Gián Đoạn gió mùa trên khu vực nam bộ trong các thập kỉ gần Đây Gián Đoạn gió mùa trên khu vực nam bộ trong các thập kỉ gần Đây
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Minh Trường
Hà Nội – Năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Khái quát cơ bản về gió mùa mùa hè 3
1.1.1 Khái niệm gió mùa 3
1.1.2 Gió mùa mùa hè Châu Á 5
1.1.3 Nguồn gốc và đặc điểm GMMH ở Việt Nam 5
1.2 Nghiên cứu gián đoan gió mùa mùa hè trong nước và trên thế giới 7
1.2.1 Nghiên cứu về gián đoan gió mùa mùa hè trên thế giới 7
1.2.2 Nghiên cứu gián đoan gió mùa mùa hè ở Việt Nam 13
Chương 2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Số liệu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Phương pháp xác định các đợt gián đoan GMMH 20
2.2.2 Phương pháp xác định thời kỳ ENSO 22
2.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích synop 25
Chương 3 KẾT QUẢ 26
3.1 Đặc điểm gián đoan của gió mùa mùa hè 26
3.2 Mối liên hệ giữa gián đoan GMMH với ENSO 34
3.3 Hình thế thời tiết trung bình thời kỳ gián đoan GMMH 36
3.4 Các trường hợp gián đoan GMMH điển hình trong từng thời kỳ 60
Trang 4Đặc biệt tôi xin dành sự cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Minh Trường
là người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng để tôi có thể hoànthành tốt luận văn này
Tôi cũng xin cảm ơn Phòng sau đai học, Trường Đao học Khoa học Tự nhiên,Đai học Quốc gia Hà Nội đã tao điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và ban
bè, những người đã luôn ở bên canh cổ vũ, động viên và tao mọi điều kiện tốt nhấtcho tôi trong suốt thời gian học tập
Vũ Thị Mai Hoa
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACTBD: Áp cao Thái Bình Dương
EASM: Gió mùa mùa hè Đông Á (East Asian summer monsoon)
ECMWF: Trung tâm Dự báo Han vừa Châu Âu (European Center for MediumRange Weather Forecasts)
ENSO: Dao động nam (El Niño–Southern Oscillation)
GCMS: Mô hình hoàn lưu chung (General circulation models)
GMMH: Gió mùa mùa hè
HWSI: Độ đứt gió ngang (Horizontal wind shear)
ISM: Gió mùa mùa hè Ấn Độ (Indian summer monsoon)
LLJ: Dòng siết gió tây tầng thấp (Low-level westerly jet stream)
MDDI: Chỉ số hướng gió mùa (Monsoon daily directional index)
NOAA: Cơ quan Đai dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kì (National Oceanic andAtmospheric Administration)
OLR: Bức xa sóng dài đi ra từ đỉnh khí quyển (Outgoing longwave radiation)SCS: Khu vực Biển Đông (South China Sea)
SM: Gió mùa mùa hè (Summer monsoon)
SST: Nhiệt độ bề mặt nước biển(Sea surface temperature)
TEJ: Dòng siết gió đông nhiệt đới (Tropical easterly jet stream)
WNP: Tây Bắc Thái Bình Dương (Western North Pacific)
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ số ONI thời kỳ 1981-2020 24Bảng 3.1 Ngày bắt đầu và kết thúc của GMMH khu vực Nam Bộ 26Bảng 3.2 Trung bình và độ lệch chuẩn của số đợt và số ngày gián đoan GMMH
trên khu vực Nam Bộ thời kỳ 1981-2020 29
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Vùng có gió mùa theo Ramage [29] 4
Hình 1.2 Bản đồ phân chia khu vực SM Châu Á-Thái Bình Dương [35] 5
Hình 2.1 Giới han miền tính chỉ số GMMH khu vực Nam Bộ 21
Hình 2.2 Các khu vực Nino trên khu vực Thái Bình Dương xích đao 22
Hình 3.1 Độ dài các đợt gián đoan trên khu vực Nam Bộ trong 27
Hình 3.2 Độ dài các đợt gián đoan qua từng năm trên khu vực Nam Bộ 28
Hình 3.3 Số ngày gián đoan trong năm qua 2 thời kỳ trên khu vực Nam Bộ: (a) Thời kỳ 1981-2000; (b) Thời kỳ 2001-2020 30
Hình 3.4 Số đợt gián đoan trong năm qua 2 thời kỳ trên khu vực Nam Bộ: (a) Thời kỳ 1981-2000; (b) Thời kỳ 2001-2020 32
Hình 3.5 Số ngày và số đợt gián đoan GMMH trong các tháng gió mùa trên khu vực Nam Bộ thời kỳ 1981-2020 33
Hình 3.6 Số ngày, số đợt và độ dài trung bình đợt gián đoan GMMH khu vực Nam Bộ trong các thời kỳ ENSO giai đoan 1981-2020 34
Hình 3.7 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb 3 ngày trước và sau gián đoan thời kỳ đầu mùa GMMH 38
Hình 3.8 Như Hình 3.7, ngoai trừ cho mực 500mb 39
Hình 3.9 Như Hình 3.7, ngoai trừ cho mực 200mb 41
Hình 3.10 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb 3 ngày trước và sau gián đoan thời kỳ cuối mùa GMMH 42
Hình 3.11 Như Hình 3.10, ngoai trừ cho mực 500mb 44
Hình 3.12 Như Hình 3.10, ngoai trừ cho mực 200mb 45
Hình 3.13 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb 3 ngày trước và sau gián đoan thời kỳ El Nino 47
Hình 3.14 Như Hình 3.13, ngoai trừ cho mực 500mb 49
Hình 3.15 Như Hình 3.13, ngoai trừ cho mực 200mb 50
Hình 3.16 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb 3 ngày trước và sau gián đoan thời kỳ La Nina 52
Trang 8Hình 3.17 Như Hình 3.16, ngoai trừ cho mực 500mb 54Hình 3.18 Như Hình 3.16, ngoai trừ cho mực 200mb 55Hình 3.19 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị trung bình mực 850mb 3 ngày trước vàsau gián đoan thời kỳ trung tính-ENSO 57Hình 3.20 Như Hình 3.19, ngoai trừ cho mực 850mb 58Hình 3.21 Như Hình 3.19, ngoai trừ cho mực 200mb 60Hình 3.22 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị mực 850mb 3 ngày trước và sau đợt giánđoan 12/5-18/5/2009 62Hình 3.23 Như Hình 3.22, ngoai trừ cho mực 500mb 64Hình 3.24 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị mực 850mb 3 ngày trước và sau đợt giánđoan 22/09-01/10/2010 66Hình 3.25 Như Hình 3.24, ngoai trừ cho mực 500mb 68Hình 3.26 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị mực 850mb 3 ngày trước và đợt gián
đoan 30/05-12/06/1996 70Hình 3.27 Như Hình 3.26, ngoai trừ cho mực 500mb 71Hình 3.28 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị mực 850mb 3 ngày trước và sau đợt giánđoan 25/08-07/09/2008 73Hình 3.29 Như Hình 3.28, ngoai trừ cho mực 500mb 74Hình 3.30 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị mực 850mb 3 ngày trước và sau đợt giánđoan 03/06-07/06/2015 76Hình 3.31 Như Hình 3.30, ngoai trừ cho mực 500mb 78Hình 3.32 Bản đồ gió và độ cao địa thế vị mực 850mb 3 ngày trước và sau đợt giánđoan 13/08-20/08/1998 79Hình 3.33 Như Hình 3.32, ngoai trừ cho mực 500mb 81
Trang 9MỞ ĐẦU
Gió mùa nói chung và gió mùa mùa hè (GMMH) nói riêng là một trongnhững hình thế thời tiết có ảnh hưởng đáng kể đến điều kiện thời tiết và khí hậu ởViệt Nam, đặc biệt khu vực Nam Bộ là nơi chịu sự chi phối manh mẽ của GMMHvới sự phân hóa thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa Đặc biệt mộttrong những hệ quả quan trọng nhất của gió mùa đó là mưa gió mùa có tác động rấtlớn đến các hoat động kinh tế-xã hội, các thiên tai xảy ra trên khu vực, do đó việc
dự báo diễn biến của gió mùa là vô cùng quan trọng Ngoài việc dự báo về ngày bắtđầu, ngày kết thúc của gió mùa thì việc dự báo thời điểm gió mùa bị gián đoan cũng
có tầm quan trọng đặc biệt khi mà gió mùa bắt đầu sớm hoặc muộn hay gió mùagián đoan không đúng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến lượng mưa trên khu vực, tao nênnhững tác động lớn đến các hoat động kinh tế và cuộc sống của người dân ở khuvực Nam Bộ
Hầu hết các nghiên cứu trước đây về GMMH ở nước ta tập trung vào thờiđiểm bắt đầu/kết thúc của gió mùa, bỏ qua sự gián đoan sẽ xảy ra trong thời kỳ giómùa Tuy nhiên, gián đoan GMMH là một hiện tượng điển hình trong quá trình pháttriển của gió mùa và có thể ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu địa phương Do đó,hiểu biết về sự gián đoan GMMH sẽ rất hữu ích trong việc hiểu rõ hơn về sự biếnđổi thời tiết và khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Nam Bộ
Ngoài ra, mối liên hệ giữa hiện tượng ENSO với gián đoan gió mùa cũng cầnđược tìm hiểu khi mà ENSO được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra
sự biến động hàng năm của gió mùa ở nước ta Mối quan hệ giữa hoat động củaENSO với các đợt gián đoan cũng như tần suất gián đoan GMMH cũng sẽ gây ra sựbiến đổi về cường độ gió cũng như lượng mưa trên toàn khu vực gió mùa
Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài luận văn “Gián đoạn gió mùa trên khu vực Nam Bộ trong các thập ky gần đây” với mục tiêu:
- Xác định các đặc điểm gián đoan gió mùa và mối liên hệ với ENSO trên khu
vực Nam Bộ
Trang 10- Xác định hình thế thời tiết điển hình trong thời gian gián đoan gió mùa trên
khu vực Nam Bộ qua các thời kỳ và trong các trường hợp cụ thể
Nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,được bố cục thành 3 chương chính:
Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương này trình bày về kháiniệm, nguyên nhân hình thành, các đặc điểm của GMMH, đặc điểm gió mùa trênkhu vực Nam Bộ và những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến gián đoanGMMH
Chương 2 Số liệu và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày vềnguồn số liệu cũng như các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
Chương 3 Một số kết quả nghiên cứu đat được
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái quát cơ bản về gió mùa mùa hè
1.1.1 Khái niệm gió mùa
Với tầm quan trọng của hệ thống gió mùa trên quy mô toàn cầu thì việcnghiên cứu về gió mùa từ xưa đến nay được rất nhiều tác giả trong và ngoài nướcquan tâm với nhiều các định nghĩa khác nhau Tuy nhiên cho đến nay, định nghĩa vềgió mùa cũng như vùng gió mùa được xác định trên bản đồ khí hậu thế giới củaKhromov (1957) vẫn đang được thừa nhận và là cơ sở chủ yếu để nghiên cứu gió
mùa Theo Khromov, gió mùa là hoàn lưu của khí quyển trên một phạm vi rộng lớn của bề mặt Trái đất, trong đó gió thịnh hành trong mùa đông và mùa hè có hướng gần như ngược nhau.
