1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật Giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Hải Phòng hiện nay

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Hải Phòng hiện nay
Tác giả Chu Thúy Anh
Người hướng dẫn TS. Phạm Quỳnh Chinh
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Thể loại Luận văn thạc sĩ triết học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 55,31 MB

Nội dung

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh than của người dân Hải Phòng hiện

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chu Thúy Anh

LUAN VAN THAC Si TRIET HOC

Hà Nội - 2024

Trang 2

Chu Thúy Anh

ANH HUONG CUA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

ĐÉN ĐỜI SÓNG VĂN HÓA TINH THẢN NGƯỜI DAN HAI PHÒNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

Mã số: §2290001.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIET HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Phạm Quỳnh Chỉnh

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản

thân tôi, tôi đã tự nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện luận văn Trong luận văn, các tư liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ đều đảm bảo độ tin cậy và sử dụng theo

đúng quy định.

Luận văn đưa ra những kết luận dựa trên những căn cứ khoa học đã được

công bố và không trùng với các công trình nghiên cứu nào khác ở thời điểm

hiện tại.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận văn

Chu Thúy Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất tôi xin được dành gửi tới cô giáo

TS Phạm Quỳnh Chinh - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận

văn Nhờ sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình và những lời động viên của cô đã giúp

tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tải Tôi xin trân

trọng cảm ơn các Thay, C6 giao khoa Triét hoc, Truong Dai hoc Khoa học Xã

hội và Nhân văn - Dai hoc quốc gia Hà Nội, đã quan tâm tạo điều kiện thuậnlợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu và học tập tại nhà trường.

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian qua Mặc dù đã cô gang rất nhiều trong quá trình thực hiện dé tai, song không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý kiến

của quý Thay, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đếncác van dé được trình bảy trong luận văn

Xin chân thành cảm on!

Tác giả luận văn

Chu Thúy Anh

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - ¿5+2 + +22 ++E++v+eeeeeeeeeressresse 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu - 2 + £+se+E£+E+EetErEerEerkerkerkeree 9

5 Phương pháp nghién CỨU - c1 E821 E911 11 11 1111 vn ngư 9

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn -c+c+x+E+E+EsEvrersrrrreeree 10

7 Kết cầu của luận văn -c:-c22vttttEEttttrrtrrttrtrrrrrrirrrrrirrrriieg 10

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NHÂN SINH QUAN PHẬTGIÁO TRONG ĐỜI SÓNG VAN HOA TINH THAN NGƯỜI DAN HAI

PHONG HIEN NAVY -2- 22222 2E 2E12E1211221127112712 211211 1E ree 11

1.1 Nhân sinh quan và nhân sinh quan Phat g1áo ¿- ¿+5 +++ss>+s+ II NAY, R6 .ne.e II 1.1.2 Nhân sinh quan Phật SiG cv kkiSiksskksekersersekre 15

1.2 Nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh than của người dân

l8: 1-8018) 17 28

1.2.1 Khái quát vê Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo ở Hải Phong 281.2.2 Nội dung ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống vănhóa tinh than của người dân Hai Phòng hiện nay -5-©52- 55+ 38Tiểu kết chương L -2 2-52 +s£+EE+EE£EE2EE2EEE71121127171121121171 2111111 xe 45

Chương 2 ANH HUONG CUA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO DEN

ĐỜI SÓNG VAN HÓA TINH THAN CUA NGƯỜI DAN HAI PHONGHIỆN NAY- THUC TRANG VÀ GIẢI PHÁP - 2-52 sz+zzscs2 41

2.1 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tỉnh thần ở dan Hải Phòng hiện nayy 2-2-2222 E+EE£EE+EE+EE£EE+EEtrEerrerrkres 47

Trang 6

2.1.1 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lĩnh vực tư tưởng của

người dân Hải Phòng hiỆH H(TV c5 3E E**EEEeEE+eEEeereereeerreeexe 48

2.1.2 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong lĩnh vực đạo đức, lối

2.1.3 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong phong tục tập quán và đời sống tâm linh của người dân Hải Phòng, -c- 5-5 5s+ce+csEezterrerreee 70 2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh than của người dân Hải Phòng hiện nay -2- 5+: 88

2.2.1 Xây dựng moi trường kinh té- xã hội ở Hải Phong thuận lợi và lành mạnh 882.2.2 Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng hai mặt của nhân sinh quan Phậtgiáo đối với đời sống văn hóa tinh than của người dân Hải Phòng 912.2.3 Khuyến khích các Tăng ni, Phật tử phát huy tinh than nhập thé tích cực

của nhân sinh quan Phật giáo Ni€N NAY - o- 5 5< + se +e+ekEseEeekeeeeeexee 9S

Tiểu kết chương 2 2c sc+ %+Ek£EEE2EEEEXE21121157111121111111211 11.1111 11x 97

KẾT LUẬN - 22-52 ©S222<2EEE212E127121121127121121111211 1111.11.11 re 99

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2-5 52 se£x+xsrxeẻ 101

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo đã ra đời từ rất lâu về trước và trở thành một tiêu kiến trúc

thượng tầng của xã hội Đồng thời, tôn giáo cũng cấu thành nên đời sống conngười và có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội Việt Nam

là một quốc gia có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo rất đa dạng Các loại hình

tôn giáo đã song hành, hòa quyện vào nhau, dung hợp lẫn nhau cùng với bản

sắc văn hóa dân tộc trong một khối “nhất thể” gọi chung là bản sắc dân tộcViệt Nam Điều này đã tạo nên sự đoàn kết, tính bao dung, đồng thuận trêntong thé đời sống vật chat và đời sống tinh than

So với các loại hình tôn giáo khác, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ

rất sớm và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa tinh thần của ngườidân nơi đây Phật giáo mang trong mình triết lý nhân sinh sâu sắc và hướngcon người đến phương pháp tu tập dé tiến tới giác ngộ Bắt nguồn từ thực tiễn,

giáo lý nha Phật mang những giá trị thiết thực giúp con người phát trién trí tuệ,

đạo đức để vượt lên nỗi thống khô của cuộc đời Bên cạnh đó, Phật giáo còn

đồng hành với dân tộc suốt gần hai ngàn năm, với tinh thần nhập thế, gắn bó

giữa đạo với đời, tôn giáo này đã trở thành một hiện tượng xã hội,văn hóa,

đạo đức thuộc đời sống văn hóa tỉnh thần, tâm linh của người Việt Vì vậy

việc nghiên cứu Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo là việc làm có ý nghĩa

quan trọng và mang tính cấp thiết.

Thành Phố Hải Phòng là mảnh đất ven biển thuộc đồng băng châu thổsông Hong, nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tổ tự nhiên đồi núi, sông ngòi haybiển cả và hải đảo, đồng thời cũng là một trong những thành phố đa tín

ngưỡng, đa tôn giáo Trong các loại hình tôn giáo, Phật giáo đã du nhập và

phát triển rất sớm ở Hải Phòng Theo các tư liệu lịch sử, Đạo Phật vào HảiPhòng từ rất sớm theo đường biên bởi các thương nhân người An Độ Trongthời gian phải chờ gió mùa đông bắc để trở về, các thương nhân người Ấn Độ

Trang 8

đã lên bờ xây dựng những núi Tháp dé thờ Phật như Tháp Tường Long, vùngbiên Đồ Sơn, làm dấu tích lich sử của Phật giáo Cho đến ngày nay, những

di tích lịch sử này vẫn còn và trở thành minh chứng cho thấy Hải Phòng cũng

là một trong những nơi Phật giáo xuất hiện đầu tiên.

Hiện nay, Phật giáo Hải Phòng đang có sự biến đổi và vận động cùng với sự phát triển chung của xã hội nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh than

cho người dân nơi đây Tuy nhiên, Phật giáo là một hình thái ý thức nên

thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng lòng tin để nhằm mục đíchthương mại hóa, gây mê tín dị đoan hoặc là công cụ dé thực hiện âm mưu

chiến lược diễn biến hòa bình Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống người

dân và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của toàn thành phó Do vậy,

nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hải Phòng là van dé mang tinh cấp bách và

có ý nghĩa thực tiễn.

Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên tác giả lựa chọn đề tài: “Anh hưởngcủa nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tỉnh thần của ngườidân Hải Phòng hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ ngành Triết học, chuyên

ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.

2 Tình hình nghiên cứu

*Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo:

Nhân sinh quan Phật giáo là chủ đề được nhiều học giả quan tâm bởi nó

có những yếu tố tích cực, ý nghĩa trong đời sống và triết học Phật giáo Có rấtnhiều các nhà nghiên cứu về Phật giáo trong nước và nước ngoài đã công bốcông trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo Đầu tiên, cần phải ké đếncuốn: “Đại Cương triết học Phật giáo”[20] được Nhà xuất bản Thuận Hóa-Huế xuất bản năm 1957 do Thích Đạo Quang dịch, trong đó tác giả Tường

Duy Kiều đã nghiên cứu từng vấn đề của thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo Cuốn sách này giúp tác giả có cái nhìn khái quát về giáo lý nhà

Trang 9

Phật, biết thêm về hướng nghiên cứu mới của học giả Trung Hoa, nơi đượccoi là cội nguồn thứ hai của Phật giáo Việt Nam.

Tác pham “Tinh than và nét đặc sắc của Phật giáo” của Lam Thế Man,

do Linh Chi dịch, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau ấn hành năm 1996, tác giả củacuốn sách đã chỉ ra ưu nhược điểm của nhân sinh quan Phật giáo, định hướng

cho con người nhận thức về nhân sinh quan chính xác, giúp cho họ tự chủ, tích cực phát triển Theo Lâm Thế Mẫn, “nhân sinh quan Phật giáo dung nhãn quan chính trị quét sạch mọi nghi hoặc, sau muộn và hiểu sai về cuộc đời, nhận thức một cách chính xác chân tướng của cuộc đời, năm chắc trong tay

định hướng của cuộc đời” [28, tr 85] Tuy công trình của ông không di sâu vào nghiên cứu giáo lý nhà phật nhưng giúp cho tác giả đánh giá được những

mặt tích cực và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo

Bàn về nhân sinh quan Phật giáo, Trần Trọng Kim cũng viết cuốn

“Phật giáo trong ba bài diễn thuyết ”[21] được nhà xuất bản Đà Nang đã tái

xuất ban năm 2002, cuốn sách này tập hợp những bài thuyết giảng của ông tại

chủa Quán Sứ, Hà Nội từ những năm 1935 đến 1936 Cuốn sách gồm ba bai diễn thuyết và phần phụ lục, bai diễn thuyết đầu tiên, tác giả nói về Phật giáo

và nhân sinh Ở bài diễn thuyết thứ hai, Trần Trọng Kim nói về thuyết Thậpnhị nhân duyên, cuối cùng tác giả cuốn sách đi vào phân tích quan niệm của

hai trường phái Phật giáo: Đại thừa và Tiểu thừa Trong cuốn sách của mình,

Trần Trọng Kim đã phân tích quan niệm Phật giáo về nhân sinh và chỉ ra nétđặc sắc của giáo lý nhà Phật so với các học thuyết khác cùng thời, đây lànguồn tư liệu quý giá giúp tác giả luận văn có những kiến giải khách quan về

quan niệm nhân sinh của nhà Phật.

