân thuộc nhất đối với sinh viên đó chính là thực trạng lung lay các giá trị văn hóa trong suy nghĩ của thế hệ trẻ đất nước dẫn đến việc có những ý nghĩ sai lệch không đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Thực trạng

Từ khi nước ta bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước, ta đã đạt những bước tiến to lớn Tuy nhiên, khi hội nhập và giao lưu với những

tổ chức trên thế giới, một mặt chúng ta được học hỏi và phát triển kinh

tế, nhưng mặt khác lại bị biến đổi, chịu áp lực không nhỏ với việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hoá của chính nước ta Tình trạng suy thoái, xuống cấp về lối sống và lạm dụng văn hoá nước ngoài, từ đó xảy

ra ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội đáng lo ngại, nhất là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước Đáng lên án hơn nữa là một số bộ phận trong cán bộ công nhân viên chức, Đảng viên có lối sống thực dụng, cá nhân

“sùng bái văn hoá nước ngoài, coi thường giá trị văn hoá dân tộc”, gâyhại đến thuần phong mỹ tục của nước Việt Nam

Việc kế thừa, phát huy và tiếp tục giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta vừa có tính cấp bách, trước mắt, vừa mang tính chiến lược, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, để văn hóa thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

2 Giải pháp

Để kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, kế thừa có tính phê phán, chọn lọc Trong truyền thống có

những mặt giá trị và phi giá trị Chính vì vậy, phải nhận thức rõ và xác

20

Trang 25

định cho đúng những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam Với những nét giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trải qua chiều dài lịch sử, thời gian, được cộng đồng thừa nhận thì cần kế thừa

và phát huy Trái lại, đối với những mặt lạc hậu, lỗi thời, cản trở sự tiến bộ thì phải khắc phục hoặc kiên quyết loại bỏ Ví dụ như: tư tưởng tiểu nông (cục bộ địa phương “phép vua thua lệ làng”, bình quân chủ nghĩa…)

Hai là, kế thừa phải gắn với quá trình xây dựng xã hội mới, nền văn hóa mới và con người mới Các giá trị truyền thống không có nghĩa là

bất biến, trái lại, nó không ngừng được bổ sung cho phù hợp với cuộc sống đang diễn ra Bởi vì, trong kế thừa văn hóa, cái mới luôn được sản sinh trên nền tảng cũ Cái cũ là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của cái

mới Điều này cũng có nghĩa là không có truyền thống thì không có hiện tại và tương lai Đất nước không thể phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nếu không có nền tảng truyền thống Thêm giá trị mới, và các yếu tố truyền thống sẽ được phát huy một cách hiệuquả

Ba là, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Nền văn hóa Việt Nam có bề dày

hàng ngàn năm với những thành tựu rực rỡ của các nền văn hóa bản địa: Đông Sơn, Gò Mun, Hòa Bình, Sa Huỳnh… Đồng thời, chúng ta

đã tiếp thu theo hướng “Việt hóa” các nền văn hóa phương Đông du nhập vào Việt

Nam như Phật giáo, Lão giáo Người Việt Nam tiếp thu nhanh chóng nền văn hóa Nho giáo, đó là tư tưởng trọng đạo đức, trọng tình người, mối quan hệ nhà - làng - nước bảo đảm sự cố kết cá nhân và cộng đồng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống người Việt Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọccái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác Góp phần làm phong phú nền văn hóa của Việt Nam và của cả thế giới

Bốn là, chống thái độ bảo thủ, đồng thời chống thái độ hư vô Bảo tồn

truyền thống văn hóa là việc cần làm nhưng không phải bảo thủ, không

nên quá đề cao văn hóa dân tộc truyền thống mà coi nhẹ và không chịu tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới Tự khép kín vào những giá trị

đã lỗi thời, làm cho nền văn hóa trở nên nghèo nàn Điều này sẽ kéo theo sự kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển Trong lịch sử, triều

21

Trang 26

đình phong kiến Việt Nam nhà Nguyễn đã có lúc sai lầm khi “bế quan tỏa cảng”, đánh mất đi cơ hội phát triển đất nước

3 Vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ văn hóa, phát huy nhận thức đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh

Hiện nay nhiều nguồn văn hóa đang du nhập vào nước ta khiến nhiều người dần thay đổi nhận thức và đánh mất đi những bản sắc, giá trị dân tộc Hơn lúc nào hết, lúc này chúng ta, nhất là thế hệ trẻ phải

"xung kích" để bảo vệ những giá trị tinh thần lớn lao ấy, để đất nước chúng ta vẫn giữ nguyên được bản sắc, hòa nhập chứ không hòa tan

Để làm được điều đó, mỗi sinh viên chúng ta cần phải:

- Phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân Quan trọng hơn, thế hệ trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh

- Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên

và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương

- Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạtđộng định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc

=> Với ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp tục khơi gợi tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và sáng tạo để nhìn nhận các vấn đề của dân tộc và thời đại sâu sắc hơn, tỉnh táo hơn, bản lĩnh hơn, trong mỗi chúng ta Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là thêm một lần khẩu hiệu "sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại" lại được khắc sâu vào tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân

ta, tạo động lực tinh thần cho chúng ta tự tin, vững bước đi lên trên con đường mà Ðảng và Bác đã lựa chọn

22

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:14

w