Về sau K Ramage (1971) [29] đã đưa ra một số chỉ tiêu định lượng cụ thểhơn về chỉ tiêu xác định khu vực gió mùa Theo ông, một vùng được gọi là có giómùa nếu thoả mãn bốn điều kiện sau: (1) Hướng gió thịnh hành trong tháng 1 và 7phải lệch nhau một góc lớn hơn hoặc bằng 1200; (2) Tần suất trung bình của hướnggió thịnh hành trong tháng 1 và 7 phải lớn hơn 40%; (3) Tốc độ gió tổng hợp trungbình của ít nhất một trong hai tháng 1 và 7 phải lớn hơn 3 m/s; (4) Sự luân phiêncủa hoàn lưu xoáy thuận với xoáy nghịch xảy ra trong tháng 1 và tháng 7 của hainăm liên tiếp, trên một vùng có kích thước 5 kinh/vĩ độ, phải nhỏ hơn một lần Theođịnh nghĩa này, vùng gió mùa được xác định như trong Hình 1.1
Trong hình vẽ, chỉ có vùng trong hình chữ nhật là thoả mãn tất cả các tiêuchí của định nghĩa trên Ngoài ra giới han phía bắc của vùng có gió mùa trên báncầu Bắc có tần suất luân phiên của xoáy thuận và xoáy nghịch bề mặt trong mùa hè
và mùa đông nhỏ Đây là một tiêu chí rất quan trọng trong định nghĩa của Ramage,bởi vì xét sự thay đổi gió theo mùa phải loai bỏ chuyển động quy mô nhỏ Như vậy,vùng có gió mùa chủ yếu trên Trái đất theo định nghĩa của Ramage được giới hantrong trong pham vi từ 250S - 350N và từ 300W-1700E, chiếm hầu hết vùng nhiệt đớicủa bán cầu Đông
Trang 1245 30 15 0 15 30
Nguyên nhân hình thành gió mùa:
Có 3 nhân tố cơ bản hình thành nên gió mùa, đó là sự nóng lên khác nhaugiữa lục địa và đai dương, sự bốc hơi nước từ bề mặt Trái đất và sự tự quay của Tráiđất [29] Cụ thể như sau:
-Sự nóng lên khác nhau giữ lục địa và đai dương: do hoat động biểu kiến củamặt trời, đồng thời do chế độ nhiệt khác nhay giữ lục địa và đai dương nên có sựbiển đổi của khí áp theo mùa rất lớn Sự biến đổi này làm cho gradient khí áp đổihướng theo mùa và dẫn đến có sự đổi hướng gió thịnh hành theo mùa
-Sự chuyển pha của hơi nước: Trong mùa hè không khí nóng và ẩm hơn dohơi nước được bốc lên từ bề mặt đất nóng, hơi nước trong khí quyển sẽ ngưng kết
và giải phóng năng lượng làm cho không khí nóng lên và chuyển động đối lưu đượctăng cường, độ cao đối lưu được nâng lên, cường độ và pham vi của hoàn lưu giómùa cũng manh hơn và mở rộng hơn
-Sự tự quay của Trái đất: Do Trái đất tự quay nên đã tao ra lực Coriolis làmlệch hướng chuyển động về bên phải ở bán cầu Bắc và bên trái ở bán cầu Nam Độlớn của lực này tăng dần từ xích đao về cực và đat cực đai ở vùng cực Vì vậy tai vĩ
độ thấp dòng khí chuyển động theo hướng của lực Gradient khí áp giữa áp cao và ápthấp, còn tai những vùng vĩ độ cao hơn, dòng khí sẽ chuyển động ngược chiều kim
Hình 1.1 Vùng có gió mùa theo Ramage [29]
Trang 13đồng hồ trong vùng khí áp thấp và thuận chiều kim đồng hồ trong vùng áp cao ởbán cầu Bắc, bán cầu Nam thì ngược lai.
1.1.2 Gió mùa mùa hè Châu Á
Gió mùa mùa hè Châu Á là hệ thống gió mùa lớn nhất và đặc trưng nhấttrong hệ thống khí hậu toàn cầu Đối với sự phân chia khu vực của gió mùa mùa hè,Bin Wang và Lin Ho (2001) đã phân chia ba tiểu hệ thống GMMH: GMMH Ấn Độ(ISM), GMMH tây bắc Thái Bình Dương (NWPSM), GMMH đông Á (EASM)(Hình 1.2) [35] Sau đó, Bin Wang, Steven Clemens và Ping Liu (2003) lai đưa ra
sự phân chia các khu vực gió mùa áp dụng cho cả SM và WM, gồm: Gió mùa Nam
Á (5-270N, 65- 1050E), gió mùa nhiệt đới Tây- Bắc Thái Bình Dương (5-22,50N,105-1500E), gió mùa nhiệt đới Đông Á (22,5-450N, 105-1400E) [34]
Trong đó GMMH Đông Á bao gồm 8 thành phần chủ yếu: (1) Áp cao châu
Úc và áp cao Nam Thái Bình Dương; (2) dòng gió vượt xích đao; (3) gió mùa tâynam; (4) rãnh gió mùa và ITCZ; (5) áp cao Tây Bắc Thái Bình Dương; (6) dòng gióđông nhiệt đới; (7) front mưa Mai; và (8) nhiễu động ngoai nhiệt đới GMMH Nam
Á lai được đặc trưng bởi các thành phần: (1) áp cao Mascarene; (2) dòng xiết vượtxích đao Đông Phi; (3) rãnh gió mùa ở phía bắc Ấn Độ; (4) áp cao Tây Tang; (5)dòng xiết gió đông nhiệt đới; (6) mây gió mùa; (7) mưa gió mùa [34]
Hình 1.2 Bản đồ phân chia khu vực SM Châu Á-Thái Bình Dương [35]
1.1.3 Nguồn gốc và đặc điểm GMMH ở Việt Nam
Trang 14Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Châu Á gió mùa, một khu vực giómùa rộng lớn và điển hình nhất trên thế giới Hơn nữa, nước ta lai nằm trong vùnggiao tranh của các hệ thống gió mùa (gió mùa Nam Á và gió mùa Đông Á) nên chế
độ hoàn lưu trên lãnh thổ Việt Nam hết sức phức tap Gió mùa tây nam (GMMH) ởnước ta có nguồn gốc từ tín phong đông nam từ áp cao Mascarene (và một phần từ
áp cao bán cầu nam ở châu Úc thổi về phía xích đao) đổi hướng thành dòng xiếtĐông Phi (hay còn gọi là dòng xiết Somali) rồi tiếp tục thổi về phía đông, tao thànhgió mùa tây nam
Đặc trưng cho mùa hè là hai trung tâm hoat động chính ở Đông Nam Á vàmiền Tây Thái Bình Dương là áp thấp Nam Á có tâm ở Ấn Độ, Pakistan và áp caocận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương Ở Việt Nam, thời tiết mùa hè được quy địnhbởi sự chiếm ưu thế của một trong hai trung tâm hoat động này
Hoat động GMMH ở khu vực Việt Nam trải qua các giai đoan chính là (1)Giai đoan bắt đầu và phát triển; (2) Giai đoan ổn định; (3) Giai đoan suy yếu và rútlui Trong đó giai đoan bắt đầu GMMH trong khoảng thời gian từ nửa cuối tháng 4đến đầu tháng 5 Giai đoan ổn định vào khoảng khoảng tháng 6 và tháng 7, đây làthời kỳ hoat động manh mẽ nhất của GMMH Giai đoan suy yếu của GMMH làkhoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 Trong tháng 10 thì về cơ bản là GMMH đãkết thúc [2]
Gió mùa mùa hè ở Nam Bộ:
Nam Bộ nằm trong khu vực giao tranh của hai hệ thống gió mùa lớn là hệgió mùa mùa hè Nam Á và gió mùa mùa hè Đông Á do đó thời tiết và khí hậu ở đâydiễn ra hết sức phức tap Trong các vùng khí hậu ở nước ta, Nam Bộ là một trongcác khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi GMMH
Vào đầu mùa hè khi đới bức xa cực đai và đới gió hành tinh dịch chuyển lênphía bắc, tín phong đông nam từ bán cầu Nam vượt qua xích đao thổi vào ĐôngNam Á Dòng khí này phối hợp với dòng khí hướng tây nam thổi từ phần phía namcủa áp thấp Nam Á tao thành đới gió tây nam ở mặt đất và hệ thống gió tây biểu
Trang 15hiện rõ từ mực 850mb (1,5 km) đến mực 700mb (3 km), khi gió mùa manh có thểlan tới độ cao 5km Vào đầu mùa hè, từ cuối tháng 4 đến tháng 5 (tuỳ theo gió mùasớm hay muộn) áp thấp vịnh Bengal, một bộ phận của áp thấp Nam Á phát triểnmanh và mở rộng sang phía đông, đồng thời cao áp cận nhiệt Tây Thái Bình Dươngtrên cao dịch chuyển sang phía đông, gió mùa tràn tới khu vực Nam Bộ Do tácđộng của hội tụ do ma sát và nâng của địa hình đối với dòng khí tây nam mang ẩmmưa rào bắt đầu sớm trên khu vực Tây Nguyên-Nam Bộ [10] Trong khi lượng mưacung cấp cho khu vực này phần lớn là mưa gió mùa mùa hè thì việc gián đoan giómùa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chế độ mưa, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến các hoatđộng nông nghiệp và cuộc sống hằng ngày của người dân ở khu vực này.