Trong cuốn: “ Lời day của Đức Phật vẻ thành tựu trong gia đình, nơicông sở, ngoài xã hội” (2010) của Basnagoda Rahula ( Nxb Tôn giáo) đã đề

cập đến tinh thần nhập thé của nhân sinh quan Phật giáo Giáo lý nhà Phật đã gắn bó mật thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người, cũng cho thấy các

Trang 10

cư sĩ tại gia đã lãng quên cuộc sống đời thường, họ cũng lầm tưởng rằng giàu

sang, sung túc là đi ngược với giáo lý nhà Phật Basnagoda Rahula đã chỉ ra

mục đích cuối cùng mà nhân sinh quan Phật giáo hướng đến chính là cuộcsống an lạc và hạnh phúc Cuốn sách giúp cho tác giả luận văn có thêm sự lý

giải và phân tích sâu sắc hơn về nhân sinh quan Phật giáo.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu, thời gian gần đây trên các tạp chí hay luận án, luận văn cũng đề cập nhiều về nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần như: “Bàn thém về ảnh

hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chínghiên cứu tôn giáo, 36 10/2007) của Lê Van Dinh; “Phát giáo Việt Namtrong sự nghiệp đổi mới, xây dựng va bảo vệ Tổ quốc” (Tap chí nghiên cứuPhật học, số 3/2006) của Hòa thượng Thích Thanh Tứ; “Nghiên cứu và ứng

dụng các giá trị văn hóa Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí

nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008) của Nguyễn Hồng Dương;

Ngoài ra, luận văn thạc sĩ xã hội học: “Tim hiểu về đời sống văn hóa tỉnh

thân ở nông thôn dong bang Bắc Bộ (nghiên cứu trường hợp tại xã Vũ Doai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), của Lương Thị Thu Trang đã có những kết quả

khảo sát đời sống văn hóa tinh thần ở xã Vũ Đoài, từ những kết quả đó tác giảluận văn đã đi sâu phân tích quan điểm sống, cách hưởng thụ văn hóa tinh thần

và sự biến đổi tâm lý của người dân trước những ảnh hưởng của quá trình côngnghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay Hay “Anh hưởng của nhân sinh quan Phậtgiáo đến đời sống tinh than của cư dân Dong bằng Sông Hồng” hiện nay củaNguyễn Thi Thúy Hang, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2015, tac giả luận

án đã phân tích rõ quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan

Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng, đồng thời trình bày khái quát một số nội

dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo Từ đó chỉ ra những ảnh hưởng của

nhân sinh quan Phật giáo đến các phương diện đạo đức, lỗi sống và văn hóa

nghệ thuật của cu dân đồng băng sông Hồng hiện nay

Trang 11

Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo Hải Phòng vàđời sống văn hóa tỉnh thần người dân Hải Phòng:

Khi nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo Hải Phòng và đời sống vănhóa tinh than của người dân Hải Phòng, tác giả nhận thấy nguồn tài liệu còn

khá khiêm tốn Hiện nay, chỉ có một số công trình tiêu biểu như:

Tác phẩm Dw dia chí do tác giả Phan Duy Tiếp dịch - Hà Văn Tan hiệu đính và chú thích, (Nxb Sử học, Hà Nội, 1960); tác phâm Lich triéu hiển

chương loại chí (Nxb Sử học, Hà Nội, 1960); cuốn “Chùa Đỏ xưa và Nay”

của Ngô Đăng Lợi, Nxb Tôn giáo, 2002 Cũng trên phương diện lịch sử, tại

hội nghị khoa học về “Quá trình hình thành, phát triển thành phố và đặc tính

người Hải Phòng”của Ban nghiên cứu lịch sử Hải Phòng ( Nxb Hải Phòng,

1987) đã cho thấy rõ những giai cấp, ngành nghề, nét đặc trưng của người dânđất Cảng trong từng giai đoạn Ngoài ra còn cuốn sách “Chùa cổ Hải Phòng”

do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phó, Hội Khoa học Lịch sử và Nhàxuất bản Hải Phòng còn phối hợp ấn hành tập 1

Tác giả Võ Minh Tuấn cũng đưa ra báo cáo: "Mt vài hiện tượng tôn

giáo mới ở Hải Phòng" (Báo cáo kết quả nghiên cứu tôn giáo- Hà Nội năm2005) Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của hai tác giả Phạm Thế Hùng

và Nguyễn Huy Hảo: "Tinh hình Phật giáo Hải Phòng" (Báo cáo của Ban tôn

giáo thành phố Hải Phòng năm 2007) Hai tác giả đã đưa ra những nhận định

và đánh giá ban đầu về thực trạng sinh hoạt Phật giáo cũng như một số ảnhhưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Hải Phòng

Ngoài ra còn một số tư liệu có đề cập đến các cơ sở thờ tự của Phật giáo

và tín ngưỡng va văn hóa, lich sử ở Hai Phòng như: Cuốn “Hai Phòng di tích

lịch sử văn hóa” (1993) của Trịnh Minh Hiền, Nxb Hai Phong; Du lich văn hóa

Hải Phòng (2006) của Trần Phương, Nxb Hải Phòng; Di tích lịch sử Tràng

Kênh Thủy Nguyên Hải Phòng (2015) của Nguyễn Văn Mỹ, Nxb Hải Phòng:

Ban Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, Nxb Hải Phòng; Đảng bộ Hải Phòng qua

Trang 12

các kỳ đại hội (2000) của Đoàn Trường Sơn, Nxb Hải Phòng Đặc biệt là công

trình Lịch sử Phật giáo Thành phố Hải Phòng của giáo hội Phật giáo Việt NamTP.Hải Phòng (Nxb tôn giáo, 2022) cho biết thêm về địa lý cũng như vị trí và

vai trò văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo ở Hải Phòng trong lịch sử.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu, thời gian gần đây còn có một số luận án và tạp chí tiêu biểu nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo Hải Phòng như: Luận án Tiến sỹ văn học Nghiên cứu văn bia Hải Phòng (2011) của Nguyễn Thị Kim Hoa; Luận án Tiến sỹ văn hóa học Tín ngưỡng thờ thủy

thân ở Hải Phong (2011) cua Tran Quéc Tuan Dai Nam thuc luc, Pai Namnhất thong chí, Lịch sử Phật giáo xứ Đông và Hai Phong của Ngô Đăng Loi( Nghiên cứu tôn giáo Số 8 - 2007)

Về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tỉnhthần người dân nói chung, người dân Hải Phòng nói riêng, phần lớn các công

trình nghiên cứu đều tiếp cận triết học tôn giáo Nhìn chung, các công trình nêu

trên đã dé cập tổng quan về nhân sinh quan Phật giáo, đặc trưng, vai trò, anh

hưởng của nhân sinh quan trong đời sống tinh thần va đời sống văn hóa tinh

thần của con người Tuy nhiên những tác phâm khoa học đó nghiên cứu trên

một phạm vi rộng, đề xuất những giải pháp ở tam vĩ mô và chưa di sâu vào tìm hiểu những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tỉnh thần của người dân Hải Phòng hiện nay Vì vậy, kế thừa những giá trị nghiên

cứu của các tác giả đi trước và dựa trên tình hình thực tế tại thành phố HảiPhòng, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu này nhằm đưa ra những giải phápgóp phần phát huy những ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáonhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của cư dân đất Cảng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về nhân sinh quan Phật giáo,

về văn hóa và đời sông văn hóa tỉnh thần, luận văn phân tích những ảnh

hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đôi với đời sông văn hóa tinh thân của

Trang 13

người dân Hải Phòng trên một số lĩnh vực cơ bản, từ đó đề xuất một số giảipháp góp phần phát huy giá trị tích cực của nhân sinh quan của Phật giáo vàhạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc xây dựng đời sống văn hóatinh than cao đẹp ở Hải Phòng hiện nay.

Nhiệm vụ: Dé hoàn thành mục đích trên, luận văn thực hiện những

Ba là, Phân tích những ảnh hưởng chủ yếu của nhân sinh quan Phật

giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hải Phòng hiện nay

Bốn là, Đề xuất một số giải pháp góp phần phát huy những giá trị tích

cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đối với

đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hải Phòng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn

hóa tỉnh thần người dân Hải Phòng

Phạm vi: Không gian: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đếnđời sông văn hóa tinh than của người dân Hải Phòng hiện nay qua một số lĩnhvực tiêu biểu như: tư tưởng, đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán

Thời gian: Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật

giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hai Phòng trong khoảngthời gian từ năm 2003 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình triển khai nghiên cứu, luận văn

sử dụng phương pháp lịch sử dé làm rõ quá trình hình thành và phát triển của

nhân sinh quan Phật giáo Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp quan sát

và phỏng van dé thấy được những ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật

Trang 14

giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hải Phòng hiện nay.Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tônghợp, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, các phương pháp nghiên cứu liênngành như triết học, triết học tôn giáo, xã hội hoc tôn giáo, đạo đức học

nhằm phân tích, đối chiếu, so sánh dé thấy được những quan niệm nhân sinh của Phật giáo và những ảnh hưởng cơ bản của nó trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hải Phòng.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Về mặt ly luận

Từ việc khái quát lại một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn phân

tích những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những van đề còn tôn tại

của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Hải Phòng hiện nay

Bên cạnh đó luận văn góp phan làm sáng tỏ việc phát trién nghiên cứu lý luận

trong thực tiễn đối với ngành khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu tôn

giáo, chủ nghĩa xã hội nói riêng.

6.2 VỀ mặt thực tiễn

Luận văn có thê trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên,

học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về

nhân sinh quan Phật giáo ở Hải Phòng.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gôm 2 chương và 4 tiết:

10

Trang 15

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE NHÂN SINH QUAN

PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA TINH THAN

NGƯỜI DAN HAI PHONG HIỆN NAY

1.1 Nhân sinh quan va nhân sinh quan Phật giáo

1.1.1.Nhân sinh quan

Khái niệm nhân sinh quan đã có từ rất lâu đời và được đề cập phố biến trong cuộc sống Nhân sinh quan là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành

động, đồng thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hướng con người đến ý chí,phan đấu Do vậy, quan niệm này luôn gắn liền với quá trình hình thành va

phát triển của con người ở mỗi thời kỳ.

Sự thật là ở thời đại khác nhau sẽ có quan niệm về nhân sinh quan khác nhau bởi ý thức xã hội sẽ phản ánh lại cái tồn tại xã hội sản sinh ra nó: “ thời

đại khác nhau, Hoàn cảnh sinh hoạt về chính trị, kinh tế và văn hóa cũngthay đôi Tất cả đều ảnh hưởng đến con người và biến đổi “ đạo” làm người

một cach tự giác hay không tự giác ”[15, tr 10] Vì “nhân sinh quan là thuộc

về ý thức tư tưởng, cũng như bất cứ ý thức tư tưởng nào, mỗi nhân sinh quan

đều có cơ sở kinh tế nhất định ”[32, tr 7] Trong lịch sử xã hội loài người đã xuất hiện các loại hình xã hội điển hình như: xã hội cộng sản nguyên thuỷ, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiếm, xã hội tư bản chủ nghĩa Và ngày nay, chúng ta đang tiễn lên xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa Ở mỗi một loại hình xã hội khác nhau thì đều xuất hiện những đạo làm

người hay thế giới quan khác nhau

Cụ thể, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người làm việc chung,

hưởng thụ chung nên chế độ tư hữu tài sản và sự áp bức giai cấp chưa xuấthiện Cũng bởi phương thức sản xuất còn thô sơ, hạn chế về nhận thức nên họchưa biết đến đạo làm người là gì? Trước sự thần bí và sức mạnh của thiênnhiên, con người sợ hãi, họ không đủ sức chống cự, cũng không thê giải thích

được nên mọi người tin rang thân linh chi phôi tat cả các sự vật, hiện tượng

11

Trang 16

trên thé giới Từ đó, con người trở nên mê tín tôn giáo, sùng bái quỷ thần Hothờ trời, thờ núi sông, thờ muông thú và nhiều lúc coi những thứ đó lànguồn gốc, tô tiên của mình Nếu như ở chế độ cộng sản nguyên thủy, conngười làm chung ăn chung, sống không phân biệt giai cấp thì ở xã hội chiếmhữu nô lệ, xã hội có sự phân hóa giai cấp khắc nghiệt Khi xuất hiện của cải

dư thừa, chế độ tư hữu về tài sản xuất hiện, loài người dần có sự phân biệt và

áp bức giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô Giai cấp chủ nô xây dựng chế

độ nhà nước, định ra pháp luật dé thống trị giai cấp nô lệ Chúng giảng giải

đạo làm người, lợi dụng sự mê tín, sùng bái quỷ thần của con người thời xãhội nguyên thủy để đưa ra luân điệu về chế độ của mình lập nên Giai cấp chủ

nô khiến giai cấp nô lệ hiểu chế độ mà họ đang cam chịu là do ý trời, không

thé thay đổi được, cũng không thé phản kháng, đấu tranh Ở xã hội phongkiến, xã hội loài người lại tồn tại hai giai cấp đối lập, mâu thuẫn với nhau là

giai cấp địa chủ và nông dân Bọn địa chủ bóc lột tàn ác, chúng đem những ý

niệm về lễ giáo và danh phận ra đầu độc người dân Đạo làm người được

chúng biến tấu thành tôn kính quỷ thần, trung với vua, hiếu với cha, an phận thủ thường, khiến người dân mê muội, mất dần khả năng phản kháng, chấp nhận cuộc sống bị áp bức.

Mãi cho đến khi xã hội phong kiến Suy đôi, xuất hiện xã hội tư bản,

giai cấp tư sản là giai cấp điển hình cho chế độ xã hội Bởi giai cấp tư sản vìmuốn làm giàu đã đề xướng khoa học và chính trị dân chủ, đề cao giải phóngcon người và phản đối nền thống trị lạc hậu của xã hội phong kiến Đến thời

kỳ này, xã hội có những bước phát triển mới nên nhân sinh quan được conngười xem như một bộ môn khoa học, dé ra dé nghiên cứu Cũng trong lòng

xã hội tư bản, giai cấp tư sản làm chủ, nam mọi quyền lớn của quốc gia.

Chúng vẫn thực hiện chính sách áp bức người dân, giai cấp khác dé đem lại

lợi ích, phục vu cho giai cấp thống trị Ngoài ra, chúng còn thi hành chính

sách ngu dân, làm cho quan chúng càng mê muội đê càng dê thông tri “ Cui

12

Trang 17

đầu chịu sự thống trị của giai cấp thống trị, phục vụ giai cấp ấy đó là đạo làmngười của bọn thống trị dưới thời đại cũ đem dạy cho nhân dân.” [15, tr 15].Tuy nhiên, trong thời đại tư bản chủ nghĩa lại xuất hiện một giai cấp có lợi íchđối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản Giai cấp này rất mạnh mẽ, không yếu

như nô lệ và nông dân ngày trước Đó chính là giai cấp vô sản- giai cấp có tính cách mạng nhất trong lịch sử thế giới bởi họ có một chính đảng mạnh mẽ

là Đảng cộng sản lãnh đạo, một chủ trương sáng suốt và đúng đắn cải tạo thế

giới Họ cũng có một đạo làm người cao cả, đó là nhân sinh quan của chủ

nghĩa Mác - Lénin.

Trong triết học nói chung, triết học Mác- Lénin nói riêng, nhân sinhquan và thé giới quan là hai khái niệm dé bị nhằm lẫn với nhau Tuy nhiên, nếu

xét về phạm vi thì nhân sinh quan nhỏ hơn thế giới quan rất nhiều, nó chỉ là

một bộ phận của thế giới quan “Thế giới quan thường được coi là bao hàm

trong nó nhân sinh quan- vì nhân sinh quan là quan niệm của con người về đời

sống với các nguyên tắc, thái độ và định hướng giá trị của hoạt động con

người” [10, tr 16] Có thé nói, chủ nghĩa Mác - Lénin tập trung nghiên cứu va phân tích khái niệm thế giới quan nhiều hơn, tuy nhiên thông qua thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lénin van được hiểu là một hệ thong quan

điểm về giá trị, ý nghĩa của cuộc sống con người, về mục dich sống và nhữngcon đường đi đến mục đích đó Nó được xây dựng trên nền tảng của duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, gắn liền với học thuyết về sự phát triển của xãhội từ xã hội cộng sản nguyên thủy đến xã hội cộng sản chủ nghĩa

Nhân sinh quan chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng cuộc sống con người

là hiện thực vật chất khách quan, có tính quy luật và có thể nhận thức được.Mọi hiện tượng trong cuộc sống, bao gồm cả cuộc sống COn người, đều vậnđộng và phát triển theo những quy luật nhất định Con người có thể nhận thứcđược những quy luật này và vận dụng chúng để cải tạo cuộc sông của minh

Minh chứng điêu này băng câu nói của C Mác: “Con vật chỉ tái sản xuât ra

13

Trang 18

bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” [27, tr.119-120] C Mác cho răng con người thông qua hoạt động thực tiễn của mình

dé sản xuất ra vật chất, xây dựng nên cuộc sống cho chính minh Con ngườikhông chỉ sống để tồn tại mà còn sống đề phát triển, cải tạo xã hội cũ, xây

dựng xã hội mới Đặc biệt, con người còn có khả năng nhìn nhận về cuộc

song, đưa ra những quan điểm của riêng mình về thế giới xung quanh Nhân

sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lénin có ý nghĩa quan trọng trong việc giup

cho con người hiểu rõ giá trị, ý nghĩa của cuộc sống, từ đó xác định đúng đắn

mục đích sống của mình

Trên tinh thần kế thừa và phát triển những giá trị tri thức của các thời

kỳ xã hội trước và quan điểm về nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lênin,nhiều nhà tư tưởng ở Việt Nam cũng đưa ra quan điểm của mình về nhân sinhquan Trong Nhân sinh quan cách mạng, Trần Huy Thực cho rằng: “Nhân

sinh quan là cách xem xét đời sống của mỗi người, cũng là van dé lập trường

giai cap của mỗi người, là vì phục vụ cho ai, khổ sở vì ai” [38, tr 1] Tác gia

Đinh Đại Niên lại cho rằng nhân sinh quan là cách nhìn của con người đối với

cuộc sống của họ, cũng đồng thời là quan điểm và đạo lý làm người của mỗi

người: “Nhân sinh quan là cách nhìn của mỗi người đối với cuộc sống, là

quan điểm cơ bản về đời sống của mỗi người và cũng là đạo lý làm người của

mỗi người ” [29, tr 8] Còn trong Nhân sinh quan mới , tac giả Du Minh

Hoàng đưa ra quan niệm, “Nhân sinh quan nói vắn tắt thì đó là cách người ta

nhìn cuộc đời, hay là cái “đạo” làm người của người ta” [15, tr 45].

Thông qua những quan niệm khác nhau về nhân sinh quan, ta thấy rằngchúng đều có những điểm chung nhất định như:

Thứ nhất, nhân sinh quan thuộc lĩnh vực đời sống tinh than và đời

sống văn hóa tỉnh thần

Thứ hai, nhân sinh quan phản ánh mối quan hệ giữa con người với các

sự vật, hiện tượng trong xã hội.

14

Trang 19

Thứ ba, nhân sinh quan mang tính chất lịch sử và giai cấp vì nhân sinhquan luôn gắn bó với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Đồng thời,

nó cũng thê hiện trình độ và quyền lợi khác nhau của từng giai cấp trong mỗi thời kỳ lich sử cụ thé.

Thứ tu, những nội dung tri thức trong nhân sinh quan có ảnh hưởng

đến hành vi của cá nhân hay cả cộng đồng, bởi nó định hướng suy nghĩ và

cạnh khác nhau Tuy nhiên, khái quát lại chúng có bốn yếu tố cơ bản, liên

quan chặt chẽ với nhau là: Tri thức, tình cảm, niềm tin và lý tưởng Bốn yếu

tố này luôn tác động qua lại với nhau dé định hướng, điều chỉnh suy nghĩ,

hành động của con người Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả

tiếp cận nhân sinh quan trên lập trường quan điểm của Mác-xít bởi tác giảluận văn muốn nghiên cứu nhân sinh quan dưới góc độ giá trị để thấy được

bản chất, đặc trưng mà các quan niệm khác nhau ở mỗi thời kỳ đề cập đến.