1.2 Nghiên cứu gián đoan gió mùa mùa hè trong nước và trên thế giới
1.2.1 Nghiên cứu về gián đoan gió mùa mùa hè trên thế giới
Trên thế giới, do tác động manh mẽ của gió mùa mùa hè đến thời tiết và khíhậu nên những nghiên cứu về gió mùa mùa hè ngày càng được quan tâm ở nhữngqui mô không-thời gian khác nhau Đối với khu vực châu Á, hệ thống gió mùa vẫn
là hệ thống đa dang và phức tap nhất Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiêncứu về các đợt hoat động/gián đoan của GMMH dựa trên các chỉ tiêu và phươngpháp khác nhau được thực hiện
Khi nghiên cứu về gió mùa trên khu vực Ấn Độ, Krishnamurti and Bhalme(1976) [21] đã chỉ ra rằng dao động nội mùa hàng năm trong ISM chủ yếu là do sựxuất hiện của các đợt khô han kéo dài, trong đó lượng mưa quy mô lớn trong đớigió mùa Ấn Độ bị gián đoan trong vài ngày vào các tháng cao điểm sớm nhất làtháng 7 đến tháng 8 được gọi là “gián đoan” gió mùa Vì là khía canh quan trọngnhất của gió mùa do tác động trực tiếp đến kinh tế xã hội nên lượng mưa là cơ sở đểxác định các đợt hoat động và gián đoan gió mùa trong nhiều nghiên cứu trên khuvực Ấn Độ
Gadgil và Joseph (2003) [16] đã sử dụng dữ liệu lượng mưa trong khoảngthời gian 1901-1989 để xác định các đợt gián đoan gió mùa trên khu vực Ấn Độ.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian gián đoan phải đủ dài so với thời gian cần thiết
Trang 16để chuyển từ pha hoat động sang pha gián đoan và tác giả tin rằng nó phải hơn mộthoặc hai ngày Theo thống kê, các tác giả cũng thấy rằng số đợt gián đoan dao động
từ 0-3 theo từng năm với 27% trên tổng số năm nghiên cứu không xuất hiện bất cứđợt gián đoan nào Trong nghiên cứu kinh điển của mình về thời gian gián đoan giómùa, Ramamurthy (1969) [30] coi khoảng thời gian gián đoan tối thiểu là ba ngày.Khoảng thời gian gián đoan manh có liên quan đến những thay đổi lớn trong hoànlưu, thường là những khoảng thời gian gián đoan kéo dài hơn năm ngày
Mandke và ccs (2007) [23] đã xác định ngày hoat động/gián đoan của giómùa dựa trên sự dị thường của lượng mưa trên khu vực (73-82oE, 18-28oN) đượccoi là vùng trung tâm của Ấn Độ Cụ thể, lấy trung bình lượng mưa ngày sau đóchuẩn hóa bằng cách trừ đi trung bình lượng mưa trên chuỗi thời gian nghiên cứu vàchia cho độ lệch chuẩn năm của lượng mưa và thấy rằng thời gian được xác định làhoat động/gián đoan gió mùa khi dị thường lượng mưa lớn hơn (nhỏ hơn) 0,7 (-0,7)trong ba ngày liên tiếp trong khoảng thời gian từ 15/6 đến 15/9 Rajeevan và ccs(2010) [28] cũng sử dụng phương pháp tương tự tuy nhiên với tập dữ liệu lượngmưa ngày từ năm 1951 đến 2007 trên cùng khu vực và cho kết quả chỉ tiêu có sựchênh lệch với nghiên cứu của Mandke (2007) khi các đợt hoat động/gián đoan củagió mùa được xác định là khoảng thời gian mà dị thường lượng mưa có độ lệchchuẩn lớn hơn (nhỏ hơn) 1 (-1) và trung bình thời gian gián đoan sẽ là 6 ngày.Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các đợt gián đoan gió mùa được đặc trưng bởi chế
độ hoàn lưu ẩm yếu, xuất hiện hoàn lưu kiểu rãnh nhiệt
Pai và ccs (2016) [25] đã dựa vào chỉ tiêu trong nghiên cứu của Rajeevan vàccs (2010) để nghiên cứu các đợt hoat động/gián đoan của gió mùa mùa hè Ấn Độ
từ năm 1901-2014 So với các chỉ tiêu lượng mưa trong các nghiên cứu trước đó,các tác giả đã khẳng định việc sử dụng chỉ tiêu trong nghiên cứu của Rajeevan vàccs (2010) là tiêu chí tốt hơn cả để xác định gián đoan gió mùa mùa hè Ấn Độ.Ngoài ra trong nghiên cứu này, mối liên hệ giữa hoat động của gió mùa với ENSOcũng được phân tích khi kết quả cho thấy so với các năm La Nina thì các đợt giánđoan gió mùa xảy ra với tần xuất lớn hơn và kéo dài hơn trong các năm El Nino, số
Trang 17ngày hoat động và gián đoan trung bình trong các năm La Nina gần bằng nhaunhưng trong năm El Nino số ngày gián đoan nhiều hơn số ngày hoat động.