Đồng thời, việc tiếp cận này cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu ảnh

hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh than xã hội

ngày nay Từ các quan niệm nêu trên cũng như thực tiễn của xã hội, tác giả

cho rằng, nhân sinh quan là toàn bộ những quan niệm của con người mangtính lịch sử- xã hội vỀ con người, vỀ cuộc sống và vị tri cua họ trong thé giới

nhằm giải đáp những vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người

đang đặt ra trong thực tiễn xã hội

1.1.2 Nhân sinh quan Phật giáo

Sự du nhập cua Phát giáo vào Việt Nam

Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN ở Bắc Ấn Độ trên vùngđất thuộc Nêpan ngày nay Xã hội Ấn Độ trong thời kỳ đó được phân chia

15

Trang 20

thành bốn dang cấp (Vác- na) rất nghiệt “gồm bốn giai tầng: Bà- là-môn, dé-ly, Vệ Xá, Thủ-đà-la” [52, tr 93] Tương ứng với bốn giai giai tầng Ba- là-môn có uy tín tuyệt đối trong quan chúng, được hưởng nhiều đặc quyền, tuynhiên giai tầng Thủ- đà- la lại sống cơ cực, lầm than không có tiếng nói trong

Sá-xã hội Sự phân chia đăng cấp diễn ra hết sức khắc nghiệt, nhiều trào lưu tư tưởng và tôn giáo chống lại đạo Bà La Môn ra đời, trong đó có đạo Phật.

“Người sáng lập ra Phật Giáo tên là Tất Đạt Đa (Siddharta) họ là

Gôama (Gautama) là thái tử của vua Tinh Phan, sinh ở Kapilavastu (chân nui

Hymalaya về phía nam, nay thuộc miền nam nước Nêpan), trong vườn

Lumbini vào khoảng năm 563 trước Công Nguyên” [44, tr 9] Đứng trước

“ chế độ đăng cấp khắc nghiệt của xã hội An Độ cô đại, đời song khổ cực của

những người nô lệ đương thời và sự bất lực của con người trước những khókhăn của cuộc đời và của xã hội” [44, tr 9] C6 Dam Tất Dat Da đã từ bỏ

cuộc sông nhung lụa nơi hoàng cung dé tu hành, đi tìm một giáo ly dé cứu đời,

cứu người vào năm 29 tuổi Trải qua nhiều lần tu tập, “đến năm 35 tuổi ngài

giác ngộ được con đường giải thoát trong lúc ngôi suy tư dưới gốc cây bồ dé

(pippala)” [44, tr 9] Từ đó ngài được gọi là người giác ngộ (Phật) và được

tôn là bậc Thánh của dòng họ Thích Ca - SakyaMuni (Thich Ca Ma Ni) Sau

khi tuyên bố giác ngộ, Phật Thich Ca đi truyền bá các giáo lý của Ngài và sau này trở thành tôn giáo lớn, đó chính là Phật giáo Ngai thọ 80 tuổi “Sinh thời

Phật Thích Ca không viết sách Người chỉ bàn luận với học trò băng lời nóicủa mình VỀ sau những đệ tử thuộc nhiều thế hệ khác nhau đã biên tập lại

thành những kinh, luật, luận truyền bá lại cho đời sau” [44, tr 10].

Sau khi Phật Thích Ca mat, Phật giáo dần dần chia thành nhiều tông

phái khác nhau, tuy nhiên hai tông phái lớn và điển hình nhất là: “Tiểu thừa

(hinayàna) và Đại thừa (Mahayàna) Tông phái Tiểu thừa phát triển ở miềnNam Ấn Độ và truyền sang các nước Sorilanca, Miễn Điện, Thái Lan,

Campuchia, Lào, Còn gọi là Phật giáo Nam Phương, hay gọi là Phật giáo

16

Trang 21

Pali (Vì ghi bằng tiếng Pali) Tông phái Đại thừa phát triển ở miền Bắc An vàtruyền qua các nước Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản còn gọi là Phật giáoBắc Phương, hay phật giáo Sanskrit ( vì ghi bằng tiếng Sanskrit)” [44 tr 10].

Lịch sử truyền bá Phật giáo cụ thể ở từng nước khác nhau về thời điểm,

con đường truyền giáo, hoàn cảnh tiếp nhan, nhung đều mang những nét chung nhất là truyền bá băng con đường hòa bình, dung hợp với các tín ngưỡng, phong tục tập quán nơi Phật giáo truyền đến Đặc biệt, Phật giáo góp phần to lớn trong việc truyền bá tư tưởng, lối sống, phong tục tập quán, đạo

đức, trong công cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của nhiều quốc gia, dântộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam “Việt Nam nằm trong bán đảo Đông

Dương, là gạch nối giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại là Trung Hoa và

Ấn Độ Bán đảo Đông Dương lại nằm giữa Biển Đông và vịnh Băng-gan, nó

được cấu thành bởi một số dải núi từ Tây Tạng tỏa về phía Đông Nam xuống

biển, và giữa các dải núi đó là những thung lũng, các con sông lớn như sông

Mekông tạo thành các đồng bằng Campuchia và Nam Bộ, sông Hồng, sông

Đà tạo thành đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam” [44, tr 12] Với một địa thé như vậy đã cho phép Việt Nam thông thương với An Độ bằng đường bộ và đường

biển rất thuận tiện

Từ trước công nguyên, thương nhân Ấn Độ đã đi giao thương với các

nước Ả rap, các nước ven Dia Trung Hải, dé quéc La Mã dé tiêu thụ cáchương liệu, vàng ngọc, trầm, quế Thương nhân Án Độ cũng rong thuyềntheo gió mùa Tây Nam đi về phía Đông Nam Á đến Mã Lai, quần đảo NamDương, vượt eo biên Malacca vào biển Đông dé đến Việt Nam Ngoài đườngbiển, họ còn “có thé chuyên hàng hóa qua eo đất Kra và bán dao Mã Lai, theo

những tuyến đường bộ tiện lợi, có thể vượt trong vài giờ nối liền biển nọ với

biển kia” [44, tr 12] Trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, có nói rõ: “Các

thương nhân xuất phát từ Trung An có thé dùng tuyến đường bộ ngang qua

đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thé Mê Nam Xa lên phía

17

Trang 22

Bắc cũng có thê tới thung lũng Châu Thổ Mê Nam, băng tuyến đường hiệnnay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raeng, năm trên một nhánhcủa con sông Mê Nam chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trunglưu sông Mê Kông, địa bàn của vương quốc Kambijan Vương quốc này có

thé là do những di dân An Độ thành lập trước công nguyên Rất có thé các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An” [44, tr 20].

Vào thời kỳ đầu, Phật giáo chủ yếu từ đường biển vào gắn với các thương nhân người Ấn Độ Lịch sử Phật giáo Việt Nam còn ghi tên các tăng

sỹ người Ấn Độ và Trung Á, như: Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Đà La, Khương Tăng Hội, Chi Luong Cuong, Dat Ma Dé Bà, vào Việt Nam truyền giáo từ

đầu Công nguyên cho đến thé kỷ III Tuy nhiên, từ thế kỷ IV trở di, các hoạtđộng truyền giáo của các chư tăng An Độ giảm dan, thay vào đó là các hoạt

động truyền giáo đến từ Trung Quốc, với các phái Thiền tông Hướng du nhập

của Phật giáo từ Ấn Độ sang không còn là chủ đạo nữa mà xã hội Việt Nam

sau này đã có những điểm tương đồng với xã hội Trung Quốc nên dễ dàng tiếp nhận nền văn hoá Trung Quốc, trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo Mặt

khác, càng về sau ở An Độ, An Độ giáo và Hồi Giáo đã thống trị khiến cho

Đạo Phật suy vong dần, không sản sinh ra được các nhà truyền giáo là Phật tử

nữa.Tóm lại, việc du nhập của Phật giáo ở Việt Nam diễn ra theo những

hướng, thời điểm và tông phái khác nhau Mỗi một luồng ảnh hưởng hay dunhập đều dé lại dau ấn, đóng góp trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam

Nhân sinh quan Phật giáo

Nhân sinh quan là nội dung cốt lõi, chủ yếu của Phật giáo bởi mục đích

cuối cùng của Phật giáo là giải thoát (Moksa) con người khỏi khổ đau chứ

không phải quan niệm về thế giới “Nhân sinh quan Phật giáo là quan niệm của

Phật giáo về con người và cuộc sống của con người, cuộc sống con người, bản

chât con người, thái độ và hành vi tu tập của con người nhăm mục đích giải

18

Trang 23

thoát” [16, tr 24-25] Triết lý nhân sinh nhà Phật cho răng con người dù ở giaicấp nào, tầng lớp nào cũng như nhau và tất cả luôn luôn trong khổ đau phiềnnão Đặc biệt, Phật giáo cũng chỉ cách giúp con người thoát khỏi sự khổ dau ấy,làm sao dé con người luôn cảm thay an vui và hạnh phúc Qua quá trình nghiên

cứu, tác giả luận văn cho răng: nhân sinh quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật giáo về con người, cuộc đời con người và thái

độ hành vi tu tập của họ nhằm mục đích giải thoát và đạt tới Niết bàn.

Nhân sinh quan Phật giáo ngày nay ít nhiều đã có sự thay đổi bởi nó đã

trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng nhiều tông phái khác nhau Tuy nhiên

về cơ bản nội dung chính của nhân sinh quan Phật giáo vẫn là quan niệm vềcon người, cuộc đời của con người và trọng tâm nhất là vấn đề giải thoát Tácgiả luận văn sẽ khái quát lại một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phậtgiáo dé làm cơ sở lý luận phân tích những ảnh hưởng của nó đến đời sống văn

hóa tỉnh thần.

Một là, thuyết Vô thường, Vô ngã:

Khi nhắc đến nhân sinh quan Phật giáo không thể không đề cập đến

thuyết Vô thường, Vô ngã bởi hai phạm trù này thuộc nội dung của bản thê

luận Phật giáo, hướng con người đến sự giải thoát Phật giáo có nhiều điểm

khác biệt với các tôn giáo độc thần khác: "Trong khi An Độ giáo và nhiều tôngiáo khác cho rằng vũ trụ có tạo vật chủ, thì ngược lại, Phật giáo chủ trương

vô than" [14, tr 232] Theo triết lý nhà Phật, vũ trụ không sinh, không diệt, vôthuỷ va vô chung Tức thế giới này không do ai sinh ra, không ai có thé tiêudiệt, không một thế lực nào có thể dùng ý muốn chủ quan của mình để chỉphối sự vận hành của nó Tất cả những thứ gì trên thế gian đã là biến đổi, hư

hoại thì nó đều là vô thường Kinh Lăng Nghiêm còn cho rang, toàn bộ vũ trụ

chi là "bọt nước trong biển lớn" và suy cho cùng van là "nên biết, hư không

sinh ra ở trong tâm ông cũng như chút mây điểm trên vùng trời, huống là các thế giới ở trong hư không " [35, tr 752] Hay kinh Viên Giác chỉ ra:

19

Trang 24

“Tất cả pháp hữu vi Như mộng, huyễn, bọt, bóngNhư sương cũng như điện Nên khởi quán như thế" [41, tr 89]

Như vậy Vô thường (anitya) là không ở mãi một trạng thái nhất định,

mà luôn thay đổi, từ hình thành đến biến đổi rồi tan rã Phật gọi những giai

đoạn thay đổi này là: Thành, trụ, hoại, không hay sinh, trụ, hoại, diệt Trong bốn giai đoạn đó, thời kỳ trụ là thời kỳ ngắn ngủi nhất, chỉ bằng cái nháy mắt (Satna) Thuyết Vô thường chứa nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc khi cho răng vạn vật trong vũ tru vận động và biến đổi nhưng không tuỳ tiện mà theo quy

luật khách quan Trong sự biến đổi đó, sự kết thúc của quá trình này lại là sựbắt đầu của quá trình khác, sự kết thúc của trạng thái này cũng là sự bắt đầucủa trạng thái khác Thuyết Vô thường còn là cơ sở cho phương thức sống,triết ly sống của những người tu dưỡng theo đạo Phật Thông qua nghiên cứuthuyết Vô thường giúp cho con người hiểu được bản chất của vạn vật và sự

biến đồi của vạn vật trong vũ trụ Khi đã nhận thức được phạm trù này khiến

cho con người ta có thê sống một cách an lạc, không khổ não phiền đau trước

những sự thay đổi bất ngờ của cuộc đời.

Bên cạnh thuyết Vô thường, Vô ngã cũng là một học thuyết quan trọng

của Phật giáo bởi nó giải thích sự không tôn tai của một ban ngã vĩnh cửu có thé nhận biết Thuyết Vô ngã (Anatta) theo quan điềm của Phật giáo có nghĩa

là không có cái “Tôi”, “Linh hồn” “hay bản thể” tồn tại vĩnh hằng, bất biến

vì vạn Pháp chỉ do nhân duyên hòa hợp trong trạng thái Vô thường bắt định.Quan niệm này của đạo Phật cho thấy sự khác biệt với các tôn giáo khác lúcbất giờ, bởi các tôn giáo khác thường cho rằng mỗi con người chúng ta sẽ cómột thực thể tồn tại vĩnh cửu và tuyệt đối, bất biến, đó được gọi là linh hồn,

Ngã, cái tôi hay Atman Một số tôn giáo lại quan niệm mỗi người có một

linh hồn tách biệt và do Thượng dé tao ra nên khi chết Thượng dé sẽ phán xét

linh hồn đó phải xuống địa ngục hay lên thiên đàng Nhìn chung, các tôn giáo

khác đêu có quan niệm vê sự tôn tại thực của cái Ngã, Linh hôn hay Atman.

20

Trang 25

Còn theo quan điểm đạo Phật, những ý tưởng về Ngã là niềm tin sai lầm,không phù hợp với hiện thực cuộc sống.

Phật giáo cho răng cả “ thân” và “tâm” đều không có cái gì được gọi làNgã Phật nhìn cái Ngã trong sự sinh thành và biến động, mọi thứ hiện hữu

chỉ là cái giả tạm, ngay chính bản thân con người cũng chỉ là giả tạm Theo

triết lý nhà Phật, nguyên nhân của mọi đau khổ trên thế gian này đều đến từ việc chấp vào cái ngã giả tạm trong thế giới hiện tượng vô thường Con người tin họ là một thực thé độc lập và không thay đổi nên con người dé rơi vào

tham, sân, si, t đó gây ra bất hạnh và khổ đau Ví dụ như con người chorằng tiền của tôi, cái nhà của tôi, xe của tôi, vợ con của tôi Những thứ màchúng ta gọi là “của tôi” này nếu bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực thì

chúng sẽ gây ra đau khô Vậy nên theo đạo Phật, toàn bộ cái tôi (Ngã) thật ra

chi là sự hợp tan của ngũ uan, nếu như con người nhận thức được điều này ho

sẽ thoát khỏi bê khổ triền miên của tam giới.

Thuyết Ngũ uân của nhà Phật cho rằng con người được cấu tạo từ nămyếu tố:

1 Sắc udn: thé xác con người do đất, nước, lửa, gió tạo thành;

2 Thụ udn là cảm giác, cảm tính, biết do cảm mà biết;

3 Tưởng udn là tưởng tượng, trí giác, biéu tượng:

4 Hành uẩn là ý chí, suy nghĩ, những yếu tố khiến tâm hoạt động:

5 Thức uẩn: là có ý thức và biết phân biệt

Ta thấy trong thuyết này đã bao gồm cả yếu tố vật chất và tỉnh thần,năm yếu tô này luôn vận động và biến đổi không ngừng, gắn liền với quatrình vận động, phát triển của xã hội Mọi sự vật hiện tượng đều vô thường,

thân thé của con người là vô ngã bởi thời kỳ “trụ” không phải là cái thường

hằng Ngũ uan là sự hội tụ trong một thời gian nhất định rồi lại chuyển sang

trạng thái khác, đủ nhân duyên hợp lại thì gọi là sống, hết duyên tan ra gọi là

chết, sống hay chết chỉ là sự hợp tan của ngũ uan Con người luôn khát khao

21

Trang 26

sự thường hăng trong khi đời người lại là cái hữu hạn, phù du, đây chính lànguyên nhân sinh ra sự khô đau.

Có thể thấy quan niệm vô ngã của đạo Phật là quá trình tu tập dé tâm

không còn chấp thủ mọi hành động gây khổ đau, bất hạnh cho cá nhân và xã hội Vô ngã không những là sự giải thoát để cái ngã không còn dính dáng đến

nhân duyên, sinh tử luân hồi, phiền não và khổ đau mà còn là quá trình tu tậpthoát vòng bộc lưu sinh tử luân hồi theo pháp môn Phật đạo Thuyết Vô

thường, Vô ngã chính là giáo pháp cơ bản của đạo Phật, giúp con người tránh

được vô minh, diệt đi ái dục và hướng đến sự giải thoát.

Hai là, quan niệm của Phật giáo về con người và cuộc đời con người:

Con người là chủ thể xã hội, là trung tâm của mối quan hệ giữa tự

nhiên và xã hội do đó quan niệm về con người là nội dung cơ bản của các học

thuyết, đặc biệt là đối với nhân sinh quan Phật giáo Khi tìm hiểu quan niệm

về con người trước hết ta cần tìm hiểu cau tao con người hay các yếu tô hìnhthành nên con người Vậy về nguồn gốc hình thành nên con người hay quá

trình hình thành của con người, Phật giáo đã quan niệm như sau:

Quan niệm về của Phật giáo về sự xuất hiện của con HGƯHỜI:

Từ quan niệm về Vô thường, Vô ngã đã phân tích ở phía trên cho thấy

về cấu tao của con người, thân thé con người, giáo lý nhà Phật cũng lý giải

thêm về sự xuất hiện của con người Phật giáo có nhiều thuyết lý giải về điều

nay, trong đó thuyết về nghiép (Karma) được phổ biến hơn cả Con ngườisống một thời gian thì chết đi nhưng cái nghiệp họ dé lại giống như luật vô

hình, vẫn tồn tại và quyết định sự xuất hiện của con người trong kiếp sau Tùy

theo nghiệp thiện hay ác mà con người sẽ theo một trong sáu con đường: Dia

ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Atula, Người, Trời tương ứng với cuộc sống của mỗi chúng sinh trong mỗi cõi khác nhau Bản chất chúng sinh là giống nhau

nhưng số phận có thể khác nhau do nghiệp họ gây ra Và phán xét công bằngnhất chính là dựa vào nghiệp: tự mình gây nghiệp, tự mình thực hiện thì tự

mình sẽ lĩnh quả báo Cho nên, sự thống khổ, khốn cùng của con người lương

22

Trang 27

thiện va sự cao sang của con người xấu xa nếu chỉ nhìn nhận ở kiếp này là batcông phi lý, còn nếu quan sát về kiếp xa xưa và sau này thì điều ấy không hề

bất công Như vậy, sự xuất hiện hay mất đi của sự vật, hiện tượng luôn có

trong vòng luân hồi vô tận và tùy vào Nghiệp của nó mà sinh nhanh hay chậm,

Nghiệp cũng tuân theo luật Nhân quả Những triết lý này vừa thê hiện tính

biện chứng sâu sắc, vừa lý giải những vấn đề trong cuộc đời con người

Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người:

Về cuộc đời con người, Phật giáo quan niệm đời là khô dau, đời là tất cả

những chuỗi bi kịch bất tận Do vậy, mục đích cuối cùng của đạo Phật là diệt khổ và làm sao thoát Khổ, thoát khỏi vòng luân hồi là quan điểm cơ bản nhất

về con người trong đạo Phật Theo Đức Phật Thích Ca Mâu NI, để thoát khổ, con người cần nhận biết và tu tập theo Tứ Diệu Dé, Tứ Dé sẽ gồm bốn chân lý:

Kho dé theo tiếng Phan là Duhkha- Du là khó, Kha là chịu “Như vậy, nghĩa của từ này là khó chịu, bứt rứt, dày vò, đau đớn khổ cực, buồn phiên

Phật giáo cho rang, cái làm cho tâm buôn phiền là khổ,“ Nước mắt chúng sinhnhiều hơn nước biên ” [41, tr 276-277] Như vậy, Dukkha nói đến nỗi khổcủa con người, tức là con người từ khi sinh ra đến chết đi, từ thê xác đến tinhthần đều là khổ Theo Phật giáo có nhiều cách dé phân loại khổ như: nhị khổ,

tam khổ, tứ khổ, ngũ khổ, bát khô

Trong đó, nhị khổ gồm:

1 Nội khổ: bao gồm 404 loại bệnh tật là thân khổ, buồn phiền ganh

ghét sinh ra tâm khô Hai loại khổ đó là nội khô

2 Ngoại khổ: do bị giặc ác làm hại, gặp tai nạn, mưa gió, nóng lạnh

Tam khổ gồm:

1 Khổ khổ là nỗi khổ do nóng lạnh đói khát sinh ra.

2 Hoại khổ là nỗi khổ trong cảnh vui nhưng đến lúc tàn hoại thì sinh

ra khô

3 Hành khổ là nỗi khổ của hết thay các pháp hữu vi, vô thường biến động

23

Trang 28

Ngũ khổ gồm:

1 Nỗi khổ do sinh, lão, bệnh, tử

2 Ái biệt ly khổ tức nỗi khổ vì phải xa cách những người, vật minh

yêu thương.

3 Oán tăng hội khổ tức nỗi khổ do phải gần gũi với những người,

những vật mà mình oán ghét.

4 Cau bất đắc khổ là nỗi khổ do cầu mà không được

5 Ngũ thụ uan khổ tức nỗi khổ do thân và tâm phải chịu đựng hết nỗi

đau này đến nỗi đau khác

Bát khổ gồm: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc và ngũ

thụ uân khô.