Nghiên cứu của Ramamurthy (1969) [30] và Sikka và Gadgil (1978) [31] đãkiểm chứng được sự hoat động gió mùa có liên quan lớn đến hoàn lưu xoáythuận/xoáy nghịch Trong đó, Sikka và Gadgil (1978) chỉ ra rằng thời kỳ gió mùagián đoan trùng với thời kỳ gió đông manh nhất và gió đông sẽ yếu dần đi vào cuốithời gian gián đoan Từ đó cho thấy có thể phát triển một chỉ tiêu sử dụng dữ liệugió để xác định hoat động/gián đoan của gió mùa, đồng thời có thể biểu thị cho cácđặc điểm khác nhau của hoàn lưu trên khu vực gió mùa Trong các nghiên cứu sau
đó của Magana (1996) [42], Webster và cộng sự (1998) [37], các tác giả đã sử dụnggió vĩ hướng mực 850hPa để xác định các các đợt gián đoan gió mùa với tiêu chíxác định là khi gió vĩ hướng mực 850hPa suy yếu (< 3m/s) chiếm ưu thế trên khuvực (10-20°N, 65-95°E) của Ấn Độ Cũng từ việc nghiên cứu xu hướng suy yếu củagió mùa tây nam trên bán đảo Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 1950-2002,Joseph và Simon (2005) [17] đã kết luận số ngày gió mùa gián đoan/yếu là nhữngngày có gió vĩ hướng trung bình mực 850hPa trên khu vực (10-20°N, 70-80°E)bằng hoặc nhỏ hơn 9-11 m/s và thời gian hoat động của gió mùa cũng được xácđịnh khi gió vĩ hướng trong cùng khu vực có độ lớn hơn hoặc bằng 13-15 m/s
Joseph và Sijikumar (2004) [18] trước đó cũng đã đề xuất một chỉ tiêu dựatrên cường độ gió vĩ hướng 850 hPa trên khu vực (10-20°N, 70-80°E) trong việcxác định các đợt hoat động và gián đoan của gió mùa Ấn Độ, đai diện cho vị trí củadòng siết gió tây tầng thấp Trong giai đoan gián đoan, dòng siết gió tây tầng thấp dichuyển qua mũi phía nam của Ấn Độ, dẫn đến lượng mưa trên Ấn Độ giảm và ứcchế đối lưu trên khu vực phía đông xích đao Ấn Độ Dương
Wang và LinHo (2004) [36] cũng đã sử dụng chỉ số gió vĩ hướng mực850hPa được xác định là USCS= U850hPa (5-15°N,110 - 120°E) trong thời kỳ 1948-
2000 để nghiên cứu về hoat động của GMMH trên khu vực Biển Đông (SCSSM).Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chỉ số USCS ngoài việc có thể xác định tốt hoat động
Trang 18của GMMH trên khu vực Biển Đông còn có thể được sử dụng để xác định cả thờiđiểm bắt đầu của khu vực Đông Á quy mô lớn và sự khởi đầu của GMMH ở khuvực Biển Đông thực sự biểu thị sự bắt đầu của GMMH trên khu vực Đông Á vàvùng biển tây bắc Thái Bình Dương liền kề.
Trước đó, Lau và ccs (2000) cũng đã đề xuất chỉ số EASM dựa trên gió vĩ
hướng mực 200hPa, được xác định là LKYI= u (40°-50°N, 110°-150°E)- u
(25°-35°N,110°-150°E) Tuy nhiên, chỉ số này không bao gồm gió ở các vĩ độ thấp, dẫnđến hiệu suất kém của nó trong việc mô tả khí hậu Đông Á sau những năm 1980.Zhao và ccs (2015) [41] đã đề xuất một chỉ số mới NEWI cho khu vực Đông Á dựatrên số liệu gió kinh hướng mực 200hPa trong khu vực (0°–40° N, 100°–145°E) với
3 tâm lần lượt nằm ở khoảng 5°N, 20°N và 35°N Kết quả cho thấy NEWI có thểnắm bắt tốt các bất thường liên quan đến EASM hàng năm và sự biến thiên giữa cácthời kỳ trong việc mô tả lượng mưa và sự thay đổi nhiệt độ không khí ở Đông Á
Gián đoan GMMH trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (WNPSM) đãđược xác định trong suốt giai đoan 1949-2014 bằng cách xác định chỉ số MDDI(Monsoon daily directional index) được Vega và ccs (2020) [33] phát triển với cácquan sát hướng gió Kết quả nghiên cứu cho thấy các đợt gián đoan WNPSM có xuhướng kéo dài vài tuần, có tỉ lệ cao xảy ra từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 và từcuối tháng 6 đến giữa tháng 7 Ngoài ra, chỉ số MDDI cho thấy các ảnh hưởng củaSST nhiệt đới Thái Bình Dương đối với sự khởi đầu/kết thúc của WPNSM vànhững thay đổi trong các xoáy thuận nhiệt đới liên quan đến các đợt gián đoan giómùa
Wang và cộng sự (2001) [35] đã phát triển một chỉ số động lực học cho ISMdựa trên độ đứt gió ngang HWSI, được định nghĩa là sự chênh lệch gió vĩ hướng
850 hPa giữa khu vực phía nam (5-15°N, 40-80°E) (Vùng 1) và phía bắc (20-30°N,70-90°E) (Vùng 2) Những ngày gió mùa yếu được xác định là những ngày có chỉ
số HWSI thấp và gió vĩ hướng yếu trong Vùng 2 Tương tự, những ngày gió mùagián đoan được xác định là những ngày có chỉ số HWSI thấp nhưng gió tây tương
Trang 19đối manh trong Vùng 2 Prasad và Hayashi (2007) [27] ứng dụng lai chỉ số HWSItrong nghiên cứu gián đoan ISM đã chứng minh được chỉ số HWSI có thể phân loaitốt các đợt gió mùa yếu và gián đoan, cho thấy rõ hiệu quả của tiêu chí đã chọntrong việc xác định thời gian gián đoan gió mùa do đó có thể kết luận rằng chỉ sốHWSI là hợp lý cho các nghiên cứu hoat động/gián đoan của ISM.
Shinu Sheela và ccs (2020) [38] cũng đã phát triển một chỉ số mới ShinuMohan (SM) bằng cách xác định độ đứt gió theo phương thẳng đứng giữa dòng siếtgió tây ở tầng đối lưu dưới và dòng siết gió đông nhiệt đới ở tầng đối lưu trên Hiệntượng gián đoan gió mùa được phân tích bằng cách sử dụng chỉ số SM cho thấy dịthường độ đứt gió âm ở phía tây Ấn Độ Dương và tiểu lục địa Ấn Độ trong các đợtgián đoan, ngoài ra chỉ số này có mối tương quan trực tiếp đến quá trình đối lưu,gây ra mưa trên khu vực
Việc sử dụng dữ liệu OLR quan trắc bằng vệ tinh cũng đã được đưa vàonghiên cứu GMMH trong các nghiên cứu trước đây Xu Ke và Riyu Lu (2015) [39]
đã sử dụng số liệu OLR ngày trong 34 năm (1979-2012) trên vùng trọng điểm 20°N, 140-160°E) để xác định chỉ số gián đoan gió mùa trên khu vực Tây Bắc TháiBình Dương và thấy rằng một đợt gián đoan gió mùa mùa hè đặc trưng bởi sự ứcchế đối lưu và lượng mưa giảm đáng kể vào đầu tháng 8, tương ứng với sự rút lui vềphía tây của rãnh gió mùa và sự dịch chuyển về phía tây nam của áp cao cận nhiệtđới Trong khi đó, một xoáy thuận dị thường và hội tụ ở tầng đối lưu trên cũng gópphần ức chế đối lưu Trong tổng số 34 năm, có khoảng 30% các đợt gián đoan giómùa với OLR tăng 40 Wm −2 trong ngày trên vùng trọng điểm Kết quả phân tíchtổng hợp cũng cho thấy những dao động liên quan đến gián đoan gió mùa này bắtnguồn từ xích đao tây Thái Bình Dương và lan truyền theo hướng tây bắc đến BiểnĐông
(10-Krisnan và ccs (2000) [22] đã sử dụng các dị thường OLR hàng ngày trong
17 năm (1979-1995) trong thời gian từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 15 tháng 9 để xácđịnh các sự kiện gián đoan khi dị thường OLR hàng ngày vượt quá +10
Trang 20Wm −2trong tối thiểu 4 ngày liên tiếp, tính trung bình ở Ấn Độ (18 -28°N, 73-82°E).Ngược lai với Krishnan và ccs (2000), Vecchi và Harrison (2002) [32] đã tính toán
sự khác biệt dị thường OLR trung bình giữa hai khu vực là tiểu lục địa Ấn Độ 30°N, 65-85°E) và vùng xích đao Ấn Độ Dương (10°S-5°N, 75-95°E) và xác địnhcác giai đoan hoat động/gián đoan gió mùa là khi chỉ số này lần lượt là âm vàdương
(10-Annamalai và Slingo (2001) [14] cũng sử dụng dữ liệu ngày của OLR từ vệtinh và các sản phẩm của ECMWF cho mô hình hoàn lưu chung GCMs để có được
mô tả toàn diện về các chu kỳ hoat động/gián đoan liên quan đến GMMH châu Á.Kết quả cho thấy trong giai đoan hoat động của gió mùa mùa hè, đối lưu được tăngcường đáng kể trên lục địa Ấn Độ, kéo dài qua Vịnh Bengal và xích đao tây TháiBình Dương, ngược lai đối lưu bị suy yếu trên khu vực xích đao Ấn Độ Dương vàtây bắc Thái Bình Dương là nguyên nhân dẫn đến sự gián đoan gió mùa trên khuvực Ấn Độ Ngoài ra hoàn lưu Hadley quy mô lớn và hoàn lưu Walker cũng chothấy sự tăng cường (suy yếu) trong các giai đoan hoat động (gián đoan) của gió mùamùa hè Châu Á
De và Mukhopadhyay (2002) [15] đã phân tích toàn diện 11 tình huống giánđoan gió mùa trong giai đoan 1987 và 1997 thấy rằng có một vùng rộng lớn có dịthường OLR âm kéo dài từ 20°S-10°N Dị thường OLR âm (10 Wm −2 xung quanhvùng 5°S đến 0°N) tăng lên 20 Wm −2vào ngày thứ 2 của đợt gián đoan cho thấy dịthường OLR âm xung quanh khu vực xích đao tăng lên khi tiếp cận gần thời kì giánđoan
Về ảnh hưởng của ENSO đến gián đoan gió mùa, Ju và Slingo (1995) [19]
và Ryuichi Kawamura (1998) [20] đã sử dụng số liệu SST để nghiên cứu mối quan
hệ giữa sự phát triển của gió mùa hè châu Á và ENSO Kết quả cho thấy, nhữngnăm SST ấm ở vùng xích đao trung tâm và phía đông Thái Bình Dương (El Niño)
có hoàn lưu gió mùa yếu hơn và thời gian bắt đầu muộn hơn Kết quả ngược laiđược ghi nhận trong những năm có SST Thái Bình Dương lanh (La Niña), sự bất
Trang 21thường tương phản xuất hiện ở vùng đất liền và đai dương cũng dẫn đến giảm độtương phản nhiệt của đất liền, cuối cùng dẫn đến sự suy yếu của gió mùa hè châu Á.Kết quả nhận được tương tự đối với các nghiên cứu của Zhou Wen and Johnny(2007) [8] trên khu vực Biển Đông khi mà trong những năm El Nino thì ngày bắtđầu SCSSM đến muộn hơn, và trong những năm La Nina thì ngày bắt đầu SCSSMđến sớm hơn và cường độ của SCSSM trong thời kì El Nino cũng yếu hơn trongthời kì La Nina.