Tom lại, Khô dé đã chỉ ra những nỗi khổ mà con người hay gặp phải,

đồng thời cũng cho thấy sự khổ đau thường cho thay đổi (Vô thường) gây nên

Đức Phật cũng khang định rằng, Khô dé không có mục đích làm con người

chán nan, bi quan mà trái lại triết lý này sẽ làm cho con người hiểu rõ bảnchất và những quy luật của cuộc sống Để từ đó con người càng biết trân

trọng những gì mình đang có, họ sẽ bình tĩnh và chấp nhận những gì đến với mình và tìm ra phương án giải quyết tốt đẹp nhất.

Nhân dé hay Tập dé (Samudayya - satya) chỉ ra nguyên nhân sinh ra

nỗi khô được nói trên, là do 12 nguyên nhân, còn gọi là Thập nhị nhân duyên, xuất phát sự vô minh của con người Theo nhà Phật, con người thường không nhận ra mọi sự vật hiện tượng là cái ton tại tam thời, là giả và không có thật

nên họ chấp niệm sự vĩnh cửu, trường tồn Chính cái vô minh này gây nênmoi sự đau khổ, din vặt con người trong suốt cuộc đời của họ Phật giáo cho

rằng mọi sự vật hiện tượng đều do Duyên mà hội tụ và hòa hợp, Duyên hành

là sự dao động của tâm, khi tâm dao động sẽ khởi phát lên Nghiệp; Duyên

thức là tùy theo nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác mà hình thành;

24

Trang 29

Duyên danh sắc chỉ sự hội tụ của vật chất và tinh than dé phát sinh ra Lục căn( mắt; tai; mũi; lưỡi; thân thể;ý thức); Duyên lục nhập: Chỉ quá trình tiếp xúc

giữa Lục căn với Lục trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp); Duyên xúc chỉ

ra chu trình tiếp xúc, phối hợp giữa lục căn - lục trần - Thức; Duyên thụ là

tiếp xúc mà nảy sinh yêu, ghét, buồn, vui, ; Duyên ái chỉ sự nảy sinh dục

vọng; Duyên thủ chỉ sự đam mê, chiếm đoạt; Duyên hữu là hành động tạo

nghiệp; Duyên sinh: Nghiệp tạo ra sẽ xuất hiện nghiệp nhân và nghiệp quả;

Duyên lão - tử: Đã xuất hiện chắc chắn sẽ mất đi hay sinh sẽ có tử Cái chết

mang tính phủ định biện chứng bởi nó là kết thúc của một quá trình nhưng đồng thời lại bắt một chu trình luân hồi mới.

Diệt dé (Nirodha - satya): Diệt là cham dứt hay dập tắt Diệt dé chỉ sự chấm dứt hay dập tắt những phiền não, nguyên nhân đưa đến khổ đau và

chấm dứt khô đau Phat giáo xác định, cuộc đời đầy rẫy những đau khổ, dovậy muốn thoát khỏi nỗi khổ thì phải diệt khổ và thoát khỏi luân hồi

Đạo dé (Marga - satya) chỉ ra con đường giải thoát khỏi luân hồi sinh

tử và cách thức diệt trừ nguyên nhân của sự khổ đau là con đường trung đạo:

“Người xuất gia có hai cực đoan cần tránh, một con đường thấp hèn chủ

trương cuộc sống chỉ cần khoái lạc, một con đường cực nhọc vô ích như chủtrương của phái khổ hạnh ép xác Con đường trung đạo thì ở giữa hai thái cựckia, có thé dẫn đến giác ngộ và giải thoát”[4 tr 167], đó chính là Bát chính

dao (AriyaAtthangikaMayga) Theo đạo Phat, Bát chính dao bao gom:

1 Chính kiến là hiểu biết đúng đắn, thấy rõ khổ dé, tap dé, diệt dé va

đạo dé.

2 Chính tư duy là suy nghĩ đúng dan, nhận thức đúng nguyên nhân

của khô đau là dục vọng, tam độc, vô minh, tìm ra phương pháp tu hành dé

thoát khô

3 Chính ngữ là giữ lời nói đúng đắn; không nói điều sai trái để tạo

nghiệp ác Có bôn yêu câu của chính ngữ là: không nói dôi; không nói tạo ra

25

Trang 30

sự bất hòa, xúi giục mọi người thù ghét, nghi ky lẫn nhau; không nói những

lời ác, dữ; không nói những lời thừa, vô ích, nói những lời hoa mỹ, đúng lúc , hợp thời, hữu ích.

4 Chính nghiệp là làm việc thiện, đúng đắn Chính nghiệp bao gồm

thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp Thân nghiệp là không sát sinh, trộm cắp,

ta dâm; khâu nghiệp là không nói dối, không nói ác, không nói nước đôi; ý nghiệp là không tà kiến, không nóng giận và tham dục.

5 Chính mệnh là sông và làm nghề chân chính để ba nghiệp trong sạch(thân nghiệp, khâu nghiệp, ý nghiệp) Có năm nghề tạo nghiệp cần tránh làbuôn bán khí giới, buôn bán nô bộc, buôn bán độc dược, buôn bán thực phẩm

8 Chính định là giữ cho thân tâm không vọng động, không bi vương

van vui buồn trần tục

Day chính là “tám con đường ngay thăng hay tám phương tiện mau

nhiệm đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu” [3, tr 540] Tám điều trong Bátchính đạo nêu trên có liên hệ mật thiết với nhau và được phân thành ba nhóm

là gọi là “tam học” Nó gồm có: Giới (gồm chính ngữ, chính nghiệp, chínhmệnh, chính tinh tan), định (gồm chính niệm, chính định), tuệ (gồm chínhkiến, chính tư duy)

1 Giới học (Sila) quy định hành vi, đạo đức của con người thông qua

những điều răn, những giới luật của Phật giáo về thân nghiệp và khâu nghiệp Mục đích của giới là diệt đi ái dục, diệt vô mình dé hướng con người thoát

khỏi nỗi khô.

26

Trang 31

2 Định học (Samadhi) chính là ky luật tâm linh, là đình chỉ mọi ý xấu,mọi tư tưởng xấu, mọi vọng niệm, nguyên nhân phát sinh những hành độngxấu dé tập trung tư tưởng làm mọi việc lành, từ đó nảy sinh một trạng thái anlạc, tạo điều kiện cho tuệ phát ra.

3 Tuệ học (Pana) là trí tuệ, tức hiểu rõ cái ban thé tuyệt đối Tuệ học là

sự sáng suốt của người tu hành đã diệt được dục vọng, diệt vô minh, diệt tham,sân, si, đã thấu hiéu được lý vô thường, vô ngã Đề từ đó, người tu hành chỉ

nghĩ đến làm điều thiện, mưu lợi cho chúng sinh.

Khi nhà tu hành thực hiện được Tam học này tức đã đạt được sự tối thượng trong bốn thứ tối thượng mà Phật giáo đã đề ra dé đạt đến sự giải thoát:

“ Này các Tỳ kheo, có bốn sự tối thượng này Thế nào là bốn? Giới tối thượng,

Định tối thượng, Tuệ tối thượng, Giải thoát tối thượng” [47, tr 703] Như vậy, theo con đường Bát chính đạo nói trên con người có thể diệt trừ được vô minh, đạt đến sự giải thoát và nhập vào trạng thái Niết Bàn.

Có thé nói, Phật giáo đã đưa ra phương pháp nhận diện khô đau và chỉcon người ta cách thoát khổ, đây là cách tiếp cận nhân sinh sâu sắc và hợpthời đại Điều này sẽ chống lại các quan điểm trong lịch sử coi Phật giáo là biquan, hướng các tín đồ phải suy tư về nỗi khổ Ngày nay, triết lý nhân sinh

nhà Phật đã gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc, gan liền dao với đời, điều này giống như một nhận xét "Các học giả Phật giáo, Giáo hội Phật giáo nhiều nước hiện đang bàn đến những vấn đề rất nóng hồi như: giáo dục Phật giáo trong thé giới hiện đại; người Phật tử, triết lý Phật giáo trước những van

đề kinh tế, xã hội, văn hóa đương đại, thậm chí đến những van đề cụ thé nhưvấn đề phân hóa, phân tầng xã hội, di dân, chủng tộc, chiến tranh và hòa bình,

đạo đức sinh học, các tệ nạn xã hội, ” [40, tr 229] Như vậy, nhân sinh quan

Phật giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần những

nơi mà nó du nhập.

27

Trang 32

1.2 Nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của

người dân Hải Phòng hiện nay

1.2.1 Khái quát về Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo ở Hải Phòng

Hải Phòng là đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, đồng thời giữ vị trí

quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của Việt Nam Thành Phố còn là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên như đồi núi, sông ngòi, biển

cả, hải dao Địa hình được chia làm 3 khu vực: Thi nhất, lục địa và các đảo gồm vùng núi thấp chia cắt mạnh (quần đảo Cát Bà, Long Châu ); vùng đồi

chia cắt mạnh (phía Bắc huyện Thủy Nguyén, ); vùng đồi băng phăng (AnDuong, Vĩnh Bao, ) Thi? hai, đới bờ biến hiện đại sẽ bao gồm vùng đới bờdốc, chia cắt rất mạnh( Bạch Long, Cát Bà, ); vùng đới bờ thoải, chia cắttương đối mạnh ( kéo dài từ Phù Long đến cửa sông Thái Bình) Thứ ba, đới

bờ cổ bị ngập nước gồm 4 vùng: Vùng đồng bằng bằng phăng ven đới bờ hiện

đại, vùng đồng bằng dạng song, vùng đồng bằng bằng phăng trung tâm vịnh

Bắc Bộ, vùng đồng bằng dạng song đáy vịnh Lan Hạ, Hạ Long Ngoài ra,

mạng lưới sông ngòi ở Hải Phòng có mật độ day đặc, biển tác động thường

xuyên và gây ra ảnh hưởng đến nhiều hoạt động xã hội của Thành Phố Hảiđảo cũng là bộ phận quan trọng về kinh tế và quốc phòng của Hải Phòng nóiriêng, đất nước nói chung Với những yếu đồ địa hình trên, Hải Phòng là

thành phố có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc thông thương đường

thủy bên ngoài vào và tỏa đi các vùng miền khác trên toàn quốc Điều nàycũng lý giải vì sao thương nhân người Ấn Độ đã sớm đặt chân lên vùng đấtnày đề truyền giáo đạo Phật giáo vào nước ta

“Tính đến đầu năm 2021, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên

là 1.519,2km2, gồm 15 đơn vị hành chính: Các quận Hồng Bàng, Lê Chân,

Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kính; các huyện An Lão, An

Dương, Kiến Thuy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo và 2 huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ” [13, tr 13] Cũng tính đến đầu năm 2021, dân cư nơi

28

Trang 33

đây đã có trên hai triệu người Miền đất Cảng xưa được cho là một trongnhững chiếc nôi của người Việt Cổ, rất nhiều các di tích đã được các nhàkhảo cổ, nghiên cứu tìm thay tại các di chỉ khảo cổ Eo Bua, Áng Gitra, CáiBèo trên đảo Cát Bà, những di tích này đã xuất hiện cách đây trên 7.000 năm,

Tràng Kênh, Việt Khê huyện Thủy Nguyên cũng cách nay khoảng từ

3.500-2500 năm và núi Voi huyện An Lão cách nay khoảng 2.500-2.000 năm Cho

đến ngày nay, Thành phố Hải Phòng vẫn rất thu hút người các nơi khác đến làm việc bởi nơi đây có Cảng biển, hệ thống giao thông, công nghiệp và thương mại dịch vụ rất phát triển Những đặc điểm về dân cư cũng là yếu tố

hết sức quan trọng trong quá trình du nhập và phát triển của đạo Phật trênvùng đất Cảng

Trải qua hàng nghìn năm tôn tại và phát triển, Phật giáo luôn đồng hành

cùng dân tộc, đồng thời góp phần tô thắm truyền thống của quê hương đất

Cảng Với vị trí đầu mối giao thương thủy, bộ giữa các dân tộc, các vùng

miền, Hải Phòng đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và

văn hóa lớn nhất cả nước Cùng với công cuộc khai hoang, lan biển, mở mang

bờ cõi, người Hải Phòng còn hết sức coi trọng việc phát triển văn hóa dân tộc,

cụ thê người Việt ở ven biển xứ Đông (Hải Dương - Hải Phòng) đã sớm tiếp

nhận giáo lý Phật giáo và làm cho tôn giáo ngoại lai này mang những nét đặc trưng của dân tộc Việt Đạo Phật thâm nhập vào cư dân địa phương và nhanh

chóng dung hợp với các tín ngưỡng văn hóa bản địa khác , làm nền móng cho

sự ra đời của các trung tâm Phật giáo lớn.

“Theo nhiều nhà nghiên cứu, Phật giáo truyền vào Giao chỉ, trước hết từhai nơi là Nê Lê (Đồ Sơn, Hải Phòng) hoặc Cửa Sót (Hà Tĩnh) rồi từ đó lantruyền tới Luy Lâu” [13, tr 19] Về sau, sự truyền bá Phật giáo đến Hải phòngcòn được tiếp nói, diễn ra ở cuối thời kỳ Bắc thuộc và cả thời kỳ độc lập, chỉ

có điều hướng du nhập thay đổi Hướng Tây nam trực tiếp từ An Độ sangtrong buổi đầu được thay thé bằng Hướng Bắc xuống, các tông phái Thiền ở

29

Trang 34

Trung Quốc lần lượt được đưa vào Chính sự du nhập theo nhiều hướng khácnhau nên đã dé lại dấu ấn trong các giai đoạn phát triển của Phật giáo Hải

Phòng và là một trong những cơ sở tạo nên nét đặc thù riêng của nhân sinh quan Phật giáo nơi đây.

Phật giáo Hải Phòng chủ yếu là Phật giáo Đại thừa vì Hải Phòng thuộc

vùng đồng băng châu thô sông Hồng, nơi đây nổi tiếng với trung tâm Phật

giáo lớn nhất cả nước Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) “thời điểm hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu rất có thể do ảnh hưởng của tự trào Đại

thừa giáo ở An Độ, bat đầu vào thé kỷ thứ hai trước Công Nguyên, một tựtrào Phật giáo rất năng động và tích cực, kết hợp nhuần nhuyễn tính phóngkhoáng, không có chấp, không giáo điều với một nhiệt tình truyền đạo sôi nồi,

không quản ngại gian khổ, hy sinh” [39, tr 31] Đối với Phật giáo vùng Đồng

băng sông Hồng nói chung, Hải Phòng nói riêng, quan niệm về con người và

cuộc đời con người dường như phân định không rõ ràng, các tư tưởng thường

được lồng ghép, đan xen lẫn nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Thời kỳ Phật giáo du nhập vào vùng Đồng bang sông hồng khoảng đầu

Công Nguyên, nhân sinh quan Phật giáo được hình thành và phát triển trên

nên của nhân sinh quan Phật giáo Đại thừa Ấn Độ, đan xen với yếu tố Nho

giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng văn hóa bản địa của người Việt Cả Khương

Tăng Hội, Thiền phái Ti Ni Da Lưu Chi cho đến Vô Ngôn Thông đều cho

rang con người là sự kết hợp động của ngũ uan động nên vô ngã Thế giới là

vô thường nhưng con người vô minh nên không tránh khỏi những nỗi khổ.

Quan niệm về con người và cuộc đời con người thời kỳ này mang tỉnh thần

“vô bố úy” tức không sợ hãi trước những vấn đề sinh tử Nếp sống tu hành

khô hạnh, không tham dục, không tham danh lợi, sống bố thí, hòa đồng VỚI

thiên nhiên, tin ở nghiệp lực, tránh thanh sắc 6n ào là những nét đặc trưng của

Thiền phái Tỳ Ni Da Lưu Chi và Thiền phái Vô Ngôn Thông Trên con đường con người tìm đến sự giải thoát thì chặng đường đầu tiên phải diệt bỏ tham,

30

Trang 35

sân, s1, rèn luyện đạo đức băng nếp sống dam bạc, nêu cao tinh thần “tri túc”,

“thiểu duc” Ở đây có sự phang phat triết lý sống của Đạo gia, càng minhchứng cho thấy sự dung hợp của Đạo Phật với các tín ngưỡng tôn giáo kháctạo nên nét đặc sắc cho nhân sinh quan Phật giáo vùng đất Cảng Như vậy,

nhân sinh quan Phật giáo đồng bằng sông Hồng nói chung, Hải Phòng nói riêng đã biến đôi dé thích nghi một cách có chon lọc dé phát triển, điều này là

cơ sở đề hình thành nhân sinh quan Phật giáo thời Lý- Trần, thời kỳ Phật giáo phát triển nhất trong lịch sử.

Các công trình kiến trúc Phật giáo thời Lý thé hiện tâm hồn hiền hậu, lốisống hiền hòa và khát vọng của người dân Việt, nồi tiếng với Tháp TườngLong ( Đồ Sơn) được xây dựng năm 1058 đời vua Lê Thánh Tông /Hình ảnh01- Phụ luc 5] Cùng với tháp, trên địa bàn Hải Phòng cũng có nhiều chùađược xây dựng như: Chùa Long Hoa ( An Lão), Hàn Long ( Thị trấn Núi

Déo), Thiên Vũ ( Phù Ninh), Từ cuối thé ky XII, nhà Lý suy yếu dan Lý

Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho Trần Cảnh năm 1225, lập nên vương triều

nhà Trần Phật giáo Hải Phòng thời nhà Trần (1226-1400) mang tính độc lập,

tự chủ, tôn giáo này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc khángchiến chống xâm lược Nguyên Mông Dưới nhà Trần có những nhà sư nổitiếng trong việc giúp triều đình như: Ứng Thuận, Tức Lục, Đại Đăng, Thiên

Phong, Pháp Loa, Huyền Quang Phật giáo dưới nhà Trần có nhiều nhà vua,

nhiều vị quan, tướng xuất sắc là nhà Phật học uyên thâm như vua Trần TháiTông (ở ngôi 1225-1258), vua Trần Nhân Tông (ở ngôi 1285-1308), TuệTrung Thượng sỹ Trần Tung (1230- 1291) Các ngôi chùa nồi tiếng ngày nayđược khởi dụng thời Trần như Chùa Linh Độ (Chùa Do) ở quận Ngô Quyền,

Chùa Hoa Linh ( Chùa vẽ) quận Hải An, Chùa Hoa Thiên Vũ, Chùa Lê Sơn ở

huyện Thủy Nguyên Thực tế cho thấy, triết lý về Phật tính đã hình thành

lối sống từ bi, nhân bản, vô ngã, vi tha cho các tầng lớp trong xã hội ở

vùng đất Cảng lúc bấy giờ

3l

Trang 36

Đến thời nhà Trần, Phật giáo không hưng thịnh như thời Lý nhưng délại dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc Các vua đầu thời Trần đều tìm đếncửa Phật như vua Trần Thái Tông (1218-1277) với tác phẩm Khóa Hư Lục vàThuyết Không Hư, kế thừa và phát triển các tư tưởng của thiền, định, Nho,

Lão trở thành tập đại thành đầu tiên của triết học và nhân sinh quan Phật giáo Dong bằng sông Hồng nói chung, Hải Phòng nói riêng Ông cho rằng con người là sự kết hợp tạm thời của ngũ uân động, họ là ảo không phải thật Trong vòng “ Thành, trụ, hoại, không”, cái “trụ” là ngăn ngủi nhất, cuộc đời

con người chỉ thoáng qua, mau chóng như mây đỉnh núi: “Nguyên phù tứ đại

bản vô, ngũ uân phi hữu” [48, tr 42] Sống chết chăng qua chỉ là sự hợp tancủa ngũ uân, muốn thoát khổ con người phải tiến tới tu hành Chỉ khi tu hànhthoát khỏi vòng luân hồi, sinh tử, để con người song tự do, tự tại Nhân sinhquan Phật giáo của Trần Thái Tông coi việc hoàn thiện cái tâm, cứu khổ trong

tâm mỗi cá nhân là van đề cốt lõi Ông cho rằng thân Phật tức thân ta, không

có hai tướng, “Phật thân tức ngã thân thi, vô hữu nhị tướng” [1 1, tr 208] Như

vậy, nhân sinh quan Phật giáo của Trần Thái Tông là sự cụ thé hóa nhân sinh

quan trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đồng thời nó còn mang tính chất hơiyếm thế, day dứt và tin vào số phận

Ngoài Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) cũng đã đưa

ra quan niệm về nhân sinh quan, đặc biệt là quan niệm về bản chất của sinh tử.

Ông chỉ ra rằng bản chất của của sinh là không, sinh tử tuân theo quy luật củatao hóa Sống hay chết, ma hay Phật xét đến cùng đều một nguồn gốc mà ra,

đó là cùng từ bản thể không Con người đi tìm lời giải đáp về sinh tử, tìmthuốc trường sinh mà không hiểu được tự tính của sinh tử là đang phí thời

gian, phí công sức Khi hiểu được bản chất của sinh tử, con người sẽ sông

thanh thản, do vậy khi biết mình sắp viên tịch, thấy thê thiếp khóc, Tuệ Trung

đã quở trách và nói với mọi người rằng: “ Chết là lẽ tự nhiên, đừng làm náo động chân tính ta” (An đắc bi luyến, ưu ngộ chân đã) Trích theo [17, tr 345].