Xu Ke và ccs (2019) [40] đã nghiên cứu với nguồn số liệu SST cho thấy các
dị thường SST trước đó trên khu vực WNP nhiệt đới trong thời gian đầu và giữatháng 7 là nguyên nhân gây ra sự biến đổi hàng năm của các đợt gián đoan giómùa Các dị thường SST nóng (lanh) gây ra sự phát triển manh lên (yếu đi) củaWNPSM, với sự hình thành của đối lưu manh vào cuối tháng 7 (đầu tháng 8) sau đó
là một đợt gián đoan gió mùa vào đầu tháng 8 (giữa tháng 8) Ngoài ra, các pha tan
rã của ENSO có vai trò thứ yếu trong việc điều chỉnh các dị thường SST liên quanđến gián đoan WNPSM
1.2.2 Nghiên cứu gián đoan gió mùa mùa hè ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, gió mùa nói chung và GMMH nói riêng được coi là cơchế hoàn lưu chủ đao và là nhân tố cơ bản tao thành khí hậu cả nước Chính vì vậyGMMH luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu khoa họctrong nước Trước đây, các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích hoat động củaGMMH như thời gian bắt đầu và kết thúc Bên canh đó hệ quả mưa của GMMH vàliên hệ giữa GMMH-ENSO cũng như đề xuất các chỉ số gió mùa phù hợp để nghiêncứu hoat động GMMH trên khu vực Việt Nam đã được thực hiện
Theo Pham Vũ Anh và Nguyễn Viết Lành, một đặc trưng quan trọng của giómùa mùa hè là sự biến động lượng mưa chu kì ngắn Trong thời kì từ đầu tháng 6đến giữa tháng 9, có những đợt mưa lớn xen kẽ những đợt không mưa kéo dàikhoảng một tuần lễ, cực đai có thể đến hai tuần, được gọi là thời kì gián đoan củagió mùa mùa hè [2]
Trang 22Trong nghiên cứu vào năm 2007, tác giả Nguyễn Viết Lành và ccs [7] đã chỉ
ra mối quan hệ giữa lượng mưa với các chỉ số gió mùa là khá chặt chẽ Đối với hầuhết các chỉ số gió vĩ hướng có hệ số tương quan tương đối cao với khu vực Nam Bộ,
do đó về mặt khí hậu thì mưa trên khu vực Nam Bộ có quan hệ mật thiết với hoatđộng gió mùa Nghiên cứu cũng mô phỏng thời kì gián đoan của gió mùa tây namkhu vực Nam Bộ bằng cách chay mô hình WRF để dự báo cho hai ngày 8 và 9tháng 6 năm 2006 Từ kết quả mô phỏng và quan trắc thực tế cho thấy mô hìnhWRF cũng đã mô phỏng được một đợt gián đoan của gió mùa tây nam khá tốt, thểhiện qua việc diện mưa giảm đáng kế so với những ngày trước và sau đó
Một nghiên cứu khác vào năm 2012 của 2 tác giả Pham Vũ Anh và NguyễnViết Lành [1] về gió mùa tây nam Á-Úc đã cho kết luận là trong giai đoan giánđoan của GMMH, các thành phần tao nên gió mùa đều biến đổi, dẫn đến hình thếsai khác với hình thế trung bình cùng thời kì Đặc biệt là vùng đệm xích đao nânglên phía Bắc rất nhiều so với trang thái trung bình, và áp cao Tây Tang hoat độngcũng manh hơn nên gió có thành phần vĩ hướng manh hơn
Ngoài ra có rất nhiều các nghiên cứu khác sử dụng chỉ số gió vĩ hướng đểnghiên cứu hoat động của GMMH Từ các mô phỏng từ mô hình RAMS khi phântích chỉ tiêu U850hPa, lượng mưa và gradient nhiệt độ mực trên cao, Nguyễn MinhTrường và ccs đã chỉ ra rằng chỉ tiêu U850hPa có thể sử dụng để xây dựng chỉ sốGMMH cho khu vực Nam Bộ [13] Điểm manh của chỉ số này là vừa phản ánhđược hoàn lưu quy mô lớn, đồng thời cũng phản ánh được diễn biến mưa ở khu vựcnghiên cứu Ngoài ra chỉ số gió tây được xác định theo U850hPa là tối ưu nhất, vì
nó tái tao hoàn lưu trên diện rộng một cách chính xác và tương quan tốt với lượngmưa
Vào năm 2006, Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Thị Hiền Thuận [11] đã xemxét mối quan hệ giữa trường gió trên các mực thấp tầng đối lưu với lượng mưatrung bình các tháng mùa hè ở khu vực Nam Bộ sau đó lựa chọn ra chỉ số hoàn lưu:hiệu số thành phần gió vĩ hướng 850hPa giữa hai khu vực (2,5°N-12,5°N; 95°E -110°E) và (20°N-27,5°N; 105°E-120°E) để đánh giá sự biến động của GMMH qua
Trang 23các năm Đến năm 2008, chỉ số hoàn lưu (CSHL) là U850hPa(2,5°N-12,5°N, 110°E)- U850hPa(20,0°N-27,5°N, 105°E-120°E) và chỉ số đối lưu (CSĐL) đượctính bằng -OLR(5-15°N, 100-115°E) được tác giả Nguyễn Thị Hiền Thuận đề xuất
90°E-và đánh giá là phù hợp cho mô tả hoat động của GMMH ở khu vực Nam Bộ [12].Trong đó, chỉ số CSHL là phù hợp hơn trong việc mả diễn biến hoat động củaGMMH vào thời kỳ kết thúc Cũng nghiên cứu về GMMH, Trần Quang Đức (2011)[3] đã sử dụng số liệu vận tốc gió vĩ hướng (m/s) trên mặt đẳng áp 850 hPa củaNCAR/NCEP để tính chỉ số gió mùa SCSSM với công thức tính: SCSSM=U850hPa (5-15°N, 110-120°E) từ đó nghiên cứu một số đặc trưng GMMH cơ bảntrên khu vực Việt Nam trong thời kỳ 1950-2010
Nguyễn Đăng Mậu và Mai Văn Khiêm (2017) [9] đã sử dụng số liệu trườngU850hPa từ bộ số liệu tái phân tích CFSR thời kỳ 1981-2010 và số liệu các đợtENSO của Trung tâm Dự báo Khí hậu, Hoa Kỳ (CPC) để xác định các đặc trưngGMMH ở Việt Nam theo chỉ số VSMI Chỉ số VSMI được tính bằng U850hPa(50N-150N; 1000E-1100E) (m/s) Chỉ tiêu xác định các đặc trưng như sau:
- Thời điểm bắt đầu là hậu đầu tiên trong 2 hậu liên tiếp tồn tai dấu “+” củachỉ số VSMI (nghĩa là gió tây thay thế gió đông và duy trì liên tục trong 2 hậu(pentad) liên tục)
- Thời điểm kết thúc là hậu đầu tiên trong 3 hậu liên tiếp tồn tai dấu “-” củachỉ số VSMI (nghĩa là gió đông thay thế gió tây và duy trì liên tục trong 3 hậu liêntục)
- Số đợt gián đoan được xác định là thời kỳ xuất hiện gió đông thay thế giótây trong mùa GMMH, hay nói cách khác là khi chỉ số VSMI có dấu “-” Do vậy,một đợt gián đoan có thể chỉ tồn tai trong 1 hậu hoặc nhiều hơn 1 hậu
Kết quả nghiên cứu [9] cho thấy, các đặc trưng GMMH ở nước ta không duytrì ổn định, mà biến động từ năm này qua năm khác Hoat động của ENSO, áp caoBắc Thái Bình Dương và áp cao Tây Tang có tác động rõ ràng đến biến động củaGMMH ở khu vực Việt Nam
Trang 24Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các hệ thống gió mùa đến sự biến độngthời tiết trên khu vực Việt Nam của tác giả Chu Thị Thu Hường và ccs [5], đặcđiểm hoat động của GMMH đã được phân tích dựa trên sự biến đổi trong ngày bắtđầu, kết thúc, thời gian kéo dài và cường độ của nó Theo các tác giả, ở nước ta gió
có thể có hướng tây hay tây nam nhưng lai không phải gió tây nam của GMMH do