32

Trang 37

Cùng với quan niệm về sinh tử, Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng lý giải vềthuyết nhân quả Ông cho rằng nhân quả có quan hệ mật thiết với nhau, quảtốt hay quả xâu đều có nguồn gốc từ nhân, tức do con người nhận thức sailệch mà ra Họ cho rằng vật chất, danh vọng, địa vi là những thứ vĩnh cửu, bất

biến nên tất yếu mê chấp, dẫn đến nỗi khổ Theo Tuệ Trung cách giải quyết duy nhất dé thoát khỏi nỗi khổ đó là họ phải trở về gốc, cái khởi nguyên ban

dau dé hiểu được lẽ chuyền biến tự nhiên của vạn vật Kế thừa những thành

tựu và khắc phục những hạn chế của các bậc tiền bối đi trước, Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) đã đưa Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng phát triển lên đỉnh cao Nhân sinh quan Phật giáo thời kỳ

này gắn bó mật thiết giữa đạo và đời, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên

Tử Mang tinh than nhap thé tich cuc, nhan sinh quan Phat giao cua Tran

Nhân Tông đã dung hop giữa Nho giáo và tinh thần yêu nước, truyền thống

dân tộc.

Từ thé ky XV trở về sau, Phật giáo không còn là tôn giáo giữ vai trò chủ

đạo trong đời sống tỉnh thần của cư dân Hải Phòng nhưng nó vẫn giữ ảnh hưởng nhất định đối với người dân nơi đây Đất nước rối ren, người dân khổ

cùng cực, họ chỉ có thé tìm cho mình lối thoát trong đời sống tinh thần Ho

tim đến Phật giáo dé được an ủi, voi đi nỗi đau nhân thé Nhu vay, du không

còn ở vị trí độc tôn, Phật giáo vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với ngườidân Hải Phòng bởi giáo lý nhà Phật giúp họ hiểu cần sống thiện để được hạnhphúc Họ tin rằng ở hiền thì sẽ gặp lành, sống thiện sẽ được bình an, đặc biệt

là bình an ở trong tâm Từ đó nhân sinh quan Phật giáo ở vùng đất cảng đã trởnên pho bién, trở thành triết lý sống của xã hội, từ, bi, hi, xả, cứu khô cứu nạn

là hạt nhân mà mọi người dân ở Hải Phòng đều có thê làm được.

Trên địa bàn Hải Phòng, nhiều chùa vẫn được xây dựng và tu bổ Tiêu

biểu là chùa Diên Phúc (làng Rang, xã Quang Thanh, huyện Thủy Nguyên), chùa Linh Thanh (chùa Rách, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo) dựng năm

33

Trang 38

1433, chùa Đót Sơn (xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lang), đã trở thành trungtâm Phật giáo tố hảo của xứ Déng,sam uất suốt các triều đại Ly-Tran-Hau-Lé

và Mạc sau đó Trung tâm này đã giúp cho người dân quan tâm và mong

muốn học Phật pháp nhiều hơn, dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các chùa

trong vùng Nội dung văn bia Hoang đồ củng có Chuyét Son tự Di Da Phật bi, dựng vào năm 1491, niên hiệu Hồng Đức, triều vua Lê Thánh Tông, đã chứng minh trong điều kiện khó khăn, Phật giáo đất Cảng vẫn có sự phát triển.

Sau khi nhà Mạc sụp đồ, Đại Việt lại lâm vào tình trạng phân chia Đàng Trong- Dang Ngoài và chiến tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài suốt từ năm 1627

đến năm 1672 Phật giáo trở về sau đã dần hòa hợp với Không giáo, Lão giáo

và các tín ngưỡng cô truyền khác một cách sâu sắc Ba tôn giáo Phật, Lão,

Đạo ở Đại Việt thời Lê Trung Hưng được thể hiện “Tam giáo đồng nguyên”

tức cả ba đều cùng một gốc và “Tam giáo đồng quy” tức cả ba tôn giáo hỗ trợ

lẫn nhau Nho giáo sẽ lo tô chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật

giáo lo về tâm con người Ngoài sự dung hợp với hai tôn giáo lớn của dân tộc,

đạo Phật tiếp tục dung hòa với các tín ngưỡng dân gian khác Điển hình là tín

ngưỡng thờ Mẫu, trong đó có Thánh Mẫu Liễu Hạnh hay còn được gọi là Bà

Chúa Liễu Cho đến nay, sự dung hợp được thể hiện rõ tại Chùa Vẽ (phường

Đông Hải, quận Hải An) khi có Lầu Thờ Mẫu Liễu Hạnh Số lượng chùa thời

Lê Trung Hưng trên địa bàn Hải Phòng còn lại khá lớn, tập chung ở các huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng Bên cạnh đó, tại các làng xã ven

cửa sông Bạch Đằng có những đặc điểm rất riêng là gần với những sự kiệnlịch sử của dân tộc, do vậy những nhân vật anh hùng dân tộc được bố trí trongquan thé tín ngưỡng hoặc phối thờ tạo không gian “Tiền Thánh, hậu Phat”

linh thiêng nhưng gần gũi Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hải Phòng được khởi

dựng và tu bổ trong thời kỳ này như chùa Linh Quang (xã An Sơn, huyện

Thủy Nguyên) dựng năm 1607, chùa Hàm Long (xã Chính Mỹ) khởi dựng

năm 1709 Nhìn chung, thời Lê Trung Hưng là thời kỳ Phật giáo không còn

34

Trang 39

thịnh đạt như trước nhưng vẫn có sự chuyên đổi phù hợp với tì nh hình xã hội.

Sự hòa hợp với tín ngưỡng dân gian, và các tôn giáo khác đã làm cho Phật giáo bám sâu vào dân tộc hàng ngàn năm.

Đến thời Tây Sơn, vua Quang Trung đã chấn hưng Phật giáo, chỉnh

đốn lại việc dựng chùa, chỉ đạo cất chùa lớn có quy củ Trên địa bàn Hải Phòng đã có nhiều chùa chiền được tu sửa, tượng chuông được đúc, tiêu biểu

như chùa Nguyệt Quang (phường Đông Khê), chùa Linh Quang (phường

Đăng Giang) Quận Ngô Quyén, Mặc dù ở triều Nguyễn nhiều di sản bị phá hủy nhưng vẫn còn trên mười chuông đồng và hàng chục Thạch Thiên đài tru

(một dạng bia đá) mang niên hiệu Cảnh Thịnh Phật giáo thời kỳ nhà Nguyễn

độc lập tự chủ và thuộc Pháp, ở xứ Đông và Hải Phòng-Kiến An vẫn tiếp tục

duy trì Thiền tông kết hợp với Tịnh Độ tông.

Năm 1858, quân Pháp né súng xâm lược nước ta, đến năm 1873 thực

dân Pháp đánh chiếm vùng đất Ninh Hải (Hải Phòng) Hưởng ứng chiếu Cần

vương của vua Hàm Nghi (1885), giới Tang Ni, Phật tử đã cùng toàn nhân

dân Hải Phòng đã đứng lên kháng chiến Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nỗ

ra từ cuối thế kỷ XIX, tiêu biểu như: Cuộc khởi nghĩa Mạc Đĩnh Phúc

(1896-1898) đã chọn chùa Kim Châm, chùa Viên Giác (Sái Nghi, Mỹ Đức)

huyện An Lão là nơi tập hợp nghĩa quân Tại vùng nông thôn Kiến An, TỉnhĐảng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập, một số chi bộ hoạt độngvững mạnh Trước sự áp bức, tàn sát của thực dân, phát xit và dé quốc Mỹ,đông đảo Tăng Ni và Phật tử với truyền thống yêu nước của dân tộc, tinhthần mong muốn hòa bình của đạo Phật đã đoàn kết cùng nhân dân giành

độc lập, tự do.

Từ đầu thế kỷ XX, với phong trào Chấn hưng và dưới chính thê mới,

Phật giáo đã có sự biến đổi, phát triển phù hop với xã hội Tổ chức Giáo hội

Phật giáo đã tập hợp, đoàn kết giới Tăng Ni, Phật tử vừa thực hiện phụng đạo

vừa thê hiện tình yêu nước: “Đạo pháp, Dân tộc và chủ nghĩa xã hội” Chi hội

35

Trang 40

Phật giáo Thống nhất Việt Nam thành phố Hải Phòng là một trong số ít tổchức ra đời ngay từ ngày đầu thành lập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ởmiền Bắc năm 1958.

Từ đó đến nay, Phật giáo Hải Phòng ngày càng phát triển và luôn

hướng tới lợi đạo, ích đời Người dân Hải Phòng cũng biết đến các giáo lý nhà Phật nhiều hơn, đặc biệt là nhân sinh quan Phật giáo Triết lý nhà Phật hiện nay mặc dù vẫn lấy khổ là nguyên nhân tìm giải thoát nhưng tôn giáo này không chỉ hướng vào tâm dé tìm kiếm nỗi khổ mà còn hướng ra bên ngoài, tìm kiếm nguyên nhân nỗi khổ dưới góc độ xã hội Giống như quan điểm của Tiến sĩ khoa học - Phật tử Khương Quang Đồng cho rang, “với cau trúc phức

tạp của xã hội và thé giới ngày nay, những nỗi khổ của mỗi cá nhân, mỗi dântộc không hoàn toàn do những ham muốn khát ái của họ gây ra mà còn dotham, sân, sỉ của các thế lực khác”[9, tr 55] Vì vậy, con đường diệt khổ của

nhân sinh quan Phật giáo Hải Phòng hiện nay phải cụ thé, thiết thực và hiệu

quả hơn nữa.

Tóm lại, nhân sinh quan Phật giáo ở Hải Phòng đã đi từ quan niệm đời

là bé khô dé đến một thái độ sống lạc quan hơn, thấu hiểu tinh thần vô úy đặcsắc trước sự sinh tử Điều này thé hiện sức sống mãnh liệt của một cộng đồng

cư dân trước bao thịnh suy, hưng vong của thời thế Với miền đất Cảng luôn

phải đối diện với biển lớn, thiên tai, sự mất còn thì tỉnh thần vô úy có một ý

nghĩa lớn lao Chính tinh thần này giúp con người Hải Phòng dũng cảm, gan

dạ đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, họ lạc quan, chính trực, tin tưởng

vào sự tất thắng của chính nghĩa Với bản chất là yếu tố thuộc ý thức xã hội,nhân sinh quan Phật giáo đã phần nào phản ánh cái tồn tại xã hội sản sinh ra

nó Do vậy, triết lý nhân sinh ở Hải Phòng luôn mang những đặc trưng riêng

bởi các yêu tố khách quan, đặc biệt là yêu tố con người nơi đây Có thé nói,

nhân sinh quan Phật giáo Hải Phòng đã và đang giúp cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn.

36

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:23

w