đó các tác giả đã loai bỏ những hệ thống gió tây nam ảnh hưởng đến khu vực màkhông bắt nguồn từ áp cao Mascarence và áp cao Châu Úc ở bán cầu Nam Chỉ sốGMMH trên hai miền khí hậu Việt Nam đã được xác định thông qua số liệu gió vĩhướng mực 850hPa trong đó chỉ số gió mùa mùa hè trên miền khí hậu phía Namđược xác định như sau: U850_Nam = U850 (8,5-15,5°N; 103,5-109,5°E) Trong đó:
- Ngày bắt đầu GMMH: U850_Nam > 0,5m/s và duy trì giá trị dương trong
ít nhất 5 ngày liên tiếp
- Ngày kết thúc GMMH: U850_Nam < -0,5m/s và duy trì giá trị âm trong ítnhất 5 ngày liên tiếp
- Gián đoan GMMH: Một ngày có gián đoan của hoàn lưu khi gió trên khuvực chuyển hướng đông hoặc vẫn có gió tây nhưng gió tây này từ ACTBD Sự xuấthiện gió tây từ ACTBD trên khu vực này được xác định nếu giá trị U850 trên vùngU5 (3- 8°N, 100-115°E) có giá trị âm Hơn nữa, trong 20 ngày tiếp sau ngày bắt đầuGMMH, có ít hơn 5 ngày hoặc 3 ngày liên tiếp mà hoàn lưu trên khu vực bị giánđoan Sự xuất hiện gió tây từ ACTBD được xác định nếu giá trị U850 trên vùng U5(100-115oE, 3-8oN) có giá trị âm
Pham Xuân Thanh và ccs (2010) [26] đã sử dụng kết hợp dữ liệu mưa ngàycủa 6 tram quan trắc phía nam và số liệu gió vĩ hướng tái phân tích NCEP-DOE IImực 1000 hPa để xác định hoat động của GMMH trên khu vực Nam Bộ trung bìnhtrên vùng (10-12,5°N; 105-107,5°E) khi quy ước ngày bắt đầu GMMH phải thỏamãn hai điều kiện: lượng mưa ngày lớn hơn 5 mm/ngày và kéo dài 5 ngày liên tiếp;tốc độ gió vĩ hướng trung bình ngày lớn hơn 0,5 m/s Kết quả cho thấy sự phát triểncủa các điều kiện hoàn lưu có mối quan hệ chặt chẽ với hoat động của gió mùa
Trang 25Cũng với phương pháp kết hợp giữa tốc độ gió vĩ hướng U850hPa và lượngmưa, Ngô Thị Thanh Hương (2018) [6] đã đưa ra phương pháp xác định ngày bắtđầu, kết thúc của GMMH trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ Kết quả cho thấy,ngày bắt đầu và kết thúc GMMH trên khu vực Nam Bộ trung bình là ngày 15/5 vàngày 13/10 với độ lệch chuẩn tương ứng là 14,12 ngày và 13,55 ngày Hoat độngcủa GMMH trên khu vực Nam Bộ có mối liên hệ với sự vận chuyển ẩm theo hướngtây nam đi vào khu vực, sự đổi chiều của gió vĩ hướng mực 850hPa và chênh lệchnhiệt độ mực 300hPa giữa lục địa Á-Âu và đai dương.
Đến năm 2014, tác giả Nguyễn Đăng Quang [24] đã đề xuất một cách đơngiản để xác định chỉ số gió mùa mới NRM Chỉ số này là sự kết hợp của áp suấtmực nước biển trung bình tiêu chuẩn (trung bình 5 ngày) và gió vĩ hướng trung bình
ở mực 850 hPa được xác định bằng dấu (U850) x giá trị tuyệt đối (MSLP x U850).Ngày bắt đầu của GMMH trên khu vực Tây Nguyên được xác định là ngày NRM cógiá trị dương, cho phép những khoảng ngắt lên đến 5 ngày trung bình thường xảy ravào ngày 8/5 Thông qua chỉ số này tác giả cũng đã bước đầu xác định được mốiquan hệ giữa ENSO với thời gian hoat động của gió mùa trong các năm El Nino và
La Nina
Cũng phân tích mối quan hệ giữa ENSO và gió mùa, Nguyễn Viết Lành vàccs (2007) [7] đã thấy rằng hai hiện tượng đai dương và khí quyển này có mối quan
hệ rất lớn khi xét trên phương diện bản chất vật lí, nhưng khi xét tương quan về chỉ
số giữa hai yếu tố này lai không lớn cho thấy mối quan hệ rất phức tap, cường độENSO càng lớn thì mối quan hệ này càng lớn đặc biệt khi có La Nina
Trước đó trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Thị HiềnThuận (2006) [11] cũng có được kết luận khi mà trong điều kiện El Nino, hoàn lưuHadley khu vực Nam Á yếu đi làm trao đổi kinh hướng giảm, không khí từ Nambán cầu đi lên Bắc bán cầu trong mùa ha cũng như không khí Bắc bán cầu đi xuốngNam bán cầu trong mùa đông đều giảm, dòng xiết cận nhiệt đới Nam Á yếu hơnbình thường, gió mùa yếu hơn bình thường Trong điều kiện La Nina, tình hình diễn
ra ngược lai Các tác giả cũng nhận thấy đối với quá trình tương tác giữa ENSO và
Trang 26gió mùa Châu Á, đóng vai trò quan trọng nhất có lẽ là áp cao cận nhiệt đới TháiBình Dương và vùng áp thấp xích đao khu vực bể nóng Thái Bình Dương Nhữngphản ứng của các khu vực này đối với quá trình tiến triển của ENSO trên khu vựcxích đao trung tâm và Đông Thái Bình Dương có tác động quan trọng, điều chỉnhhoat động gió mùa khu vực châu Á cả về thời gian và cường độ.
Trong luận án tiến sĩ khoa học trái đất, Nguyễn Đăng Mậu (2018) [8] đã cónhững kết luận về mối liên hệ giữa GMMH và ENSO như sau: Trong các mùa hè ElNino và trung gian - pha nóng, thời điểm GMMH bắt đầu đến muộn, kết thúc sớm,
số đợt gián đoan ít Trong các mùa hè La Nina và trung gian - pha lanh, thời điểmGMMH bắt đầu sớm, kết thúc muộn, số đợt gián đoan nhiều, cường độ yếu vàlượng mưa ở Nam Bộ lớn hơn so với trung bình nhiều năm Chu Thị Thu Hường vàTrần Đình Linh (2019) [5] cũng đã có những kết luận tương tự: Trong các năm ElNino, GMMH thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn trong các năm La Nina
Sự manh lên hay yếu đi của GMMH không bị chi phối nhiều bởi hiện tượng ENSOtuy nhiên trong các thời kì El Nino hoặc sau thời kì này, GMMH thường có cường
độ yếu hơn
Nhận xét cuối chương 1
Qua quá trình tổng quan tài liệu cho thấy, việc nghiên cứu gián đoan GMMH
đã được quan tâm và thực hiện từ rất sớm ở trên thế giới đặc biệt là các khu vựcGMMH điển hình như Ấn Độ, Đông Á và Tây Bắc Thái Bình Dương Nhìn chungcác chỉ số thường được sử dụng để nghiên cứu gián đoan GMMH là chỉ số mưa, chỉ
số gió và chỉ số OLR, ngoài ra tùy vào từng khu vực nghiên cứu cũng như mục đíchkhác nhau mà các tác giả có thể sử dụng các chỉ số kết hợp để có được những kếtquả tốt hơn Trong đó, chỉ số mưa thường được sử dụng nhiều nhất cho khu vực Ấn
Độ khi mà lượng mưa gió mùa trên khu vực này có tác động rất lớn đến kinh tế xãhội Tuy nhiên chỉ số được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất trên thế giới hiệnnay là chỉ số gió khi mà chỉ số này có thể biểu thị cho các đặc điểm khác nhau củahoàn lưu trên khu vực gió mùa
Trang 27Trong nước, các nghiên cứu về GMMH cũng đã được nhiều tác giả thực hiệntuy nhiên nghiên cứu về gián đoan gió mùa vẫn còn khá ít trong đó có nghiên cứugần đây là của tác giả Nguyễn Đăng Mậu khi đã có những kết luận về biến động cácđợt gián đoan GMMH hay trong nghiên cứu của tác giả Chu Thị Thu Hường đã cóđưa ra các chỉ số xác định gián đoan cho 2 khu vực phía Bắc và phía Nam nước ta.
Ngoài ra, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa gián đoan GMMH và ENSOcũng đã có được những kết quả nhất định Tuy nhiên tùy vào các khu vực khác nhau
mà kết quả này sẽ có những khác biệt như trong nghiên cứu trên khu vực Ấn Độ củaPai và ccs [25], các đợt gián đoan GMMH xảy ra với tần xuất lớn hơn và kéo dàihơn trong các năm El Nino nhưng trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mậu [8] kếtquả nhận được lai hoàn toàn ngược lai cho khu vực Việt Nam
Việc nghiên cứu gián đoan GMMH ở nước ta sẽ rất hữu ích trong việc hiểu
rõ hơn về sự biến đổi thời tiết và khí hậu và trên cơ sở của các nghiên cứu trước đó,luận văn sẽ lựa chọn chỉ số và có những phương pháp phù hợp với khu vực nghiêncứu để hiểu rõ hơn về hiện tượng gián đoan GMMH này
Trang 28Chương 2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Số liệu
Để xác định các đặc điểm gián đoan của GMMH trên khu vực Nam Bộ, luậnvăn sử dụng bộ số liệu tái phân tích hàng ngày được cung cấp bởi Trung tâm dự báohan vừa Châu Âu (ERA5) Bộ số liệu này có độ phân giải 0,25°x0,25° lưu trữ nhiềubiến khí tượng nên dễ dàng để khai thác những thông tin từ nhiều khía canh đượccập nhật liên tục và được download tai website:
levels?tab=overview
https://cds.climate.copernicus.eu/cdsapp#!/dataset/reanalysis-era5-pressure-Bao gồm các trường khí tượng: gió vĩ hướng, kinh hướng mực, độ cao địathế vị (HGT), … tai các mực đẳng áp cơ bản Thời kì 1981-2020 được sử dụngnhằm xác định chỉ số gió mùa và các hình thế thời tiết trong thời kì gián đoan giómùa
Diễn biến của nhiệt độ mặt nước biển được coi là một đặc trưng cơ bản nhấttrong hiện tượng El Nino, đặc biệt là vùng phía đông và trung tâm của Thái BìnhDương Để biểu thị những biến động của SST trên mỗi khu vực, người ta thườngdùng chuẩn sai của nó hay còn gọi là dị thường nhiệt độ mặt nước biển, kí hiệu làSSTA Hiện nay, SSTA trên khu vực NINO3 hoặc NINO3.4 với những trị số giớihan khác nhau hay như chỉ số Dao động Nam (Southern Oscillation Index - SOI),chỉ số ENSO đa biến (Multivariate ENSO Index - MEI) cũng thường được sử dụng
để phản ánh diễn biến của ENSO Tuy nhiên trong luận văn sẽ lựa chọn sử dụng chỉ
số Nino đai dương (ONI) của Cơ Quan Đai Dương Và Khí Quyển Quốc Gia Hoa Kì(NOAA) đang được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu gần đây trên thế giới đểxác định thời kỳ ENSO
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp xác định các đợt gián đoan GMMH
Gió mùa hoat động trên pham vi rộng, là hệ thống hoàn lưu trên quy mô lớn,nên cần có những chỉ tiêu phản ánh tính chất hoàn lưu của gió mùa Trong cácnghiên cứu trước đó, chỉ số gió vĩ hướng đang là chỉ số gió mùa phổ biến được sử
Trang 29dụng rộng rãi trên toàn thế giới khi có thể phản ánh được những đặc trưng của hoànlưu quy mô lớn đồng thời có mối tương quan cao với trường mưa Trong luận vănnày cũng đề xuất giá trị gió vĩ hướng trung bình mực 850 hPa đặc trưng cho trườnggió tầng thấp trong miền (5°N-15°N, 100°E-115°E) để xác định các đợt gián đoancủa gió mùa mùa hè cho khu vực Nam Bộ.
Hình 2.1 Giới hạn miền tính chi sô GMMH khu vực Nam Bộ
Luận văn sẽ sử dụng chỉ tiêu của Wang và LinHo (2004) [36] để xác địnhthời gian bắt đầu và kết thúc của GMMH trên khu vực Nam Bộ từ đó xác định đượccác đợt gián đoan trong thời kỳ GMMH Cụ thể:
- Ngày bắt đầu của GMMH là ngày đầu tiên của chuỗi có gió vĩ hướng liêntục dương và có chứa hậu bùng nổ Hậu bùng nổ được xác định là hậu đầu tiên saungày 25/4 (bắt đầu từ hậu 24) thỏa mãn cả hai điều kiện: Gió vĩ hướng trungbình >0 trong hậu bùng nổ; trong bốn hậu tiếp theo, gồm cả hậu bùng nổ, gió vĩhướng trung bình >0 trong ít nhất 3 hậu và gió vĩ hướng trung bình bốn hậu đó lớnhơn 1 m/s
- Ngày kết thúc của GMMH là ngày trước ngày đầu tiên của chuỗi có gió vĩhướng liên tục âm và có chứa hậu kết thúc Hậu kết thúc là hậu sau ngày 15/9 (bắt
Trang 30đầu từ hậu 53) thỏa mãn: Gió vĩ hướng trung bình <0 trong hậu kết thúc; trong bốnhậu tiếp theo, bao gồm cả hậu kết thúc, có dưới ba hậu có gió vĩ hướng trungbình >0, gió vĩ hướng trung bình bốn hậu nhỏ hơn hoặc bằng 1 m/s Sau hậu kếtthúc, không còn hậu nào thỏa mãn điều kiện của hậu bùng nổ GMMH.
Trong mùa GMMH, các đợt gián đoan gió mùa là thời kỳ gió tây nam bấtchợt suy yếu, hoàn lưu gió đông sẽ chiếm ưu thế, ngoài ra thời gian gián đoan phải
đủ dài so với thời gian cần thiết để chuyển từ pha hoat động sang pha gián đoan vàtheo nghiên cứu trước đó của Ramamurthy (1969) [30], Mandke và ccs (2007) [23],Rajeevan và ccs (2010) [28] thời gian gián đoan phải tối thiểu là 3 ngày Do đó saukhi xác định được ngày bắt đầu và kết thúc của GMMH, các đợt gián đoan gió mùa
sẽ được xác định khi gió vĩ hướng đổi từ dấu dương sang dấu âm và duy trì ít nhất 3ngày liên tục trong mùa GMMH đã được xác định trước đó
2.2.2 Phương pháp xác định thời kỳ ENSO
Để đặc trưng cho diễn biến của nhiệt độ nước biển bề mặt (SST) trên khu vựcThái Bình Dương xích đao, 4 khu vực điển hình được lựa chọn là Nino1+2, Nino3,Nino4 và Nino 3.4 được dẫn ra trong Hình 2.2
Hình 2.2 Các khu vực Nino trên khu vực Thái Bình Dương xích đạo
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của ENSO đếnGMMH, luận văn cũng phân tích sự biến động của gián đoan GMMH trong các
Trang 31mùa hè ENSO (tháng 5 đến tháng 10) thông qua chỉ số ONI tai vùng Nino 3.4 đượcquy định theo NCAR/NCEP như sau: Pha El Nino là các giai đoan có chỉ số ONIlớn hơn hoặc bằng 0.5 tối thiểu phải liên tục trong 5 tháng liên tiếp; Pha La Nina làcác giai đoan có chỉ số ONI nhỏ hơn hoặc bằng –0.5 tối thiểu phải liên tục trong 5tháng liên tiếp; Các giai đoan còn lai có chỉ số ONI nằm trong khoảng từ -0,5 đến0,5 là các pha trung tính của ENSO.
Chỉ số ONI được tính toán dựa trên giá trị dị thường nhiệt độ mặt nước biểntrung bình (SSTA ) trượt ba tháng tai vùng Nino 3.4 (khu vực giới han từ 5°N–5°S,120°–170°W) được trình bày ở Bảng 2.1:
Year DJF JFM FMA MAM AMJ MJJ JJA JAS ASO SON OND NDJ
Trang 332.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích synop
Sau khi xác định số ngày/đợt gián đoan GMMH trên khu vực, luận văn sẽchọn ra các trường hợp đợt gián đoan GMMH điển hình cụ thể trong thời kỳ 1981-
2020 để xem xét vai trò, ảnh hưởng của các hình thế thời tiết, đặc biệt là các trungtâm khí áp trong thời kỳ gián đoan GMMH Từ đó phần nào lý giải được nguyênnhân xảy ra hiện tượng gián đoan GMMH trên khu vực nghiên cứu
Các đợt gián đoan GMMH được lựa chọn để phân tích sẽ là những đợt giánđoan manh và kéo dài nhất được thống kê trong toàn thời kỳ 1981-2020 Ngoài raluận văn cũng sẽ tiến hành phân tích thêm trường hợp gián đoan GMMH trong 2năm diễn ra El Nino và La Nina manh để xem xét về ảnh hưởng của hiện tượngENSO đến gián đoan gió mùa thông qua sự biến đổi của các trung tâm khí áp vàhình thế thời tiết trong thời kỳ ENSO hoat động manh
Dựa trên chuỗi số liệu tái phân tích ở các mực 850mb, 500mb, 200mb và chỉ
số ONI cho khu vực Nino 3.4, luận văn sẽ tiến hành sử dụng phương pháp thống kêkết hợp với phương pháp phân tích synop để tiến hành phân tích sự biến đổi của cáchình thế thời tiết trong các trường hợp gián đoan gió mùa manh Việc phân tích sẽdựa trên sự thay đổi của các hình thế thời tiết trước và sau khi diễn ra gián đoanGMMH cũng như sự khác biệt so với hình thế trung bình nhiều năm
Trang 34Chương 3 KẾT QUẢ 3.1 Đặc điểm gián đoan của gió mùa mùa hè
Như đã nêu ra ở Chương 2, ngày bắt đầu và kết thúc của GMMH trên khuvực Nam Bộ trong giai đoan 1981-2020 dựa theo chỉ tiêu của Wang và LinHo(2004) đã được xác định trong Bảng 3.1:
Năm Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Năm Ngày bắt đầu Ngày kết thúc
Trang 35trước đó, ngày bắt đầu GMMH sớm hơn khoảng 4 ngày so với kết quả của Ngô ThịThanh Hương (2018) [6], khoảng 1 tuần so với Chu Thị Thu Hường và ccs (2018)[4], và tương đương với ngày bắt đầu theo kết quả của Nguyễn Đăng Mậu (2018)[8].
Còn ngày kết thúc GMMH đến sớm hơn khoảng 5 ngày so với kết quả củaNgô Thị Thanh Hương (2018), muộn hơn khoảng 3 ngày so với kết quả của NguyễnĐăng Mậu (2018) và khoảng 10 ngày so với kết quả của Chu Thị Thu Hường và ccs(2018)
Độ dài các đợt gián đoan GMMH trong thời kỳ 1981-2020
Hình 3.1 Độ dài các đợt gián đoạn trên khu vực Nam Bộ trong
thời kỳ 1981-2020
Độ dài các đợt gián đoan trên khu vực Nam Bộ thời kỳ 1981-2020 được biểudiễn trong Hình 3.1 Có thể thấy, độ dài một đợt gián đoan GMMH trên khu vựcNam Bộ trung bình là 5 ngày, kéo dài hơn có thể lên đến 14 ngày Các đợt giánđoan chủ yếu kéo dài từ 3 đến 5 ngày khi có đến 23 đợt gián đoan kéo dài 3 ngày, 8đợt kéo dài 4 ngày và 11 đợt kéo dài 5 ngày Các đợt gián đoan GMMH có xu
Trang 36hướng giảm dần chỉ còn khoảng 1 đến 4 đợt đối với các đợt gián đoan kéo dài hơn
từ 6 ngày trở lên
Trên Hình 3.2 mô tả độ dài các đợt gián đoan GMMH qua từng năm của khuvực Nam Bộ trong thời kỳ 1981-2020 Hầu hết số đợt gián đoan xảy ra trong cácnăm trên khu vực Nam Bộ có thời gian kéo dài từ 3-5 ngày và có thể xảy ra đến 3đợt trong năm, các đợt gián đoan kéo dài hơn thì chỉ xảy ra từ 1 đến 2 đợt/năm vàchủ yếu chỉ có 1 đợt Đặc biệt vào thập kỷ 2011-2020 có đến 8 năm không xuất hiệncác đợt gián đoan nào quá 5 ngày Ngoài ra, số đợt gián đoan từ 6-8 ngày có dấuhiệu giảm trong khoảng 1 thập kỷ trở lai đây khi từ năm 2009 không còn xuất hiệnđợt gián đoan nào kéo dài trong khoảng 6-8 ngày
Hình 3.2 Độ dài các đợt gián đoạn qua từng năm trên khu vực Nam Bộ
trong thời kỳ 1981-2020
Khi hầu hết các năm đều xuất hiện các gián đoan GMMH, những năm cónhiều đợt gián đoan nhất có thể lên đến 4 đợt thì vẫn có những năm GMMH đượcduy trì liên tục, không xảy ra đợt gián đoan nào như các năm: 1982, 1986, 1991,
1993, 1994, 2004, 2006, 2012 Trước đó trong nghiên cứu về gió mùa mùa hè ở
Trang 37nước ta, Nguyễn Đăng Mậu (2018) [8] cũng đã có kết quả gần tương đồng khi sửdụng chỉ số VSMI xác định được các năm không có gián đoan gió mùa là 1986,
1991, 1993, 1994, 2002, 2004, 2005 Với năm 2005, kết quả cho thấy có gián đoangió mùa, tuy nhiên cũng chỉ xuất hiện một đợt gián đoan trong thời gian ngắn là 3ngày vào năm này Vào các năm 1982 và 2006, chỉ tiêu cho thấy không có giánđoan, tuy nhiên vẫn có những thời điểm GMMH mang dấu âm nhưng chỉ xảy ratrong 1-2 ngày, chưa đáp ứng đủ điều kiện để coi là một đợt gián đoan gió mùa theođiều kiện xác định trong luận văn Sự khác biệt trong 3 năm là 1982, 2005, 2006 cóthể được lí giải khi chỉ tiêu xác định, nguồn số liệu, và khu vực nghiên cứu có sựkhác biệt
Số đợt và số ngày gián đoan GMMH trong mỗi thập kỷ
Bảng 3.2 Trung bình và độ lệch chuẩn của sô đợt và sô ngày gián đoạn GMMH
trên khu vực Nam Bộ thời kỳ 1981-2020
Trang 38Hình 3.3 Sô ngày gián đoạn trong năm qua 2 thời kỳ trên khu vực Nam Bộ:
(a) Thời kỳ 1981-2000; (b) Thời kỳ 2001-2020
Hình 3.3a, b mô tả số ngày gián đoan trong các năm thời kỳ 1981-2020 trênkhu vực Nam Bộ Kết hợp với kết quả ở Bảng 3.2 có thể thấy trong 2 thập kỷ đầu từnăm 1981-2000, số ngày gián đoan GMMH ở khu vực Nam Bộ có xu hướng tăng.Giá trị trung bình trong 2 thập kỷ này tăng từ 9,1 ngày/năm lên 9,6 ngày/năm, đặcbiệt vào năm 1996 có số ngày gián đoan đat đỉnh lên đến 31 ngày Độ lệch chuẩn
Trang 39của số ngày gián đoan trong thập kỷ 1981-1990 và 1991-2000 lần lượt là 8.13 ngày
và 10.74 ngày cho thấy mức độ biến động manh mẽ
Trong 2 thập kỷ tiếp theo, số ngày gián đoan GMMH khu vực Nam Bộ có xuhướng tăng dần về cuối thập kỷ 2011-2020 tuy nhiên số ngày gián đoan trung bìnhtrong thập kỷ 2011-2020 lai thấp nhất trong 4 thập kỉ khi chỉ có 6,9 ngày/năm cònthập kỷ 2001-2010 có số ngày gián đoan trung bình là 8,3 ngày/năm Độ lệch chuẩncủa thập kỷ 2001-2010 và 2011-2020 lần lượt là 7,6 ngày và 5,69 cho thấy mức độbiến động thấp hơn rõ rệt so với 2 thập kỷ trước đó Ngoài ra, trong 2 thập kỷ này,các năm có số ngày gián đoan trên 20 ngày gần như rất ít khi chỉ có năm 2008 có sốngày gián đoan là 21 ngày và gần đây là năm 2020 có số ngày gián đoan là 19 ngày
Trang 40Hình 3.4 Sô đợt gián đoạn trong năm qua 2 thời kỳ trên khu vực Nam Bộ: (a)
Thời kỳ 1981-2000; (b) Thời kỳ 2001-2020
Trên Hình 3.4a, b mô tả số đợt gián đoan GMMH khu vực Nam Bộ trong cácnăm thời kỳ 1981-2020 Kết hợp với kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy không chỉ số ngàygián đoan mà số đợt gián đoan trong 2 thập kỷ đầu từ năm 1981-2000 cũng có xuhướng tăng với số đợt trung bình trong 2 thập kỷ này xấp xỉ nhau vào khoảng 1,7đợt/năm Độ lệch chuẩn của số đợt gián đoan trong 2 thập kỷ lần lượt tương ứng là1,42 đợt và 1,7 đợt cũng cao hơn hẳn so với 2 thập kỷ tiếp theo
Trong 2 thập kỷ tiếp theo, số đợt gián đoan GMMH ở khu vực Nam Bộ cũng
có xu hướng tăng rõ rệt khi mà giá trị trung bình số đợt gián đoan trong thập kỷ2001-2010 chỉ có 1,3 đợt nhưng đến thập kỷ 2011-2020 đã tăng lên 1,6 đợt Đặcbiệt khi số ngày gián đoan GMMH trung bình trong thập kỷ 2011-2020 chỉ có 6,9ngày/năm trong khi số đợt gián đoan trung bình là 1,6 đợt/năm cho thấy tần xuấtxuất hiện các đợt gián đoan GMMH trong thập kỷ này là khá cao nhưng khôngmanh mẽ và kéo dài ngắn hơn so với các thập kỷ trước đó Điều này cũng có thểthấy được trong Hình 3.2 khi mà các đợt gián đoan trong thập kỷ này chỉ chủ yếukéo dài từ 3-5 ngày